Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
281
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA CHỊU HẠN VÀ KỸ THUẬT
CANH TÁC CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, TÂY NGUYÊN
Lại Đình Hòe1, Đặng Bá Đàn2, Hồ Công Trực3 và ctv.
1Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ
2Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
3Trung tâm Đất, Phân bón và Môi trường đất Tây Nguyên
SUMMARY
Study on selecting of drought tolerant rice varieties and technicque
in the South central coast and Central higland
The rice rainfed production area is around 40,000 ha in the Southern central and the Highland
regions. The drought impacts on this rice area lead to the crop lost every year. Recently, there are some
drought resistant rice varieties that has been released to production in these region but due to
remaining inadequate farming techniques (especially, the density of seedling and fertilizer rates )
therefore the yield performance and economic efficiency are low.
Research results showed that...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
281
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA CHỊU HẠN VÀ KỸ THUẬT
CANH TÁC CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, TÂY NGUYÊN
Lại Đình Hòe1, Đặng Bá Đàn2, Hồ Công Trực3 và ctv.
1Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ
2Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
3Trung tâm Đất, Phân bón và Môi trường đất Tây Nguyên
SUMMARY
Study on selecting of drought tolerant rice varieties and technicque
in the South central coast and Central higland
The rice rainfed production area is around 40,000 ha in the Southern central and the Highland
regions. The drought impacts on this rice area lead to the crop lost every year. Recently, there are some
drought resistant rice varieties that has been released to production in these region but due to
remaining inadequate farming techniques (especially, the density of seedling and fertilizer rates )
therefore the yield performance and economic efficiency are low.
Research results showed that some drought tolerant rice varieties suitable for the production
condition in the regions were selected as CH207, CH208 adapted to the condition in the south central
coast; CH207, CH208, IR74371-54, IR78913-3-19 in the Highland. The above rice varieties have light
infection to pest and diseases, growth duration suitable to the production condition of the region, good
drought tolerance and yield of over 50 quintals/ha in unstable water conditions. The research result on
the density of sowing and fertilizer rates for the rice rainfed area during 2009-2010 in Ninh Thuan, Binh
Dinh, Dac Lac have been indicated : In the higland, the seed sowing quantity per ha is 140 kg/ha and
along with the fertilizer rates of 120 N+ 80 P2O5 + 80 K2O that attains to grain yield (66,5- 67,1
quintal/ha) higher than the other treatments. In spring season of the South central coast, the seed
sowing quantity per ha is 160 kg/ha along with the fertilizer rates of 120 N+80 P2O5 + 80 K2O with grain
yield of 63,2 quintal/ha, higher than other treatments; In the Autunm- summer season, the seed sowing
quantity per ha is 140 kg/ha along with the fertilizer rates of 120 N+80 P2O5 + 80 K2O with grain yield
reach to 64 quintal/ha, higher than other treatments.
Utilising drought tolerant rice varieties and appropriate farming techniques helped to increase
turnover from 3.53 to 9.10 million VND/ha compared to local rice varieties and old farming techniques.
Keywords: Rice, drought, tolerant, technique, variety, South central.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Với mục tiêu tuyển chọn được giống lúa chịu
hạn cho mỗi vùng, năng suất đạt 3,5 tấn/ha trở
lên, chất lượng khá, khả năng thích nghi rộng;
xây dựng quy trình thâm canh lúa chịu hạn đạt
năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng
mô hình sản xuất giống lúa chịu hạn, đề tài
"Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ
thuật canh tác cho vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên" được đề xuất và thực hiện
nhằm bổ sung vào cơ cấu giống cho vùng và đưa
ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng hiệu
quả kinh tế tối đa giúp cải thiện thu nhập cho
người trồng lúa nơi đây và nhất là thích ứng với
điều kiện biến đổi khí hậu của vùng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn
cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Gồm 18 giống triển vọng chịu hạn: Yunlu65;
Luyn46; Yunlu61; Yunlu50; LC93-4; CH208;
CH207; IR78905-105; IR78875-5-3; IR78878-5-
Người phản biện: TS. Lưu Văn Quỳnh.
1; IR78985-13-6; IR78937-13; IR74371-54;
IR74371-3-1; IR78936-139; IR78913-3-19;
IR78985-5-3; Cirad141.
Giống lúa LC93-4 đối chứng ở vùng Tây
Nguyên; giống ĐV108 đối chứng ở Bình Định;
giống ML202 đối chứng ở Ninh Thuận. Phương
pháp bố trí thí nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu
theo Quy phạm của ngành (10TCN-2004). Bố trí
kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần.
2.2. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa chịu
hạn đạt năng suất và hiệu quả cao cho vùng
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Thí nghiệm hai yếu tố (mật độ và công thức
bón phân) được bố trí theo phương pháp ô lớn ô
nhỏ, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ô 30m2. Khoảng
cách giữa các lần lặp 50cm. Áp dụng quy phạm
của ngành để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
Mật độ gieo gồm có 3 công thức: 120 kg/ha
(M1); 140 kg/ha (M2); 160 kg/ha (M3).
Áp dụng phương pháp gieo thẳng vãi.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
282
- Mức phân bón gồm 4 công thức:
P1 = 100N + 60P2O5 + 60 K2O; P2= 120 N +
80 P2O5 + 60 K2O;
P3 = 120 N + 60 P2O5 + 80 K2O; P4 = 20
N + 80 P2O5 + 80 K2O
2.3. Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa
chịu hạn
Chọn địa điểm bấp bênh về nước tưới, giống
lúa sử dụng là CH207 và CH208.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình phần mềm Statistix
8.2 và Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn
cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
3.1.1. Một số đặc điểm nông học của giống lúa
chịu hạn tại các điểm thí nghiệm
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, thời gian sinh
trưởng của các giống từ 91 - 127 ngày
- Chiều cao cây của các giống biến động từ
90 - 100cm ở Bình Định, 85 - 114cm ở Ninh
Thuận, 93 - 120 ở Đắk Lắk.
- Độ thuần đồng ruộng của các giống trong
thí nghiệm đều ở mức trung bình (điểm 5).
- Độ cứng cây của hầu hết các giống từ cứng
(điểm 1) đến trung bình (điểm 5), trong đó phổ
biến từ điểm 3 - 5. Giống CH207, CH208 có độ
cứng cây ở điểm 1 - 3.
3.1.2. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống
Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu, bệnh
của các giống ở cho thấy:
- Đối tượng rầy nâu: Hầu hết các giống không
bị nhiễm hoặc nhiễm ở mức nhẹ (điểm 0 - 1).
Riêng giống IR78875-5-3 nhiễm ở mức điểm 0 -
3 cao hơn các giống khác.
- Sâu cuốn lá nhỏ trên các giống nhiễm ở
mức độ nhẹ (điểm 0 - 3), trong đó hầu hết các
giống ở mức điểm từ 0 - 1.
- Đối tượng đạo ôn lá trên các giống ở cả 3
địa điểm đều không nhiễm hoặc nhiễm với mức
điểm từ 0 - 1. Giống nhiễm ở mức điểm từ 0 - 3
gồm có IR78913 - 13 - 22; IR78936-139;
IR78905-105; ĐV108; Yunlu50.
- Bệnh khô vằn trên các giống ở mức độ nhẹ, ở
mức điểm 0 - 3. Tại Bình Định, giống nhiễm khô
vằn ở mức điểm 5 là IR78905-105. Tại Ninh Thuận,
giống nhiễm ở mức điểm 5 là IR78985-13-6. Các
giống còn lại nhiễm ở mức điểm từ 0 - 2.
Bảng 1. Một số đặc điểm nông học của các giống
Bình Định Ninh Thuận Đắk Lắk
TT Tên giống TGST
(ngày)
Cao
cây
(cm)
Cứng
cây
(điểm)
Khả
năng
chịu
hạn
TGST
(ngày)
Cao
cây
(cm)
Cứng
cây
(điểm
Khả
năng
chịu hạn
TGST
(ngày)
Cao
cây
(cm)
Cứng
cây
(điểm
Khả
năng
chịu
hạn
1 CH208 103 - 124 93 1 0 110 - 115 98 1 0 111 - 125 101 3 0
2 CH207 102 - 122 98 1 0 110 - 117 104 1 0 110 - 125 108 3 0
3 Yunlu61 92 - 111 105 3 0 98-100 101 5 1 108 - 118 117 5 0
4 LUYIN46 92 - 113 100 3 0 95 - 98 104 5 0 108 - 121 118 5 0
5 LC93-4 (Đ/C 3) 93 - 120 96 3 0 103 - 105 104 5 0 107 - 125 105 5 0
6 Yunlu50 91 - 114 95 3 0 105 - 100 109 3 0 107 - 118 120 5 0
7 IR78905-105 91 - 110 100 3 1 95 - 105 110 5 1 105 - 117 113 5 1
8 IR78878-5-1 92 - 110 114 3 3 103 - 105 116 9 1 105 - 116 119 3 0
9 Yunlu65 96 - 114 100 3 0 96 - 107 106 5 0 103 - 117 119 3 0
10 Cirad141 91 - 105 100 3 0 97 - 100 109 7 0 103 - 115 120 5 0
11 IR74371-54 92 - 107 98 5 0 96 - 100 110 5 1 103 - 116 112 5 1
12 IR74371-3-1 91 - 108 95 3 1 96 - 98 100 5 3 105 - 117 110 3 3
13 IR78875-5-3 93 - 110 99 3 3 96 - 103 114 5 1 105 - 116 112 3 1
14 IR78985-5-3 95 - 104 100 3 1 98-110 103 3 1 105 - 119 109 3 0
15 IR78936-139 96 - 119 90 3 0 96 - 110 106 3 1 105 - 119 94 5 1
16 IR78985-13-6 93 - 121 95 5 3 103 - 110 103 9 3 115 - 129 93 5 3
17 IR78937-13 98-121 95 3 3 100 - 105 108 3 0 115 - 119 99 5 0
18 IR78913-3-19 95 - 116 96 3 0 98-100 91 3 0 105 - 121 105 5 0
19 ĐV108 (đc1) 93 - 118 87 3 3 - - - 5 - - - 3
20 ML202 (đc2) - - - 3 95 - 105 85 3 3 - - - 3
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
283
3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các giống
(1). Tại Ninh Thuận: Kết quả ở bảng 2 cho
thấy, trong vụ Đông Xuân, năng suất của các
giống lúa đạt từ 51,7 - 67,4 tạ/ha. Giống đạt
năng suất cao là CH207, CH208 (65,3 - 67,4
tạ/ha). Vụ Hè Thu, năng suất của các giống đạt
từ 46,3 - 63,1 tạ/ha. Giống đạt năng suất cao là
CH207, CH208, IR78937-13; Luyn 46 (57,2 -
63,1 tạ/ha). Như vậy, giống CH207 và CH208
đạt năng suất cao trong vụ Đông Xuân và vụ Hè
Thu. Trong vụ Hè Thu còn có giống IR78937-
13; Luyn 46 đạt năng suất cao hơn các giống
còn lại (57,8 - 67,4 tạ/ha).
Bảng 2. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
(vụ ĐX 2009; ĐX2010; HT2009 tại Ninh Thuận)
NSTB (tạ/ha)
TT Tên giống Bông /m2
Hạt chắc
/bông
Tỷ lệ
lép (%)
K.lượng
1000 hạt (g) HT.2009 ĐX2009 & 2010
1 CH 207 343 96 12,5 26,3 58,3 65,3
2 CH 208 336 96 14,3 27,1 57,2 67,4
3 Yunlu 61 329 93 23,5 23,3 49,7 53,6
4 Luyin 46 348 95 17,6 24,1 57,4 57,8
5 LC 93-4 347 91 15,2 23,6 52,0 54,2
6 Yunlu 50 348 90 13,7 24,3 48,2 59,3
7 TR 78905 342 101 14,9 23,3 54,7 58,7
8 IR 78878-5 348 91 13,8 23,7 48,3 56,3
9 Yunlu 65 325 104 13,9 24,1 54,6 60,5
10 Cirad 141 344 97 15,6 22,2 51,0 54,8
11 IR 74371-54 352 91 13,8 23,7 51,0 55,8
12 IR 74371-3 343 86 15,4 23,2 46,2 51,7
13 IR 78875-5 336 96 20,6 23,4 48,4 57,4
14 IR 78985-5-3 347 93 20,8 23,7 48,5 57,2
15 IR 78985-13 354 90 19,0 23,7 48,7 56,2
16 IR 78937-13 341 99 19,7 24,7 63,1 57,8
17 IR 78936-139 342 97 16,2 25,3 55,6 59,4
18 IR 78913-3-19 332 93 17,7 25,1 50,4 58,3
19 ML 2002 (Đ/C) 368 85 14,1 23,1 46,3 56,7
Ghi chú: CV (%) = 5,2; LSD.05 = 4,6 tạ/ha.
(2). Tại Bình Định
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suấ trong vụ Đông Xuân và Hè Thu
ở bảng 3 cho thấy: Năng suất thực thu trong vụ
Đông Xuân từ 48,7 - 67,5 tạ/ha. Giống đạt năng
suất cao hơn đối chứng rõ rệt là CH207, CH208
(65,8 - 67,5 tạ/ha.
- Vụ Hè Thu năng suất của các giống đạt từ
33,2 - 59,3 tạ/ha. Giống CH207, CH208 và IR
78937 - 13 cho năng suất cao hơn so với các
giống còn lại (51,2 - 59,3 tạ/ha).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
284
Bảng 3. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
(vụ ĐX 2009; ĐX2010; HT2009 tại Bình Định).
NSTB (tạ/ha)
TT Tên giống Bông /m2
Hạt chắc
/bông
Tỷ lệ
lép (%)
K.Lượng
1000 hạt (g) HT.2009 ĐX2009 & 2010
1 CH 207 395 79 15,1 26,5 53,1 53,1
2 CH 208 416 82 14,4 27,0 59,3 59,3
3 Yunlu 61 387 69 19,9 25,9 43,4 43,4
4 Luyin 46 393 75 17,9 24,8 49,3 49,3
5 LC 93-4 346 82 17,5 25,4 50,6 50,6
6 Yunlu 50 374 75 21,2 25,4 38,3 38,3
7 TR 78905-105 361 79 17,8 24,1 35,9 35,9
8 IR 78878-5 375 67 19,1 24,4 31,1 31,1
9 Yunlu65 351 85 18,7 25,7 50,6 50,6
10 Cirad 141 360 77 21,6 23,2 33,2 33,2
11 IR 74371-54 382 72 21,8 25,6 45,5 45,5
12 IR 74371-3 368 78 18,4 24,8 42,5 42,5
13 IR 78875-5 342 74 16,0 23,9 29,9 29,9
14 IR 78985-5-3 335 79 15,2 24,1 29,9 29,9
15 IR 78985-13-6 356 79 15,9 24,9 42,9 42,9
16 IR 78937-13 403 76 14,5 24,5 51,2 51,2
17 IR 78936-139 376 75 18,1 26,3 46,3 46,3
18 IR 78913-3 384 81 17,1 25,0 47,3 47,3
19 ĐV108 (Đ/C) 409 80 20,2 23,1 43,6 43,6
Ghi chú: CV (%) = 5,7; LSD.05= 3,6 tạ/ha.
(3). Tại Đắk Lắk.
Kết quả đánh giá các các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lúa trong vụ Đông Xuân
và Hè Thu ở bảng 4 cho thấy:
- Vụ Đông Xuân, năng suất thực thu của các
giống đạt từ 47,8 - 66,5 tạ/ha và trong vụ Hè Thu
đạt từ 49,9 - 69,9 tạ/ha. Giống đạt năng suất cao
trong vụ Đông Xuân là CH207, CH208,
IR74371-54, IR78913-3 (61,7 - 66,5 tạ/ha) và
trong vụ Hè Thu là CH207, CH208, IR74371-54;
IR 78985 - 5 (64,67 - 69,97 tạ/ha).
Bảng 4. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
(vụ ĐX 2009; ĐX2010; HT2009 tại Đắk Lắk).
Năng suất.TB (tạ/ha)
TT Tên giống Bông /m2
Hạt chắc
/bông
Tỷ lệ
lép (%)
K.Lượng
1000 hạt (g) HT2009 ĐX2009 & 2010
1 CH207 393 77 9,9 27,5 65,83a 61,7
2 CH208 373 92 10,0 26,5 69,97a 66,5
3 Yunlu61 373 83 10,3 24,4 49,90k 54,7
4 LUYIN46 352 83 10,6 24,1 50,87hi 58,7
5 Yunlu50 362 79 10,9 24,8 53,8fgh 47,8
6 IR78905-105 371 78 11,7 24,0 51,53fgh 55,4
7 IR78878 - 5 376 79 10,7 23,8 55,70j 54,3
8 Yunlu65 367 85 10,4 24,0 61,37fg 54,3
9 Cirad141 368 84 10,5 21,8 52,00gh 48,9
10 IR74371-54 353 94 11,1 24,1 64,30fg 63,6
11 IR74371 - 3 367 88 11,7 24,0 61,57efg 60,3
12 IR78875 - 5 349 84 11,4 23,4 52,80c 56,2
13 IR78985-5-3 373 86 9,5 25,9 64,67cd 50,6
14 IR78937-13 378 81 12,0 26,3 63,23cdef 55,6
15 IR8936 - 139 368 83 12,6 25,5 55,67ij 61,3
16 IR78913-3-19 358 96 11,6 25,1 67,63cde 62,3
17 IR78913-3 - 22 390 80 10,5 26,0 65,77b 54,8
18 LC93-4 (Đ/C) 342 85 10,9 24,5 54,00gh 53,2
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
285
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình
thâm canh lúa chịu hạn đạt năng suất và hiệu
quả kinh tế cao cho vùng Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tại Ninh Thuận
Kết quả ở bảng 5 và 6 cho thấy, năng suất ở
các công thức đạt từ 53,7 - 63,6 tạ/ha trong vụ
Đông Xuân, trong đó năng suất ở mức gieo 140 -
160 kg/ha (M2 đến M3) và kết hợp với mức phân
bón 120N + 80P2O5 + 80 K2O (P4) đạt cao hơn
các công thức còn lại (63,1 - 63,6 tạ/ha).
Trong vụ Hè Thu, năng suất đạt từ 56,0 -
68,0 tạ/ha. Với các công thức mật độ gieo 140
kg/ha (M2) kết hợp với mức phân 120N +
80P2O5 + 80 K2O (P4) đạt năng suất cao hơn các
công thức còn lại (68,0 tạ/ha).
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(ĐX2010 - Tại Ninh Thuận)
Ký hiệu Số bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép
(%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 296 94 14,3 27,2 75,8 53,7
M1P2 305 95 14,1 27,6 80,0 55,8
M1P3 311 95 13,9 27,5 81,2 56,4
M1P4 317 93 14,5 27,1 79,9 58,4
M2P1 337 96 16,0 27,3 88,2 56,8
M2P2 332 94 14,7 27,0 84,3 58,2
M2P3 344 93 14,0 27,4 87,7 60,7
M2P4 338 98 14,7 27,2 90,1 63,6
M3P1 347 81 15,6 27,2 76,5 55,3
M3P2 349 86 15,1 27,0 81,0 57,3
M3P3 352 82 14,9 27,5 79,4 56,4
M3P4 367 87 15,2 27,1 86,5 63,1
Ghi chú: CV (%) = 5,7; LSD.05 = 4,5 tạ/ha.
Bảng 6. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(vụ Hè Thu 2009 & vụ Hè Thu 2010 - Tại Ninh Thuận)
Công
thức Số bông/m
2 Hạt chắc/bông
Tỷ lệ lép
(%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 302 94 11,8 27,2 76,8 56,0
M1P2 310 97 14,3 27,2 81,8 59,1
M1P3 310 96 13,3 27,3 81,2 59,7
M1P4 325 100 15,5 27,4 88,9 64,5
M2P1 317 94 17,2 27,3 80,6 58,0
M2P2 319 99 16,8 27,2 85,5 62,7
M2P3 327 100 14,0 27,4 89,2 65,5
M2P4 336 104 17,4 27,1 94,5 68,0
M3P1 332 90 15,6 27,0 80,1 58,2
M3P2 336 93 16,2 27,1 84,1 62,4
M3P3 339 94 15,5 27,2 86,4 63,5
M3P4 347 95 16,2 27,2 89,5 66,1
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
286
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tại Bình Định
- Số liệu ở bảng 7&8 cho thấy: Vụ Đông
Xuân, có 3 công thức đạt năng suất cao hơn các
công thức khác là M2P4; M3P3; M3P4 (61,5 -
63,2 tạ/ha). Giữa 3 công thức trên có mức chênh
lệch về năng suất chưa rõ rệt. Vụ Hè Thu, công
thức đạt năng suất cao nhất là M2P4 (mật độ gieo
140 kg/ha kết hợp mức bón 120N + 80P2O5 + 80
K2O (64,0 tạ/ha).
Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(vụ ĐX2010 - tại Phù Cát - Bình Định)
Công
thức
Số bông
/m2
Hạt chắc
/bông
Tỷ lệ
Lép (%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 324 86 13,2 26,7 74,4 52,5
M1P2 332 91 13,9 27,0 81,6 56,8
M1P3 323 88 12,1 27,3 77,5 55,7
M1P4 325 93 94,1 27,1 82,0 58,3
M2P1 356 80 86,3 26,3 74,9 54,8
M2P2 347 82 88,0 27,0 76,9 55,8
M2P3 361 85 14,3 27,0 82,7 57,8
M2P4 360 87 12,8 27,1 84,9 61,5
M3P1 387 76 14,4 26,7 78,5 55,2
M3P2 395 75 15,0 27,0 80,0 57,7
M3P3 392 81 14,7 27,2 86,4 62,2
M3P4 417 76 14,7 26,7 84,7 63,2
Ghi chú: CV (%) = 5,9; LSD.05 =5,4 tạ/ha.
Bảng 8. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(vụ Hè Thu 2009 & 2010 - tại Phù Cát - Bình Định)
Ký hiệu Số bông/m2 Hạt chắc/bông
Tỷ lệ lép
(%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 311 92 14,8 26,8 76,05 53,55
M1P2 317 96 15,9 26,6 81,08 57,85
M1P3 312 97 16,1 26,8 81,12 59,10
M1P4 319 98 16,5 27,0 84,46 61,35
M2P1 334 86 16,7 26,8 76,85 56,00
M2P2 348 92 16,9 26,7 84,92 61,80
M2P3 343 94 15,4 27,0 85,91 60,75
M2P4 358 94 16,7 26,8 89,51 64,00
M3P1 365 76 16,6 27,1 75,01 55,60
M3P2 420 77 17,5 26,9 86,23 59,45
M3P3 423 77 16,3 26,8 86,63 59,56
M3P4 425 75 19,7 27,0 85,95 61,21
Ghi chú: CV (%) = 4,3; LSD.05 = 4,2 tạ/ha.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
287
3.2.3. Kết quả nghiên cứu tại Đắk Lắk
Số liệu ở bảng 9 và 10 cho thấy: Trong vụ
Đông Xuân, năng suất thực thu ở mật độ gieo
140 kg/ha (M2) và 160 kg/ha (M3) đạt cao hơn
các công thức còn lại. Giữa mức gieo 140 kg/ha
và 160 kg/ha năng suất chênh lệch chưa rõ rệt
(66,5 và 67,3 tạ/ha). Trong vụ Hè Thu, công thức
M2P4 đạt năng suất cao nhất (67,1 tạ/ha).
Bảng 9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(vụ ĐX2010 - tại Đắk Lắk)
Ký hiệu Số bông
/m2
Hạt chắc
/bông
Tỷ lệ
lép (%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 337 81 14,1 27,2 74,2 54,2
M1P2 343 84 15,4 27,4 78,9 56,4
M1P3 341 82 17,6 27,5 76,9 56,9
M1P4 347 86 18,7 27,2 81,2 59,6
M2P1 404 76 15,3 27,0 82,9 59,2
M2P2 417 77 16,2 27,3 87,7 63,4
M2P3 413 78 17,4 27,0 87,0 61,8
M2P4 427 78 16,8 27,5 91,6 66,5
M3P1 439 70 16,3 27,0 83,0 60,6
M3P2 448 73 15,1 27,3 89,3 63,5
M3P3 453 73 17,3 26,8 88,6 64,7
M3P4 460 74 17,4 27,1 92,2 67,3
Ghi chú: CV (%) = 7,3; LSD.05 = 4,6 tạ/ha.
Bảng 10. Trung bình các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
(vụ Hè Thu 2009& 2010 - tại Đắk Lắk)
Ký hiệu Số bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%)
K.lượng
1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTB
(tạ/ha)
M1P1 320 89 13,8 27,1 77,18 55,40
M1P2 324 92 13,2 27,4 81,67 57,85
M1P3 332 93 15,3 27,2 83, 98 58,10
M1P4 325 98 15,2 27,2 86,47 60,95
M2P1 354 85 14,7 27,2 81,84 57,45
M2P2 361 90 16,1 27,3 88,70 61,85
M2P3 362 90 14,6 27,3 88,78 64,15
M2P4 382 93 17,4 27,2 96,63 67,10
M3P1 385 79 15,6 27,0 82,12 57,40
M3P2 390 85 15,4 27,3 90,50 62,20
M3P3 387 84 15,4 27,0 87,77 63,40
M3P4 393 88 17,6 27,1 93,72 66,50
Ghi chú: CV (%) = 3,8; LSD.05 = 4,53 tạ/ha.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
288
3.3. Kết quả trình diễn kỹ thuật canh tác tại
một số vùng bấp bênh nước tưới
Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật canh tác lúa ở vùng bấp bênh nước tưới tại
một một số địa phương (bảng 11) cho thấy:
Với giống lúa CH207, CH208 và kỹ thuật
canh tác thích hợp đạt năng suất từ 54,7 - 65,7
tạ/ha, cao hơn so với các giống lúa và kỹ thuật
đang sử dụng ở địa phương với 43,8 - 50,2 tạ/ha.
Tổng thu nhập/ha của giống lúa CH207,
CH208 đạt từ 28,99 - 35,47 triệu đồng/ha với
mức lãi từ 14,21 - 19,48 triệu đồng/ha. Với các
giống lúa và kỹ thuật đang sử dụng ở địa phương
có tổng thu nhập từ 23,65 - 30,40 triệu đồng/ha,
mức lãi từ 9,94 - 11,74 triệu đồng/ha. Mức lãi
ròng/ha ở giống CH207, CH208 cao hơn đối
chứng từ 3,53 - 9,10 triệu đồng/ha.
Bảng 11. Năng suất và hiệu quả kinh tế của một số giống lúa chịu hạn
Vụ sản xuất Tên giống
lúa sản xuất
NSTT
(tạ/ha)
Tổng chi phí
(tr.đ/ha)
Tổng thu
nhập/ha
(tr.đ/ha)
Lãi ròng
(tr.đ/ha)
Tỷ suất
lợi nhuận
Phù Cát - B.Định
(Đ.Xuân 2011)
CH207
CH208
ML202
Đ/C (ML202)
58,4
61,0
53,2
46,5
13,344
13,344
13.344
12,434
30,368
31,720
27,664
24,180
17,024
18,376
14,320
11,746
1,27
1,37
1,07
0,94
Bác Ái - N.Thuận
(Mô hình vốn của tỉnh -
Hè Thu 2010)
CH207
CH208
ML202
Đ/C (ML202)
54,7
56,3
49,8
45,2
14,774
14,774
14,774
13,272
28,991
29,839
26,394
23,656
14,217
15,065
11,620
10,684
0,96
0,99
0,78
0,80
Ninh Phước - N.Thuận
(Đ.Xuân 2011)
CH207
CH208
ML48
Đ/C (ML48)
59,7
64,2
50,6
43,8
15,188
15,188
15,188
13,272
32,238
34,668
27,324
23,652
17,050
19,480
12,136
10,380
1,15
1,31
0,82
0,78
Krôngana -
Đắk Lắk
(Đ.Xuân 2011)
CH207
CH208
LC93-4.
Đ/C (LC93-4)
62,4
65,7
56,3
50,2
18,314
18,314
18,314
17,168
33,696
35,478
30,402
27,108
15,382
17,164
12,088
9,940
0,84
0,93
0,66
0,58
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
(1). Đã tuyển chọn được 04 giống lúa có khả
năng chịu hạn tốt, thích hợp với vùng Tây
Nguyên cả trong vụ Đông Xuân và Hè Thu là:
CH207, CH208, IR74371-54, IR78913-3-19,
năng suất đạt 61,3 - 69,9 tạ/ha). Giống lúa chịu
hạn thích hợp cho vùng Nam Trung Bộ cả trong
vụ Đông Xuân và Hè Thu là CH207, CH208,
năng suất đạt từ 53,1 - 67,5 tạ/ha.
(2). Đối với vùng thiếu chủ động nước ở
Tây Nguyên, mật độ gieo 140 kg/ha kết hợp mức
phân bón 120 N + 80 P2O5 + 80 K2O đạt năng
suất cao cả trong vụ Đông Xuân và Hè Thu (66,5
- 67,1 tạ/ha).
- Đối với vùng Nam Trung Bộ, Vụ Đông
Xuân với mức gieo 160 kg/ha kết hợp với mức
phân bón 120 N + 80 P2O5 + 80 K2O đạt năng
suất 63,2 tạ/ha cao hơn các công thức còn lại
nhưng mức độ chênh lệch không nhiều. Vụ Hè
Thu, ở mức gieo 140 kg/ha kết hợp mức phân bón
120 N + 80 P2O5 + 80 K2O đạt năng suất cao hơn
các công thức khác (64,0 tạ/ha).
(3). Đã xây dựng được 3 mô hình giống lúa
chịu hạn, năng suất đạt từ 56,3 - 65,7 tạ/ha cao
hơn đối chứng trong cùng điều kiện canh tác từ
5,2 - 13,6 tạ/ha. Lợi nhuận thu được cao hơn đối
chứng từ 2,7 - 7,3 triệu đồng/ha
- Sử dụng giống lúa có khả năng chịu hạn
(CH207, CH208) với mật độ gieo và mức phân
bón thích hợp sẽ tăng năng suất từ 10,9 - 15,5
tạ/ha, lãi ròng tăng từ 4,28 - 7,73 triệu đồng/ha so
với giống đang sử dụng và kỹ thuật đang sử dụng
ở địa phương.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
289
(4). Đã xây dựng được 02 quy trình kỹ thuật
canh tác lúa chịu hạn (01cho vùng Nam Trung
Bộ và 01 quy trình cho vùng Tây Nguyên
4.2. Đề nghị
Xây dựng thêm một số mô hình trình diễn về
kỹ thuật canh tác lúa cho vùng bấp bênh về nước
tưới nhằm khuyến cáo rộng rãi tới nông dân, góp
phần nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho
người sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Giang (2002). Hội thảo tiềm năng, thách thức
và triển vọng phát triển cây lúa cạn ở những vùng
sinh thái khô hạn, không chủ động nước, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2002.
2. Đào Minh Sô, Đỗ Khắc Thịnh (2010). Tình hình sản
xuất lúa cạn ở Tây Nguyên và Kết quả chọn tạo
giống lúa chịu hạn của Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam giai đoạn 2005 - 2009, Kỷ
yếu khoa học 2005 - 2010 kỷ niệm 85 năm thành lập
Viện 1925 - 2010, trang 29 - 39.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_131_9845_2130449.pdf