Nghiên cứu tình hình bệnh điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở công nhân thuộc nhóm ngành gia công cơ khí tỉnh Long An năm 2015-2017

Tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở công nhân thuộc nhóm ngành gia công cơ khí tỉnh Long An năm 2015-2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 86 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN THUỘC NHÓM NGÀNH GIA CÔNG CƠ KHÍ TỈNH LONG AN NĂM 2015 - 2017 Võ Thị Dễ*, Nguyễn Hoài Duyên**, Ngô Văn Hoàng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An những năm qua chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Điều này có thể làm tăng yếu tố có hại trong môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp ở người lao động. Nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) và một số yếu tố có liên quan đến bệnh này. Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình bệnh ĐNN và một số yếu tố có liên quan ở nhóm ngành gia công cơ khí trên địa bàn Long An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ 9/2015 đến 5/2017 về môi trường lao động ở 04 doanh nghiệp gia công cơ khí với 269 công nhân làm việc nơi tiếng ồn sắp xỉ và vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP). Kết quả: Yếu tố nguy cơ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở công nhân thuộc nhóm ngành gia công cơ khí tỉnh Long An năm 2015-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 86 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN THUỘC NHÓM NGÀNH GIA CÔNG CƠ KHÍ TỈNH LONG AN NĂM 2015 - 2017 Võ Thị Dễ*, Nguyễn Hoài Duyên**, Ngô Văn Hoàng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An những năm qua chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Điều này có thể làm tăng yếu tố có hại trong môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp ở người lao động. Nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) và một số yếu tố có liên quan đến bệnh này. Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình bệnh ĐNN và một số yếu tố có liên quan ở nhóm ngành gia công cơ khí trên địa bàn Long An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ 9/2015 đến 5/2017 về môi trường lao động ở 04 doanh nghiệp gia công cơ khí với 269 công nhân làm việc nơi tiếng ồn sắp xỉ và vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP). Kết quả: Yếu tố nguy cơ trong ngành gia công cơ khí là cường độ tiếng ồn vượt TCVSCP. ĐNN có 49 trường hợp (18,2%), theo dõi giảm thính lực ở tần số cao là 16 trường hợp (5,9%). Tỉ lệ ĐNN nhẹ là 93,9%, ĐNN vừa là 6,1 %. ĐNN có mối liên quan đến tuổi đời, tuổi nghề (>8 năm), trình độ học vấn ở cấp 1 và cấp 2. ĐNN không liên quan đến sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn, thói quen hút thuốc của người lao động. Từ khóa: môi trường lao động, bệnh ĐNN ABSTRACT STUDY ON THE SITUATION OF OCCUPATIONAL DEAFNESS AND SOME RELATED FACTORS IN THE MECHANICAL INDUSTRIES IN LONG AN PROVINCE IN 2015 - 2017 Vo Thi De, Nguyen Hoai Duyen, Ngo Văn Hoang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 86 – 91 Background: The economic structure of Long An province has changed in the direction of industrialization. This can increase the harmful factors in the working environment and occupational diseases in workers. The study aimed to assess occupational deafness and some related factors to this disease. Objectives: Study on the situation of occupational deafness and some related factors in the mechanical industries in Long An. Material and Methods: Cross-sectional study from 9/2015 to 5/2017 on working environment in 04 mechanical producing enterprises with 269 working workers where noise is about to reach and exceed allowable hygiene standards. Results: The risk factor in the mechanical industries was the noise exceeding the allowable hygiene standard. Forty-nine cases (18.2%) were occupational deafness and 16 cases (5.9%) were hearing loss at high frequencies. Among occupational deafness cases, 93.9% and 6.1% were in mild and moderate degree of deafness, respectively. Occupational deafness had a relationship with age, age of work (>8 years) and education at primary and middle school levels. It wassn’t related to using personal protective equipment against noise, smoking habits of workers. *Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An **Sở Y tế Long An Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hoài Duyên ĐT: 0399371299 Email: nguyenduyen07@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 87 Keywords: working environment, occupational deafness ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An có những chuyển biến tích cực, nhưng điều này đang đặt ra một thách thức rất lớn cho xã hội đó là các hoạt động công nghiệp góp phần gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động(11). Theo nghiên cứu của Subbarao Goteti và cộng sự(5) trên 200 công nhân trong nhà máy thép cho thấy tỉ lệ điếc nhẹ là 8%, điếc vừa, điếc nghiêm trọng, điếc nặng, điếc hoàn toàn lần lượt là 28%, 30%, 32%, 2%. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn và cộng sự(9) ở công nhân cơ khí ô tô tại Huế cho thấy tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) là 11,8%. Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ ĐNN ở công nhân công ty TNHH tàu thủy Sài Gòn là 7,3%(7). Điều này cho thấy ĐNN tại nhóm các công ty gia công cơ khí là một vấn đề cần quan tâm. Long An, những năm gần đây tiếp nhận nhiều nhà máy sắt thép, gia công cơ khí nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình hình ĐNN và các yếu tố có liên quan đến bệnh này ở công nhân. Để góp phần đánh giá tỉ lệ bệnh ĐNN ở nhóm ngành này, làm cơ sở cho thực hiện chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người lao động, chúng tôi thực hiện đề tài “ Tình hình bệnh điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở công nhân thuộc nhóm ngành gia công cơ khí tỉnh Long An năm 2015 – 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ bệnh ĐNN ở người lao động thuộc nhóm ngành gia công cơ khí. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐNN ở nhóm ngành gia công cơ khí. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Môi trường lao động tại bốn doanh nghiệp sắt thép và gia công cơ khí. Toàn bộ số công nhân trực tiếp sản xuất nơi có cường độ tiếng ồn sắp xỉ và vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trong khoảng thời gian 9/2015 – 5/2017. Phương pháp tiến hành Khảo sát cường độ tiếng ồn cho mẫu đo thời điểm bằng máy đo hiện số Quest 2900 (Mỹ) có phân tích dải tần số từ 31,5 Hz đến 8.000Hz tại các công đoạn sản xuất khác nhau theo Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường 2015, tập 1 - tương đương TCVN 9799:2013 và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quy định(2,3). Khám sức khỏe, khảo sát thính lực sơ bộ và hoàn chỉnh cho các công nhân trực tiếp sản xuất tiếp xúc cường độ tiếng ồn ở các công đoạn sản xuất trên bằng máy đo thính lực đơn âm Maico MA – 52 (Đức), đánh giá tỉ lệ mất sức nghe và % thiếu hụt thính lực theo bảng Fowler - Sabine và bảng Fellmann – Lessing(4). Tìm hiểu yếu tố liên quan đến ĐNN qua bảng khảo sát. Nhập liệu bằng phần mềm Epi Info 7, phân tích bằng phần mềm IBM SPSS 20.0 Thống kê phân tích Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để xác định mối liên quan giữa những biến độc lập là định tính (nhóm tuổi, thâm niên công tác) với biến phụ thuộc (ĐNN). Mối liên quan được xác định bằng tỉ số chênh OR và khoảng tin cậy 95%. Phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình hồi quy logistic để xác định mối liên quan giữa các yếu tố có liên quan đến tình trạng ĐNN ở công nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 88 KẾT QUẢ Số liệu chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Số liệu chung mẫu nghiên cứu phân theo phái và tuổi Đặc tính Số mẫu nghiên cứu (n = 269) n % Giới Nam 261 97,0 Nữ 08 3,0 Tuổi ≤ 20 0,0 0,0 21 - 30 103 38,3 31 - 40 113 42,0 41 - 50 48 17,8 51 - 60 05 1,9 Môi trường lao động và đối tượng tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây ĐNN Bảng 2: Kết quả quan trắc cường độ ồn trong môi trường lao động và đối tượng phơi nhiễm Cường độ tiếng ồn Số mẫu quan trắc Số lao động tiếp xúc tương ứng Tần số (%) Tần số (%) ≤ 85 dBA 21 47,7 14 5,2 > 85 - 90 dBA 16 36,4 128 47,6 > 90 dBA 7 15,9 127 47,2 Cộng 44 100 269 100 Trong số mẫu quan trắc môi trường lao động, cường độ tiếng ồn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (≤85 dBA) chiếm 47,7% thường ở công đoạn nguội (tiện, khoan, uốn) với số lao động tham gia khảo sát là 14 người (5,2%). Ở công đoạn gò, hàn, mài vệ sinh sản phẩm trước sơn có cường độ tiếng ồn >85-90 dBA (36,4%) và cường độ tiếng ồn >90 dBA (15,9%). Số lượng công nhân tham gia khảo sát tiếp xúc cường độ tiếng ồn trong khoảng 86-90 dBA và >90 dBA tương đương nhau (47%) (Bảng 2). Điếc nghề nghiệp Bảng 3: Tình hình ĐNN và các bệnh lý liên quan ở các công nhân được khảo sát (n =269) Phân loại bệnh Nam (n=261) [n, (%)] Nữ (n=8) [n, (%)] Tổng (n=269) [n, (%)] BỆNH ĐNN 48 (18,4) 1 (12,5) 49 (18,2) Theo dõi giảm thính lực tần số cao 15 (5,7) 1 (12,5) 16 (5,9) Bệnh lý tai 7 (2,7) 0 (0) 7 (2,6) Không phát hiện bệnh 191 (73,2) 06 (75) 197 (73,2) Tỉ lệ ĐNN chiếm 18,2% và theo dõi giảm thính lực ở tần số cao là 5,9%. Trong số người lao động bị ĐNN, nam chiếm tỉ lệ 98,0%, tỉ lệ này ở nữ là 2,0%; Trường hợp theo dõi suy giảm thính lực ở tần số cao nam chiếm tỉ lệ 93,8% và nữ chiếm 1,0% (Bảng 3). Trong số 49 công nhân bị ĐNN, khi phân bố mức độ ĐNN theo mức độ tổn thương cơ thể cho thấy 46 trường hợp (93,9%) bị ĐNN nhẹ ≥2% - 11%, 03 trường hợp (6,1%) bị ĐNN vừa ≥15% - 31% và không có các trường hợp ĐNN nặng, điếc và điếc hoàn toàn. Một số yếu tố liên quan đến ĐNN Bảng 4: Liên quan giữa điếc nghề nghiệp và thời gian tiếp xúc Thời gian tiếp xúc Bệnh OR KTC 95% p Có bệnh Không bệnh (n, %) (n, %) ĐNN > 8 giờ 17 (13,7) 107 (86,3) 0,6 (0,3 - 1,1) 0,08 ≤ 8 giờ 32 (22,1) 113 (77,9) ĐNN và giảm TL ở tần số cao > 8 giờ 22 (17,7) 102 (82,3) 0,5 (0,3 - 0,9) 0,023 ≤ 8 giờ 43 (29,7) 102 (70,38) Khảo sát mối liên quan giữa ĐNN và thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ca làm việc cho thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nếu xét cả các trường hợp theo dõi giảm thính lực ở tần số cao thì mối liên quan giữa ĐNN và thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ca làm việc có ý nghĩa thống kê với p = 0,023 và KTC 95%: 0,5 (0,3 - 0,9) (Bảng 4). Trong nghiên cứu này cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐNN với nhóm tuổi, tuổi nghề và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. So với nhóm 21-30 tuổi thì tỉ lệ ĐNN ở nhóm tuổi 31-40 và nhóm tuổi 41-50 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05; riêng nhóm tuổi 51-60 sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, như vậy tỉ lệ ĐNN có liên quan đến độ tuổi, tuổi càng cao thì tỉ lệ ĐNN càng tăng, tập trung ở nhóm tuổi 31-50. So với nhóm tuổi nghề 1-4 năm cho thấy khi làm việc có tiếp xúc nguồn ồn công nhân có tuổi nghề càng cao thì khả năng điếc nghề nghiệp càng tăng, điều này chỉ có ý nghĩa thống kê ở những công nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 89 có tuổi nghề từ 8 năm trở lên với p = 0,036. So với nhóm công nhân có trình độ học vấn cấp 3 thì nhóm học vấn cấp 1 và cấp 2 có tỉ lệ ĐNN cao gấp 2,4 đến 3,6 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 cho thấy mối liên quan giữa ĐNN và trình độ học vấn của đối tượng (Bảng 5). Khảo sát mối liên quan giữa ĐNN với cường độ tiếng ồn, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn và thói quen hút thuốc của nam lao động cho thấy giữa chúng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Phân tích hồi quy đa biến giữa ĐNN với tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn cho thấy mối liên quan giữa ĐNN và tuổi đời có ý nghĩa thống kê ở các nhóm tuổi từ 31-50, tuổi càng cao nguy cơ ĐNN càng tăng từ 2,9 đến 7,4 lần so nhóm tuổi 21-30 (Bảng 6). Bảng 5: Liên quan giữa ĐNN và các yếu tố có liên quan khác Đặc tính ĐNN OR KTC 95% p Có bệnh [n, (%)] Không bệnh [n, (%)] Cường độ ồn (dBA) ≤ 85 * 01 (7,1) 13 (92,9) 1 - > 85 - 90 19 (14,8) 109 (85,2) 2,27 (0,3 - 18,4) 0,443 > 90 29 (22,8) 98 (77,2) 3,85 (0,5 - 30,7) 0,203 Tuổi đời 21 - 30 tuổi * 7 (6,8) 96 (93,2) 1 - 31 - 40 tuổi 22 (19,5) 91 (80,5) 3,3 (1,4 - 8,1) 0,009 41 - 50 tuổi 19 (39,6) 29 (60,4) 8,9 (3,4 - 23,5) <0,001 51 - 60 tuổi 01 (20,0) 4 (80,0) 3,43 (0,3 - 34,9) 0,298 Tuổi nghề 1 - 4 * 19 (14,3) 114 (85,7) 1 - > 4 - 8 11 (17,2) 53 (82,8) 1,2 (0,6 - 2,8) 0,59 > 8 19 (26,4) 53 (73,6) 2,2 (1,1 - 4,4) 0,036 Trình độ học vấn Không biết chữ 1 (33,3) 2 (66,7) 4,6 (0,4 - 56,0) 0,230 Cấp 1 9 (28,7) 23 (71,9) 3,6 (1,3 - 10,1) 0,015 Cấp 2 27 (20,6) 104 (79,4) 2,4 (1,1 - 5,4) 0,034 Cấp 3 * 9 (9,8) 83 (90,2) 1 - > Cấp 3 3 (27,3) 8 (72,7) 3,5 (0,8 - 15,4) 0,104 Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn Không sử dụng 24 (17,3) 115 (82,7) 0,88 (0,5 - 1,6) 0,68 Có sử dụng 25 (19,2) 105 (80,8) Thói quen hút thuốc Có hút thuốc 21 (15,7) 113 (84,3) 0,7 (0,4 - 1,3) 0,281 Không hút thuốc 28 (20,7) 107 (79,3) *: nhóm chuẩn được so sánh Bảng 6: Phân tích hồi quy đa biến giữa ĐNN và một số yếu tố có liên quan Đặc tính Hệ số hồi quy Sai số chuẩn OR (KTC 95%) p Tuổi đời ≤ 20 tuổi 0 0 0 0 21 - 30 tuổi * - - 1 - 31 - 40 tuổi 1,05 0,48 2,9 (1,1 - 7,4) 0,03 41 - 50 tuổi 2,01 0,55 7,4 (2,5 - 21,8) < 0,001 51 - 60 tuổi 0,77 1,31 2,2 (0,2 - 28,4) 0,56 Tuổi nghề 1 – 4 * - - 1 - > 4 - 8 0,21 0,44 1,24 (0,5 - 2,9) 0,63 > 8 0,19 0,43 1,21 (0,5 - 2,8) 0,66 Học vấn Không biết chữ 1,63 1,39 5,10 (0,3 - 76,9) 0,24 Cấp 1 1,02 0,57 2,78 (0,9 - 8,4) 0,07 Cấp 2 0,54 0,44 1,72 (0,7 - 4,1) 0,22 Cấp 3 * - - 1 - > Cấp 3 0,99 0,81 2,70 (0,6 - 13,1) 0,22 *: nhóm được so sánh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 90 BÀN LUẬN Môi trường lao động Kết quả quan trắc môi trường lao động cho thấy số mẫu có cường độ tiếng ồn không đạt là 23 mẫu (52,3%), trong đó cường độ tiếng ồn 85-90 dBA chiếm 36,4% và >90 dBA chiếm 15,9%. Tỉ lệ công nhân bị ĐNN Tỉ lệ ĐNN chiếm 18,2% và theo dõi giảm thính lực ở tần số cao là 5,9%, tỉ lệ ĐNN nhẹ là 93,9%, ĐNN vừa là 6,1%. Tỉ lệ này khác nghiên cứu của Subbarao Goteti và Mrudala trên 200 công nhân trong nhà máy thép với 50% tiếp xúc ồn cao >85 dBA-105 dBA suốt 8 giờ làm việc ở độ tuổi 35-55 năm và tuổi nghề 10-30 năm cho thấy tỉ lệ điếc nhẹ là 8%, tương tự là điếc vừa, điếc nghiêm trọng, điếc nặng, điếc hoàn toàn: 28%, 30%, 32%, 2%(5). Ở đây tỉ lệ ĐNN chủ yếu là điếc nhẹ và vừa không có trường hợp ĐNN từ nặng đến ĐNN hoàn toàn có lẽ do tuổi đời (21-40 tuổi: 80,3%) và tuổi nghề (>8 năm: 24,5%) thấp hơn. Xác định mối liên quan giữa ĐNN và một số yếu tố liên quan Khảo sát mối liên quan giữa ĐNN và tiếng ồn không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ĐNN và cường độ tiếng ồn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Gaurav Agawal và cs trên 341 công nhân nhà máy thép cho thấy giảm sức nghe ở tần số 500, 1.000, 2.000, 4.000 Hz cao hơn 25 dBA so với cường độ ồn ≤85 dBA, 86-90 và >90 dBA có ý nghĩa thống kê với p = 0,000; tương tự giảm sức nghe ở tai phải so với các nhóm tuổi nghề 5-10, 11-15, 16-20 năm với p = 0,003, nhưng ở tai trái p = 0,161(1). Điều này có lẽ do tuổi đời và tuổi nghề như nhận xét ở trên cũng như do đây là nghiên cứu cắt ngang nên không loại trừ khả năng người lao động đã suy giảm thính lực do làm công việc ở công ty khác trước đây. Xác định mối liên quan giữa ĐNN và tuổi đời cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, tuổi đời càng cao thì tỉ lệ ĐNN càng tăng, nhất là nhóm từ 31 tuổi trở lên. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn và cs ở công nhân cơ khí ô tô tại Huế cho thấy tỉ lệ ĐNN là 11,8% và tỉ lệ ĐNN theo các nhóm tuổi 20-29, 30-39, 40-49, > 50 lần lượt là 4,7%, 14,1% 15,8%, 31,6%(9). Nghiên cứu của Hossein Ali Rangkooy cho thấy tỉ lệ giảm thính lực do ồn giữa hai nhóm công nhân dưới 35 tuổi và trên 35 tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0,017(6). Tương tự, xét mối liên quan giữa ĐNN và tuổi nghề chỉ có ý nghĩa thống kê ở những công nhân có tuổi nghề từ 8 năm trở lên với p=0,004, KTC 95%: 2,9 (1,4-6,1). Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Tấn Tiến, Huỳnh Bảo Trâm cho thấy ĐNN có khuynh hướng tăng theo tuổi nghề: 1-5 năm là 3,2%, 6-10 năm là 5,7%, 11-15 năm là 12,5%, 16-20 năm là 15% và >21 năm là 50%(7). Trong nghiên cứu này cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐNN và nhóm học vấn cấp 1 với p = 0,015 và KTC 95%: 3,6 (1,3-10,1) và cấp 2 với p = 0,034 và KTC 95%: 2,4 (1,1-5,4). Trong nghiên cứu này không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05) trong mối quan hệ giữa ĐNN với việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn và thói quen hút thuốc của người lao động. Điều này khác với nghiên cứu của Hoàng Minh Thúy và cộng sự(6) cho thấy tỉ lệ sử dụng nút tai chống ồn là 38,3%, trong khi nghiên cứu của Huỳnh Tấn Tiến và Huỳnh Bảo Trâm(7) cho thấy 100% được cấp PTBVCN chống ồn nhưng tỉ lệ sử dụng thường xuyên và không thường xuyên xấp xỉ nhau ở mức khoảng 49,5% và không bao giờ sử dụng là 1,1%. KẾT LUẬN Tỉ lệ ĐNN là 49 trường hợp (18,2%); theo dõi giảm thính lực ở tần số cao là 16 trường hợp (5,9%); tỉ lệ ĐNN nhẹ là 93,9%, ĐNN vừa là 6,1%. Trong nghiên cứu này cho thấy ĐNN liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi đời, tuổi nghề và nhóm người lao động có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agawal G, et al (2015). Noise induced hearing loss in steel Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 91 factory workers. International Journal of Occupational Safety and Health, 4(2):34-43. 2. Bộ Y tế (2016). Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. Thông tư 24/2016/TT - BYT ngày 30/6/2016. 3. Bộ Y tế (2016). Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc. Thông tư 27/2016/TT - BYT ngày 30/6/2016. 4. Bộ Y tế (2016). Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội. Thông tư số 15/2016/TT - BYT ngày 15/5/2016. 5. Goteti S, Kambhampati M (2015). Noise Induced Hearing Lossin Heavy Metal Industrial Workers. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 4(56):9819-9829. 6. Hoàng Minh Thúy, Đặng Đức Phú, Nguyễn Thị Toán (2010). Nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của công nhân một số ngành nghề tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn. Y học Thực hành, 3(709):5-7. 7. Huỳnh Tấn Tiến, Huỳnh Bảo Trâm (2011). Tỉ lệ bệnh bệnh ĐNN và các yếu tố liên quan tại công ty TNHH tàu thủy Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh năm 2011. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(3):244-249. 8. Leensen MCJ, van Duivenbooden JC, Dreschler WA (2011). A retrospective analysis of noise-induced hearing loss in the Dutch construction industry. Int Arch Occup Environ Health, 84:577–590. 9. Nguyễn Ngọc Diễn và cộng sự (2007). Ô nhiễm do tiếng ồn giảm thính lực, bệnh ĐNN trong công nhân cơ khí ô tô tại Huế. Y học Dự phòng, 2(87):50-53. 10. Rangkooy HA, Rashnuodi P, Salehy MMA and Bavandpour A (2018). Evaluation of Noise-Induced Hearing Loss on the Workers of one of the Ahvaz Steel Companies. JJHSCI, 11. UBND tỉnh Long An (2016). Báo cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển KH-XH năm 2016 tỉnh Long An. URL: www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=31815&idcm=224. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_benh_diec_nghe_nghiep_va_mot_so_yeu_to.pdf
Tài liệu liên quan