Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất ớt cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT ỚT
CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
KS. Trần Minh Hải
Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ
SUMMARY
Study on selection of hot pepper’s variety and improve farming techniques to
increase hot pepper’s yield for Southern Coastal Central
Hot pepper (Capsium frutescens. L) – a members of the nightshade family (Solanaceae) is a
herbaceous spices plant, a very important vegetables, with high economic value and widely used around
the world. From 2009 to 2011, the Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central of Vietnam
studied on selection of hot pepper’s variety and improved hot pepper’s farming techniques suitable with
Southern Coastal Central’s climate, we obtain the following results: recruited 02 “point down” hot
pepper’s varieties Hot Chilli with yield of 30,18 tons/ha and F1-20 with yield of 28,35 tons/ha, recruite...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất ớt cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT ỚT
CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
KS. Trần Minh Hải
Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ
SUMMARY
Study on selection of hot pepper’s variety and improve farming techniques to
increase hot pepper’s yield for Southern Coastal Central
Hot pepper (Capsium frutescens. L) – a members of the nightshade family (Solanaceae) is a
herbaceous spices plant, a very important vegetables, with high economic value and widely used around
the world. From 2009 to 2011, the Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central of Vietnam
studied on selection of hot pepper’s variety and improved hot pepper’s farming techniques suitable with
Southern Coastal Central’s climate, we obtain the following results: recruited 02 “point down” hot
pepper’s varieties Hot Chilli with yield of 30,18 tons/ha and F1-20 with yield of 28,35 tons/ha, recruited
01 “point-up” hot pepper’s varieties F1 207 with yield of 18,19 tons/ha. Appropriate planting density is
20.500 plants/ha, we used 650 kg NPK compound fertilizer (20-20-15) for one hectare, Seaweed is the
most effective growth stimulant.
Keywords: Hot pepper, spices plant, Southern Coastal Central of Vietnam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây ớt cay (capsium frutescens L.) thuộc họ
Cà (Solanaceae), là cây gia vị thân thảo, thân
dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, là cây rau quan
trọng và sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong ớt
chứa cá loại vitamin A, C, D, các chất khoáng
Ca, Fe, Na, P, S và một số loại axit amin
(Thiamin, axit Oxalic, Riboflamin,...), ngoài ra
trong ớt còn chứa protein và chất béo.
Ở nước ta, ớt là một loại rau gia vị có giá trị
kinh tế cao, được trồng rộng rãi trong cả nước.
Những năm gần đây, một số tỉnh cũng đã bắt đầu
trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các
mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu đã
đem lại lợi nhuận cao.
theo hướng hiệu quả và bền vững là khả thi,
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Nam
Trung bộ. Tuy nhiên, trong sản xuất, giống ớt
được sử dụng rất đa dạng, phần nhiều là giống
địa phương, năng suất và chất lượng thấp, khả
năng kháng sâu bệnh kém nên dễ bị thất bại.
Mặt khác chưa xác định được các biện pháp
canh tác hợp lý như: Thời vụ, mật độ, lượng
phân bón, biện pháp giữ ẩm, thành phần sâu
bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ nên
việc đầu tư thường không mang lại hiệu quả
cao cho sản xuất, nông dân chưa an tâm khi
canh tác loài cây này. Vì vậy, việc tuyển chọn
được bộ giống và nghiên cứu các biện pháp
canh tác ớt cay cho vùng DHNTB là rất cần
thiết.
Với đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải
Nam Trung Bộ (DHNTB), khả năng phát triển
ớt trên quy mô lớn, tạo thành nguồn hàng hóa
tập trung trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Sử dụng bộ giống ớt cay triển vọng gồm 14
giống, được chia thành hai nhóm: Nhóm chỉ thiên
vá nhóm chỉ địa theo bảng sau:
Người phản biện: TS. Hồ Huy Cường.
507
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Bảng 1. Tên và nguồn gốc các giống ớt cay tham gia thí nghiệm
Giống chỉ thiên Giống chỉ địa
TT Tên giống Nguồn gốc TT Tên giống Nguồn gốc
1 MH 1107 Thái Lan 1 F1 số 20 Cty miền Nam
2 F1 433 (Đ/C) Cty Đông Tây 2 TN213 (Đ/C) Cty Trang Nông
3 F1 TN 278 Cty Trang Nông 3 9339 - 9582 Đài Loan
4 CN 255 Thái Lan 4 F1 TN 155 Cty Trang Nông
5 GR 8888 Cty Đông tây 5 Chilli F1 TN185 Cty Trang Nông
6 A hương Cty Nông Hữu 6 9955 - 15 Đài Loan
7 F1207 Cty Đông Tây 7 Hot Chilli Đài Loan
- Các loại chất kích thích sinh trưởng và
phân NPK 20 - 20 - 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 4 lần
nhắc lại, quy mô ô cơ sở là 15m2/lặp.
- Các chỉ tiêu đánh giá: Thời gian sinh
trưởng (gieo đến trồng, trồng đến 50% cây ra
hoa, từ ra hoa đến 50% quả chín và thời gian thu
hoạch); các đặc điểm sinh học: Chiều cao cây, số
cành, đường kính tán (cm); các yếu tố cấu thành
năng suất: Số quả/cây, chiều dài quả, đường kính
quả, khối lượng 100 quả (kg); năng suất lý
thuyết, năng suất thực thu, màu sắc quả non và
khi chín.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng chương
trình IRRISTAT và Excel.
- Đánh giá sâu bệnh theo phương pháp của
AVRDC.
+ Đối với nhện, được đánh giá theo mức độ
tác hại:
Tỷ lệ gây hại nhẹ: +
Tỷ lệ gây hại trung bình: + +
Tỷ lệ gây hại nặng: + + +
+ Đối với sâu, bệnh hại như: Bệnh gây héo
chết cây, lở cổ rễ, sâu đục quả:
Số cây (quả) bị nhiễm Tỷ lệ
cây bệnh
(sâu)
=
Tổng số cây (quả) điều tra 100
+ Đối với bệnh thán thư hại lá, quả theo cấp độ:
Cấp 0: Các lá, quả không bị bệnh.
Cấp 1: Có từ < 25% lá, quả bị bệnh.
Cấp 3: Có từ 25 - 50% lá, quả bị bệnh.
Cấp 5: Có > 50% lá, quả bị bệnh.
* Các công thức thí nghiệm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng
đến sinh trưởng, phát triển cây ớt cay
CT1: 33.300 cây/ha (50cm 60cm).
CT2: 26.600 cây/ha (50cm 75cm).
CT3: 22.200 cây/ha (Đ/C) (60cm 75cm).
CT4: 20.500 cây/ha (60cm 80cm).
CT5: 19.000 cây/ha (60cm 90cm).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
bón đa lượng (NPK 20 - 20 - 15) đến sinh
trưởng, phát triển cây ớt cay
CT1: 200 kg/ha.
CT2: 350 kg/ha.
CT3: 500 kg/ha (Đ/C).
CT4: 650 kg/ha.
CT5: 800 kg/ha.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích
sinh trưởng (thương phẩm) đến sinh trưởng, phát
triển cây ớt cay
CT1: Phun nước lã làm đối chứng.
CT2: Atonik (hoạt chất Nitro thơm).
CT3: GA3.
CT4: Rong biển (bao gồm NAA, Cytokinin,
GA3 và các nguyên tố đa, trung, vi lượng).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống ớt cay cho
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
3.1.1. Đặc điểm thực vật học và thời gian sinh
trưởng của các giống ớt cay tham gia thí nghiệm
Qua theo dõi các đặc điểm thực vật học
của các giống ớt, số liệu được thể hiện ở bảng
2 cho thấy:
508
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
- Màu sắc lá của đa số các giống có màu
xanh đậm, một số ít các giống có màu xanh nhạt.
Tương tự, màu sắc quả trước khi chín ở đa số các
giống là màu xanh, 2 giống có màu vàng xanh là
TN213 và TN185. Chỉ có duy nhất giống 9955 -
15 là có màu vàng trắng. Màu sắc quả chín ở tất
cả các giống đều có màu từ đỏ nhạt đến đỏ đậm.
- Đối với các giống chỉ địa, thời gian sinh
trưởng của các giống ở giai đoạn đầu là tương đối
đồng đều, tuy nhiên tổng thời gian sinh trưởng
của các giống có sự khác biệt rất lớn, dao động từ
123 - 164 ngày ở Bình Định và từ 127 - 157 ngày
ở Quảng Nam.
- Đối với các giống chỉ thiên, ở giai đoạn từ
trồng tới 50% số cây có quả chín thì thời gian
giữa các giống không có sự chênh lệch lớn. Tuy
nhiên, tổng thời gian sinh trưởng của các giống
cũng có sự biến động khá lớn, dao động từ 137 -
162 ngày ở Bình Định và từ 131 - 167 ngày ở
Quảng Nam.
Bảng 2. Một số đặc điểm thực vât học và thời gian sinh trưởng, phát triển
của các giống ớt tham gia thí nghiệm
Từ trồng đến... (ngày)
50% cây
ra hoa
50% cây
có quả chín
Tổng TGST
TT Tên giống Màu sắc lá Màu sắc quả xanh
Màu sắc
quả chín
BĐ QN BĐ QN BĐ QN
Chỉ thiên
1 MH 1107 Xanh đậm Xanh nhạt Đỏ tươi 25 26 60 62 136 143
2 F1 433 Xanh đâm Xanh đậm Đỏ tươi 24 24 58 58 162 158
3 F1 TN 278 Xanh nhạt Xanh nhạt Đỏ nhạt 24 24 60 62 145 137
4 CN 255 Xanh đậm Xanh Đỏ 27 28 55 55 138 131
5 GR 8888 Xanh đậm Xanh Đỏ 23 23 60 60 152 162
6 A hương Xanh đậm Xanh đậm Đỏ tươi 23 27 60 60 161 167
7 F1207 Xanh nhạt Xanh Đỏ đậm 23 23 60 60 138 143
Chỉ địa
8 F1 số 20 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ đậm 23 27 62 65 164 151
9 TN213 Xanh nhạt Vàng xanh Đỏ tươi 25 25 69 70 132 143
10 9339 - 9582 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ đậm 25 26 62 62 153 150
11 F1 TN 155 Xanh đậm Xanh nhạt Đỏ tươi 25 25 58 58 151 146
12 TN185 Xanh đậm Vàng xanh Đỏ tươi 23 23 60 63 140 133
13 9955 - 15 Xanh nhạt Vàng trắng Đỏ tươi 23 23 60 60 123 127
14 Hot Chilli Xanh đậm Xanh đậm Đỏ đậm 23 24 60 60 163 157
Ghi chú: BĐ - Bình Định; QN - Quảng Nam.
3.1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của các giống ớt
* Ớt chỉ thiên: Qua theo dõi các giống ớt chỉ
thiên kết quả được ghi lại ở bảng 3 như sau:
- Chiều cao cây của các giống ớt tham gia thí
nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Tại Bình Định chiều
cao cây dao động từ 70,2 - 93,0cm, tại Quảng
Nam chiều cao cây dao động từ 72,2 - 96,4cm.
- Đường kính tán biến động không đáng kể,
cao nhất là giống F1207, tại Bình Định đạt
86,7cm và tại Quảng Nam đạt 85,9cm. Số quả
trên cây cao nhất là giống F1207 (434 quả/cây)
- Năng suất các giống ớt chỉ thiên tại Bình
Định dao động từ 15,3 tấn/ha đến 18,2 tấn/ha,
giống đạt năng suất cao nhất là F1207 (18,2
tấn/ha). Tại Quảng Nam năng suất các giống ớt
chỉ thiên đạt từ 13,2 tấn/ha (giống TN278) đến
16,7 tấn/ha (giống F1207).
509
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất
của các giống ớt chỉ thiên tham gia thí nghiệm
Chiều cao cây
(cm)
Đường kính
tán (cm)
Số quả
/cây
Khối lượng
100 quả (g)
Năng suất LT
(tấn/ha)
Năng suất TT
(tấn/ha)
TT
Chỉ tiêu
Tên giống Bình Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
1 MH 1107 74,0 72,2 71,7 79,7 312,0 307,5 226,8 234,1 18,1 18,5 15,3 14,8
2 F1 433 (Đ/C) 77,7 81,5 80,8 84,1 315,6 286,1 265,3 258,3 21,5 19,0 16,7 14,1
3 F1 TN 278 79,5 77,1 75,2 76,1 372,5 358,6 208,3 214,2 19,9 19,7 17,3 13,2
4 CN 255 70,2 68,3 82,6 79,7 347,4 349,7 194,0 201,6 17,3 18,1 15,4 13,6
5 GR 8888 93,0 96,4 89,1 92,3 385,6 338,5 218,6 214,3 21,6 18,6 16,5 13,6
6 A hương 78,2 92,1 89,1 88,7 305,6 395,4 253,0 251,4 19,8 25,5 16,2 15,9
7 F1207 87,3 91,1 86,7 85,9 434,0 412,3 205,0 198,4 22,8 20,9 18,2 16,7
CV (%) 9,15 11,86
LSD.05 0,85 2,38
* Ớt chỉ địa: Kết quả số liệu theo dõi sinh
trưởng, phát triển được ghi lại ở bảng 4 cho thấy:
- Chiều cao cây tại Bình Định dao động từ
62,8cm (giống 9955 - 15) đến 89,6cm (giống
9339 - 9582), tại Quảng Nam dao động từ
61,1cm đến 91,1cm.
- Đường kính tán ở các giống có sự sai
khác rõ rệt, thấp nhất là giống 9955 - 15 tại cả
hai điểm thí nghiệm, Bình Định đạt 58,9cm,
Quảng Nam đạt 62,2cm. Cao nhất là giống
F1207, tại Bình Định đạt 86,7cm và tại Quảng
Nam đạt 85,9cm.
- Số quả trên cây có sự biến động lớn, tại
Bình Định dao động từ 65,3 quả (giống 9955 -
15) đến 253,6 quả (giốngTN 155), tại Quảng
Nam số quả trên cây dao động từ 64,8 quả (giống
9955 - 15) đến 254,4 quả (giống TN155).
- Khối lượng 100 quả ở các giống ớt chỉ
địa dao động lớn, từ 423,0 - 2.231,6g đối với
các thí nghiệm tại Bình Định. Tại Quảng Nam
khối lượng 100 quả dao động từ 428,11 -
2.138,3g.
- Các giống tham gia thí nghiệm cho năng
suất khá cao, tuy nhiên giữa các giống có sự khác
biệt rõ rệt về năng suất tại cả hai điểm thí
nghiệm. Giống 9955 - 15 cho năng suất cao nhất
đạt 32,1 tấn/ha tại Bình Định, tương tự tại Quảng
Nam đạt 30,5 tấn/ha. Năng suất đạt thấp nhất là
giống 9339 - 9582 đạt 18,5 tấn/ha tại Bình Định
và 18,31 tấn/ha tại Quảng Nam.
Bảng 4. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống ớt chỉ địa
tham gia thí nghiệm
Chiều cao cây
(cm)
Đường kính
tán (cm)
Số quả
/cây
Khối lượng 100
quả (g)
Năng suất LT
(tấn/ha)
Năng suất TT
(tấn/ha)
TT
Chỉ tiêu
Tên giống Bình Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
1 F1 số 20 84,6 82,6 76,5 71,3 78,6 91,6 1.509,4 1.466,2 30,4 34,4 28,4 28,1
2 TN213 (Đ/C) 86,5 85.2 75,8 78,0 74,6 77,1 1.600,0 1.580,2 30,6 31,2 25,4 25,6
3 9339-9582 89,6 88,2 80,2 84,3 195 186 423,0 428,1 21,2 20,4 18,5 18,3
4 F1 TN 155 73,2 76,5 70,2 74,6 253,6 254,4 380,0 357,3 24,7 23,3 19,6 21,2
5 TN185 78,5 79,0 86,5 84,0 78,2 78,6 1.428,5 1.455,2 28,6 29,3 24,1 24.8
6 9955-15 62,8 61,2 58,9 62,2 65,3 64,8 2.231,6 2.138,3 36,8 35,5 32,1 30,5
7 Hot Chilli 75,6 72,5 72,6 75,4 81,2 82,3 1.481,5 1.500,8 30,9 31,7 29,6 30,2
CV (%) 14,6 8,2
LSD.05 7,2 6,4
510
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống ớt cay tham gia thí nghiệm
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi tổng hợp được kết quả ở bảng 5.
Bảng 5. Mức độ nhiễm bệnh của các giống ớt cay
Bệnh thán thư
(1,3,5)
Bệnh lỡ cổ rể
(%)
Bệnh héo xanh
(%) Nhện
Sâu đục quả
(%)
TT
Chỉ tiêu
Tên giống Bình Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
Bình
Định
Quảng
Nam
1 MH 1107 1 1 7,2 4,8 12,5 15,6 + + + 4,5 4,5
2 F1 433 1 1 4,2 0 2,6 6,1 + + 0 0
3 F1 TN 278 1 1 0 0 0 3,1 + + 0 0
4 CN 255 1 1 0 0 10,03 9,5 + + 8,4 8,4
5 GR 8888 1 1 5,2 5,3 7,1 7,5 + + 0 0
6 A hương 1 1 5,6 4,7 5,2 5,6 + + 5,3 5,3
7 F1207 1 1 0 0 0 0 + + 0 0
8 F1 số 20 1 1 0 0 0 0 + + 0 0
9 TN213 1 1 2,6 0 2,8 4,3 + + 0 0
10 9339 - 9582 1 1 0 0 0 0,0 + + 0 0
11 F1 TN 155 1 1 8,5 0 0 0 + + 12,5 12,5
12 TN185 1 1 2 0 2,1 0 + + 0 0
13 9955 - 15 1 1 10,5 6,9 5,3 6,9 + + 0 0
14 Hot Chilli 1 1 0 0 0 0 + + 0 0
Ghi chú: 1: Tỷ lệ gây hại 50%.
+: Tỷ lệ gây hại nhẹ: ++: Tỷ lệ gây hại trung bình: + + +: Tỷ lệ gây hại nặng.
Các giống trồng bị bệnh thán thư, nhện, sâu
đục quả gây hại ở mức độ nhẹ không đáng kể ở
cả 2 vùng thí nghiệm. Bệnh lở cổ rễ xuất hiện
trên một số giống ớt, mức độ gây hại cao nhất ở
giống 9955 - 15 tỷ lệ 10,5% ở Bình Định, 6,9% ở
Quảng Nam.
Bệnh héo xanh gây hại đa số các giống ớt,
giống có tỷ lệ bệnh héo xanh cao nhất MH 1107
lần lượt 12,5% và 15,6% ở Bình Định và Quảng
Nam. Riêng các giống F1 - 207, F1 - 20, 9339 -
9582, TN-155, và Hot Chilli hầu như không
nhiễm ơ cả 2 vùng trồng.
3.2. Nghiên cứu các biện pháp canh tác ớt
chỉ thiên
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng
đến sinh trưởng, phát triển cây ớt chỉ thiên.
3.2.1.1. Ảnh hưởng mật độ trồng đến thời
gian sinh trưởng của ớt chỉ thiên
Qua số liệu từ bảng 6 cho thấy, so với công
thức đối chứng, thời gian từ trồng đến có 50%
cây ra hoa ở các công thức không có sự sai khác
rõ rệt giữa các vụ, dao động từ 24 đến 28 ngày ở
vụ Đông Xuân và từ 21 đến 25 ngày ở vụ Hè
Thu.
Thời gian trồng đến thu hoạch cuối cùng
giữa các công thức ở các vụ cũng không có sự
khác biệt lớn. Ở vụ Đông Xuân, thời gian sinh
trưởng của ớt chỉ thiên dao động từ 147 - 153
ngày. Tuy nhiên trong vụ Hè Thu thời gian sinh
trưởng của các công thức chênh lệch 10 ngày,
thấp nhất là công thức 1 (151 ngày), cao nhất là
công thức 3, 4 (161 ngày).
Khi phân tích số liệu cho thấy, mật độ trồng
ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
ớt chỉ thiên. Chiều cao cây ở công thức 1 có sự
sai khác rất rõ rệt so với công thức đối chứng và
các công thức khác; cao nhất 98,2cm ở vụ Đông
Xuân và 100,3cm ở vụ Hè Thu.
Trên 2 vụ trồng đường kính tán của công
thức 1 (64,33cm) thấp hơn nhiều so với công
thức 4 và 5, cao nhất là công thức 5 đạt 81,33cm
ở vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu cao nhất là công
thức 4 đạt 81cm cao hơn công thức 1 là 13,52cm.
511
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Bảng 6. Thời gian và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của ớt chỉ thiên
ở các công thức thí nghiệm mật độ trồng
Từ trồng đến... (ngày)
50% cây
ra hoa
50% cây
quả chín
Thu hoạch
cuối cùng
Chiều cao cây
(cm)
Số cành cấp 1/cây
(cành)
Đường kính tán
(cm) Công
thức
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
CT1 25 21 55 52 149 151 98,2 100,3 8,90 11,00 64,33 67,48
CT2 24 22 58 53 147 153 91,1 99,3 9,33 8,67 71,00 72,67
CT3 28 22 55 53 151 161 81,0 88,0 9,33 9,33 79,45 78,56
CT4 28 25 57 54 153 161 74,3 83,0 10,33 11,33 79,67 81,00
CT5 28 22 59 53 153 158 77,8 86,7 10,00 10,40 81,33 80,00
3.2.1.2. Ảnh hưởng mật độ trồng đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của ớt chỉ thiên
Qua kết quả thu thập ở bảng 7 cho thấy:
Số quả trên cây cao nhất ở công thức 4
(437,7 quả) và thấp nhất ở công thức 1
(302 quả/cây), khối lượng 100 quả cao nhất vẫn ở
công thức 4 (210g). Năng suất thực thu cao nhất
ở công thức 4 là 18,56 tấn/ha, sai khác có ý nghĩa
với công thức 1,2,5; nhưng không sai khác với
công thức 3. Như vậy mật độ trồng thích hợp cho
ớt cay là 20.500 cây/ha.
Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ớt chỉ thiên
ở các công thức thí nghiệm mật độ trồng
Số quả trên cây (quả) Khối lượng 100 quả (g)
Năng suất lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
TT
Chỉ tiêu
Công
thức Đông Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
1 CT1 302,0 350,8 173,3 192,4 19,10 22,15 16,89 15,63
2 CT2 409,0 397,5 187,0 194,6 22,77 23,20 17,09 15,81
3 CT3 (Đ/C) 433,7 400,6 204,7 200,7 25,83 24,12 18,12 18,25
4 CT4 437,7 421,3 210,0 208,2 26,68 26,31 18,43 18,56
5 CT5 356,3 405,4 172,3 205,3 18,70 26,20 17,37 17,09
CV (%) 4,48 12,06
LSD.05 0,98 1,25
Tóm lại: Ở các mật độ trồng khác nhau có ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển năng suất của
giống tham gia thí nghiệm. Mật độ càng cao thì
chiều cao càng lớn và sâu bệnh càng tăng, nhưng
đường kính tán, số lượng quả trên cây, khối lượng
100 quả càng giảm. Qua kết quả nghiên cứu cho
thấy ở mật độ trồng 20.500 cây/ha ớt cho năng suất
cao nhất và đạt đến 18,56 tấn/ha.
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân bón đa lượng (NPK 20 - 20 - 15) đến sinh
trưởng, phát triển cây ớt chỉ thiên
3.2.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón
đa lượng (NPK 20-20-15) đến thời gian sinh
trưởng của ớt chỉ thiên
Kết quả thu thập được ở bảng 8 cho thấy:
- Thời gian từ trồng đến 50% số cây ra hoa,
50% số cây có quả chín ở các công thức không
có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên thời gian từ trồng
đến thu hoạch lần cuối của ớt chỉ thiên ở các
công thức có sự sai khác khá rõ. Có thể thấy
lượng bón NPK càng cao thì thời gian sinh
trưởng có chiều hướng kéo dài hơn ở mức bón
thấp. Công thức 1 ở hai vụ Đông Xuân và Hè
Thu đều có thời gian từ trồng đến thu hoạch lần
cuối ngắn nhất lần lượt 143 và 139 ngày; công
thức 4, 5 thời gian lên đến 168 ngày.
- Chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm
biến động không lớn, dao động từ 79,2cm đến
84,6cm trong vụ Đông Xuân và từ 78,5cm đến
84,8cm trong vụ Hè Thu. Tương tự, đường kính tán
cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa các công
thức thí nghiệm và dao động trong khoảng 73,2cm -
79,3cm. Như vậy chứng tỏ rằng liều lượng phân
bón NPK không ảnh hưởng rõ đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của ớt chỉ thiên.
512
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 8. Thời gian và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của ớt cay ở các công thức thí nghiệm
liều lượng phân bón NPK (20 - 20 - 15)
Từ trồng đến... (ngày)
50% cây ra hoa 50% cây có quả chín
Trồng đến thu
họach cuối
cùng
Chiều cao cây
(cm)
Số cành cấp
1/cây (cành)
Đường kính
tán (cm)
TT Công thức
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân Hè Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
1 CT1 23 24 61 58 143 139 79,2 78,5 8,7 8,8 74,7 73,2
2 CT2 23 25 60 58 159 153 81,0 84,7 9,8 8,7 74,4 75,2
3 CT3 25 25 63 62 161 161 80,9 82,2 8,4 9,1 78,1 79,3
4 CT4 24 24 59 59 168 164 82,3 84,8 10,0 10,3 77,3 76,6
5 CT5 25 23 60 60 165 168 84,6 84,4 10,3 10,2 79,1 75,2
3.2.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón
đa lượng (NPK 20 - 20 - 15) đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của ớt chỉ thiên
Kết quả ở bảng 9 cho thấy:
- Số quả trên cây dao động từ 328,7 quả ở
công thức 2 đến 384,7 quả ở công thức 4, khối
lượng 100 quả cao nhất là công thức 4 (185g).
Năng suất thực thu có sự biến động đáng kể
giữa các công thức, dao động từ 12,97 tấn/ha
đến 17,53 tấn/ha, công thức đạt năng suất cao
nhất là CT4 (17,53 tấn/ha), công thức có năng
suất thấp nhất là CT2 (12,97 tấn/ha). Khi phân
tích phương sai thì năng suất giữa CT4 có sự sai
khác so với CT1, 2, 3; nhưng không sai khác với
CT5 ở cả 2 vụ trồng. Như vậy lượng phân bón
hợp lý là 650 kg/ha.
- Ở các công thức đều bị nhiễm bệnh héo
xanh ở mức độ nhẹ trên cả 2 vụ Đông Xuân và
Hè Thu. Riêng sâu đục quả tỉ lệ nhiễm cao nhất ở
vụ Đông Xuân và lên đến 21% ở CT2.
Bảng 9. Ảnh hưởng lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ớt cay
Số quả trên cây
(quả)
Khối lượng 100
quả (g)
Năng suất lý
thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực
thu (tấn/ha)
Bệnh héo
xanh (%)
Sâu đục quả
(%)
Công thức
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
CT1 333,7 321,5 163,3 167,4 19,1 19,6 13,3 14,1 3,2 0 18,9 13,1
CT2 328,7 312,8 172,3 172,2 18,7 19,1 12,9 13,1 1,8 0 21,0 12,1
CT3 369,0 354,7 182,7 179,3 22,1 23,5 15,2 15,5 0 1,5 15,6 6,8
CT4 384,7 352,6 185,0 182,8 23,5 25,2 16,9 17,5 1,2 1,1 20,3 9,5
CT5 382,7 364,9 183,3 181,9 23,2 23,5 16,8 17,0 2,4 3,7 11,5 15,4
CV (%) 4,3 6,59
LSD.05 1,62 1,96
Tóm lại: Ở các liều lượng phân bón khác
nhau có ảnh hưởng đến khả năng phát triển
và năng suất của giống tham gia thí nghiệm.
Lượng phân bón càng cao thì các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất càng tăng,
nhưng với mức từ 500 - 800 kg/ha thì các chỉ
tiêu trên có chiều hướng chậm lại. Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy ở liều lượng bón
650 kg/ha cho năng suất cao nhất và đạt đến
17,5 tấn/ha.
513
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng (thương phẩm) đến sinh trưởng,
phát triển cây ớt chỉ thiên
3.2.3.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng của ớt chỉ thiên
Bảng 10. Thời gian sinh trưởng của ớt chỉ thiên ở các công thức của thí nghiệm
Từ trồng đến... (ngày)
50% cây ra hoa 50% cây có quả chín
Trồng đến thu
họach cuối
cùng
Chiều cao cây
(cm)
Số cành cấp
1/cây (cành)
Đường kính tán
(cm)
TT Công thức
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
1 CT1 25 24 61 61 144 148 72,7 71,1 9,3 8,2 72,4 73,2
2 CT2 25 25 60 59 161 158 78,5 75,5 9,3 8,4 76,0 75,8
3 CT3 26 25 62 59 165 165 84,4 85,5 9,1 9,2 79,1 78,6
4 CT4 27 26 61 60 165 167 80,3 81,4 10,7 8,7 78,3 74,9
Số liệu từ bảng 10 cho thấy:
- Thời gian từ trồng đến 50% cây ra hoa,
50% cây có quả chín ở các công thức không có
sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên thời gian từ trồng
đến thu hoạch lần cuối ở các công thức thí
nghiệm có sự sai khác khá rõ so với đối chứng
(CT1). Công thức 1 (Đ/C) ở hai vụ Đông Xuân
và Hè Thu đều có thời gian từ trồng đến thu
hoạch lần cuối ngắn nhất, lần lượt 142 và 148
ngày, công thức 4, 5 có thời gian từ trồng đến thu
hoạch lần cuối lớn nhất 165 - 168 ngày.
- So với đối chứng thì các công thức còn lại
đều có sự sai khác về các chỉ tiêu sinh trưởng của
ớt chỉ thiên. Trong đó ở CT3 chiều cao cây và
đường tán cao nhất trong các công thức thí
nghiệm. Chiều cao cây khi sử dụng GA3 đã đạt
đến 85,54cm cao hơn so với đối chứng lên đến
14,47cm.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh
trưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng
suất của ớt chỉ thiên
Từ bảng 11 cho thấy:
- Số quả trên cây dao động từ 348,0 quả ở
công thức 1 (đối chứng) đến 402,3 quả ở công
thức 4. Trọng lượng 100 quả công thức 4 đạt cao
nhất (191,0g), công thức 1 thấp nhất (175,3g).
- Năng suất thực thu có sự sai khác giữa các
công thức có sử dụng chất kích thích sinh trưởng
so với đối chứng. Công thức 1 có năng suất thấp
nhất là 12,8 tấn/ha và cao nhất công thức 4 đạt
16,8 tấn/ha; nhưng ở công thức 4 năng suất
không sai khác có ý nghĩa so với công thức 2, 3;
tuy nhiên số lượng quả trên cây và khối lượng
100 quả cao nhất trong các công thức thí nghiệm.
Như vậy chất kích thích sinh trưởng có thể sử
dụng tốt nhất là Rong biển.
Bảng 11. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến năng suất của ớt chỉ thiên
Số quả trên cây
(quả)
Khối lượng 100 quả
(g)
Năng suất lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất thực thu
(tấn/ha) Công thức
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
CT1 (Đ/C) 348,0 351,2 175,3 172,5 19,0 18,2 12,8 13,5
CT2 (Atonik) 364,0 364,5 182,0 182,8 22,1 20,0 15,8 15,1
CT3 (GA3) 363,3 360,1 187,3 188,5 23,7 20,4 16,5 15,6
CT4 (Rong biển) 402,3 415,4 198,0 192,7 24,3 23,6 16,8 17,0
CV (%) 5,2 4,25
LSD.05 1,36 0,96
Tóm lại: Khi sử dụng chất kích thích sinh
trưởng thì các chỉ tiêu sinh trưởng và phát
triển của ớt chỉ thiên đều tăng so với đối
chứng. Như vậy có thể khẳng định rằng các
chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ
rệt đến năng suất và chất lượng của ớt. Trong
đó sử dụng Rong biển năng suất cho cao nhất
và đạt đến 16,8 tấn/ha.
514
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Về tuyển chọn giống:
Qua 3 vụ trồng cho thấy ớt thích hợp với
điều kiện lập địa vùng DHNTB, cây sinh trưởng
phát triển khá tốt, có khả năng kháng sâu bệnh và
cho năng suất khá cao, đó là:
+ Ớt chỉ thiên: Giống F1207 năng suất đạt
18,19 tấn/ha.
+ Ớt chỉ địa: 2 giống là Hot chilli đạt 30,2
tấn/ha và gống F1 - 20 đạt 28,4 tấn/ha.
- Nghiên cứu các biện pháp canh tác:
+ Mật độ trồng 20.500 cây/ha cho năng suất
cao nhất và đạt đến 18,6tấn/ha.
+ Lượng phân bón: NPK (20 - 20 - 15) ở
lượng bón 650 kg/ha cho năng suất cao nhất và
năng suất đạt đến 17,5 tấn/ha.
+ Chất kích thích sinh trưởng: Sử dụng Rong
biển năng suất cho cao nhất và đạt đến 16,8
tấn/ha.
4.2. Đề nghị
Ứng dụng kết quả nghiên cứu đã đạt được để
xây dựng nhiều mô hình sản xuất ớt cho vùng
DHNTB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Kinh tế Nông nghiệp (2005). Báo cáo tổng
quan các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt
Nam. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.
2. Trần Khắc Thi (2008). Rau ăn củ, rau gia vị. NXB.
khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
3. Viện Cây lương thực Cây thực phẩm. Nghiên cứu
chọn tạo một số loại rau chính. Năm 1986 - 1990
4. Công ty TNHH Trang Nông, Tuyển chọn và thử
nghiệm các giống ớt cay. 2002 - 2003.
5. Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.
“Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu tuyển chọn giống
và biện pháp canh tác một số loại rau chính (cà tím, ớt
cay, dưa chuột, rau cải, cà chua) thích hợp với vùng
duyên hải Nam Trung Bộ”, 2006 - 2008.
6. AVRDC (2009). Development of locally adapted,
multiple disease - resistant and high yielding chili
(capsicum annuum) cultivars for China, India,
Indonesia and Thailand - Phase II. Final report, 1/2009.
515
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_91_7108_2130178.pdf