Tài liệu Nghiên cứu tính toán sạt lở bờ sông tiền đoạn qua huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long bằng mô hình toán - Lưu Kiến Chính: 38 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN QUA
HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG BẰNG MÔ HÌNH TOÁN
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ
sông, bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có
xu thế gia tăng gây ra những thiệt hại không nhỏ
đến dân sinh, kinh tế. Trước thực tế đó, việc chủ
động phòng chống và đưa ra được những giải pháp
hữu hiệu để bảo vệ bờ sông, bờ biển thực sự cấp
thiết. Theo đó, vấn đề nghiên cứu dự báo trên cơ sở
ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến trên thế
giới cần được đẩy mạnh.
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng bốn
phương pháp chính để nghiên cứu diễn biến lòng
sông, sạt lở bờ như: đo đạc hiện trường; mô hình
vật lý; mô hình toán; viễn thám và GIS. Cả bốn
phương pháp này là không thể thiếu và phải bổ trợ
cho nhau nhằm đưa ra kết quả chính xác. Phương
pháp hiện trường đòi hỏi nhiều năm quan trắc một
cách hệ thống. Phương pháp mô hình vật lý là cơ
sở để ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính toán sạt lở bờ sông tiền đoạn qua huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long bằng mô hình toán - Lưu Kiến Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN QUA
HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG BẰNG MÔ HÌNH TOÁN
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ
sông, bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có
xu thế gia tăng gây ra những thiệt hại không nhỏ
đến dân sinh, kinh tế. Trước thực tế đó, việc chủ
động phòng chống và đưa ra được những giải pháp
hữu hiệu để bảo vệ bờ sông, bờ biển thực sự cấp
thiết. Theo đó, vấn đề nghiên cứu dự báo trên cơ sở
ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến trên thế
giới cần được đẩy mạnh.
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng bốn
phương pháp chính để nghiên cứu diễn biến lòng
sông, sạt lở bờ như: đo đạc hiện trường; mô hình
vật lý; mô hình toán; viễn thám và GIS. Cả bốn
phương pháp này là không thể thiếu và phải bổ trợ
cho nhau nhằm đưa ra kết quả chính xác. Phương
pháp hiện trường đòi hỏi nhiều năm quan trắc một
cách hệ thống. Phương pháp mô hình vật lý là cơ
sở để xây dựng các công thức kinh nghiệm, có khả
năng mô phỏng chính xác nhất đoạn sông cần
nghiên cứu, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều công sức và
tiền của. Trong điều kiện của nước ta hiện nay,
phương pháp mô hình toán kết hợp với đo đạc hiện
trường một số điểm nhằm hiệu chỉnh và kiểm định
là phù hợp nhất.
Vì vậy, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu
này bằng cách sử dụng kết hợp mô hình Mike 21 và
phần mềm Geo-Slope cùng với số liệu đo đạc thực
tế để tính toán sạt lở bờ sông Tiền đoạn qua huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
2. Cơ sở lý thuyết
Trong mô hình Mike 21, tính toán dòng chảy và
chuyển tải phù sa dựa trên cơ sở của phương trình
động lượng, liên tục và chuyển tải phù sa, có tính
tới hàm số nguồn và diễn biến đáy nhờ gradient
dòng bùn cát đáy và phương trình liên tục bùn cát
đáy.
a. Lý thuyết dòng chảy 2 chiều
Hệ phương trình động lực học mô tả dòng chảy
hai chiều đã được tích phân theo chiều sâu:
Phương trình liên tục:
Phương trình động lượng:
Trong đó:
h: độ sâu dòng chảy [m] (h = η + d)
η: cao độ mực nước [m]
d: biến động của độ sâu theo thời gian [m]
: vận tốc tại độ sâu trung bình theo phương x, y
[m/s]
S: thông lượng nhập bên [m3/s/m2]
ρ: khối lượng riêng của nước [kg/m3]
: ứng suất ma sát bề mặt theo hai phương
x, y [N/m2]
: ứng suất ma sát đáy theo hai phương x,
y [N/m2]
Lưu Kiến Chính - Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường Tp. HCM
Nguyễn Kỳ Phùng - Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM
Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu sạt lở bờ sông Tiền bằng mô hình toán. Trong nghiêncứu, các tác giả đã sử dụng mô hình tính toán diễn biến đáy hai chiều kết hợp với phần mềm Geo-Slope để tính toán độ ổn định của bờ sông Tiền, đoạn qua huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Các kết
quả đạt được trong nghiên cứu cho thấy bờ sông tại đoạn này có hệ số ổn định nhỏ và dễ xảy ra sụt lở. Mặc dù
đây chỉ là bước đầu nghiên cứu, nhưng qua đó thấy được khả năng ứng dụng của phương pháp này vào công
tác dự báo sạt lở bờ sông trên các sông khác ở Việt Nam.
(1)
(2)
(3)
Người đọc phản biện: TS. Nguyễn Kiên Dũng
39TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
f: thông số Coriolis
g: gia tốc trọng trường [m/s2]
A: hệ số nhớt rối theo phương ngang [m2/s]
Lý thuyết chuyển tải phù sa
Phương trình chuyển tải phù sa lơ lửng được mô
tả như sau:
Trong đó:
: Nồng độ bùn cát trung bình theo chiều sâu
[kg/m3].
u, v: Các vận tốc dòng chảy trung bình theo
chiều sâu [m/s].
Dx, Dy: Hệ số khuếch tán theo phương x, y
[m2/s].
h: Độ sâu của nước [m].
ΣS: Tổng lượng bồi xói [kg/m2/s].
QL: Lưu lượng nguồn trên mỗi đơn vị diện tích
theo phương ngang [m3/s/m2].
CL: Nồng độ lưu lượng nguồn [kg/m3].
Bề dày của lớp đáy thứ j xác định theo công
thức:
H: Độ dày lớp đáy [m]
M: Tổng lượng trầm tích [kg/m2]
: mật độ khô [kg/m3]
b. Lý thuyết tính toán sạt lở bờ
Trong phần mềm Geo-slope, độ ổn định của mái
bờ và sự sụt bờ được tính toán dựa trên cơ chế trượt
trên mặt cong. Vật liệu cấu trúc bờ di chuyển theo
cả hai chiều: xuống dưới và hướng ra ngoài dọc
theo mặt trượt cong, phổ biến cho những dạng bờ
được cấu tạo bởi những vật liệu kết dính và mái bờ
dốc tới 600 (so với mặt phẳng ngang). Sau khi trượt,
phần đỉnh của khối trượt thường nghiêng hướng
về phía bờ. Trượt xoay là kết quả của việc xói mòn
chân bờ (xói đáy trong tính toán 2D) và khi áp suất
nước trong đất bờ khá cao. Thường thường trượt
xoay xảy ra vào khoảng thời gian lũ rút nhanh.
(4)
(5)
Hình 1. Cơ chế sụt lở trên cung
trượt cong
Để tính toán sụt bờ, mô hình tiến hành tính toán
độ ổn định của bờ theo hệ số an toàn FS (FS – Fac-
tor of Safety). Nếu FS < 1 thì bờ sông được đánh giá
là mất ổn định và xảy ra sụt bờ, nếu FS ≥ 1 thì bờ
sông ổn định và không xảy ra hiện tượng sụt bờ. FS
tính theo công thức sau:
Trong đó:
: tổng các lực(/moment) cản trở khối đất sụt
xuống.
: tổng các lực(/moment) gây trượt tác dụng
lên khối đất sắp bị sụt.
Hệ số ổn định của bờ được tính toán dựa trên cơ
sở lý thuyết trạng thái cân bằng giới hạn theo cân
bằng momen và cân bằng lực:
(6) (7)
(8)
40 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Trong đó:
FSm : hệ số ổn định theo cân bằng momen
FSf : hệ số ổn định theo cân bằng lực
Ban đầu, phần mềm tiến hành tính một cung
trượt bất kỳ ứng với một tâm trượt giả định (hình
2). Sau đó tiến hành chia cung trượt thành nhiều
phần nhỏ để phân tích lực tác dụng và khả năng
cân bằng lực của các phần nhỏ đó.
Trên hình thể hiện các lực tác dụng lên một thỏi
đất trong cung trượt tròn. Quá trình tính toán sẽ lặp
lại cho đến khi chương trình tìm ra được cung trượt
có hệ số an toàn thấp nhất.
Hình 2. Phần mềm xác định cung trượt bằng vị
trí tâm và tiếp tuyến đi qua
Hình 3. Sơ họa các lực tác dụng lên một phần
nhỏ trong cung trượt
c. Trình tự tính toán sạt lở bờ sông
Nghiên cứu tính toán sạt lở bờ sông kết hợp hai
mô hình Mike 21 và phần mềm Geo-Slope được
tiến hành theo quy trình như sơ đồ sau:
Hình 4. Sơ đồ tính toán sạt lở bờ sông bằng phương pháp kết hợp mô hình Mike21 và Geo-Slope
3. Tính toán sạt lở bờ sông Tiền đoạn qua
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
Khu vực nghiên cứu là đoạn sông Tiền thuộc
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long với chiều dài 30 km
được giới hạn bởi 3 biên hình 5.
41TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Hình 5. Giới hạn khu vực nghiên cứu
Lưới tính toán: Lưới tam giác phi cấu trúc gồm
26360 phần tử, 16171 nút, góc nhỏ nhất của các phần
tử tam giác là 260, khoảng cách giữa các nút từ 5 m-
20 m.
a. Hiệu chỉnh mô hình thủy lực và chuyển tài
phù sa
Trước khi tiến hành mô phỏng, mô hình thủy lực
và chuyển tải phù sa đã được hiệu chỉnh kiểm tra
từ ngày 29 - 31/12/2012. Các kết quả hiểu chỉnh và
kiểm tra đạt được tương đối tốt và phù hợp với số
liệu thực đo. Những vị trí được sử dụng để hiệu
chỉnh kiểm tra được thể hiện trong “Error! Reference
source not found”. và kết quả hiệu chỉnh kiểm tra
được thể hiện trong bảng 1.
Hình 6. Bản đồ địa hình đáy vùng nghiên cứu và
các vị trí được sử dụng để hiệu chỉnh kiểm tra mô hình
Bảng 1. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm tra tại 5 vị trí trong vùng tính
b. Bộ dữ liệu tính toán
Thời gian mô phỏng: 3 tháng mùa lũ (từ
1/7/2010 – 1/10/2010) với bước thời gian 240s.
Hệ số nhám thay đổi tuyến tính theo độ sâu từ
0,012 – 0,055.
Điều kiện ban đầu: mực nước ban đầu: 0m, vận
tốc ban đầu: 0 m/s, nồng độ phù sa toàn miền theo
5 cấp hạt.
Điều kiện biên tính toán thủy lực và chuyển tải
bùn cát: sử dụng số liệu dao động mực nước và số
liệu nồng độ phù sa theo cấp phối hạt.
Dữ liệu phục vụ tính toán sạt bờ: các đặc tính địa
chất tại vùng này được mô tả trong bảng 2.
42 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Bảng 2. Mô tả địa chất các lớp đất
c. Kết quả và phân tích
Hình 7. Tốc độ bồi xói sau 3 tháng
mùa lũ từ ngày 01/07/2010
Kết quả tính toán mô phỏng diễn biến lòng dẫn
sau 3 tháng mùa lũ được thể hiện trong hình 7.
Trong hình, thang màu có màu cam tương ứng với
bồi khoảng 0,1 m sau 3 tháng, đến màu xanh lá ứng
với bồi nhẹ 0,02m/sau 3 tháng, màu xanh dương là
xói gần 0,08m/sau 3 tháng và đến màu tím là xói
nhiều với mức xói trên 0, m/sau 3 tháng. Nhìn
chung, các đoạn sông có lòng dẫn bị co hẹp đột
ngột hầu hết đều bị xói (khoảng > 0,06m sau 3
tháng mùa lũ - tương ứng với màu xanh lá chuyển
sang xanh dương trên hình, vùng khoanh tròn số 2
ngay tại thành phố Vĩnh Long và số 4 ngay tại xã Mỹ
An). Vận tốc dòng chảy tại các vị trí này lớn do lòng
dẫn bị co hẹp một cách đột ngột, đồng thời cấu tạo
địa chất tại đây chủ yếu là những lớp đất yếu, nên
hiện tượng xói lở xảy ra là hoàn toàn hợp lý, và cũng
phù hợp với tình hình sạt lở thực tế ở đây. Mức độ
bồi xói tại một số vị trí như trong hình 7 được thông
kê trong bảng như sau.
Bảng 3. Thống kê mức độ xói lở tại 4 vị trí tiêu biểu sau 3 tháng mùa lũ
So với kết quả điều tra thực địa sạt lở bờ sông
(các vị trí được tô màu đỏ như trong “Error! Refer-
ence source not found”) thì các vị trí xói sâu tính
được từ mô hình khá phù hợp. Tính toán độ ổn định
bờ sông tại những vị trí xói sâu này được tiến hành
để kiểm tra xem các vị trí này có nguy cơ xảy ra sạt
lở bờ hay không?
43TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Hình 8. Vị trí các điểm sạt lở khảo sát được ở ven sông Tiền huyện Long Hồ
Dựa vào các kết quả bồi xói sau 3 tháng mùa lũ,
kết hợp với bản đồ các vị trí sạt lở bờ được khảo sát
thực địa tiến hành xuất các mặt cắt ngang của địa
hình đáy tại những vị trí bị xói sâu và có nguy cơ sạt
bờ để thực hiện tính toán độ ổn định mái bờ tại các
vị trí đó. Tại mỗi vị trí xói sâu, chọn ra 2 đến 3 mặt cắt
để tính toán độ ổn định của bờ. Ta chọn được 9 mặt
cắt trên sông Cổ Chiên (hình 9) để tiến hành phân
tích độ ổn định của bờ.
Hình 9. Vị trí các mặt cắt để tính toán độ ổn định mái bờ sông
Tiến hành phân tích độ ổn định của bờ sông cho
3 thời điểm như sau:
- Thời điểm ban đầu: kiểm tra độ an toàn của bờ
với hệ số mái dốc ban đầu.
- Thời điểm đỉnh lũ: kiểm tra ảnh hưởng của lũ
tới độ ổn định của bờ.
- Thời điểm sau 3 tháng mùa lũ: kiểm tra sự thay
đổi độ ổn định của bờ theo mức độ xói sâu sau lũ.
Hình 10, 11, 12 là kết quả tính toán độ ổn định
bờ tại mặt cắt 4 (MC4) ứng với 3 thời điểm tại MC4
sau 3 tháng mùa lũ.
Hình 10. Kết quả tính toán độ ổn định của bờ tại MC4 ở thời điểm ban đầu
44 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Hình 11. Kết quả tính toán độ ổn định của bờ tại MC4 ở thời điểm đỉnh lũ
Hình 12. Kết quả tính toán độ ổn định của bờ tại MC4 sau 3 tháng mùa lũ
Các kết quả phân tích độ ổn định của bờ sông tại tất cả các mặt cắt được thống kê trong bảng 4.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả tính toán độ ổn định bờ sông tai các mặt cắt
Từ các kết quả tính toán trên, ta rút ra một số
nhận xét như sau:
- Tại thời điểm ban đầu: địa hình ban đầu chưa
chịu ảnh hưởng của xói đáy, nhưng đa số các mặt
cắt đều có hệ số ổn định tương đối thấp. Cụ thể,
MC1 và MC8 có hệ số ổn định FS đạt gần mức tới
hạn (FS = 1.006 ~ 1) nên tại đây tiềm ẩn nguy cơ sạt
bờ khi có tác động nhỏ của ngoại lực. Một số mặt
cắt có hệ số ổn định FS < 1 thì dễ sạt như MC3; 4; 6;
9; các mặt cắt này có mái bờ tương đối dốc (độ dốc
> 350). Các mặt cắt còn lại có hệ số ổn định FS >1
thì an toàn.
- Tại thời điểm lũ đạt đỉnh: mặc dù lòng dẫn đã
bị xói sâu, tuy nhiên hệ số ổn định FS tại tất cả các
mặt cắt đều tăng lên do mực nước sông dâng cao,
áp lực nước tác động lên mái bờ, giữ cho bờ sông
đạt trạng thái cân bằng hơn, nên hầu hết các mặt
cắt đều có hệ số ổn định FS > 1 nên bờ sông tại các
vị trí này đều ở trạng thái ổn định, riêng chỉ có MC3
(phường 1, TP Vĩnh Long) với FS < 1, có thể giải thích
trường hợp này như sau: MC3 tại vị trí đoạn sông
cong và co hẹp, địa hình đáy khá sâu nên vận tốc
45TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2014
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Bảng 5. Thống kê vị trí và mức độ thụt vào của bờ
- Ngoài ra, cấu tạo địa chất tại vùng chủ yếu là
những lớp đất yếu, dễ chảy nhão khi bị ngậm nước.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sụt lở bờ
khi mực nước hạ thấp.
4. Kết luận
Tính toán được hệ số ổn định của bờ sông sẽ là
cơ sở để đánh giá và dự báo được hiện tượng sạt lở
bờ. Nhóm tác giả đã kết hợp giữa mô hình tính toán
thủy lực, bồi xói đáy với phần mềm Geo-slope để
tính toán độ ổn định của bờ sông sau khi bị xói đáy.
Mặc dù đây chỉ là các kết quả nghiên cứu cho một
đoạn sông cụ thể, nhưng qua đó cho thấy được
triển vọng của phương pháp nghiên cứu này có thể
áp dụng hiệu quả cho việc dự báo diễn biến lòng
sông, sạt lở bờ sông trên các hệ thống sông ngòi ở
nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo giữa kì đề tài “Nghiên cứu hiện tượng bồi lắng, sạt lở bờ sông, xác định nguyên nhân, đề xuất các
giải pháp phòng chống, khắc phục ở tỉnh Vĩnh Long” (2013). Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường.
2. Báo cáo thông tin “Kết quả khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá nguyên nhân và dự báo sụt lở bờ sông
Tiền, sông Hậu tỉnh Vĩnh Long” (2001). Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam phối hợp với Sở Khoa học, công
nghệ và Môi trường tỉnh Vĩnh Long.
3. Báo cáo tổng hợp đề tài “Xác định nguyên nhân sạt lở bờ sông Tiền ngày 29/10/2012 tại ấp An Long xã
An Bình huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long“ (2013). Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
4. Đặng Hoàng Thanh (2011). “Kết quả tính toán dự báo sạt lở bờ sông bằng mô hình Mike 21C và phần mềm
Geo – Slope (Áp dụng cho đoạn sông Đuống từ Đổng Viên đến Đông Đoài)”. Tạp chí Thủy lợi , Số 3, trang 52 –
55.[5. Lê Văn Tuấn và nnk. Đánh giá ảnh hưởng của tải trọng đỉnh bờ và mực nước sông đến độ ổn định bờ
sông khu vực Thanh Đa.
tại đây tương đối lớn, tại đoạn sông cong nên vận
tốc lớn đập thẳng vào bờ gây xói đáy làm một phần
địa hình bờ lõm quá dốc, vì vậy tính toán cho hệ số
ổn định FS < 1 là phù hợp, bờ sông tại vị trí này vẫn
có nguy cơ sạt lở mặc dù tại thời điểm đỉnh lũ mực
nước dâng cao.
- Khi lũ rút, mực nước hạ thấp đột ngột gây mất
cân bằng lực giữ mái bờ, mặc khác, lòng dẫn bị xói
sâu sau 3 tháng mùa lũ, do đó các bờ sông đều xảy
ra sạt lở, kết quả tính toán cho thấy hầu hết FS < 1,
chỉ có MC2, MC5 và MC7 còn duy trì được trạng thái
ổn định, tuy nhiên FS không cao, do đó, nếu tính
toán trong thời gian dài thì những mặt cắt này cũng
có khả năng bị sụt đất.
- Mức độ thụt vào của đường bờ sau 3 tháng
mùa lũ được tính toán tại các vị trí mặt cắt có hệ số
ổn định FS < 1 (lấy FS tại thời điểm sau lũ). Nhìn
chung, bờ sông bị thụt vào khoảng 5 - 6 m sau 3
tháng, riêng vị trí mặt cắt 3 có đường bờ bị thụt vào
khoảng 10 m sau 3 tháng. Theo số liệu khảo sát
thực tế về tình hình xói lở tại các vị trí này, ta thấy
kết quả tính toán mức độ sạt ở của bờ sông tương
đối phù hợp với thực tế: cụ thể như mặt cắt 6 có kết
quả tính toán sạt lở bờ sông là 5 m sau 3 tháng,
trong khi đó mức độ sạt lở trung bình tại vị trí này
theo số liệu đo đạc thực tế là khoảng 10 m/năm
(các vị trí mặt còn lại có thể xem một số vị trí tiêu
biểu được thống kê lại trong bảng sau).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_3668_2123447.pdf