Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) lọc nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/quân khu 9 - Nguyễn Thế Tiến: Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Tiến, B. H. Hà, , “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano Quân khu 9.” 236
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC NANO (NF) LỌC NƯỚC
NHIỄM MẶN THÀNH NƯỚC SINH HOẠT, TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN ĐỘI AN MINH/TỈNH ĐỘI
KIÊN GIANG/QUÂN KHU 9
Nguyễn Thế Tiến, Bùi Hồng Hà, Phạm Công Minh, Nguyễn Thành Luân*
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) để
thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt đạt quy chuẩn Việt
Nam QCVN 02:2009/BYT với công suất 1m3/giờ kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho
bộ đội thuộc huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/Quân khu 9 trong điều kiện thời
tiết khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.
Từ khóa: Màng lọc nano (NF), Nước nhiễm mặn, Nước sinh hoạt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng (NBD), trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) l...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) lọc nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/quân khu 9 - Nguyễn Thế Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Tiến, B. H. Hà, , “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano Quân khu 9.” 236
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC NANO (NF) LỌC NƯỚC
NHIỄM MẶN THÀNH NƯỚC SINH HOẠT, TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN ĐỘI AN MINH/TỈNH ĐỘI
KIÊN GIANG/QUÂN KHU 9
Nguyễn Thế Tiến, Bùi Hồng Hà, Phạm Công Minh, Nguyễn Thành Luân*
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) để
thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt đạt quy chuẩn Việt
Nam QCVN 02:2009/BYT với công suất 1m3/giờ kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho
bộ đội thuộc huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/Quân khu 9 trong điều kiện thời
tiết khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.
Từ khóa: Màng lọc nano (NF), Nước nhiễm mặn, Nước sinh hoạt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng (NBD), trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Cuối năm 2015 và
nửa đầu năm 2016, ĐBSCL trải qua một hiện tượng thiên tai lịch sử do xâm nhập
mặn. Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-
30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó, lượng nước sông Mê Kông về Việt
Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền ĐBSCL. Nhiều nơi
nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến
20 km. Một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của đợt xâm nhập mặn này là
huyện đội An Minh thuộc tỉnh đội Kiên Giang/QK9.
Các nguồn nước cấp tự nhiên tại huyện An Minh (nước ngầm, nước ao hồ và
nước sông) đều bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng do không có mưa trong thời
gian dài. Kết quả đo đạc vào giữa tháng 3/2016 cho thấy, nước ngầm có độ mặn là
7-8 g/l; nước ao hồ tại khu vực có độ mặn lên tới 25g/l. Thông thường, nước sông
có độ mặn từ 1-8g/lít. Tuy nhiên, có những thời điểm trong tháng 4, độ mặn của
sông lên tới 25g/l. Từ thực trạng đó, việc nghiên cứu chế tạo hệ thống lọc nước
nhiễm mặn thành nước sinh hoạt vô cùng cấp bách [2].
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nước nhiễm mặn
Khái niệm nước nhiễm mặn được thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.
Về mặt kỹ thuật, người Anh-Mỹ cho rằng nước nhiễm mặn chứa từ 0,5 hoặc 1 tới
17 hoặc 30 gam muối hòa tan trong mỗi lít nước, thông thường được biểu diễn
dưới dạng 0,5/1 tới 17/30 phần nghìn (ppt hay ‰). Vì thế, nước lợ bao phủ một
khoảng chế độ mặn và nó không thể có định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, Từ điển
Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước nhiễm mặn là nước có độ mặn từ 1.000 tới
10.000 mg/l hay 1 tới 10 ppt. Một đặc trưng là độ mặn của chúng có thể dao động
mạnh theo thời gian và/hoặc không gian.
2.1.2. Màng lọc nano
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 237
Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt cũng rất đa dạng khác nhau.
Trên thế giới hiện có nhiều phương pháp lọc nước mặn, nước nhiễm mặn thành
nước ngọt. Đó là phương pháp: lọc đa tầng (dùng các hoạt chất than, cát, sỏi để
lọc); phương pháp chưng cất sử dụng năng lượng mặt trời (SD) (giống như phương
pháp nấu rượu); phương pháp “thẩm thấu ngược” dùng màng lọc RO; phương pháp
điện thẩm tích (ED); phương pháp sử dụng nhựa trao đổi ion và phương pháp sử
dụng màng lọc nano (NF) [3].
Với công nghệ RO như hiện nay, để xử lý nước biển với nồng độ muối 35.000
mg/l thành nước đạt yêu cầu dùng cho sinh hoat (nồng độ muối không vượt quá
250 mg/l) thì cần cung cấp áp lực tổng cộng là 60 -100 atm. Công nghệ RO, do đó,
có chi phí đầu tư, vận hành và quản lý rất cao.
Phương pháp sử dụng NF là phương pháp mới đang được nghiên cứu ứng dụng
tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây. Các nghiên cứu ban đầu
cho thấy phương pháp này tương đối hiệu quả với nguồn nước có độ mặn từ 1.000
– 10.000 mg/l, với chi phí năng lượng không cao.
Màng NF là loại màng có kích thước lỗ nhỏ (10-7 cm = 10A0), phân tử lượng bị
chặn từ 200-500 g/mol. NF thích hợp cho quá trình làm mềm nước, loại bỏ một số
chất hữu cơ tan, chì, sắt, niken, thủy ngân (II), các vi khuẩn gây bệnh NF có thể
loại bỏ được khoảng 95% ion kim loại hóa trị 2 và khoảng 40-60% các ion hóa trị
1/1,2,5/. Áp suất động lực của màng lọc nano thường là <40atm, thấp hơn so với
màng thẩm thấu ngược. Đây là loại màng bất đối xứng, tổ hợp composite. Độ dày
màng gồm lớp đỡ 150µm, lớp da màng 1 µm. Đặc tính màng là kích thước lỗ xốp
0,05m3.m-2.ngày.bar-1. Màng lọc
nano được ứng dụng để xử lý nước nhiễm mặn, làm mềm nước, loại bỏ chất hữu
cơ, vi sinh mà không nhờ đến các phản ứng hóa học [5].
2.2. Thiết kế hệ thống lọc nước dùng NF
Hình 1. Sơ đồ công nghệ HTXL nước lợ thành nước sinh hoạt.
Đầu năm 2016, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
tỉnh Kiên Giang nói riêng bị ảnh hưởng lớn bởi đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng
chưa từng có do nắng nóng kéo dài, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Tiến, B. H. Hà, , “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano Quân khu 9.” 238
đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long yếu và thấp hơn mức trung bình hàng năm
dẫn đến nhiễm mặn sâu. Tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt càng trở nên căng
thẳng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến
đấu của bộ đội. Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Viện Nhiệt đới môi trường đã
tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm hệ thống lọc nước lợ thành nước sinh hoạt
bằng màng NF điển hình cho Huyện đội An Minh, Tỉnh đội Kiên Giang, QK9
nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Sơ đồ quy trình công nghệ được
trình bày trong hình 1 [2].
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN
3.1. Tính toán hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
Nước lợ có độ mặn < 2.500 mg/l sẽ được xử lý qua 2 cấp là Tiền xử lý với công
nghệ chính là lọc màng UF và khử mặn bằng lọc màng NF.
Tiền xử lý:
Nước đầu vào từ hồ chứa được loại chất rắn lơ lửng bằng lọc cát áp lực, khử
phèn (nếu có) bằng cột lọc đa vật liệu, loại các chất keo, vi sinh qua hệ thống lọc
tinh bằng màng vi lọc 1 cấp 5 µm và lọc siêu lọc (UF) trước khi được khử mặn.
Theo kết quả thử nghiệm hệ thống lọc nước cơ động của TS. Trần Minh Chí
(2014) thì chất nước mặt sau lọc UF có khả năng đạt QCVN 02:2009/BYT. [1].
Tuy nhiên, độ mặn thể hiện qua chỉ tiêu TDS giảm không đáng kể khi qua công
đoạn này. Như vậy, trong trường hợp TDS > 500 mg/l thì nước sau xử lý UF
không thể đạt QCVN 02:2009/BYT.
Nghiên cứu khử mặn bằng màng NF:
Để lựa chọn màng NF khử mặn với nước đầu vào có TDS < 2.500 mg/l, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tính toán với giả thiết
màng UF đã tiền xử lý hầu hết các thành phần chỉ trừ thành phần muối.
Các kịch bản được chạy với TDS = 1.500 mg/l; 2.000 mg/l; 2.500 mg/l; 3.000
mg/l; 5.000 mg/l.
Tiến hành chạy chương trình phần mềm mô phỏng với sơ đồ như hình 2 và giao
diện phần mềm tính toán như hình 3:
6 7
Hình 2. Sơ đồ chạy chương trình phần mềm.
Kết quả chạy chương trình phần mềm được trình bày trong bảng 1. Dựa vào kết
quả được trình bày trong bảng 1 cho thấy, với TDS đầu vào 2.500 mg/l thậm chí
lên đến 4.000 mg/l thì nước sau xử lý vẫn đạt QCVN 02:2009/BYT (TDS < 500
mg/l). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất thu hồi thì khi TDS đầu vào tăng thì áp lực
lọc cũng tăng theo.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 239
Hình 3. Giao diện phần mềm tính toán màng NF.
Bảng 1. Kết quả chạy phần mềm.
TT
Nước cấp vào Nước sau xử lý Hiệu suất
thu hồi
(%)
Áp lực lọc
(Bar) TDS
(mg/l)
Q
(m3/h)
TDS
(mg/l)
Q
(m3/h)
1 1.000 2,5 91 1 40% 7,9
2 1.500 2,5 139 1 40% 8,7
3 2.000 2,5 195 1 40% 9,0
4 2.500 2,5 253 1 40% 9,5
5 3.000 2,5 312 1 40% 11,0
6 4.000 2,5 425 1 40% 11,5
7 5.000 2,5 525 1 40% 13,5
3.2. Thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
Dựa vào chất lượng nước đầu vào, cùng với kết quả phần mềm tính toán màng
NF nhóm thực hiện tính toán thiết kế hệ thống lọc nước nước nhiễm mặn.
Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống:
Hệ thống được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt với các thông số chính được trình
bày trong bảng 2.
Bảng 2. Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống.
TT NỘI DUNG THÔNG SỐ GHI CHÚ
1 Hồ chứa nước nhiễm mặn DxRxS
(30x23x2,5)m
Đáy và thành hồ được trải tấm
HDPE. Kè thành hồ cao 0,2m
2 Yêu cầu nước đầu vào hệ
thống xử lý (độ mặn)
độ mặn ≤
2.500mg/l
Nước lấy từ sông Xáng Xẻo Rô
3 Công suất hệ thống xử lý 1 m3/giờ
4 Yêu cầu chất lượng nước Nước sinh hoạt
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Tiến, B. H. Hà, , “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano Quân khu 9.” 240
TT NỘI DUNG THÔNG SỐ GHI CHÚ
sau xử lý đạt QCVN
02:2009/BYT
5 Nguồn điện 3 pha Có thể sử dụng điện lưới hoặc máy
phát điện
6 Công suất tiêu thụ điện 3 - 5 kW/h
7 Khối lượng thiết bị (tổng
cộng)
< 1 tấn
8 Kích thước mặt bằng lắp
đặt DxR = 4x2 m
8 m2 Có thể tích hợp trong Container 20ft
9 Chí phí vận hành dự kiến: <20.000 đ/m3 Tùy điều kiện cụ thể của nơi lắp đặt
3.3. Kết quả vận hành hệ thống
Sau khi thiết kế, chế tạo hệ thống được lắp đặt và vận hành thử nghiệm tại
huyện đội An Minh, kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Kết quả vận hành thực tế.
TT
Nước cấp vào Nước sau xử lý Hiệu suất
thu hồi (%)
Áp lực
lọc (Bar) TDS (mg/l) Q (m3/h) TDS (mg/l) Q (m3/h)
1 2.500 2,5 67 1 40% 9.9
2 2.800 2,5 78 1 40% 11
3 3.100 2,5 78 1 40% 11,5
4 3.200 2,5 80 1 40% 11,5
Bảng 4. Kết quả đo nhanh chất lượng nước sau lọc.
TT 27/04/2016 28/04/2016 29/04/2016 19/05/2016 20/05/2016 21/05/2016
TXL SXL TXL SXL TXL SXL TXL SXL TXL SXL TXL SXL
pH 7,2 7,2 6,9 6,9 7,3 7,3 6,8 6,8 6,8 6,9 6,9 6,9
TDS (mg/l) 2.670 79 2.800 99 2.530 75 2.600 79 2.600 79 2.590 78
Q (m3/h) 2,5 1,3 2,5 1,2 2,5 1,3 2,5 1,3 2,5 1,3 2,5 1,3
Dựa vào kết quả thử nghiệm và vận hành thực tế được trình bày ở bảng 3 và
bảng 4 cho thấy, với TDS đầu vào 2.500 – 3.200 mg/l thì nước sau xử lý vẫn đạt
QCVN 02:2009/BYT với TDS<100 mg/l. Giá trị này thấp hơn nhiều so với chạy
phần mềm. Điều này là do màng mới chạy lần đầu nên hiệu quả xử lý còn cao.
Nồng độ TDS đầu vào tăng thì áp suất lọc phải tăng theo để đảm bảo hiệu suất
thu hồi điều này đúng với phần mềm mô phỏng đã dự đoán.
4. KẾT LUẬN
Việc thử nghiệm thành công hệ thống lọc nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt
bằng công nghệ màng NF có một ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nước sinh
hoạt cho bộ đội. Trước mắt là đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho Huyện đội An
Minh, là nơi đã gánh chịu hậu quả rất nghiêm trọng của đợt hạn hán kéo dài, xâm
nhập mặn nghiêm trọng năm 2016 dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngọt ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bộ đội làm giảm khả năng huấn luyện và sẵn
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 241
sàng chiến đấu của đơn vị. Bên cạnh đó, ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ
xử lý nước mặn và nước lợ thành nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt là một công
nghệ hợp lý, góp phần giải quyết thiếu nước nước sạch đối với nhân dân vùng ven
biển và hải đảo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Ngoài ra, mô
hình này có thể thiết kế nhỏ gọn đáp ứng nhu cầu cơ động phục vụ cho huấn luyện
dã ngoại, đồng thời có thể nhân rộng cho các đơn vị tương tự trong toàn quân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Minh Chí, Báo cáo nhiệm vụ “Chế tạo hệ thống thiết bị lọc nước di động
lắp trên phương tiện giao thông đường thủy cho đơn vị cấp tiểu đoàn sử dụng
trong huấn luyện, diễn tập vùng sông nước, công suất: 24 m3/ ngày”. Viện
Nhiệt đới môi trường, 2011.
[2]. Nguyễn Thế Tiến, Báo cáo nhiệm vụ “Thiết kế, chế tạo hệ thống lọc nước
nhiễm mặn thành nước sinh hoạt huyện đội An Minh, tỉnh đội Kiên Giang,
Quân khu 9, công suất: 1m3/ngày” Viện Nhiệt đới môi trường, 2016.
[3]. Nicholas P. Cheremisinoff. Membrane separation technology, In: Handbook of
Water and Wastewater Treatment Technology. Boston: Butterworth and
Heinemann, 2002.
[4]. Taylor J.S., and E.P. Jacobs. “Nanofiltration and reverse osmosis”. In: Water
Treatment Membrane Process. New York: McGraw- Hill, 1996.
[5]. Johannes M.K. Timmer. “Properties of nanofiltration membranes: model
development and industrial application”. Eindhoven: Technische Universiteit
Eindhoven, 2001.
[6]. N. Hilal, H. Al-Zoubi, ... “A comprehensive review of nanofiltration
membranes: Treatment, pretreatment, modelling, and atomic force
microscopy”. In: Desalination 170 (2004), pp. 281- 308, 2004.
ABSTRACT
RESEARCHING APPLICATION OF NANOFILTRATION MEMBRANE (NF)
FOR SALTWATER PURIFICATION SYSTEM TO PRODUCE FRESH
WATER, CASE STUDY AT MILITARY COMMAND OF AN MINH DISTRICT
/MILITARY COMMAND OF KIEN GIANG PROVINCE/MILITARY REGIONS 9
The paper presents application of NanoFiltration (NF) for saltwater
purification system to produce fresh water with capacity of 1m3/h at Military
Command of An Minh District, Military Command of Kien Giang province,
Military Regions 9. The system was implemented in April, 2016 by Institute
for Tropicalization and Environment.
Keywords: NanoFiltration (NF), Saltwater, Water.
Nhận bài ngày 07 tháng 6 năm 2017
Hoàn thiện ngày 17 tháng 8 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017
Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường/ Viện KH-CN quân sự.
* Email: thanhluan.vittep@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_nguyen_thanh_luan_3918_2151837.pdf