Đề tài Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện HMSG năm 2017

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện HMSG năm 2017: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HMSG NĂM 2017 KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 23/12/2017 MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU • Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và căn nguyên vi sinh vật. • Đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN MẪU 1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. 2. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu liên tục 3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Tất cả các bệnh nhân vào viện điều trị nội trú > 48 giờ kể cả bệnh nhân xuất viện trong này điều tra. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân có nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện. ĐỊNH NGHĨA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN • Là những nhiễm khuẩn xảy ra trong thời gian nằm viện • Không mắc cũng không ở giai đoạn ủ bệnh lúc nhập viện • Thường xuất hiện 48 giờ sau khi nhập viện • Những NKBV có thể do nguồn bệnh bên trong hay bên ngoài cơ thể gây ra. Nhiễm khuẩn nội sinh gây ra bởi những vi khuẩn có sẵn trong người bệnh (hệ vi khuẩn ...

pdf32 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện HMSG năm 2017, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HMSG NĂM 2017 KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 23/12/2017 MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU • Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và căn nguyên vi sinh vật. • Đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN MẪU 1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. 2. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu liên tục 3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Tất cả các bệnh nhân vào viện điều trị nội trú > 48 giờ kể cả bệnh nhân xuất viện trong này điều tra. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân có nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện. ĐỊNH NGHĨA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN • Là những nhiễm khuẩn xảy ra trong thời gian nằm viện • Không mắc cũng không ở giai đoạn ủ bệnh lúc nhập viện • Thường xuất hiện 48 giờ sau khi nhập viện • Những NKBV có thể do nguồn bệnh bên trong hay bên ngoài cơ thể gây ra. Nhiễm khuẩn nội sinh gây ra bởi những vi khuẩn có sẵn trong người bệnh (hệ vi khuẩn thường trú ở da, mũi, họng, ống tiêu hóa,), còn những nhiễm khuẩn ngoại sinh gây ra bởi những vi khuẩn ở vật sống hay vật thể bên ngoài cơ thể. GIÁM SÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN • Có thể thực hiện chủ động hoặc thụ động, dựa vào lâm sàng và/hoặc xét nghiệm và là tiền cứu hoặc hồi cứu. • Cũng có thể được thực hiện có trọng điểm và toàn diện • Người được giao trách nhiệm phải được huấn luyện để xem xét dữ liệu và đưa ra quyết định cuối cùng xác định sự hiện diện của NKBV theo những tiêu chuẩn định nghĩa NKBV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU • Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. • Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện • Tác nhân vi sinh vật, kháng sinh đồ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Số bệnh nhân Số nhiễm khuẩn bệnh viện Tần số (n) tỉ lệ % 17682 55 0,31 1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Kết quả cho thấy tỉ lệ NKBV có xu hướng giảm dần theo năm (năm 2015 tỉ lệ NKBV là 3,6%). Tỉ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (8,4%), và thấp hơn nghiên cứu Mai Thị Tiết (5) tại bệnh viện tỉnh Đồng Nai năm 2011 là (5,1%) Theo kết quả điều tra của Vụ điều trị-Bộ Y tế năm 2005 trên 19 bệnh viện trong toàn quốc, tỉ lệ NKBV là 5,7% Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân và cộng sự tỉ lệ NKBV tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định năm 2008, 2009, 2010 và năm 2011 lần lượt là 5,8%,7,8%, 4,8% và 5,9%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2. Tỉ lệ từng loại nhiễm khuẩn bệnh viện Kết quả nghiên cứu tương đương với kết quả nghiên cứu về NKBV tại một số bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2006: Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất (36,5%) Kết quả nghiên cứu của Mai Thị Tiết trong điều tra cắt ngang năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho thấy NKBV đường hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất (38,5%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn da và mô mềm (23,1%), nhiễm khuẩn đuờng tiết niệu (15,3%) Theo kết quả điều tra của Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2006-2007 thì tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp luôn có tỉ lệ cao nhất lần lượt là 36,5%, và 37,7% . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. Tỉ lệ NKBV theo từng khoa Kết quả cho thấy khoa hồi sức trung tâm có tỉ lệ NKBV cao nhất (40%), khoa nội tổng hợp-hô hấp (18,18%), khoa tim mạch (14,55%), khoa nội thần kinh (9,09%) và khoa nội-ngoại tiêu hóa là (3,64%) Qua kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân “Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định 2011” cho thấy khoa hồi sức cấp cứu có tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (17,1%), khối ngoại (7,6%) và sản (3,6%). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2011, NKBV thường gặp ở khoa Hồi sức. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4. Tỉ lệ các loại bệnh lý đi kèm KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5. Tỉ lệ NKBV theo tháng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6. Số ngày nằm viện trung bình Ngày nằm viện trung bình của BN mắc NKBV là 19,4 ngày, không có NKBV là 3,6 ngày, sự khác biệt này có ý nghĩ thống kê với p< 0,05. Tổng số BN điều tra Tổng số BN mắc NKBV Tổng số ngày nằm viện Ngày nằm viện TB Tổng số ngày nằm viện Ngày nằm viện TB 63744 3,6 1069 19,4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7. Mối liên quan giữa NKBV và thời gian nằm viện Tỉ lệ NKBV cao nhất ở nhóm nằm viện trên 14 ngày (60,0%), tiếp theo là nhóm từ 7-14 ngày (40,0%) Như vậy thời gian nằm viện càng dài thì tỉ lệ NKBV càng tăng. Bệnh nhân nằm lâu càng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây NKBV, được tiến hành nhiều thủ thuật, kỹ thuật xâm lấn, những bệnh nhân này cũng thường là những bệnh nhân lớn tuổi, mang nhiều bệnh phối hợp, khả năng miễn dịch suy giảm nên cũng dễ bị NKBV hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự nghiên cứu của các tác giả khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8. Mối liên quan giữa NKBV và nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ NKBV xảy ra cao nhất ở nhóm tuổi lớn hơn 60 tuổi (83,64%). Nghiên cứu của Mai Thị Tiết và cộng sự cũng cho thấy tỉ lệ NKBV cao nhất ở bệnh nhân > 60 tuổi (54%). Điều này phù hợp với nhiều tác giả vì bệnh nhân lớn tuổi thường có sức đề kháng kém cũng như có nhiều bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9. Mối liên quan giữa NKBV và thủ thuật xâm lấn Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa NKBV và thủ thuật xâm lấn. Theo kết quả, NKBV có liên quan đến đặt ống thông tiểu với p <0,05; đặt nội khí quản với p <0,05; mở khí quản với p <0,05; thở máy với p <0,05. Như vậy, bệnh nhân có thủ thuật xâm lấn và hô hấp hỗ trợ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn bệnh nhân không có thủ thuật xâm lấn và hô hấp hỗ trợ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 Theo tác giả Phạm Lê Tuấn và cộng sự nghiên cứu về tình hình NKBV tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2007 cho thấy các thủ thuật xâm lấn ở bệnh nhân đều có nguy cơ gây NKBV như đặt nội khí quản với p <0,001; mở khí quản với p <0,001; đặt ống thông tiểu với p <0,001; đặt catheter mạch máu trung tâm với p <0,001. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10. Mối liên quan giữa NKBV và phẫu thuật Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giữa bệnh nhân có và không có phẫu thuật. Phẫu thuật Tần số (n) Tỉ lệ % Có 9 16,36 Không 46 83,64 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11. Các loại vi khuẩn phân lập được trong NKBV Kết quả cho thấy vi khuẩn gây NKBV nhiều nhất là E.coli và Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ lần lượt là 20% và 14,55%, còn lại các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus (10,91%), Pseudomonas aeruginosa ( 7,27%), Acinetobacter spp (10,91%) So sánh tỉ lệ giữa hai nhóm NKBV Gram âm và NKBV Gram dương cho thấy NKBV do VK Gram âm là 86,6 % cao hơn hẳn so với NKBV do VK Gram dương 13,3%. Theo Hà Mạnh Tuấn và Hoàng Trọng Kim nguyên nhân gây NKBV chủ yếu là VK Gram âm 79,8% bao gồm: Klebsiella 17,1%, Acinetobacter spp 16,9%, P. aeruginosa (16,9%), Enterobacter (13,7%), E. coli (11,3%); VK Gram dương 17,0% bao gồm: S. aureus (8,8%), Staphylococcus coagulase(–) (7,30%); nấm candida (3,2%). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính theo bệnh phẩm Bệnh phẩm Số lượng xét nghiệm dương tính Tỉ lệ % (n=994) Nước tiểu 424 42,66 Đàm 302 30,38 Mủ 193 19,42 Máu 48 4,83 Khác 27 2,72 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp • Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ Acinetorbacter spp đề kháng Tienam và Meronem cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Hùng Vân năm 2010 lần lượt là 51,1% và 47,3%. • So với nghiên cứu của Nguyễn Phú Hương Lan năm 2012 tại bệnh viện bệnh nhiệt đới thì tỉ lệ đề kháng Meronem trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn ( 65,5% so với 74%). Tỉ lệ đề kháng Tienam cũng thấp hơn: 62,1% so với 75%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của E.coli Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ Ecoli đề kháng với nhóm Carbapenem là #3 %, tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Văn Ngọc tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2013 là 14,3%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K.pneumoniae KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P.aeruginosa KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K.pneumoniae và P.aeruginosa So với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thảo và cộng sự trong nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2013 thì tỉ lệ đề kháng của K. pneumoniae với Tienam là 70 %, với Meronem là 64%,đối với P. aeruginosae thì tỉ lệ đề kháng với Tienam là 72% và Meronem là 74%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ đề kháng thấp hơn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus Đối với nhóm S. aureus thì trong nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào kháng Vancomycin, có thể do số liệu của chúng tôi còn ít, nên cần thêm thời gian nghiên cứu. KẾT LUẬN • Viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ cao nhất với (60%), tiếp theo sau đó lần lượt là nhiễm khuẩn tiết niệu (23, 64%), nhiễm khuẩn huyết (10,91%) và còn lại là nhiễm khuẩn vết mổ (5,45%). • Số ngày nằm viện của bệnh nhân NKBV kéo dài hơn 16 ngày so với bệnh nhân không mắc NKBV. Trong đó nhóm bệnh nhân nằm viện trên 14 ngày chiếm tỉ lệ 60% cao hơn các nhóm còn lại, p< 0,05. • Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở nhóm lớn hơn 60 tuổi cao nhất (83,64%), tiếp theo là nhóm 45-60 tuổi (14,55%), p < 0,05. • Nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến thủ thuật xâm lấn: đặt thông tiểu, đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy, phẫu thuật, p <0,05. KẾT LUẬN • Kết quả cho thấy VK gây NKBV nhiều nhất là Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ lần lượt là 20% và 14,55%, còn lại các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus (10,98%), Pseudomonas aeruginosa (7,27%), Acinetobacter spp ( 10,91%) • So sánh tỉ lệ giữa hai nhóm NKBV Gram âm và NKBV Gram dương cho thấy NKBV do VK Gram âm là 86,6 % cao hơn hẳn so với NKBV do VK Gram dương 13,4%. ĐỀ XUẤT • Tăng cường giáo dục ý thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cho cán bộ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. • Giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật bảo đảm vô khuẩn khi tiến hành các thủ thuật xâm lấn. Giám sát các quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn đối với các dụng cụ, vật tư y tế sử dụng cho bệnh nhân. • Triển khai chương trình quản lý kháng sinh. • Tăng cường chuẩn bị bệnh nhân trước mổ để hạn chế thấp nhất nhiễm khuẩn vết mổ. • Tăng cường giáo dục, giám sát việc tuân thủ quy trình vệ sinh tay khi tiến hành thăm khám, chăm sóc và tiến hành các thủ thuật/phẫu thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_nhiem_khuan_benh_vien_tai_benh_vien_hms.pdf
Tài liệu liên quan