Tài liệu Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội và trường hợp cô bé tro bếp (Aschenputtel) - Ôn Thị Mỹ Linh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0003
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 15-20
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ XÃ HỘI
VÀ TRƯỜNG HỢP CÔ BÉ TRO BẾP (ASCHENPUTTEL)
Ôn Thị Mỹ Linh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Tóm tắt. Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội là một trong những phương pháp
tiếp cận truyện cổ hiệu quả của học giả thế giới. Với quan niệm truyện cổ phản ánh hiện
thực, các nhà nghiên cứu khám phá các khía cạnh khác nhau của hiện thực được tái hiện
trong truyện cổ. Vận dụng lí thuyết của phương pháp tiếp cận lịch sử xã hội, bài viết đi sâu
tìm hiểu hệ quy tắc ứng xử và hệ giá trị xã hội được bộc lộ qua các mối quan hệ liên cá
nhân trong Cô bé tro bếp. Cô bé tro bếp thuộc type truyện số 510A, có mặt trong hầu hết
kho tàng truyện cổ các nước. Bản kể của anh em nhà Grimm, thông qua sự xung đột phức
tạp của mối quan hệ dì ghẻ - con chồng đã nhấn mạnh hiện thực của xã hội p...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội và trường hợp cô bé tro bếp (Aschenputtel) - Ôn Thị Mỹ Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0003
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 15-20
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ XÃ HỘI
VÀ TRƯỜNG HỢP CÔ BÉ TRO BẾP (ASCHENPUTTEL)
Ôn Thị Mỹ Linh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Tóm tắt. Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội là một trong những phương pháp
tiếp cận truyện cổ hiệu quả của học giả thế giới. Với quan niệm truyện cổ phản ánh hiện
thực, các nhà nghiên cứu khám phá các khía cạnh khác nhau của hiện thực được tái hiện
trong truyện cổ. Vận dụng lí thuyết của phương pháp tiếp cận lịch sử xã hội, bài viết đi sâu
tìm hiểu hệ quy tắc ứng xử và hệ giá trị xã hội được bộc lộ qua các mối quan hệ liên cá
nhân trong Cô bé tro bếp. Cô bé tro bếp thuộc type truyện số 510A, có mặt trong hầu hết
kho tàng truyện cổ các nước. Bản kể của anh em nhà Grimm, thông qua sự xung đột phức
tạp của mối quan hệ dì ghẻ - con chồng đã nhấn mạnh hiện thực của xã hội phong kiến phụ
quyền, đồng thời thổi vào câu chuyện bầu không khí lãng mạn của nước Đức thế kỉ XIX.
Từ khóa: Truyện cổ Grimm, trường phái lịch sử - xã hội, Cô bé tro bếp.
1. Mở đầu
Công việc sưu tầm truyện cổ tích của Jacob Grimm (1785 - 1863) và Wilhelm Grimm (1786
- 1859) diễn ra trong bối cảnh nước Đức bị chia cắt với hàng trăm bang nhỏ; chủ nghĩa lãng mạn
đang dần định hình với nhiều cuộc vận động của học giả, nghệ sĩ, nhà văn hóa nhằm khôi phục
tinh thần dân tộc toàn vẹn, xây dựng một nước Đức thống nhất về phương diện văn hóa. Sưu tầm
thơ ca dân gian nổi lên như một trào lưu ở Đức lúc bấy giờ, với những tên tuổi lớn như Johann
Gottfried Herder, Archim von Arnim và Clemens Brentano.
Tinh thần thời đại, dự định của Arnim và Brentano đã đưa Jacob và Wilhelm đến với con
đường sưu tầm truyện cổ. Tập Truyện kể trong nhà và cho trẻ nhỏ (Kinder und Hausma¨rchen) được
Jacob Grimm (1785 -1863) và Wilhelm Grimm (1786 -1859) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1812.
Kể từ đó, truyện cổ Grimm luôn là cuốn sách được yêu thích và bán chạy ở Đức, sau Kinh Thánh.
Truyện Grimm cũng là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của học giả Mỹ và châu Âu. Các nhà Grimm
học đã tìm cách giải mã những câu chuyện kể của anh em nhà Grimm bằng nhiều cách khác nhau,
trong đó có nỗ lực của trường phái lịch sử xã hội.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến lí thuyết về nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn của
trường phái lịch sử xã hội và vận dụng lí thuyết đó vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể: truyện
cổ Cô bé tro bếp (Aschenputtel) hay còn có tiêu đề dịch quen thuộc hơn với độc giả Việt Nam Cô
bé lọ lem.
Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016
Liên hệ: Ôn Thị Mỹ Linh, e-mail: onmylinh@gmail.com
15
Ôn Thị Mỹ Linh
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Từ góc nhìn lịch sử xã hội
Để tìm hiểu ý nghĩa của truyện cổ, các học giả của khuynh hướng lịch sử xã hội đặt truyện
cổ trong ngữ cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa. Các nhà nghiên cứu này coi truyện cổ là sản phẩm
của hoàn cảnh lịch sử xã hội, do đó, truyện cổ phản ánh các điều kiện, giá trị, tín ngưỡng, vấn đề
xã hội, chính trị và hệ tư tưởng của dân tộc ở thời điểm nhất định. Họ thừa nhận truyện cổ phản
ánh hiện thực, dù mỗi nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào một khía cạnh khác nhau của hiện thực.
Lutz Ro¨hrich, trong cuốn Truyện cổ và hiện thực (1959), nhận định: “Truyện cổ phản chiếu hiện
thực nơi mà chúng được tạo ra, nhân vật và khung cảnh được xây dựng trên cơ sở những con người
thực và môi trường văn hóa của họ” [5;887]. Eugen Weber giải thích rõ hơn, truyện cổ phản ánh
điều kiện sống của người kể chuyện và người nghe [10;96]. Như vậy theo Weber, điều kiện lịch sử
xã hội văn hóa - môi trường sống của người kể chuyện và người nghe chi phối tới việc lựa chọn,
hình thành các chi tiết trong truyện cổ. Trong công trình nghiên cứu truyện cổ vùng Schleswig -
Holstein của mình, Margarethe Wilma Sparing cho rằng để hiểu được ý nghĩa của truyện cổ cần
trả lời hai câu hỏi: Truyện cổ phản chiếu nhận thức của con người về hiện thực đến mức độ nào?
Những khía cạnh nào của thế giới quan được đề cập tới trong truyện cổ tích? Nhà nghiên cứu nhận
định, thông qua việc phân tích các mối quan hệ liên cá nhân trong truyện cổ tích, người đọc có
thể nhận ra quan niệm về con người và tự nhiên được chuyển tải trong đó [8;36-46]. Hiện thực
theo Sparing chính là hiện thực về các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, tự nhiên và hiện thực tư
tưởng. Cũng đặt truyện cổ trong ngữ cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, Bengt Holbek, nhà folklore học
người Đan Mạch, cho rằng trong truyện cổ có những chi tiết tượng trưng cho thế giới thực, thế giới
được trải nghiệm bởi người kể chuyện và người nghe kể chuyện. Theo Holbek, giải mã những chi
tiết biểu tượng này sẽ giúp người đọc hiểu được những vấn đề xã hội, những mơ ước và lí tưởng
của một cộng đồng ở một thời điểm nhất định [6;435]. Robert Darnton, khi phân tích truyện cổ
Pháp cho rằng: “truyện cổ là những tài liệu lịch sử” và tìm thấy sợi dây liên hệ giữa truyện cổ Pháp
và hệ thống quan niệm về con người, tự nhiên, xã hội của nước Pháp thế kỉ XVIII.
Tiếp cận truyện cổ Grimm từ góc nhìn lịch sử xã hội là cách thức của một số nhà Grimm học
như Ruth Bottigheimer và Jack Zipes. Bottigheimer chú ý tới mối quan hệ phức tạp giữa truyện
cổ và xã hội, khẳng định: truyện cổ Grimm là thông điệp của hiện thực thường ngày [1;17]. Đặt ra
vấn đề mới trong mối quan hệ giữa truyện cổ và hiện thực, Jack Zipes cho rằng truyện cổ không
chỉ phản ánh hiện thực, mà truyện cổ còn tác động trở lại hiện thực. Qua việc khảo sát truyện cổ
Grimm, Zipes viết: “Truyện cổ Grimm tham gia mạnh mẽ vào việc hình thành các tín ngưỡng,
quy tắc ứng xử và phản ánh những thay đổi của trật tự xã hội Đức” [12;134]. Zipes và những nhà
nghiên cứu theo khuynh hướng lịch sử xã hội đã phần nào chịu ảnh hưởng lí thuyết văn hóa của
Clifford Geertz. Theo Geertz, có thể tìm hiểu giá trị xã hội, văn hóa thông qua việc nhận diện hệ
các quy tắc ứng xử [4;141].
2.2. Trường hợp Cô bé tro bếp
Cô bé tro bếp hay phiên bản Cô bé lọ lem do anh em nhà Grimm sưu tầm thuộc type truyện
số 510A Cinderella theo bảng chỉ dẫn về truyện cổ của Aarne-Thompson-Uther. Đây là một trong
những type truyện phổ biến nhất, hiện diện trong hầu hết kho tàng truyện cổ các nước. Các nhà
nghiên cứu đã vận dụng nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận type truyện này như thu thập dị
bản, tìm hiểu đường đi của type truyện này, tìm hiểu sự phản chiếu phong tục, tập quán hoặc xem
xét ý nghĩa giáo dục của câu chuyện. Trong bài viết này, chúng tôi muốn tìm hiểu truyện cổ Cô bé
tro bếp từ góc nhìn lịch sử xã hội, thông qua việc phân tích các mối quan hệ liên cá nhân thấy được
16
Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội và trường hợp Cô bé tro bếp (Aschenputtel)
hệ các quy tắc ứng xử và hệ các giá trị xã hội.
Truyện Cô bé tro bếp đề cập tới mối quan hệ gia đình phức tạp giữa dì ghẻ và con chồng,
giữa người con riêng của chồng và người con riêng của vợ. Người dì ghẻ bộc lộ ác cảm của mình
với người con riêng của chồng khi bắt cô bé tội nghiệp phải làm tất cả công việc trong gia đình,
chui rúc nơi xó bếp tồi tàn. Chính vì suốt ngày lủi thủi nơi xó bếp, mặt lúc nào cũng lọ lem vì tro
bếp mà người con riêng được gọi là cô bé tro bếp hay cô bé lọ lem. Lòng ác độc thể hiện rõ hơn
khi người dì ghẻ gieo cho cô bé niềm hi vọng được tham gia lễ hội do nhà vua tổ chức nhưng ngay
lập tức làm cô bé tuyệt vọng vì điều kiện để được đi là công việc mình cô không thể thực hiện nổi.
Như Cashdan đã nhận xét: “Người dì ghẻ rõ ràng là không có ý định để cô bé lọ lem tham gia lễ
hội bởi vì công việc mụ giao cô bé không có cách nào hoàn thành theo thời gian quy ước” [2;96].
Trước thái độ của người dì ghẻ, người con riêng tỏ ra phục tùng trong hầu hết các trường hợp. Cô
bé làm lụng suốt ngày không một lời phàn nàn và sống nơi xó bếp tồi tàn không một lời kêu ca. Cô
bé chấp nhận yêu cầu của người dì ghẻ dù rõ ràng cô bé nhận ra đó là công việc ngoài khả năng
thực hiện. Thái độ cư xử độc ác mà hai người con riêng của người dì ghẻ dành cho cô bé lọ lem
chứng tỏ tâm hồn ác độc của hai người em chính là bản sao tâm hồn của người dì ghẻ.
Trên bề mặt câu chuyện, sự xung đột trong mối quan hệ dì ghẻ - con chồng, con riêng của
chồng và con riêng của vợ là mối quan hệ một chiều: đàn áp và phục tùng. Nhưng ở chiều sâu, sự
phản kháng và chủ động của người con riêng yếu thế vẫn được bộc lộ qua một vài chi tiết: cô bé lọ
lem cầu xin sự giúp đỡ từ lực lượng trợ giúp để thực hiện yêu cầu dường như bất khả thi của người
dì ghẻ; cô bé che giấu giá trị của bản thân qua gương mặt lấm lem và hạn chế sự căng thẳng của
mâu thuẫn khi thay vì xin người cha tặng quà là đồ trang sức quý giá như hai người em con riêng
của dì ghẻ, cô bé chỉ yêu cầu một cành cây tầm thường. Tất cả những điều đó đã khiến người dì
ghẻ và con riêng của dì ghẻ, thậm chí cả người cha của cô bé tro bếp đều lầm tưởng và đánh giá
thấp nhan sắc cũng như khả năng của cô bé. Họ không thể tưởng tượng nổi một người nhọ nhem
như thế đến gần kết câu chuyện lại hiện ra trước mặt họ thật xinh đẹp như một nàng công chúa và
có những bước nhảy uyển chuyển cùng hoàng tử.
Nếu mối quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng được bộc lộ qua xung đột thì mối quan hệ giữa
người mẹ đẻ và con gái lại có tính chất hài hòa, hỗ trợ. Người dì ghẻ chỉ độc ác với cô bé lọ lem,
còn với hai người con đẻ của mình thì hết mực yêu thương: tìm mọi cách giúp hai người con gái
vượt qua được thử thách thử giày để trở thành vợ hoàng tử. Người mẹ đẻ của cô bé tro bếp trước
khi mất đã đưa ra lời hứa sẽ quan tâm tới cô bé dù ở bất kì nơi đâu và dường như có một sợi dây
liên hệ giữa linh hồn người mẹ với cây trồng trên mộ người mẹ và con chim đã trợ giúp cho cô bé
lọ lem. Dù tính chất của mối quan hệ mẹ đẻ - con gái này là trợ giúp, nhưng biểu hiện qua các mối
quan hệ cụ thể khác nhau. Nếu người mẹ đẻ ra cô bé tro bếp để lại cho cô bé những bài học đạo
đức như chăm chỉ và mộ đạo thì người dì ghẻ truyền cho con gái mình những bài học về việc sử
dụng mưu mẹo để đàn áp người khác và cách lừa dối để đạt mục đích bất chấp tất cả.
Mối quan hệ giữa người cha và con gái trong Cô bé tro bếp không được khắc họa rõ nét.
Bottigheimer phân tích chi tiết người cha mang một cành cây con về làm quà cho người con của vợ
trước theo yêu cầu của cô bé như biểu hiện của sự ủng hộ ngầm của ông dành cho cô. Bottigheimer
viết: “Trong phiên bản Cô bé lọ lem do anh em nhà Grimm sưu tầm, không có sự xuất hiện của
cô Tiên. Thay vào đó, cô bé lọ lem đã có sức mạnh từ sự trợ giúp của cha mẹ đẻ mình, bằng cách
trồng nhánh cây con mà người cha mang về trên ngôi mộ người mẹ và tưới cho cây con đó hàng
ngày bằng nước mắt của mình” [1;36]. Khi nhận nhánh cây con từ người cha, cô bé lọ lem đã cảm
ơn cha, nhưng sau đó, nước mắt cô đã rơi. Người cha dường như không mang lại cho con gái mình
một sự bảo vệ chắc chắn mà để cô bé tự mình đối mặt và giải quyết những rắc rối trong mối quan
hệ với dì ghẻ và những người con riêng của dì ghẻ.
17
Ôn Thị Mỹ Linh
Các mối quan hệ ngoài gia đình như hoàng tử với cô bé lọ lem và người con riêng của dì
ghẻ, cô bé lọ lem với lực lượng trợ giúp đáng chú ý ở một vài phương diện. Trong câu chuyện của
anh em nhà Grimm, hoàng tử ngay lập tức muốn sở hữu vẻ đẹp của cô bé lọ lem và chủ động tìm
mọi cách để phát hiện ra cô và đưa cô bé lọ lem vào sống trong cung qua việc thử giày. Lực lượng
trợ giúp cho cô bé lọ lem là chim bồ câu và cây con mọc lên từ mộ của người mẹ. Lực lượng trợ
giúp thực thi những công việc mà lẽ ra là trách nhiệm của bố mẹ cô bé: lắng nghe ước muốn của
cô bé, chia sẻ và giúp đỡ cô bé đạt được ước muốn. Như Maria Tatar nhận xét: “Cô bé lọ lem bị
người dì ghẻ và hai người con riêng của dì ghẻ ghét bỏ và làm nhục, trong khi tự nhiên lại trợ giúp
cho cô. Chim bồ câu giúp cô hoàn thành việc nhà và cây mọc trên mộ người mẹ lại mang lại cho
cô quần áo đẹp, đồ trang sức để cô tham gia lễ hội” [9;73].
Các mối quan hệ liên cá nhân trong và ngoài gia đình nói trên phản ánh những quy tắc ứng
xử và hệ giá trị xã hội vừa mang tính chất truyền thống vừa có bóng dáng của nước Đức giai đoạn
lãng mạn thế kỉ XIX. Câu chuyện Cô bé lọ lem phác họa bức tranh gia đình mà trên bề mặt câu
chuyện nổi lên vai trò và quyền lực của người phụ nữ trong gia đình. Những yếu tố bề mặt này đã
khiến Parsons đưa ra kết luận: “bản kể Cinderella của anh em nhà Grimm được bám rễ từ truyền
thống gia đình mẫu quyền” [7;145]. Tuy nhiên, cách nhìn của Cashdan sâu sắc hơn khi nhà nghiên
cứu cho rằng, việc người cha không giải quyết những xung đột trong gia đình “không có nghĩa là
vai trò của người cha mờ nhạt. Mà thực chất truyện cổ chú trọng hướng tới phản ánh mối quan hệ
giữa mẹ và con” [2;94]. Trong bản kể của anh em nhà Grimm, người cha thể hiện vai trò của mình
ở chỗ ra ngoài làm việc và kiếm tiền đáp ứng nhu cầu của cả gia đình. Người đàn ông dường như
không có ý định can thiệp và giải quyết xung đột giữa những người phụ nữ trong gia đình. Điều
này lí giải cho việc tại sao người cha của cô bé lọ lem không bảo vệ cô bé khỏi sự cư xử ác nghiệt
của người dì ghẻ. Những chi tiết này cho thấy câu chuyện được kể trong bối cảnh xã hội lịch sử mà
người phụ nữ thể hiện vai trò của mình trong gia đình và người đàn ông thể hiện vai trò của mình
ngoài xã hội.
Những dấu ấn của xã hội phong kiến phụ quyền cũng được tái hiện trong Cô bé lọ lem qua
những quy tắc ứng xử của vua với dân, của người đàn ông chọn vợ và những chuẩn mực đạo đức
dành cho người phụ nữ.
Nhà vua - đại diện của quyền lực phong kiến đã tổ chức lễ hội ở cung đình nhằm chọn người
con gái xinh đẹp nhất cho con trai mình. Trở thành vợ của hoàng tử là giấc mơ của mọi cô gái và
để vượt qua thử thách của hoàng tử, trong một số trường hợp, các cô gái bất chấp thủ đoạn, mưu
mẹo và chấp nhận đau đớn như hai người con riêng của mụ dì ghẻ. Dù những người con gái này có
khao khát đến mấy trong việc theo đuổi giấc mơ làm vợ hoàng tử, họ chỉ ngồi ở nhà, đợi người đàn
ông lí tưởng đến và đưa ra thử thách cùng quyết định về người thắng cuộc. Vai trò khác biệt của
việc tìm kiếm người bạn đời và được tìm kiếm được quy định bởi giới, phản ánh rõ nét bối cảnh
lịch sử của xã hội phụ quyền.
Câu chuyện Cô bé tro bếp bộc lộ quan niệm truyền thống về cái Đẹp và đưa ra thông điệp
định hướng giáo dục những cô gái trở thành người phụ nữ chuẩn mực về đạo đức.
Chi tiết thử giày đã gợi ra mối tương quan giữa bàn chân nhỏ và người phụ nữ đẹp. Quan
niệm người phụ nữ có bàn chân nhỏ là người phụ nữ đẹp và cao quý có mặt trong nhiều nền văn
hóa khác nhau. Quan niệm này, như Dundes đã chỉ ra, có nguồn gốc từ thói quen bó chân của
những cô gái con nhà giàu trong quá khứ [3;103-104]. Quan niệm này cũng hình thành từ thực tế
lịch sử xã hội: những cô gái xuất thân trong gia đình giàu có, có địa vị trong xã hội không phải lao
động chân tay vất vả, vì thế bàn chân họ không bị to và thô kệch giống như những cô gái xuất thân
lao động nghèo khó. Cái Đẹp được nhận diện qua đôi bàn chân nhỏ nhắn và vợ của hoàng tử phải
là người con gái xinh đẹp nhất phản chiếu hiện thực xã hội: cái Đẹp được sinh ra và thuộc về tầng
18
Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội và trường hợp Cô bé tro bếp (Aschenputtel)
lớp giàu có, cao quý.
Đức hạnh của người phụ nữ cũng được định hướng thông qua những thông điệp đạo đức
trong Cô bé tro bếp của anh em nhà Grimm. Như nhà Grimm học Zipes đã chỉ ra, anh em nhà
Grimm đã trau chuốt hình ảnh của những người phụ nữ trẻ trong câu chuyện cổ của mình, nhấn
mạnh vào những chuẩn mực đạo đức như đức hi sinh, biết nghe lời và chăm chỉ, siêng năng - những
phẩm chất của người trung lưu theo đạo Tin Lành [11;142]. Cô bé tro bếp đã miêu tả nhân vật nữ
chính như một cô bé có hoàn cảnh đáng thương nhưng lại hết sức xinh đẹp, chăm chỉ, biết nghe lời
và với những đức tính này, cô gái xứng đáng được làm vợ hoàng tử. Và “thông qua vẻ ngoài xinh
đẹp, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cô bé lọ lem đã thành công trong việc đạt được vị thế xã hội cao
hơn” [9;223]. Trở thành vợ của hoàng tử, giành được vị thế xã hội cao hơn xuất thân chính là phần
thưởng cho cô bé tro bếp vì những đức tính tốt đẹp ấy.
Bản kể của anh em nhà Grimm cũng đặt ra mối tương quan giữa ngoại diện và tâm hồn. Tuy
cả cô bé tro bếp và hai người con riêng của dì ghẻ đều là những cô gái xinh đẹp nhưng phẩm chất
đạo đức mới là yếu tố quyết định sự thưởng và phạt. Nếu cô bé tro bếp được phần thưởng và trở
thành vợ hoàng tử, hưởng sự giàu có, sung túc, vị thế xã hội cao quý thì hai người con riêng của dì
ghẻ lại bị trừng phạt với những bàn chân bị cắt, gọt đến chảy máu và hai đôi mắt bị mù. Cách cô
bé lọ lem và hai người con riêng dì ghẻ được thưởng và phạt truyền tải lời khuyên tới những cô gái
trẻ: nên tránh xa sự ghen tức, đố kị và phải đối xử với người khác bằng lòng tốt và sự trung thực.
Một khía cạnh quan trọng khác của bài học đạo đức là vai trò quan trọng của người mẹ trong việc
giáo dục cách cư xử cho con gái. Nếu người mẹ của cô bé tro bếp đã thành công khi nỗ lực mang
đến cho cô con gái nhỏ những lời răn dạy về sự chăm chỉ, mộ đạo ngay trong cơn hấp hối và kết
quả là cô con gái ấy được hưởng giàu sang, hạnh phúc; người dì ghẻ cũng răn dạy những người
con gái của mình nhưng không phải là bài học đạo đức mà là cách áp bức cô bé tro bếp và cách
đánh lừa hoàng tử trong buổi thử giày chọn vợ và kết quả là sự đau đớn, thất bại của hai người con
riêng.
3. Kết luận
Như vậy, từ góc nhìn lịch sử xã hội, câu chuyện Cô bé tro bếp phản ánh những quy chuẩn
ứng xử và hệ giá trị của xã hội phong kiến phụ quyền trong đó, người đàn ông có nhiệm vụ đi tìm
kiếm, lựa chọn bạn đời và giải quyết công việc bên ngoài, trong khi người phụ nữ chờ đợi được
lựa chọn làm vợ và khi đã trở thành vợ thì đảm nhiệm các công việc gia đình. Cô bé tro bếp cũng
phản chiếu hiện thực của xã hội phong kiến, nơi cái Đẹp tồn tại và thuộc về giai cấp có địa vị xã
hội cao quý. Bản kể của anh em nhà Grimm, bên cạnh việc đề cập tới những giá trị và hệ quy tắc
ứng xử của xã hội phong kiến phụ quyền, còn thổi vào tâm hồn người đọc bầu không khí lãng mạn
với khao khát, hi vọng đổi thay. Giấc mơ của cô bé lọ lem, thoát khỏi xó bếp tồi tàn để đến cung
vua sang trọng, giàu có, bước chân từ địa vị yếu ớt bé nhỏ trong gia đình và xã hội lên địa vị tột
đỉnh cao quý thông qua việc giữ gìn phẩm chất đạo đức là giấc mơ thay đổi của chính anh em nhà
Grimm và người dân Đức thế kỉ XIX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ruth Bottigheimer, 1987. Grimms’Bad Girls & Bold Boys: The Moral & Social Vision of The
Tales. Yale.
[2] Sheldon Cashdan, 2008. Witch Must Die: The Hidden Meaning of Fairy Tales. Basic Books.
[3] Alan Dundes, 1982. Cinderella: A Casebook. Broadway Books.
[4] Clifford Geertz, 1973. The Interpretation of Cultures: Selected Essays. Basic Books.
19
Ôn Thị Mỹ Linh
[5] Donald Haase, 2008. The Greenwood Encyclopedia of Folktales and Fairy Tales: A-F.
Greenwood Press.
[6] Bengt Holbek, 1987. FF Communications. Suomalainen Tiedeakatemia.
[7] Linda Parsons, 2004. “Ella Evolving: Cinderella Stories and the Construction of Gender-
Appropriate Behavior”. Journal of Children Education.
[8] Magarethe Sparing, 1984. The Perception of Reality in the Volkma¨rchen of
Schleswig-Holstein: A Study in Interpersonal Relationships and World View. University
Press of America.
[9] Maria Tatar, 1987. The Hard Facts of The Grimms’ Fairy Tales. Princeton University Press.
[10] Eugen Weber, 1981. “Fairies and Hard Facts: The Reality of Folktales”. Journal of the
History of Ideas 42 (1).
[11] Jack Zipes, 1988. The Brothers Grimm: from Enchanted Forests to the Modern World.
Routledge.
[12] Jack Zipes, 1991. Fairy Tales and The Art of Subversion The Classical Genre for Children
and the Process of Civilization. New York, Methuen.
ABSTRACT
The sociohistorical approach to folktales
and an analysis of the German Cinderella (Aschenputtel)
The question of how to interpret folktales and establish their meaning has been of interest
to scholars for a long time. The sociohistorical approach considers folktales to be products of
sociohistorical circumstances that reflect the conditions, values, religious beliefs, social concerns,
politic and ideologies of a people at a specific time. Aschenputtel is of the type “Cinderella”
classified as ATU 510A in the Aarne-Thompson-Uther index of folktales. The tale highlights the
reality of a patriarchal society, including the role of women in the family and feminine virtues.
Keywords: Grimm folktales, sociohistorical approaches, Cinderella.
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4033_otmlinh_2766_2132806.pdf