Tài liệu Nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị tạo nguồn khí nén nhiệt độ cao để thử nghiệm máy lái PG-27 của tên lửa KH 35-E: Tên lửa & Thiết bị bay
P.Q.Tuấn, L.T.Tài, N.T.Bình,T.X.Long,T.Q.Yên,“Nghiên cứu, tính toán tên lửa Kh-35E.” 18
NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ
TẠO NGUỒN KHÍ NÉN NHIỆT ĐỘ CAO ĐỂ THỬ NGHIỆM
MÁY LÁI PG-27 CỦA TÊN LỬA KH 35-E
PHAN QUANG TUẤN*, LÊ THẠC TÀI*, NGUYỄN THANH BÌNH*,
TĂNG XUÂN LONG**, TẠ QUỐC YÊN***
Tóm tắt: Trong bài báo này, trên cơ sở vận dụng lý thuyết nhiệt khí động học,
trình bày các kết quả nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị tạo nguồn khí
nén nhiệt độ cao trong phòng thí nghiệm để cung cấp thử nghiệm máy lái PG-27 của
tên lửa Kh–35E. Các chỉ tiêu kỹ thuật nguồn khí công tác của thiết bị: áp suất, lưu
lượng, nhiệt độ phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng của nguồn khí nén nhiệt
độ cao trên khoang tên lửa Kh–35E.
Từ khóa: Máy lái PG- 27, Tên lửa Kh-35E.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng phối – bộ điều khiển tên lửa Kh-35E, nguồn khí nén
động lực cung cấp cho hệ thống bốn máy lái PG-27 hoạt động...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị tạo nguồn khí nén nhiệt độ cao để thử nghiệm máy lái PG-27 của tên lửa KH 35-E, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên lửa & Thiết bị bay
P.Q.Tuấn, L.T.Tài, N.T.Bình,T.X.Long,T.Q.Yên,“Nghiên cứu, tính toán tên lửa Kh-35E.” 18
NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ
TẠO NGUỒN KHÍ NÉN NHIỆT ĐỘ CAO ĐỂ THỬ NGHIỆM
MÁY LÁI PG-27 CỦA TÊN LỬA KH 35-E
PHAN QUANG TUẤN*, LÊ THẠC TÀI*, NGUYỄN THANH BÌNH*,
TĂNG XUÂN LONG**, TẠ QUỐC YÊN***
Tóm tắt: Trong bài báo này, trên cơ sở vận dụng lý thuyết nhiệt khí động học,
trình bày các kết quả nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị tạo nguồn khí
nén nhiệt độ cao trong phòng thí nghiệm để cung cấp thử nghiệm máy lái PG-27 của
tên lửa Kh–35E. Các chỉ tiêu kỹ thuật nguồn khí công tác của thiết bị: áp suất, lưu
lượng, nhiệt độ phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng của nguồn khí nén nhiệt
độ cao trên khoang tên lửa Kh–35E.
Từ khóa: Máy lái PG- 27, Tên lửa Kh-35E.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng phối – bộ điều khiển tên lửa Kh-35E, nguồn khí nén
động lực cung cấp cho hệ thống bốn máy lái PG-27 hoạt động trong giai đoạn tên lửa bay
hành trình đến mục tiêu là nguồn khí nén nhiệt độ cao trích ra từ sau máy nén khí của động
cơ tuốc bin phản lực. Với các thông số kỹ thuật sau: áp suất (6 8)np MPa , lưu lượng
(40 50)n
lQ
ph
, nhiệt độ 260 350 onT C .Thiết bị tạo nguồn khí nén nóng đạt yêu
cầu thử nghiệm là thiết bị chuyên dụng không có sẵn trên thị trường cũng như trong công
nghiệp. Việc tính toán lựa chọn phương án kỹ thuật tạo nguồn nhiệt và truyền nhiệt cho
dòng khí lưu thông có áp suất và lưu lượng trong đường ống đảm bảo nhiệt độ các phần tử
khí trong thời gian chảy từ đầu vào đến đầu ra của thiết bị gia nhiệt cấp cho máy lái, nhiệt
độ khí phải được nâng lên từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ yêu cầu 260 350 oC là
những nội dung nghiên cứu của bài báo này.
2. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT NGUỒN NHIỆT
Với mục đích tạo nguồn khí nén nhiệt độ cao cho cho máy lái hoạt động từ nguồn khí
nén công nghiệp nhiệt độ thường thì giải pháp kỹ thuật khả thi nhất là đặt đoạn đường ống
dẫn khí nén từ nguồn cấp khí nhiệt độ thường đến đầu máy lái trong lò tạo nhiệt bằng năng
lượng điện. Các yêu cầu của bài toán truyền nhiệt đặt ra là:
- Chọn vật liệu đường ống dẫn khí vừa có hệ số truyền nhiệt cao vừa đảm bảo độ bền
với áp suất làm việc (6 8)np MPa và nhiệt độ 260 350 onT C . Yêu cầu này được
thỏa mãn khi chọn đoạn ống dẫn khí bằng vật liệu đồng hoặc thép có độ dày cần thiết.
- Tính toán xác định độ dài L của đoạn ống đặt trong lò nhiệt sao cho các phần tử khí
chảy từ đầu vào đến đầu ra của lò nhiệt cấp cho máy lái hoạt động, nhiệt độ của nó phải
được nâng lên từ nhiệt độ thường omt = 25 CT đến nhiệt độ cần thiết 260 350 onT C .
- Tính toán xác định công suất của lò nhiệt lnN .
- Chọn giải pháp kết cấu để chế tạo đoạn ống dẫn khí nén đặt trong lò gia nhiệt sao cho
nó vừa đảm bảo tổn hao dòng chảy trong đường ống tăng lên không đáng kể so với đường
ống thẳng, vừa giảm được không gian choán chỗ của đoạn ống đặt trong lò nhiệt.
Dưới đây ta xét các bài toán nêu trên [1,2,3]
2.1. Tính toán độ dài L đoạn ống dẫn khí nén đặt trong lò gia nhiệt
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 19
Quá trình truyền nhiệt trong lò nhiệt là quá trình phức tạp bao gồm quá trình truyền nhiệt
đối lưu, quá trình bức xạ nhiệt. Để đơn giản bài toán ta xét quá trình truyền nhiệt từ nguồn
nhiệt đến các phần tử khí nén chảy trong đường ống chủ yếu là quá trình truyền nhiệt đối
lưu, còn ảnh hưởng của quá trình bức xạ nhiệt sẽ tính đến bằng hệ số thực nghiệm.
Các bước tính toán xác định độ dài đoạn ống dẫn khí nén như sau:
Bước 1: Xác định công suất nguồn nhiệt cấp cho dòng khí nén
Công suất nguồn nhiệt cấp cho dòng khí nén chạy trong đoạn đường ống dẫn khí đặt
trong lò nhiệt để nhiệt độ của các phần tử khí ở đầu vào của đoạn đường ống có nhiệt độ
môi trường o odvT = 25 C(298 K) và ở đầu ra đoạn ống nhiệt độ được nâng lên
o o
drT = 350 C(623 K) được xác định theo công thức sau:
. .t p dr dvN G C T T (1)
Trong đó: tN - công suất nguồn nhiệt cung cấp cho dòng khí ;
pC - Nhiệt dung riêng đẳng áp, op JC = 750 kg K
).
G - lưu lượng khối khí nén cấp cho máy lái hoạt động, đối với chất khí lý
tưởng:
3 5
3. 0,75.10 .8.10 7.10
. 287.298
n n
dv
Q P kg
G
R T s
(Ở đây: nQ và nP - lưu lượng thể tích và áp
suất nguồn khí nén cấp cho máy lái hoạt động,
3-3
n
l mQ = 45 = 0,75.10
ph s
và
5
n 2
N
P = 8.10
m
; R – Hằng số khí R= okJ287 kg. K
);
Thay các giá trị các tham số vào (1) ta có:
-3tN = 7.10 .750.(623 - 298)= 1706 W
Bước 2: Xác định diện tích truyền nhiệt
Diện tích truyền nhiệt của đoạn ống dẫn khí nén đặt trong lò nhiệt được xác định theo
công thức thực nghiệm của Newton – Richman:
* . .tE S T hay
*
.
tES
T
(2)
Trong đó: *tE - dòng tỏa nhiệt đối lưu từ thành ống dẫn khí nén đặt trong lò nhiệt đến
chất khí chảy trong ống. Theo giả thiết ban đầu, quá trình truyền nhiệt từ lò nhiệt đến dòng
khí chảy trong ống chủ yếu là quá trình tỏa nhiệt đối lưu, nên *t tE N = 1706 W ;
- hệ số tỏa nhiệt đối lưu, 2w m
;
T - độ chênh nhiệt độ trung bình logarit Ln.
Dưới đây ta lần lượt xác định các tham số T và
a. Xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu
Trong kỹ thuật nhiệt, hệ số tỏa nhiệt đối lưu α được xác định bằng thực nghiệm trên mô
hình vật lý đồng dạng với thiết bị nhiệt cần khảo sát. Để sử dụng lý thuyết đồng dạng về
tỏa nhiệt đôi lưu, dòng chảy khí nén trong ống dẫn khí phải là dòng chảy ổn định, tức là :
*e eR R ,
ne
4.Q
R =
d.
.
Trong đó: eR - hệ số Raynolds của dòng chảy;
*
eR - hệ số Reynolds tới hạn của dòng
chảy ổn định, *eR =2300; nQ - lưu lượng thể tích của dòng chảy trong ống,
Tên lửa & Thiết bị bay
P.Q.Tuấn, L.T.Tài, N.T.Bình,T.X.Long,T.Q.Yên,“Nghiên cứu, tính toán tên lửa Kh-35E.” 20
3-3
n
l mQ = 45 = 0,75.10
ph s
; d – đường kính trong của ống dẫn khí nén, ta chọn loại ống
có d = 0.016 m; - là độ nhớt đông học của không khí, 6 232,29.10 m s
.
Thay thế các giá trị vào công thức trên, ta có:
3
3 6
4.0,75.10
1984
.16.10 .32,29.10
eR
Như vậy, *e eR R và dòng chảy khí nén trong ống dẫn khí đặt trong lò nhiệt là dòng
chảy ổn định.
Đối với dòng chảy khí nén trong đường ống ổn định, hệ số tỏa nhiệt đối lưu được xác
định theo công thức sau:
.uN
d
(3)
Trong đó: uN - tiêu chuẩn đồng dạng nhiệt Nucent,
0,33 0,43 0,1u e r rN = 0,17.R .P .G (4)
Ở đây: rP - hệ số tiêu chuẩn đồng dạng nhiệt Prant, đối với dòng khí nén, rP = 0,685;
rG - Tiêu chuẩn đồng dạng nhiệt Grashop,
3
2
.
. .r
g d
G T
(5)
Với g - gia tốc trọng trường,
29,8mg s
;
β- Hệ số giãn nở thể tích của không khí khi thay đổi nhiệt độ.
3-3 6= 2,21.10 2,21.10o ol mK K
.
Thay các số liệu vào (5), ta có:
3-3
-3
r -6 2
9,8. 16.10
G = .2,21.10 .(623 - 298)= 2846
(32,29.10 )
.
Tiếp tục thay các giá trị tiêu chuẩn đồng dạng , ,e r rR P G vào (4) ta xác định được giá trị
tiêu chẩn đồng dạng uN :
0,33 0,43 0.1uN = 0,17.1984 .0,685 .2946 = 4,82 ;
– hệ số dãn nở không khí,
o
W
= 0,0372
m. K
.
Và cuối cùng thay số các giá trị uN , ,d vào (3) ta nhận được:
-3 2
4,82.0,372 W
= = 11,2
16.10 m
b. Xác định độ chênh nhiệt độ Logarit Ln
Độ chênh nhiệt độ trung bình Ln T được xác định theo công thức:
1 2
1
2
T T
T
T
Ln
T
(6)
Trong đó: 1T - Độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt ống dẫn và nhiệt độ khí nén ở đầu vào
đoạn ống, o o o1 to dvDT = T -T = 650 C - 25 C = 625 C (Ở đây toT - nhiệt độ bể mặt ống dẫn khí
nén, otoT = 650 C ; dvT - Nhiệt độ khí nén đầu vào đoạn ống,
o
dvT = 25 C ); 2T - Độ chênh
nhiệt độ giữa bề mặt ống dẫn và nhiệt độ khí nén đầu ra đoạn ống,
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 21
o o o
2 to drDT = T -T = 650 C - 350 C = 300 C (ở đây drT - nhiệt độ khí nén ở cuối đoạn ống,
o
drT = 350 C ).
Thay các giá trị vào (6), ta có:
625 300
449
625
300
o o
o
o
o
C C
T C
C
Ln
C
Như vậy, bằng công thức (3) và (6) ta đã xác định được các tham số: hệ số tỏa nhiệt đối
lưu α và độ chênh nhiệt độ trung bình logarit T . Thay các giá trị tham số α và T đã
nhận được vào (2) ta xác định được diện tích truyền nhiệt của đoạn ống dẫn khí nén đặt
trong lò nhiệt:
*
21706 0,35
11, 2.449.
tES m
T
Biết trước diện tích truyền nhiệt S, đường kính ngoài của đoạn ống dẫn khí nd , độ dài
đoạn ống dẫn khí nén đặt trong lò nhiệt được xác định theo công thức:
3
0,35
6, 2
. .18.10n
S
L m
d
Giá trị độ dài L của đoạn ống dẫn khí nén đặt trong lò nhiệt đã được xác định với giả
thiết sự truyền nhiệt trong lò nhiệt chủ yếu là quá trình tỏa nhiệt đối lưu và nhiệt độ bề mặt
ống dẫn khí được đốt nóng đồng đều và đạt đến otoT = 650 C . Tuy nhiên, sự truyền nhiệt
trong lò nhiệt là quá trình phức tạp, bao gồm ba quá trình: quá trình tỏa nhiệt đối lưu, quá
trình dẫn nhiệt và quá trình bức xạ nhiệt. Mặt khác, nhiệt độ mặt ngoài ống dẫn thường có
nhiệt độ cao hơn, không ổn định theo thời gian, theo chiều dài và theo tiết diện ngang của
ống. Theo kinh nghiệm, chiều dài thực tế của đoạn ống thường ngắn hơn chiều dài ống
tính toán và bằng khoảng 80% chiều dài tính toán, tức là: 0,8. 0,8.6, 2 4,96 5tL L m .
2.2. Xác định công suất của lò nhiệt
Ta biết rằng, tổng nhiệt lượng của lò nhiệt cần tạo ra bao gồm:
- Nhiệt lượng toE truyền cho đoạn ống dẫn khí nén để đốt nóng nhiệt độ của ống từ
nhiệt độ môi trường omtT = 25 C đến nhiệt độ
o
toT = 650 C .
- Nhiệt lượng tE truyền cho các phần tử khí nén chảy từ đầu vào đến đầu ra của đoạn
ống để nâng nhiệt độ của chúng từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ cần thiết cấp cho máy
lái hoạt động odrT = 350 C .
- Nhiệt lượng tlE nung nóng thành lò và các bộ phận khác của lò.
- Nhiệt lượng ttE tổn thất của thành vỏ lò ra bên ngoài môi trường.
Việc xác định đầy đủ các nhiệt lượng ở trên là bài toán phức tạp. Do đó, trong thực tế
việc tính toán công suất của lò nhiệt chủ yếu chỉ tính đến hai nguồn nhiệt lượng quan trọng
là toE và tE . Còn các nguồn nhiệt lượng khác tlE và ttE thường được tính đến bằng các hệ
số thực nghiệm.
Công suất của lò để nung nóng ống dẫn khí từ nhiệt độ môi trường omtT = 25 C đến
nhiệt độ otoT = 650 C được xác định theo công thức:
toto
E
N
(7)
Trong đó: - Thời gian nung nóng ống dẫn khí.
Dưới đây ta lần lượt xác định các tham số và toE .
Tên lửa & Thiết bị bay
P.Q.Tuấn, L.T.Tài, N.T.Bình,T.X.Long,T.Q.Yên,“Nghiên cứu, tính toán tên lửa Kh-35E.” 22
a. Xác định nhiệt lượng toE
Nhiệt lượng toE truyền cho ống dẫn khí được xác định theo công thức:
1. .toE m C T (8)
Trong đó: C – nhiệt dung riêng của vật liệu ống dẫn khí, đối với vật liệu thép,
0
JC = 550
kg. C
;
m – khối lượng đoạn ống, -3 -60m = .V = 7,8.10 .310.10 = 2,5 kg
Trong đó: ρ khối lượng riêng của vật liệu ống, -3 3
kg= 7,8.10
m
;
0V - thể tích ống,
2 2
* 2 -6 2 -6 -6 3n
0 t
.(d -d )
V = .L = .(18 .10 -16 .10 ).5=310.10 m
4 4
Thay số các giá trị 1, ,m C T vào (8) ta xác định được:
2,5.550.(650 25) 859350toE J
b. Xác định thời gian nung nóng ống dẫn khí
Thời gian cần thiết để nung nóng ống dẫn khí từ nhiệt độ môi trường omtT = 25 C
đến nhiệt độ otoT = 650 C xác định theo công thức:
to mt
n n
T TT
= =
(9)
Trong đó: n - tốc độ nung nóng thành ống,
5000.0,35
1, 2
2,5.550
o
n
qS Cv
smC
q - mật độ dòng nhiệt truyền qua khối không khí giữa các phần tử tạo nhiệt và thành
ống dẫn khí, 23
0,012 W( ) (650 25) 5000
m1,5.10
to mtq T T
, với: λ – hệ số dẫn nhiệt
của không khí,
o
W
= 0,012
m. C
;
δ - độ dày thành ống dẫn khí, 31,5.10 m .
Thay các giá trị đã được xác định vào (9) ta được:
650 25
521
1, 2
s
Như vậy, thay các giá trị toE và đã xác định vào (7) ta nhận được giá trị công suất
của lò nung nóng ống dẫn khí:
toto
E 859350
N = = = 1649 W
521
Và công suất hữu ích của nguồn lò nhiệt là:
1706 1649 3445hi t toN N N W
Như trên đã đề cập, khi tính toán xác định tổng công suất của nguồn lò nhiệt, ngoài
công suất hữu ích ,t toN N còn phải tính đến phần công suất tổn thất do phải làm nóng lò và
công suất tổn thất qua thành lò vào môi trường bằng hệ số hiệu chỉnh thực nghiệm nào đó
và tổng công suất thực tế của lò sẽ bằng:
. 3445.1,15 3900l hi lN N k W
Trong đó hệ số hiệu chỉnh lk phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu cách nhiệt của thành lò,
theo kinh nghiệm lk = 1,1 – 1,15, ta chọn lk = 1,15.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 23
3. THIẾT KẾ KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
VÀ KHỐNG CHẾ NHIỆT CỦA LÒ NHIỆT
Trong mục 2 ta tính toán xác định ống thép có đường kính trong 316.10d m , đường
kính ngoài -3nd = 18.10 m được sử dụng làm ống dẫn khí nén phải có chiều dài cần thiết
5tL m mới đảm bảo đủ diện tích truyền nhiệt
2S = 0,35 m để nâng nhiệt độ dòng khí nén
công tác từ nhiệt độ môi trường o25 C đến nhiệt độ o350 C cấp thử nghiệm máy lái. Với
mục đích giảm tối đa kích thước của lò nhiệt ta chọn kết cấu đoạn ống dẫn khí đặt trong lò
có dạng ống xoắn “ruột gà”, sít vào nhau. Sơ đồ cấu trúc như hình vẽ (hình 1).
T0
Heater Controler
~220V
~220V
Lß ®iÖn trë1
2
3
4
5
7
8
9
M¸y nÐn khÝ
§Õn m¸y l¸i
6
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý kết cấu – điều khiển lò nhiệt.
1- Ống dẫn khí; 2,3- dây điện trở công suất; 4- lớp vỏ bảo ôn cách nhiệt; 5- vỏ lò;6- lò
nhiệt;7- aptomat điện- cơ; 8- cảm biến nhiệt -điện; 9- rơ le nhiệt- điện
Hệ thống điều khiển tự động khống chế nhiệt độ của lò nhiệt có chức năng tự động duy
trì nhiệt độ khí nén cấp cho máy lái hoạt động thay đổi trong giới hạn cho trước là
o o260 C ÷ 350 C .Các bộ phận chính bao gồm: lò nhiệt điện trở 6; Khởi động từ 7, cảm biến
nhiệt – điện 8 và rơ le nhiệt - điện 9(hình 1). Hệ thống hoạt động theo nguyên lý như sau.
Trước hết đặt nhiệt độ theo yêu cầu làm việc, sau đó cấp nguồn điện động lực cho hệ
thống. Khí nén công tác trong ống được cấp năng lượng và nhiệt độ bắt đầu tăng lên (hiển
thị trên cảm biến nhiệt), khi nhiệt độ của nó đạt đến nhiệt độ đặt thì hệ thống sẽ tự động
ngắt nguồn điện công suất. Nhiệt độ khí nén trong ống tiếp tục tăng thêm một vài độ trước
khi bắt đầu quá trình giảm dần. Khi nhiệt độ giảm qua giá trị đặt hệt thống sẽ đóng nguồn
điện động lực tiếp tục cung cấp năng lượng cho khí nén. Quá trình trên sẽ lặp đi lặp lại liên
tục và chúng ta sẽ được nguồn khí nén nhiệt độ cao theo yêu cầu.
4. THỬ NGHIỆM LÒ SAU CHẾ TẠO
Lò nhiệt chạy bằng năng lượng điện với chức năng nung nóng nguồn khí nén đến dải
nhiệt độ cần thiết cấp cho máy lái tên lửa Kh-35E hoạt động sau tính toán, thiết kế, chế tạo
đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trên hình 2 đưa ra ảnh thiết bị lò nhiệt đã
Tên lửa & Thiết bị bay
P.Q.Tuấn, L.T.Tài, N.T.Bình,T.X.Long,T.Q.Yên,“Nghiên cứu, tính toán tên lửa Kh-35E.” 24
được nghiên cứu chế tạo.Trên bảng 1 thống kê các vật tư, linh kiện, cấu kiện tự động hóa
được tích hợp sử dụng trong lò nhiệt:
Bảng 1. Linh kiện được tích hợp
TT Chủng loại vật tư, linh kiện Ký
hiệu
Nước sản
xuất
Số
lượng
1 Điện trở công suất Nga 03
2 Vật liệu bảo ôn amiang – sợi thủy tinh Trung quốc
3 Khởi động từ Hàn quốc 01
4 Rơ le nhiệt – điện Hàn quốc 01
5 Cảm biến nhiệt - điện Nhật bản 01
6 Công tắc, nút ấn, chuyển mạch điều khiển Hàn quốc 04
Trên bảng 2 dưới đây là kết quả thử nghiệm lò nhiệt đạt được:
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị đo Giá trị
1 Điện áp động lực cấp cho lò nhiệt VAC 220 ± 10
2 Thời gian khởi động lò (thời gian từ khi lò bắt đầu
được cấp điện động lực cho đến khi nhiệt độ nguồn
khí nén cấp cho máy lái đạt ngưỡng o350 C )
phút 20
3 Thời gian hoạt động lặp lại của rơ le nhiệt và khởi
động từ khi máy lái hoạt động liên tục
phút 5
4 Dải nhiệt độ khí nén cấp cho máy lái o C 260÷350
5 Nhiệt độ bên ngoài của thành vỏ lò o C 35
6 Dòng điện tiêu thụ thực tế của lò A 20
7 Công suất điện động lực tiêu thụ thực tế của lò W 4000
Hình 2: Hình ảnh thiết bị lò nhiệt và bảng điều khiển, hiển thị
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 25
5. KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết truyền nhiệt cho dòng khí chảy ổn định trong đường ống
đã xây dựng được phương pháp tính toán xác định các thông số cơ bản của lò nhiệt sử
dụng năng lượng điện với chức năng nung nóng đến dải nhiệt độ cần thiết nguồn khí nén
từ máy nén khí công nghiệp thông dụng có các thông số về áp suất, lưu lượng, nhiệt độ
tương đương với nguồn khí nén nóng trên khoang tên lửa Kh-35E để cấp cho máy lái của
nó hoạt động. Lò nhiệt được thiết kế có kích thước hợp lý, nhỏ gọn. Hệ thống điều khiển
lò tự động duy trì dải nhiệt độ đầu ra của nguồn khí nén công tác có độ tin cậy hoạt động.
Lò nhiệt sau tính toán, thiết kế, chế tạo đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoạt
động đồng bộ với máy lái nguyên mẫu PG-27 của tên lửa Kh-35E. Kết quả thử nghiệm
cho thấy lò nhiệt hoạt động ổn định, đạt được các thông số thiết kế đặt ra và phương pháp
tính toán, thiết kế lò là đúng đắn, tin cậy.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn Trung tâm Công nghệ Cơ khí chính xác, Viện khoa học và công
nghệ Quân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ và tài trợ kinh phí để nhóm tác giả hoàn thành bào báo. Cảm
ơn sự tham gia giúp đỡ về ý tưởng khoa học, phương pháp tiếp cận thiết kế và thử nghiệm của Tiến sỹ
Hồ Xuân Vĩnh (Nguyên cán bộ nghiên cứu tại viện Tên lửa), ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu hoa học
và công nghệ quân sự - Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự. Bài báo khó tránh khỏi những thiếu
sót kính mong nhận được ý kiến phản hồi của quý bạn đọc tới nhóm tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS Trần Đức Cứu. “Cơ sở nung và lò nung kim loại.” Học viện Kỹ thuật Quân sự
[2]. PGS.TS Lê Công Cát. “Kỹ thuật nhiệt.” Học viện Kỹ thuật Quân sự
[3]. Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy lái tên lửa 3M-24E
thuộc tổ hợp tên lửa URAN-E” – Viện KHCN Quân sự
ABSTRACT
STUDYING, DESIGNED CACULATION, MANUFACTURING HIGHT
TEMPERATURE COMPRESSED AIR SOURSE FOR TESTING DRIVING ENGINE
PG - 27
IN SHIP MISSLE KH – 35E
Basing on the thermo-aerodynamics theory, in this paper, we present our
research process’ results including calculation, designing and production and
testing of the system that generates the compressed and high temperature air flow
for launching of control system of a driving unit in ship missile KH-35E in the
laboratory. The technical specifications of this system, for example: the pressure, the
volumetric flow rate and the temperature, satisfies the corresponding technical
specifications of the compressed and high temperature air flow on the KH-35E.
Keywords: PG-27 driving unit, Missile KH-35.
Nhận bài ngày 19 tháng 01 năm 2015
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2015
Địa chỉ: * Trung tâm Công nghệ Cơ khí chính xác – lethactai@gmail.com
** Viện Tên lửa – longtank2012@gmail.com
*** Học viện Hải quân- Quân chủng hải quân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 03_tai_18_25_5381_2149143.pdf