Tài liệu Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên Đại học Sư phạm: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0145
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 3-10
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Công Khanh
Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày nghiên cứu khái niệm trí tuệ xã hội và mô hình trí tuệ xã hội
của sinh viên đại học sư phạm. Dựa trên mô hình trí tuệ xã hội mang đặc trưng nghề nghiệp
của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP), tác giả đã thiết kế ra bộ trắc nghiệm để đánh giá
chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 20-25% sinh viên được
khảo sát có chỉ số SQ thấp (<90). Kết quả khảo sát cũng chỉ ra sinh viên ĐHSP có những
điểm mạnh (Năng lực nhận thức xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác
xã hội) và những điểm yếu (Năng lực thích ứng hoà nhập môi trường xã hội và Năng ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0145
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 3-10
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Công Khanh
Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày nghiên cứu khái niệm trí tuệ xã hội và mô hình trí tuệ xã hội
của sinh viên đại học sư phạm. Dựa trên mô hình trí tuệ xã hội mang đặc trưng nghề nghiệp
của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP), tác giả đã thiết kế ra bộ trắc nghiệm để đánh giá
chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 20-25% sinh viên được
khảo sát có chỉ số SQ thấp (<90). Kết quả khảo sát cũng chỉ ra sinh viên ĐHSP có những
điểm mạnh (Năng lực nhận thức xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác
xã hội) và những điểm yếu (Năng lực thích ứng hoà nhập môi trường xã hội và Năng lực
thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội).
Từ khóa:Trí tuệ xã hội, mô hình trí tuệ xã hội, trắc nghiệm trí tuệ xã hội, chỉ số trí tuệ xã
hội (SQ) của sinh viên đại học sư phạm.
1. Mở đầu
Edward Thorndike (1920), chuyên gia tâm lí học tại Đại học Columbia là người đầu tiên
nghiên cứu và xác định rõ nội hàm khái niệm “trí tuệ xã hội” (Social Intelligence - SI). Nghiên
cứu của ông khởi đầu với giả thuyết rằng, khả năng thấu hiểu người khác và khả năng hành động
thích hợp trong mối quan hệ giữa các cá nhân cũng là một thành phần của trí tuệ. Theo ông, trí
tuệ xã hội liên quan đến năng lực của một cá nhân để hiểu, kiểm soát người khác, để tham gia và
hành động thích ứng trong các tương tác xã hội. Nói khác đi, trí tuệ xã hội chính là năng lực hiểu
và kiểm soát mà mỗi cá nhân dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ với
người khác [4].
Karl Albrecht (2006) đã định nghĩa trí tuệ xã hội như là năng lực chung sống hoà thuận
cùng người khác, giành được sự ủng hộ, sự hợp tác của người khác. Trí tuệ xã hội là sự phối kết
hợp của tính nhạy cảm đối với nhu cầu, hứng thú của người khác mà đôi khi được gọi là tín hiệu
“radar xã hội”, thể hiện ở thái độ rộng lượng, vị tha, biết quan tâm đến người khác, cùng với một
loạt những kĩ năng thực tiễn giúp tương tác thành công với người khác ở bất kì môi trường, hoàn
cảnh nào [1].
Như vậy hiểu một cách chung nhất trí tuệ xã hội là những năng lực hoàn thành các nhiệm vụ
trong các hoạt động tương tác với người khác trong môi trường sống hàng ngày. Trí tuệ xã hội của
mỗi cá nhân được tạo thành từ các năng lực hiểu và tương tác thành công với người khác, nó thể
Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017
Liên hệ: Nguyễn Công Khanh, e-mail: congkhanh6@gmail
3
Nguyễn Công Khanh
hiện trong sự giao tiếp hiệu quả bằng lời/không bằng lời, ứng xử thông minh trên cơ sở nhận biết
sự độc đáo của mỗi người, nhạy cảm với tâm trạng của người khác, hoạt động một cách hiệu quả
cùng người khác. Trí tuệ xã hội của mỗi cá nhân cũng chịu sự chi phối của tâm trạng, xúc cảm,...
có tính mục đích, gắn với tình huống, bối cảnh, mang bản chất văn hoá-xã hội nhất định [2,3].
Nghề nghiệp của sinh viên sư phạm đòi hỏi phải phát triển các năng lực trí tuệ xã hội
Sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP) là những thấy cô giáo tương lai, đối tượng hoạt động
nghề nghiệp đặc thù của họ là con người – học sinh/đồng nghiệp/phụ huynh học sinh. Môi trường
hoạt động đặc trưng của sinh viên ĐHSP là cùng/ và với người khác. Các hoạt động của sinh viên
ĐHSP là các tương tác liên cá nhân trong những môi trường giáo dục luôn có tính mục đích, đòi
hỏi sự phong phú, đa dạng của các xúc cảm, tình cảm, các kiểu tương tác xã hội thích hợp, hiệu
quả... nhằm kiểm soát, biến đổi chủ thể của các quá trình tương tác xã hội này. Vì hoạt động dạy
và học của người giáo viên thực chất là quá trình tương tác liên cá nhân có tính định hướng, có
mục đích, chủ động, tích cực... nhằm làm biến đổi chủ thể - người học/học sinh [5, 6].
Do tính chất đặc thù của ngành học, sinh viên ĐHSP cần phải có khả năng nhạy cảm trong
các tình huống giao tiếp, tương tác xã hội, thấu hiểu nhu cầu, hứng thú, tình cảm, hoàn cảnh của
từng học sinh, có khả năng kiểm soát, hoá giải các xung đột, khuyến khích các tương tác nhóm. . .
một phổ rộng lớn các năng lực nhận thức, năng lực hành động thuộc về phạm trù trí tuệ xã hội.
Các ứng xử xã hội của sinh viên ĐHSP trong các tình huống tương tác xã hội luôn đòi hỏi tính mô
phạm – một yêu cầu về tính mẫu mực, hiệu quả, thể hiện đạo đức nghề nghiệp và luôn giầu cảm
xúc tích cực [7, 10]. Những đặc điểm nghề nghiệp đặc trưng này của sinh viên ĐHSP là cơ sở để
phát triển khái niệm trí tuệ xã hội, xác lập mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội phù hợp, phục vụ mục
tiêu đo lường, lượng giá chỉ số trí tuệ xã hội – SQ (Social Quotient) của sinh viên ĐHSP [9].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm trí tuệ xã hội và mô hình trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư
phạm
Dựa trên định nghĩa kinh điển có tính định hướng cho các nghiên cứu về trí tuệ xã hội của
Thorndike, chúng tôi đưa ra một định nghĩa làm việc về trí tuệ xã hội để xây dựng một mô hình
cấu trúc trí tuệ xã hội thích hợp với sinh viên ĐHSP sao cho vừa thể hiện được các nét đặc thù
nghề nghiệp, vừa có thể đo lường được các chỉ số SQ của sinh viên ĐHSP trong thực tiễn đời sống
thường ngày.
Trí tuệ xã hội của sinh viên ĐHSP là một tổ hợp các năng lực hiểu, làm chủ, điều khiển,
kiểm soát, quản lí có hiệu quả các hành vi tương tác xã hội, thể hiện ở sự nhận thức xã hội, chủ
động thiết lập duy trì các quan hệ xã hội, thích ứng, hoà nhập và giải quyết vấn đề một cách hiệu
quả trong các tương tác xã hội đặc trưng của sinh viên sư phạm [9].
Mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên ĐHSP theo chúng tôi gồm 4 thành tố: (1) Năng
lực nhận thức xã hội; (2) Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội; (3) Năng lực thích ứng hoà
nhập môi trường xã hội mới lạ; (4) Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội.
2.2. Trắc nghiệm đo lường chỉ số trí tuệ xã hội
Để đo lường chỉ số SQ của sinh viên ĐHSP, chúng tôi đã thiết kế một trắc nghiệm gồm 4
tiểu thang đo theo mô hình trí tuệ xã hội gồm 4 thành tố đã đề xuất ở trên. Trắc nghiệm này được
thiết kế theo cách tiếp cận năng lực, gồm 45 item, mỗi item có 4 lựa chọn, trong đó có một lựa
chọn thích hợp nhất, mỗi tiểu thang đo gồm 11-12 item. Mỗi item là một câu hỏi, hoặc một tình
4
Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm
huống liên quan đến khả năng suy nghĩ chọn lựa được những hành động, giải pháp thích hợp hiệu
quả trong các tương tác xã hội đặc trưng của sinh viên ĐHSP. Mỗi item đo một biểu hiện hành vi
cụ thể phản ánh sự hiểu biết xã hội hoặc kĩ năng ứng xử khôn ngoan thuộc về một trong bốn nhóm:
năng lực nhận thức xã hội; năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội; năng lực thích ứng hoà
nhập môi trường xã hội mới và năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội.
Kết quả khảo sát trên 1379 sinh viên của 4 khoa: Ngữ văn, Lịch sử, Toán - Tin, Vật lí từ năm
thứ 2 đến năm thứ 4 của trường ĐHSP Hà Nội và trường ĐHSP Thái Nguyên (năm 2011-2012)
cho thấy có 40 item của bộ trắc nghiệm đo SQ của sinh ĐHSP có độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt,
độ hiệu lực, đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường của trắc nghiệm. Mỗi tiểu thang đo chỉ giữ lại 10
item.
Trắc nghiệm đo lường chỉ số trí tuệ xã hội có độ tin cậy Cronbach alpha ở mức khá (r =
0,67) [9].
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh gía độ hiệu lực cấu trúc của
trắc nghiệm này. Kết quả phân tích nhân tố bằng phần mềm SPSS cho thấy cả 4 tiểu thang đo của
trắc nghiệm đo chỉ số SQ chiết xuất được 1 nhân tố chung. Nhân tố chung này có trị số đặc trưng
(Initial Eigenvalues) là 1,746, giải thích cho 43,66% tổng biến thiên của 4 biến - 4 tiểu thang đo
được đưa vào chiết xuất nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các hệ số chứa (factor loadings
– hệ số tương quan với nhân tố chung) của 4 tiểu thang đo khá cao - từ 0,538 đến 0,738. Kết quả
này chứng minh độ hiệu lực cấu trúc của trắc nghiệm đo SQ phù hợp với mô hình lí thuyết mà
chúng tôi đã đề xuất [9].
2.3. Kết quả đánh giá chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên đại học sư phạm
Kết quả phân tích đánh giá điểm trung bình (điểm thô) trên các tiểu thang đo và điểm tổng
(điểm thô) của trắc nghiệm đo SQ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) và
Đại học Sư phạm Thái Nguyên (ĐHSPTN) được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1 Điểm trung bình (điểm thô) trên các tiểu thang đo
và điểm chuẩn SQ của SV 2 trường ĐHSPHN và ĐHSPTN
Trí tuệ xã hội Giới tính Mẫu(N) Điểm SQ
Mức độ
khác biệt
(Sig)
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Năng lực nhận thức XH ĐHSPHN 743 7,36 1,66 .005
ĐHSPTN 636 7,10 1,75
Năng lực thiết lập, duy trì các quan
hệ XH ĐHSPHN 743 5,05 1,64 .900
ĐHSPTN 636 5,04 1,59
Năng lực thích ứng hoà nhập môi
trường XH ĐHSPHN 743 6,08 1,82 .000
ĐHSPTN 636 5,63 1,83
Năng lực giải quyết vấn đề trong các
tương tác XH ĐHSPHN 743 7,36 1,72 .670
ĐHSPTN 636 7,32 1,68
Chỉ số trí tuệ xã hội (điểm chuẩn
SQ) ĐHSPHN 743 101,18 15,25 .001
ĐHSPTN 636 98,59 14,59
5
Nguyễn Công Khanh
Chỉ số trí tuệ xã hội SQ (điểm chuẩn trung bình) của nhóm SV trường ĐHSPHN cao hơn
nhóm SV trường ĐHSPTN đến 2,6 điểm. Điều này phản ánh sự khác biệt về môi trường giáo dục
giữa 2 trường đại học sư phạm. Điều này dường như cũng phản ánh đúng thực tế: môi trường văn
hoá-xã hội, môi trường giáo dục của trường ĐHSPHN ở thủ đô thường được đánh giá cao hơn. Các
kết quả nghiên cứu của nước ngoài ở các công trình đã công bố (Goleman, 2006) cũng cho thấy
chỉ số SQ chịu sự chi phối của môi trường văn hoá xã hội. Sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số SQ
giữa các nhóm SV của 2 trường trong mẫu nghiên cứu này theo chúng tôi phản ánh đúng thực tế.
Kết quả phân tích điểm trung bình (điểm thô) trên các tiểu thang đo của trắc nghiệm trí tuệ
xã hội ở Bảng 1 cũng cho thấy hai thang đo: Năng lực nhận thức xã hội và Năng lực giải quyết vấn
đề trong các tương tác xã hội đều có điểm số trung bình cao hơn. Hai thang đo: Năng lực thích ứng
hoà nhập môi trường xã hội và Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội đều có điểm số trung
bình thấp hơn.
Mỗi tiểu thang đo trong mô hình cấu trúc phép đo SQ, đều chọn được 10 item đáp ứng các
yêu cầu đo lường, kết quả phân tích 40 item của phép đo cũng cho thấy không có item nào quá khó
hoặc quá dễ, cách tính điểm số của các item lại giống nhau (mỗi item chỉ được chọn 1 phướng án
thích hợp nhất – phù hợp với quan điểm của chuyên gia, sẽ đều được 1 điểm). Vậy điểm trung bình
cao hay thấp ở các tiểu thang này cũng được xem là những điểm mạnh/ điểm yếu về các năng lực
xã hội tương ứng của sinh viên ĐHSP. Như vậy sinh viên ĐHSP mạnh hơn ở 2 nhóm: Năng lực
nhận thức xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội, đồng thời yếu hơn ở 2
nhóm: Năng lực thích ứng hoà nhập môi trường xã hội và Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ
xã hội.
Điểm tổng thô của trắc nghiệm đo SQ của từng sinh viên được chúng tôi chuyển đổi thành
điểm chuẩn SQ – gọi là chỉ số SQ (theo công thức của Wechsler).
Trong đó: Xi: là điểm trắc nghiệm của cá thể thứ i; X¯: là điểm số trắc nghiệm trung bình
trong mẫu khảo sát sinh viên; SD: là độ lệch chuẩn.
Kết quả phân loại sinh viên thành 6 nhóm theo bảng phân loại điểm chuẩn SQ của trắc
nghiệm, được trình bày trong bảng 2:
- Nhóm điểm rất thấp (< 70); Nhóm điểm thấp (70 - 89); Nhóm điểm trung bình (90 - 109);
- Nhóm điểm trên trung bình (110 - 119); Nhóm điểm cao (120 - 129); Nhóm điểm rất cao
(≥ 130).
Bảng 2. Phân loại điểm chuẩn SQ trên mẫu sinh viên ĐHSP
Chỉ số trí tuệ
xã hội (SQ) Mẫu Điểm chuẩn SQ (%)
Rất thấp
< 70
Thấp
(70-89)
Trung bình
(90-109)
Trên trung
bình
(110–119)
Cao
120-129
Rất cao
≥ 130
Sinh viên
ĐHSPHN 743 2,1% 17,8% 46,5% 21,4% 9,4% 2,8%
Sinh viên
ĐHSPTN 636 3,4% 21,6% 48,5% 18,1% 7,3% 1,1%
Kết quả phân tích điểm chuẩn SQ cho thấy, số sinh viên có điểm chuẩn SQ rất thấp dưới 70
6
Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm
chiếm 2,1% - 3,4%. Số sinh viên có điểm chuẩn SQ thấp dưới 90 chiếm 17,8% - 21,6%. Số sinh
viên có điểm chuẩn SQ trung bình (90-109) chiếm 46,5%. Số sinh viên có điểm chuẩn SQ trên
trung bình (110-119) chiếm 18,1% - 21,4%. Số sinh viên có điểm chuẩn SQ cao (120-129) chiếm
7,3% - 9,4%. Số sinh viên có điểm chuẩn SQ rất cao (≥ 130) chiếm 1,1% - 2,8%.
Như vậy số sinh viên có điểm chuẩn SQ từ trung bình trở lên (≥ 90) chiếm 75% - 80,1%.
Số còn lại (khoảng 20% - 25%) nếu không phải là những sinh viên có thái độ làm test ẩu, thì họ là
những người có chỉ số SQ ở mức thấp hơn mức tối thiểu được mong muốn đối với một sinh viên
học ĐHSP và số này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ
học tập, rèn luyện để trở thành thầy cô giáo sau này.
Kết quả so sánh điểm chuẩn SQ trung bình theo phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) giữa sinh viên các khoa/ ngành học: Ngữ văn, Lịch sử, Toán - Tin, Vật lí, được trình bày
trong bảng 3. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm chuẩn SQ trung bình giữa
các ngành học. Nhóm sinh viên khoa Ngữ Văn có điểm chuẩn SQ trung bình cao nhất, khác biệt
có ý nghĩa với điểm chuẩn SQ trung bình của sinh viên các khoa Lịch sử, Toán, Vật lí. Như vậy
ngành học cũng có ảnh hưởng tới chỉ số SQ.
Bảng 3. Điểm SQ trung bình (điểm chuẩn) của sinh viên các khoa
Sinh viên các khoa Mẫu(N) Điểm SQ
Mức độ khác
biệt (Sig)
Trung bình Lệch chuẩn
Văn học 382 102,72 14,45
Lịch sử 367 98,68 15,85 0,000
Toán - Tin 341 98,87 13,60
Vật lí 299 99,35 15,73
Chỉ số trí tuệ xã hội (điểm chuẩn SQ) 1379 100 15,00
Kết quả so sánh điểm trung bình của các tiểu thang đo và điểm chuẩn SQ trung bình giữa
nhóm sinh viên nam với nhóm sinh viên nữ được trình bày trong Bảng 4 cho thấy có sự khác biệt
đáng kể. Điểm trung bình của sinh viên nữ cao hơn nhóm sinh viên nam một cách có ý nghĩa ở 3/4
tiểu thang đo: Năng lực nhận thức XH; Năng lực thích ứng hoà nhập môi trường xã hội; Năng lực
giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội. Điểm số của tiểu thang đo: Năng lực thiết lập, duy trì
các quan hệ xã hội không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Chỉ số trí tuệ xã hội SQ (điểm chuẩn) trung bình của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam
gần 5 điểm. Điều này phản ánh sự khác biệt về giới tính đã được dự đoán trước thể hiện trong
các công trình nghiên cứu về chỉ số EQ, SQ của các tác giả nước ngoài (Mayer, Salovey, 2000;
Goleman, 2006). Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đều cho thấy chỉ số EQ, SQ của nhóm
nữ luôn cao hơn của nhóm nam khoảng 4-5 điểm chuẩn. Như vậy giới tính được coi là một nhân
tố có ảnh hưởng đáng kể đến trí tuệ xã hội. Điều này phản ánh đúng thực tế vì nữ giới thường nhạy
cảm hơn nam giới trong lĩnh vực xúc cảm, tương tác xã hội.
Bảng 4. Sự khác biệt về điểm chuẩn SQ trung bình theo giới tính
Trí tuệ xã hội Giới tính Mẫu(N) Điểm SQ
Mức độ
khác biệt
(Sig)
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Năng lực nhận thức xã hội Nam 228 7,00 1,77 0,018
Nữ 1151 7,29 1,69
7
Nguyễn Công Khanh
Năng lực thiết lập, duy trì các quan
hệ xã hội Nam 228 5,00 1,68 0,700
Nữ 1151 5,05 1,60
Năng lực thích ứng hoà nhập môi
trường xã hội Nam 228 5,34 1,79 0,000
Nữ 1151 5,98 1,83
Năng lực giải quyết vấn đề trong các
tương tác xã hội Nam 228 6,84 1,92 0,000
Nữ 1151 7,44 1,63
Chỉ số trí tuệ xã hội (điểm chuẩn
SQ) Nam 228 95,54 15,87 0,000
Nữ 1151 100,87 14,67
Kết quả so sánh điểm trung bình của các tiểu thang đo và điểm chuẩn SQ trung bình giữa
nhóm sinh viên dân tộc Kinh với nhóm sinh viên thuộc các dân tộc ít người khác (bảng 5) cho thấy
có sự khác biệt đáng kể. Điểm trung bình của sinh viên dân tộc Kinh đều cao hơn nhóm sinh viên
các dân tộc khác một cách có ý nghĩa ở cả 4/4 tiểu thang đo và chỉ số SQ trung bình của SV là dân
tộc Kinh cao hơn SV là người thuộc các dân tộc khác đến hơn 6 điểm. Điều này phản ánh sự khác
biệt về môi trường sống, môi trường văn hoá/ tương tác xã hội khác nhau giữa sinh viên là người
Kinh và sinh viên là người thuộc các dân tộc khác. Như vậy môi trường văn hoá xã hội được coi là
một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến trí tuệ xã hội.
Bảng 5. Sự khác biệt về điểm chuẩn SQ trung bình theo thành phần dân tộc
Trí tuệ xã hội Dân tộc Mẫu(N) Điểm SQ
Mức độ
khác biệt
(Sig)
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Năng lực nhận thức xã hội Kinh 949 7,36 1,66 0,000
Dân tộc 430 6,99 1,76
Năng lực thiết lập, duy trì các quan
hệ xã hội Kinh 949 5,17 1,64 0,000
Dân tộc 430 4,75 1,53
Năng lực thích ứng hoà nhập môi
trường xã hội Kinh 949 6,08 1,81 0,000
Dân tộc 430 5,42 1,82
Năng lực giải quyết vấn đề trong các
tương tác xã hội Kinh 949 7,46 1,65 0,001
Dân tộc 430 7,07 1,77
Chỉ số trí tuệ xã hội (điểm chuẩn
SQ) Kinh 949 101,93 14,62 0,000
Dân tộc 430 95,69 14,95
3. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu trong vài thập kỉ gần đây của các nhà khoa học đã kết luận rằng con
người không chỉ có một kiểu trí tuệ duy nhất, mà là có nhiều kiểu trí tuệ. Mỗi kiểu trí tuệ là một
cách phát huy các kiểu mô đun thần kinh khác nhau và chúng đều quan trọng cho sự thành công
8
Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm
học đường, thành công trong cuộc sống và đều có thể bồi đắp phát triển nhờ giáo dục (không phải
cố định do gen di truyền). Những kiểu trí tuệ mới được phát hiện gần đây là trí tuệ cảm xúc (EI),
trí tuệ xã hội (SI).
Trí tuệ xã hội là một dạng trí tuệ mới, liên quan đến nhận thức xã hội và năng lực giải quyết
vấn đề một cách thông minh trong các hoạt động giao tiếp, ứng xử/ tương tác cùng người khác. Đó
là năng lực hiểu và kiểm soát mà mỗi cá nhân dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các
mối quan hệ với người khác Trí tuệ xã hội của mỗi cá nhân được tạo thành từ các năng lực hiểu và
tương tác thành công với người khác, nó thể hiện trong sự giao tiếp hiệu quả bằng lời/không bằng
lời, ứng xử thông minh trên cơ sở nhận biết sự độc đáo của mỗi người, nhạy cảm với tâm trạng của
người khác, hoạt động một cách hiệu quả cùng người khác. Trí tuệ xã hội của mỗi cá nhân cũng
chịu sự chi phối của tâm trạng, xúc cảm, giới tính... môi trường giáo dục, điều kiện văn hoá-xã hội.
Trí tuệ xã hội được đo bằng chỉ số SQ (Social Quotient).
2. Kết quả nghiên cứu chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên ĐHSP cho thấy sinh viên có
điểm chuẩn SQ từ trung bình trở lên (≥ 90 điểm) chiếm 75% - 80%. Số còn lại (20% - 25%) nếu
không phải là những sinh viên có thái độ làm test ẩu, thì dường như họ là những người có chỉ số
SQ ở mức thấp hơn mức tối thiểu được mong muốn đối với một sinh viên học ĐHSP và số này
có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở
thành thầy cô giáo sau này.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên ĐHSP mạnh nhất ở 2 nhóm: Năng lực nhận thức
xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội và yếu thế hơn ở 2 nhóm: Năng lực
thích ứng hoà nhập môi trường xã hội và Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội.
3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số SQ của sinh viên ĐHSP cho thấy
ngành học, giới tính, môi trường giáo dục, văn hoá – xã hội... đều có ảnh hưởng đáng kể đến trí
tuệ xã hội. Số liệu khảo sát sinh viên tốt nghiệp của trường ĐHSP Hà Nội cũng cho thấy, sinh viên
vừa tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục xã hội ngoài
giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục học sinh theo nhóm xã hội. Tất cả những khó khăn hay thiếu
hụt này, ít nhiều đều có liên quan đến các năng lực thuộc về trí tuệ xã hội [8]. Do vậy cần đổi mới
hơn nữa chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng coi trọng, ưu tiên phát triển các
năng lực tương tác xã hội/ phát triển kĩ năng xã hội.... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các năng
lực trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên ĐHSP để tăng cơ hội thành công nghề nghiệp và cơ hội thành
đạt, hạnh phúc sau khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Albrecht, K, 2006. Social Intelligence: the New Science of Success. Wiley.
[2] Goleman, D, 2006. Social Intelligence: The New Science of Human Relationships.
[3] Mayer, J.D, Salovey. S & Caruso.D, 2000. In R. J. Sternberg (Ed). (2000). Handbooks of
Intelligence. Cambrige University Press.
[4] Thorndike, E.L, 1920. Intelligence and its use. Harper’s Magazine, 140, 227-235.
[5] Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Tuyết Mai, 2017. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên sư phạm.
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 62(1A), tr. 125-133.
[6] Đặng Văn Đức, 2016. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng
lực. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 60-66.
[7] Ngô Vũ Thu Hằng, 2016. Một số kĩ năng giao tiếp sư phạm cần rèn luyện cho sinh viên sư
phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Số 61(8), tr. 37-45.
9
Nguyễn Công Khanh
[8] Nguyễn Công Khanh, 2016. Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt
nghiệp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 27-42.
[9] Nguyễn Công Khanh, 2012. Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài B2009-17-176: “Nghiên
cứu chỉ số trí tuệ xã hội của sinh viên trường ĐHSP”.
[10] Nguyễn Trọng Khanh, 2016. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo
dục phổ thông sau năm 2015. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A),
43-49.
ABSTRACT
Study Social Intelligence of Students in Universities of Education
Nguyen Cong Khanh
Center for Quality Assurance and Testing, Hanoi National University of Education
The article discusses the concept of social intelligence,the model of social intelligence
structure of education university students. Based on the model, the author has degsined a social
intelligent test for assessing the social quotient of students in Hanoi National University of
Education and Thai Nguyen University of Education. The SQ studying results have showed that
20-25% students surveyed had SQ standardised scores at low level (< 90). The SQ studying
results have showed that the students in universities of education have strongpoints (social
cognition ability; social problem-solving ability within interpersonal actions) and weak points
(social relationship preserving - developing ability; social adaptive and attunement ability).
Keywords: Social Intelligence (SI), Model of Social Intelligence Structure, A Social
Intelligent Test, Social Quotient (SQ) of Students in Universities of Education.
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4920_nckhanh_5273_2127477.pdf