Tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu trên bệnh nhân ghép tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 299
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU TRÊN
BỆNH NHÂN GHÉP TẠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Ngọc Quang*, Đồng sĩ Sằng*, Nguyễn Duy Thăng*, Đoàn Bạch Thùy Trang*, Phan Thị Hương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong ghép tạng, chỉ định truyền máu - chế phẩm máu hợp lý và kịp thời là biện pháp điều trị
rất quan trọng, góp phần cải thiện kết quả điều trị và giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân (BN).
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu ở giai đoan trong và sau ghép tạng tại Bệnh
viện Trung ương Huế năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Có 18 bệnh nhân ghép tạng được truyền chế phẩm máu tại BVTW Huế trong
năm 2018, trong đó có 15 BN ghép thận và 03 BN ghép tim. Nghiên cứu hồi cứu.
Kết quả: 18 BN có chỉ định truyền chế phẩm máu, trong đó: có 15 BN ghép thận, tỷ lệ: 83,33% và 03 BN
ghép tim, tỷ lệ 16,67%. Giới tính: nam 72,22%,...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu trên bệnh nhân ghép tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 299
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU TRÊN
BỆNH NHÂN GHÉP TẠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Ngọc Quang*, Đồng sĩ Sằng*, Nguyễn Duy Thăng*, Đoàn Bạch Thùy Trang*, Phan Thị Hương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong ghép tạng, chỉ định truyền máu - chế phẩm máu hợp lý và kịp thời là biện pháp điều trị
rất quan trọng, góp phần cải thiện kết quả điều trị và giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân (BN).
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu ở giai đoan trong và sau ghép tạng tại Bệnh
viện Trung ương Huế năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Có 18 bệnh nhân ghép tạng được truyền chế phẩm máu tại BVTW Huế trong
năm 2018, trong đó có 15 BN ghép thận và 03 BN ghép tim. Nghiên cứu hồi cứu.
Kết quả: 18 BN có chỉ định truyền chế phẩm máu, trong đó: có 15 BN ghép thận, tỷ lệ: 83,33% và 03 BN
ghép tim, tỷ lệ 16,67%. Giới tính: nam 72,22%, nữ 27,78%. BN nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi, cao tuổi nhất 55 tuổi.
Số đơn vị (đ/v) từng loại CPM sử dụng trung bình/BN ghép tim lần lượt là: HCR: 9,2 đ/v, HCK: 03 đ/v, TCK: 3
đ/v, HTTĐL: 30 đ/v, TL sử dụng rất nhiều: 18 đ/v. BN ghép thận: HCR sử dụng trung bình/BN là 4,8 đơn vị và
TCK: 0,06 đơn vị. BN được truyền CPM ở giai đoạn trong và sau quá trình ghép tạng.
Kết luận: Truyền máu và CPM góp phần lớn và đặc biệt quan trọng vào thành công chung của quá trình
ghép tạng. BN ghép tim có nhu cầu sử dụng nhiều loại chế phẩm máu với số lượng đơn vị truyền lớn hơn nhiều
so với BN ghép thận.
Từ khóa: Truyền máu và CPM, ghép tạng: ghép thận, ghép tim.
Từ viết tắt: hồng cầu rửa (HCR), hồng cầu khối (HCK), tiểu cầu khối (TCK), huyết tương tươi động lạnh
(HTTĐL), Tủa lạnh (TL)
ABSTRACT
STUDYING THE SITUATION OF BLOOD AND BLOOD COMPONENTS TRANSFUSED USE
IN PATIENTS WITH ORGAN TRANSPLANTATIONAT HUE CENTRAL HOSPITAL
Nguyen Ngoc Quang, Dong Si Sang, Nguyen Duy Thang, Doan Bach Thuy Trang, Phan Thi Hương
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6- 2019: 298 – 304
Backgrounds: In organ transplants, the indication of appropriate and timely blood and blood components is a
very important treatment, contribute to improving treatment results and reduce the mortality for transplant
patients.
Objective: Examining the situation of blood and blood components transfused in the period during and after
transplantation.
Methods: There were 18 organ transplant patients receiving blood components at Hue Central Hospital in
2018, including 15 kidney transplant patients and 03 heart transplant patients.
Results: 18 patients indicated for transfusion of blood components. There were 15 kidney transplant and 03
heart transplant patients accounting for 83.33%, and 16.67%, respectively. Sex: male 72.22%, female 27.78%.
The youngest is 15 years old, the oldest is 55 years old. Number of units of each type of blood product used on
average/heart transplant patients are: wRBC: 9.2 unit/patient, RBC: 03 unit/patient, PLT: 3 unit/patient, FFP:
*Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Ngọc Quang ĐT: 090 645 1929 Email: thsquanghh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 300
30 unit/patient, Cryo used a lot: 18 unit/patient. Kidney transplant patients: average use of wRBC/patient is 4.8
unit and TCK: 0.06 unit. Patients were received blood components during and after the transplantation process.
Conclusion: Blood transfusions and blood components contribute greatly and were particularly important
to the overall success of the organ transplant process. Heart transplant patients needed to use a variety of blood
components with a much larger number of transfusion units than kidney transplant patients.
Key worlds: Blood-Blood product, Organ transplantation. Kidney transplant, Heart transplant
Acronym: wash red blood cell (wRBC), red blood cell (RBC), platelet (PLT), fresh frozen plasma (FFP),
Cryoprecipitate (Cryo)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấy ghép nội tạng là một trong những lĩnh
vực khó khăn và phức tạp nhất của y học hiện
đại. Vấn đề thải ghép và truyền máu từ số lượng
ít đến truyền máu khối lượng lớn thường xảy ra
đối với các phẫu thuật ghép tạng(3). Bệnh viện
TW Huế là Bệnh viện hạng đặc biệt, hàng năm
thực hiện nhiều kỹ thuật y học phức tạp, trong
đó lĩnh vực ghép tạng như ghép giác mạc, ghép
tế bào gốc, ghép thận và đặc biệt ghép tim đã trở
thành các kỹ thuật thường quy. Việc đảm bảo an
toàn truyền máu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử
dụng máu, chế phẩm máu cho bệnh nhân ghép
tạng là một thách thức đối với chuyên ngành
Huyết học Truyền máu.
Mục tiêu
Khảo sát tình hình sử dụng máu và chế
phẩm máu ở giai đoạn trong và sau ghép tạng
tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2018.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 18 bệnh nhân ghép tạng tại BVTW Huế
trong năm 2018 được truyền CPM trong và sau
ghép tạng, trong đó 15 bệnh nhân ghép thận và
03 BN ghép tim.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Bệnh án của bệnh nhân ghép tạng năm 2018.
Các biến số nghiên cứu
Tuổi giới.
Chẩn đoán.
Loại chế phẩm máu được truyền.
Thời điểm truyền máu và CPM.
Số lượng chế phẩm máu được truyền.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS phiên bản 15.0.
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm chung
Bảng 1: Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới
và địa phương
I. Nhóm tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)
15-25 05 27,78
26-40 06 33,33
41-55 07 38,89
Tổng 18 100
(nhỏ nhất 15t, lớn nhất 55t)
II.Giới Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nam 13 72,22
Nữ 05 27,78
Tổng 18 100%
Tỷ lệ phân bố bệnh nhân ở 3 nhóm tuổi
tương đương nhau, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất: 15
tuổi, lớn nhất: 55 tuổi. Bệnh nhân nam có tỷ lệ
cao hơn so với bệnh nhân nữ, lần lượt là 77,22%
và 27,78% (Bảng 1).
Phân bố bệnh nhân ghép tạng có chỉ định
truyền chế phẩm máu theo thể bệnh
Bảng 2: Tỷ lệ phân bố BN ghép tạng có chỉ định
truyền CPM theo thể bệnh
Thể bệnh ghép Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Ghép thận (suy thận giai đoạn
cuối)
15 83,33
Ghép tim (suy tim) 03 16,67
Tổng 18 100
Trong 18 bệnh nhân nghiên cứu, có 15 bệnh
nhân ghép thận (suy thận giai đoạn cuối) chiếm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 301
tỷ lệ 83,33% và 03 bệnh nhân ghép tim (suy tim),
tỷ lệ 16,67% (Bảng 2).
Đặc điểm chế phẩm máu sử dụng và số đơn vi
CPM sử dụng trung bình/BN
Chế phẩm HCR được sử dụng nhiều nhất
(49,16%), tiếp đến là TL (26,65%) và các loại chế
phẩm khác FFP (14,80%), TCK (4,94%) và HCK
(4,45%). Số đơn vị từng loại chế phẩm sử dụng
trung bình ở bệnh nhân ghép tim cao hơn rất
nhiều so với bệnh nhân ghép thận (Bảng 3).
Đánh giá lượng Hb của bệnh nhân trước ghép
tạng
Đa số lượng Hb của bệnh nhân trước ghép
dao dộng trong khoảng 6,0 – 10,0g/dl, chiếm
66,66%, Hb >10,0 g/dl có tỷ lệ 33,34%. Không có
bệnh nhân nào có lượng Hb, 6,0 g/dl. Lượng Hb
trung bình của bệnh nhân trước ghép tạng là
8,69 g/dl (Bảng 4).
Bảng 3: Phân loại CPM sủ dụng và số đơn vi CPM sử dụng trung bình/BN
Loại chế phẩm
máu
Ghép thận
(n=15)
Ghép tim
(n=03) Tổng số đ/v
truyền Tổng số đơn vị
truyền
Số đơn vị sử dụng
trung bình/BN
Tổng số đơn vị truyền
Số đơn vị sử dụng
trung bình/BN
HCR 72 (72,28%) 4,80 27,60 (27,72%) 9,20 99,60 (49,16%)
HCK 0 0 09 (100%) 03 09 (4,45%)
TCK 01 (10%) 0,06 09 (90%) 03 10 (4,94%)
HTTĐL (FFP) 0 0 30 (100%) 10 30 (14,80%)
TL 0 0 54 (100%) 18 54 (26,65%)
Bảng 4: Khảo sát nồng độ Hb trung bình trước ghép
tạng
Hemoglobin: Hb (g/dl)
Bệnh nhân ghép tạng (n=18)
n %
< 6.0 0 0
6.0 - 10.0 12 66,66
> 10.0 06 33,34
Tổng 18 100%
X = 8.69 (g/dl)
Phản ứng phụ do truyền máu
Bảng 5: Tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng phụ sau truyền
máu
Biểu hiện lâm sàng
Số bệnh nhân có phản ứng
phụ sau truyền máu p
n %
Sốt, rét run (>37
0
C) 2 11,11
< 0,05
Mẫn ngứa 1 5,55
Các biểu hiện khác 0 0
Không có phản ứng 15 83,34
Tổng 18 100%
Biểu hiện sốt, rét có 2 bệnh nhân (11,11%) và
một trường hợp mẫn ngứa (5,55%), còn lại đa số
không có phản ứng sau truyền máu (83,34%). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 5).
Thời điểm truyền máu và chế phẩm máu
Tất cả 18 BN nghiên cứu đều có dự trù chế
phẩm máu trước ghép, trong đó có: HCR-HCK,
TCM, FFP và TL.
Thời điểm truyền chế phẩm máu: 18 bệnh
nhân đều được truyền ở giai đoạn trong và sau
quá trình ghép tạng.
Các chế phẩm HCR, HCK và KTC khi truyền
đều có sử dụng bộ lọc bạch cầu.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm chung
Số liệu Bảng 1 cho thấy: số lượng bệnh nhân
phân bố đều ở cả ba nhóm tuổi, gặp nhiều ở
nhóm tuổi từ 26-40 (33,33%) và cao nhất ở nhóm
41-55 tuổi (38,89%). Số liệu nghiên cứu này cũng
phù hợp với các khuyến cáo theo quy định là
bệnh nhân ghép tạng không quá 60 tuổi.
Bệnh nhân nam có tỷ lệ cao hơn so với bệnh
nhân nữ, lần lượt là 77,22% và 27,78%. Đa số
bệnh nhân đến từ các địa phương trên cả nước.
Phân bố bệnh nhân ghép tạng theo thể bệnh
Kết quả số liệu Bảng 2 cho thấy, trong 18
bệnh nhân ghép tạng nghiên cứu, có 15 bệnh
nhân ghép thận được chẩn đoán suy thận giai
đoạn cuối, chiếm tỷ lệ 83,33% và 03 bệnh nhân
ghép tim được chẩn đoán suy tim, có tỷ lệ thấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 302
nhất: 16,67%. Như chúng ta biết, ghép tim là một
thủ thuật cấy ghép phẫu thuật được thực hiện
trên bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối hoặc bệnh
mạch vành nặng và được áp dụng khi các
phương pháp điều trị y khoa hoặc phẫu thuật
khác không thành công(2), nên đây được xem là
kỹ thuật ghép tạng đặc phức tạp, gây mất máu
khối lượng lớn và khó khăn hơn nhiều so với kỹ
thuật ghép thận(4). Ngoài ra, theo luật quy định,
ghép tim chỉ được thực hiện khi có tim của
người cho chết não hiến tặng, khác với quy định
của người hiến trong ghép thận là có thể ghép từ
người cho khỏe mạnh, cùng huyết thống. Theo
GS.TS Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc TT Điều phối
Ghép tạng Quốc gia: từ 2013 đến -8/2018, trên cả
nước đã thực hiện được 3.378 ca ghép tạng.
Trong đó, ghép thận chiếm đại đa số với 3.223
ca, tỷ lệ 95,4%; ghép gan với 125 ca, tỷ lệ 3,7%;
ghép tim c 26 ca, chiếm tỷ lệ 0,77%(7). Ghép tim
chiếm tỷ lệ thấp nhất, phần lớn do nguồn hiến
tạng đặc hiếm, nên cần có sự quan tâm và chung
tay của cộng đồng xã hội. Qua đó, nhận thấy số
liệu nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng
với lập luận của các tác giả khác.
Đặc điểm chế phẩm máu sử dụng và số đơn vi
CPM sử dụng trung bình/BN ghép tạng
Từ số liệu nghiên cứu bảng 3 cho thấy: số
lượng từng loại chế phẩm máu sử dụng trung
bình ở bệnh nhân ghép tim cao hơn nhiều so với
bệnh nhân ghép thận. Theo nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Khánh Hội và cs cho thấy: về khía
cạnh kỹ thuật, thì quy trình ghép thận đơn giản
và nhanh hơn so với ghép các tạng đặc khác như
ghép tim, ghép gan. Phẫu thuật ghép tim là kỹ
thuật phức tạp, có sử dụng tuần hoàn ngoài và
thường có mất máu khối lượng lớn, nên đây
được xem là cuộc đại phẫu. Do đó, để đảm bảo
an toàn truyền máu cho bệnh nhân ghép tạng
nói chung và ghép tim nói riêng, thì luôn có dự
trù cơ số với số lượng lớn chế phẩm máu để bù
đắp lượng máu mất trong quá trình phẩu thuật
ghép của bệnh nhân(4).
Theo tác giả Nguyễn Khánh Hội và cs để
chuẩn bị cho một ca ghép tim ở người lớn, số
lượng chế phẩm máu cần chuẩn bị thường là(4):
Từ 5 - 8 khối hồng cầu.
Từ 4 - 6 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh.
Từ 2 - 3 đơn vị khối tiểu cầu.
Từ 2 - 3 đơn vị tủa lạnh yếu tố VIII.
Và ghép thận ở người lớn thường chuẩn bị: 4
đơn vị máu toàn phần lọc bạch cầu, 4 khối hồng
cầu lọc bạch cầu và 4 đơn vị huyết tương tươi
đông lạnh.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khánh
Hội và cs, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở
bệnh nhân ghép tim có sử dụng máu và CPM
cao hơn, trong đó, số đơn vị từng loại CPM sử
dụng trung bình/BN lần lượt là: HCR: 9,2 đơn vị,
HCK: 03 đơn vị, TCK: 3 đơn vị, FFP: 30 đơn vị,
TL thì cao hơn rất nhiều: 18 đơn vị. Theo một số
tác giả: trong một số phẫu thuật ghép tạng
thường đi kèm mất máu khối lượng lớn, và đưa
đến là chế phẩm máu được truyền với số lượng
lớn. Mối liên quan giữa truyền máu khối lượng
lớn và kết quả không mong muốn trong ghép
tạng được báo cáo liên quan đến nhiều yếu tố,
trong đó nhu cầu truyền máu cao không những
HCK mà cả FFP và TCK(4,7,9).
Đối với ghép thận, kết quả của chúng tôi khá
phù hợp với tác giả về số đơn vị HCR sử dụng
trung bình/BN là 4,8 đơn vị và một lượng nhỏ
tiểu cầu khối, chiếm 10%. Các chế phẩm khác
như HCK, FFP và TL, khác hoàn toàn không sử
dụng trong ghép thận.
Đặc điểm chung nhận thấy trong nghiên
cứu đó là: bệnh nhân ghép tạng chủ yếu sử
dụng chế phẩm HCR, tỷ lệ cao nhất 49,16%,
tiếp đến là TL (26,65%) và các loại chế phẩm
khác: FFP (14,80%), TCK (4,94%) và HCK
(4,45%). Do đã được xử lý làm giảm thiểu các
protein huyết tương có thể gây các phản ứng
bất lợi về miễn dịch ghép cho người nhận, nên
chế phẩm HCR luôn được sử dụng trong ghép
tạng tại BVTW Huế.
Đánh giá lượng Hb của bệnh nhân trước
ghép tạng
Nhờ sự phát triển không ngừng của y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 303
hiện đại trong thời gian vừa qua, trong đó có kỹ
thuật ghép tạng, các thuốc ức chế miễn dịch
mới(1,5) và đặc biệt là từ khi có chế phẩm mới
erythropoietin để sử dụng(3,4) nên erythropoietin
được xem như là một liệu pháp thay thế truyền
máu, nhằm duy trì nồng độ Hb phù hợp cho
bệnh nhân trên thực tiễn lâm sàng. Qua khảo sát
lượng Hb của bệnh nhân trước ghép (Bảng 4),
chúng tôi nhận thấy: đa số lượng Hb của bệnh
nhân trước ghép dao dộng trong khoảng 6,0–
10,0g/dl, chiếm 66,66%, Hb >10,0 g/dl có tỷ lệ
33,34%. Không có bệnh nhân nào có lượng Hb
<6,0 g/dl, Lượng Hb trung bình của bệnh nhân
trước ghép tạng là 8,69 g/dl.
Phản ứng phụ do truyền máu
Do nhiều nguyên nhân, nên truyền máu có
thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau như: sốt
sau truyền máu không do tan máu, phản ứng
dị ứng, phản ứng tan máu cấp, phản ứng chậm
sau truyền máu, thiếu máu tan máu tự miễn,
tổn thương phổi cấp và quá tải tuần hoàn. Do
đó điều quan trọng là tiếp tục cải thiện vấn đề
an toàn truyền máu và tìm ra những phương
thức để làm giảm nhu cầu truyền máu và tăng
cường tiếp nhận nhiều nguồn máu hiến đảm
bảo an toàn trong cộng đồng. Qua số liệu
nghiên cứu bảng 5 cho thấy: phản ứng phụ sau
truyền máu biểu hiện ở sốt, rét có 2 bệnh nhân,
tỷ lệ 11,11%, có một trường hợp mẫn ngứa
(5,55%), còn lại đa số không có phản ứng sau
truyền máu, chiếm tỷ lệ 83,34%. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Thời điểm truyền máu và chế phẩm máu
Trong phẩu thuật ghép tạng, cần kiểm soát
quanh cuộc mổ, trong đó quan tâm nhiều đến
việc duy trì các chỉ số huyết học và biểu hiện mất
máu. Các chỉ số như lượng Hemoglobin (Hb), số
lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT) và
INR (PT/INR), thời gian đông máu từng phần
hoạt hóa (APTT: Activated partial
thromboplastin time) và fibrinogen là các chỉ
điểm tốt cho nhu cầu sử dụng HCK, TCK và
FFP(5,7). Như đã trình bày ở trên, do tác dụng tích
cực của erythropoietin như là một liệu pháp
nhằm duy trì hiệu quả kích thích tạo máu(5), nên
việc chỉ định truyền máu và chế phẩm máu luôn
được cân nhắc, hạn chế chỉ định truyền rộng rãi.
Điều này hoàn toàn phù hợp giữa vấn đề hòa
hợp miễn dịch và truyền máu, hạn chế đến mức
thấp nhất các biến chứng do vấn đề thải ghép
gây ra(3,6,7,9), góp phần vào sự thành công của các
ca ghép tạng. Tuy vậy, truyền máu từ số lượng ít
đến truyền máu khối lượng lớn luôn thường
gặp trong phẫu thuật ghép tạng(3) nhằm cải thiện
lượng Hb phù hợp và làm thuận lợi cho quá
trình đông máu cầm máu(5). Do vậy trong nghiên
cứu này, chúng tôi nhận thấy tất cả các bệnh
nhân ghép tạng đều có dự trù chế phẩm máu,
chủ yếu để dự phòng cho các biến chứng sau
phẫu thuật.
Theo Tsai H.-Y., Hsieh F-Ch, Chang Chil-
Chun, et al(9): điều chỉnh tình trạng mất máu và
duy trì lượng Hb phù hợp quanh cuộc mổ và
sau mổ đã trở thành một vấn đề quan trọng
trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt đối với phẫu
thuật có nguy cơ cao chảy máu khối lượng lớn
như ghép tạng. Tuy nhiên, việc truyền máu ở
những bệnh nhân phẫu thuật ghép vẫn chưa
được thống nhất. Mặc dù, hầu hết các cơ sở y tế
đã áp dụng theo hướng dẫn thực hành truyền
HKC với ngưỡng Hb từ 6,0 đến 10,0g/dL nhưng
vẫn có sự khác nhau nhiều về mức khởi đầu
truyền máu giữa các trung tâm(9).
Theo tác giả Nguyễn Khánh Hội và Kochhar
PK, Ghosh P and Kochhar RS(3,4) để tránh hiện
tượng mẫn cảm đối với kháng nguyên bạch cầu
(HLA) và tạng ghép thất bại thì nên cân nhắc và
hạn chế truyền máu trước ghép tạng(9,10). Theo
các tác giả nghiên cứu(4,9,10): giai đoạn đầu của
ghép tạng, nên hạn chế truyền máu toàn phần và
chế phẩm máu như HCK cho bệnh nhân ghép,
vì bạch cầu trong các chế phẩm máu có thể gây
ra các kháng thể kháng HLA, nên ảnh hưởng
nhiều đến vấn đề thải ghép. Tác dụng không
mong muốn của truyền máu, bao gồm một số
tác nhân lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm và
nguy cơ sinh miễn dịch khác loại
(alloimmunization) cũng góp phần vào một
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 304
chính sách truyền máu trước ghép cần phải cân
nhắc nhiều tại các Trung tâm ghép(4,9,10). Tuy vậy,
vai trò của truyền máu trong ghép tạng đóng vai
trò vô cùng quan trọng, nhờ những tiến bộ trong
thời gian qua như ghép không hòa hợp ABO, ức
chế miễn dịch và cải tiến kỹ thuật ghép đã góp
phần vào sự thành công của ghép tạng. Tuy
nhiên, hiệu quả của truyền máu trong ghép tạng,
nhất là tác dụng điều biến miễn dịch liên quan
đến truyền máu luôn được quan tâm. Qua hồi
cứu hồ sơ bệnh án nghiên cứu tại BVTW Huế
trong năm 2018, cho thấy 18 bệnh nhân ghép
tạng đều được truyền chế phẩm máu ở giai đoạn
trong và sau quá trình ghép. Kết quả này khá
phù hợp với các nghiên cứu trên.
Trong ghép tạng, đặc biệt là ghép tạng đặc
để tránh hiện tượng bất đồng về miễn dịch sẽ
ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thải ghép, trong đó
quan trọng là không được làm hoạt hóa hệ thống
nhận diện kháng nguyên HLA của người nhận,
thì việc sử dụng các chế phẩm máu như HCK và
TCK đều được khuyến cáo sử dụng bộ lọc bạch
cầu khi truyền cho bệnh nhân(1,3,4). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, cả 3 loại chế phẩm HCR,
HCK và TCK khi truyền cho bệnh nhân đều
được sử dụng bộ lọc bạch cầu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 18 bệnh nhân ghép tạng
được chỉ định truyền máu trong và sau ghép tại
BVTW Huế trong năm 2018, chúng tôi có một số
kết luận sau:
HCR được sử dụng nhiều nhất trong tất cả
các loại chế phẩm máu (49,16%), tiếp đến là TL
(26,65%) và các loại chế phẩm khác FFP (14,80%),
TCK (4,94%) và HCK (4,45%).
BN ghép tim có nhu cầu sử dụng nhiều loại
chế phẩm máu nhiều hơn BN ghép thận.
Số đơn vị từng loại CPM sử dụng trung
bình/BN ghép tim lần lượt là: HCR: 9,2 đơn vị,
HCK: 03 đon vị, TCK: 3 đơn vị, FFP: 30 đơn vị,
TL thì cao hơn rất nhiều: 18 đơn vị.
BN ghép thận chủ yếu sử dụng chế phẩm
HCR và một lượng nhỏ tiểu cầu khối. Số đơn vị
HCR sử dụng trung bình/BN là 4,8 đơn vị và
một lượng nhỏ tiểu cầu khối: 0,06 đơn vị, chiếm
10%, các chế phẩm khác như HCK, FFP và TL
hoàn toàn không sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Edinur HA, Chambers GK, Dunn P (2015). Recent
developments in transplantation and transfusion medicine. Ann
Transplant, 20:424 – 429.
2. Kim IC, Youn JC and Kobashigawa J (2018). The Past, Present
and Future of Heart Transplantation, Korean Circ J, 48(7):565–
590.
3. Kochhar PK, Ghosh P and Kochhar RS (2012). Chapter 15: Effect
of blood transfusion on subsequence organ transplantation.
Blood Transfusion in clinical practice,
https://www.intechopen.com/books.
4. Nguyễn Khánh Hội, Nguyễn Quang Chiến (2011). Một số vấn
đề truyền máu trong ghép tạng tại Bệnh viện 103. Y học TP Hồ
Chí Minh, 15(S4):46 – 51.
5. Sarkar BR, Philip CJ, Yadav DC (2013). Transfusion medicine
and solid organ transplant – update and review of some current
issues. Medical Journal Armed Forces India, 69:162 – 167.
6. Scornik JC, Meier-Kriesche HU (2011). Blood transfusion in
organ transplantation patients: Mechanisms of sensitization and
implications for prevention. American Journal of Transplantation,
11:1785 – 1791.
7. Solves P, Carpio N, Moscardo F, (2015). Transfusion
management and immunohematologic complication in liver
transplantation: Experience of a single institution. Transfus Med
Hemother, 42:8 – 14
8. Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia-Bộ Y tế (2018). Kỷ
niệm 5 năm thành lập: Hàng chục nghìn người đăng ký hiến
tạng cứu bệnh nhân hiểm nghèo. Báo điện tử Chính phủ nước
CH XNCN Việt Nam, VGP News, 29/11/2018.
9. Tsai HY, Hsieh FC, Chang CC, et al (2015). Clinical practice of
blood transfusion in orthopedic organ transplantation: A single
institution experience. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention,
16:8009 – 8013.
10. Waanders MM, Roelen DL, de Fujter JW, et al (2008).
Protocolled blood transfusion in recipients of a simultaneous
pancreas-kidney transplant reduce severe acute rejection.
Particularly Published in Transplantation, 85(11):1668 – 1669.
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_hinh_su_dung_mau_va_che_pham_mau_tren_benh_n.pdf