Tài liệu Nghiên cứu tính dị hướng của ma sát bề mặt khi mài tinh thép C45: Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
46
Nghiên cứu tính dị hướng của ma sát bề mặt khi mài tinh thép C45
Study on Anisotropy of Surface Friction of Steel C45 Conducted by Fine-Grinding Method
Nguyễn Thùy Dương1,* Phạm Văn Hùng1, Nguyễn Văn cảnh2, Nguyễn Trường Sinh3
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
3 Học Viện kỹ thuật Quân sự, 236 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đến Tòa soạn: 18-6-2018; chấp nhận đăng: 18-01-2019
Tóm tắt
Bề mặt chuyển động của các cặp ma sát đều được gia công bằng các phương pháp công nghệ phù hợp
nhằm giảm thiểu ma sát, mòn và nâng cao tuổi khi làm việc. Đối với các cặp ma sát có yêu cầu cao về chất
lượng bề mặt và lắp ghép thông thường được gia công lần cuối bằng phương pháp mài tinh. Chuyển động
tạo hình của máy công cụ nói chung và chuyển động tạo hình của máy mài nói riêng để g...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính dị hướng của ma sát bề mặt khi mài tinh thép C45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
46
Nghiên cứu tính dị hướng của ma sát bề mặt khi mài tinh thép C45
Study on Anisotropy of Surface Friction of Steel C45 Conducted by Fine-Grinding Method
Nguyễn Thùy Dương1,* Phạm Văn Hùng1, Nguyễn Văn cảnh2, Nguyễn Trường Sinh3
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
3 Học Viện kỹ thuật Quân sự, 236 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đến Tòa soạn: 18-6-2018; chấp nhận đăng: 18-01-2019
Tóm tắt
Bề mặt chuyển động của các cặp ma sát đều được gia công bằng các phương pháp công nghệ phù hợp
nhằm giảm thiểu ma sát, mòn và nâng cao tuổi khi làm việc. Đối với các cặp ma sát có yêu cầu cao về chất
lượng bề mặt và lắp ghép thông thường được gia công lần cuối bằng phương pháp mài tinh. Chuyển động
tạo hình của máy công cụ nói chung và chuyển động tạo hình của máy mài nói riêng để gia công được hết
các bề mặt luôn tồn tại lượng chạy dao dọc và lượng chạy dao ngang. Hai lượng chạy dao này thường khác
nhau về giá trị dẫn tới chất lượng bề mặt ma sát theo phương chạy dao ngang và phương chạy dao dọc là
không đồng nhất. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tính dị hướng ma sát bề mặt được gia công
bằng phương pháp mài tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể điều khiển được tính dị hướng của ma sát
bề mặt thông qua các thông số công nghệ khi trình mài tinh nhằm giảm thiểu ma sát và nâng cao hiệu suất
làm việc.
Từ khóa: Tạo hình bề mặt mài, ma sát bề mặt, tính dị hướng bề mặt
Abstract
The moving surfaces of the friction pairs are usually machined using appropriate technological methods to
minimize the friction, wear and to improve the longevity. For the friction pairs that require a high surface
quality are usually finished by the fine-grinding. The shaping motion of machine tools in general and the
grinding machine in particular for machining whole surfaces always exist a longitudinal and horizontal feed
rates. These two feed rates are often different so that results in a different quality of horizontal and
longitudinal friction surface. This paper presents the study results of anisotropy of the surface friction which
is conducted by fine-grinding method. The results show that the anisotropy of surface friction can be
controlled through the fine-grinding technological parameters to minimize the friction and to improve the
operation efficiency.
Keywords: Surface grinding, surface friction, anisotropy of surface
1. Giới thiệu*
Chất lượng bề mặt của chi tiết sau khi gia công
cơ là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng làm việc và quyết định tuổi thọ của chi tiết.
Hiện nay, để đảm bảo chất lượng bề mặt chi tiết đáp
ứng yêu cầu làm việc ngày càng cao, có nhiều
phương pháp gia công để nâng cao chất lượng bề
mặt: Mài tinh, khôn, nghiền, phun bi, lăn bi Trong
đó, mài là phương pháp gia công tinh lần cuối được
sử dụng khá phổ biến đối với chi tiết máy có chuyển
động và đảm bảo chế độ lắp ghép. Phương pháp mài
tinh có thể đạt được cấp độ bóng 9-10[1,2].
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 904447096
Email: duong.nguyenthuy@hust.edu.vn
Do chất lượng bề mặt chi tiết được quyết định
bởi công nghệ gia công, vì vậy đã có nhiều nghiên
cứu về ảnh hưởng chế độ gia công tới chất lượng bề
mặt của chi tiết thường được đánh giá qua giá trị độ
nhám bề mặt Ra, Rz. Các kết quả nghiên cứu đã cho
thấy các thông số công nghệ gia công cơ có ảnh
hưởng phi tuyến tới chất lượng bề mặt nói chung và
nhám bề mặt nói riêng [3,4]. Về nguyên tắc, để đánh
giá chính xác các ảnh hưởng của gia công cơ đến chất
lượng bề mặt vẫn cần phải tiến hành thực nghiệm tìm
ra quy luật cho các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên chất
lượng bề mặt nói chung và nhám bề mặt nói riêng
chưa làm rõ được bản chất ảnh hưởng này tới chất
lượng và hiệu suất làm việc của chi tiết. Trong khi đó,
lực ma sát bề mặt nói chung và hệ số ma sát nói riêng
là một thông số ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm
việc và hiệu suất làm việc của ma sát.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
47
Trong quá trình gia công chi tiết máy có sự phối
hợp các chuyển động tạo hình trên máy công cụ, cụ
thể là chuyển động quay trục chính và các chuyển
động chạy dao [5]. Trên thực tế, các chuyển động
chạy dao của máy công cụ thường khác nhau. Chính
vì vậy, chất lượng bề mặt nói chung, độ nhám nói
riêng cũng như bán kính cong đỉnh nhấp nhô theo 2
phương chạy dao (dọc và ngang) có giá trị khác nhau.
Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng bề
mặt và nhám theo các phương là khác nhau. Sự khác
nhau đó có ảnh hưởng trực tiếp đến vectơ lực ma sát
so với vectơ tốc độ khi vận hành làm xuất hiện tính dị
hướng của ma sát [6] gây dao động và làm mòn cặp
ma sát. Điều này rất nguy hiểm vì nó không được kể
đến trong quá trình thiết kế chi tiết cũng như vận
hành và bảo dưỡng. Việc nghiên cứu ảnh hưởng trực
tiếp của chế độ gia công tinh tới tính dị hướng của lực
ma sát là rất cần thiết và sẽ giải thích được những hư
hỏng bề mặt không được kể đến trong quá trình tính
toán thiết kế nhưng lại xuất hiện trong quá trình làm
việc theo các phương khác nhau.
2. Nghiên cứu thực nghiệm xác định tính dị hướng
của ma sát bề mặt
Mục tiêu thực nghiệm: Khảo sát đánh giá tính dị
hướng của ma sát bề mặt chi tiết sau khi mài tinh với
các chế độ chạy dao dọc khác nhau.
2.1 Thiết bị thử nghiệm
Khảo sát tính dị hướng ma sát bề mặt, sử dụng
thiết bị đo ma sát đa năng UMT do hãng CETR của
Mỹ chế tạo. Thiết bị có khả năng đo được lực ma sát,
đo lượng mòn, thử nghiệm cơ tính, thử nghiệm bôi
trơn có sơ đồ nguyên lý như hình 1.1
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý thiết bị UMT
Thiết bị sử dụng cảm biến đo siêu chính xác, đo
đồng thời tải trọng và mômen từ 2 trục (2D) tới 6 trục
(6D), lực có thể được đo chính xác từ mN tới kN với
độ phân giải 0.00003% của thang đo.
Thiết bị được kết nối và điều khiển bằng máy
tính với 16 kênh thu thập dữ liệu có độ chính xác và
phân giải cao. Xử lý và hiện thị kết quả bằng phần
mềm CETR. Phần mềm cho phép hiển thị 1 hay nhiều
đồ thị kết quả đo ở các chế độ khác nhau. Hình 1.2
thể hiện giao diện màn hình hiển thị kết quả đo và xử
lý số liệu gồm: Đồ thị tải trọng; Đồ thị mòn; Đồ thị
lực ma sát; Đồ thị hệ số ma sát; Vùng cho phép chọn
loại đồ thị hiển thị; Giá trị trung bình của từng đồ thị.
Hình 2. Giao diện màn hình hiển thị kết quả đo và
xử lý số liệu
2.2 Sơ đồ đo
Khảo sát tính dị hướng ma sát được tiến hành
với viên bi trên tấm phẳng theo tiêu chuẩn ASTM G
133. Lực ma sát dị hướng sẽ xuất hiện khi có sự
tương tác ma sát của bi và bề mặt nhám. Tải trọng
được đặt lên viên bi tác động lên mẫu phía dưới là
tấm phẳng có chuyển động tịnh tiến. Sơ đồ đo được
trình bày trên hình 1.3.
Hình 3. Sơ đồ đo ma sát
2.3 Mẫu thí nghiệm
Mẫu thí nghiệm được làm từ thép C45 có kích
thước 50x30x10mm được mài tinh với ba chế độ
chạy dao khác nhau, đạt cấp độ nhẵn bóng 9-10 như
trên hình 4.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
48
Các thông số công nghệ cơ bản của quá trình mài tinh
mẫu thép C45.
- Thiết bị chế tạo: Máy mài 3E 711E
- Đá mài: Ct 60 – TB1G, D250xd75xB40mm
- Vận tốc cắt: V = 35m/s
- Chiều sâu cắt: t = 0.03mm
- Lượng chạy dao ngang: Sn = 0,3m/ph
- Lượng chạy dao dọc: Sd1=15,4m/ph Sd2 =
19,2m/ph, Sd3 = 23m/ph.
Hình 4. Mẫu sau khi mài tinh
3. Kết quả và thảo luận
Thực nghiệm được tiến hành như sau: Các mẫu
được chế tạo phôi ban đầu giống nhau. Sau đó được
mài tinh với 3 chế độ gia công tinh khác nhau có Sd1
= 15,4m/ph, Sd2 = 19,2m/ph, Sd3 = 23m/ph. Các mẫu
sau khi mài tinh được tiến hành đo lực ma sát trên
thiết bị đo UMT, theo 2 phương tương ứng chạy dao
dọc và chạy dao ngang để xác định tính dị hướng ma
sát với các thông số máy cơ bản như sau:
- Tần số 3Hz
- Tải tác dụng: P = 20N
- Thời gian thử 300s
- Hành trình tịnh tiến 10mm
Với mỗi mẫu thi nghiệm sẽ xác định tính dị
hướng ma sát theo 2 phương chạy dao (dọc hướng gia
công và ngang hướng gia công) như hình 5
a/Theo phương chạy dao
dọc
b/Theo phương chạy dao
ngang
Hình 5. Phương chuyển động của mẫu đo
3.1 Kết quả thực nghiệm tính dị hướng ma sát theo
phương chạy dao dọc
Kết quả thực nghiệm khảo sát với Sd/Sn =
15,4/0,3 được thể hiện trên hình 6
Hình 6. Đồ thị lực ma sát dị hướng mẫu 1 Sd1 /Sn=
15,4/0,3
Các giá trị đo ma sát trên hình 6 cho thấy 2
thành phần của lực ma sát có giá trị trung bình là:
Theo phương chạy dao dọc Fx= 4,268N, theo phương
chạy dao ngang Fy = 1,744N.
Đồ thị lực ma sát Fx theo thời gian có dạng đồ
thị nguyên tắc biến đổi chung lực ma sát gồm 3 giai
đoạn: Giai đoạn dịch chuyển ban đầu, giai đoạn gián
đoạn và giai đoạn trượt hoàn toàn [3,4]
Thành phần lực ma sát dị hướng Fy có phương
vuông góc phương chuyển động đo X (trùng với
phương chạy dao ngang). Giá trị Fy nhỏ hơn so với
Fx, dao động quanh giá trị trung bình 1,744N và Fy
40% Fx.
Tương tự với mẫu 2 có lượng chạy dao Sd2 /Sn =
19,2/0,3 và mẫu 3 có lượng chạy dao Sd3 /Sn = 23/0,3
có đồ thị biến thiên của lực ma sát Fx và lực ma sát dị
hướng Fy như trên hình 7
a/ Mẫu 2, Sd2/Sn = 19,2/0,3
b/ Mẫu 3, Sd3/Sn = 23/0,3
Hình 7. Đồ thị lực ma sát dị hướng mẫu 2 và mẫu 3
Từ đồ thị hình 6, 7 cho thấy có sự xuất hiện lực
ma sát theo 2 phương X và Y mặc dù mẫu chuyển
động theo phương X, điều này thể hiện sự tồn tại của
tính dị hướng ma sát bề mặt, giá trị được tổng hợp
trong bảng 1
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
49
Bảng 1: Giá trị lực ma sát theo các phương khi thay
đổi lượng chạy dao dọc
Các thông
số
Mẫu 1
Sd1 =
15,4m/ph
Mẫu 2
Sd1 =
19,2m/ph
Mẫu 3
Sd1 =
23m/ph
Lực Fx (N) 4,268 4,962 5,64
Lực Fy(N) 1,744 0,653 0,077
Fmst(N) 4,61 5,0 5,64
Từ bảng số liệu 1 cho thấy có sự phụ thuộc của
lực ma sát bề mặt vào lượng chạy dao dọc. Khi lượng
chạy dao tăng từ 15,4m/ph đến 23m/ph thì lực ma sát
Fx tăng từ 16,3% - 32,1% nhưng lực ma sát dị hướng
Fy giảm từ 62,56% – 95,6%.
3.2 Kết quả thực nghiệm tính dị hướng ma sát theo
phương ngang hướng gia công
Kết quả thực nghiệm khảo sát ma sát bề mặt với
Sd/Sn = 15,4/0,3 được thể hiện trên hình 8
Các giá trị đo ma sát trên hình 8 cho thấy 2
thành phần của lực ma sát có giá trị trung bình là: Fx
= 6,371N, Fy = 0,05N và đồ thị lực ma sát theo thời
gian tuân theo nguyên tắc chung.
Hình 8. Đồ thị lực ma sát dị hướng mẫu 1 Sd1 /Sn=
15,4/0,3
a/ Mẫu 2, Sd2/Sn = 19,2/0,3
b/ Mẫu 3, Sd3/Sn = 23/0,3
Hình 9. Đồ thị lực ma sát dị hướng mẫu 2 và mẫu 3
Vẫn tồn tại thành phần lực ma sát dị hướng Fy
có phương vuông góc phương chuyển động đo X
(nhưng Fy lại trùng phương chạy dao dọc). Giá trị Fy
khá nhỏ, dao động quanh giá trị 0.05N và Fy = 0.78%
Fx
Tương tự với mẫu 2 có lượng chạy dao Sd2 /Sn =
19,2/0,3 (m/ph) và mẫu 3 có lượng chạy dao Sd3 /Sn =
23/0,3 có đồ thị biến thiên của lực ma sát Fx và lực
ma sát dị hướng Fy như trên hình 9
Từ các đồ thị hình 8, 9 cho thấy sự xuất hiện lực
ma sát theo 2 phương X, Y thể hiện tính dị hướng ma
sát bề mặt. Giá trị lực ma sát Fy nhỏ từ 0,78% -
32,9% Fx được thể hiện trên bảng 2
Từ bảng số liệu 2 cho thấy khi mẫu đo chuyển
động ngang hướng chạy dao dọc, lức ma sát biến
thiên theo lượng chạy dao. Giá trị lực ma sát tổng tại
lượng chạy dao Sd2 là nhỏ nhất Fmst = 77% - 85% của
giá trị lực ma sát tổng ở hai lượng chạy dao còn lại
mặc dù giá trị dị hướng Fy là lớn nhất.
Bảng 2: Giá trị lực ma sát theo 2 phương khi mẫu
chuyển động ngang hướng chạy dao dọc.
Các
thông số
Mẫu 1
Sd1 =
15,4m/ph
Mẫu 2
Sd2 =
19,2m/ph
Mẫu 3
Sd3 =
23m/ph
Fx (N) 6,371 4,665 5,756
Fy(N) 0,05 1,534 0,382
Fmst(N) 6,371 4,91 5,769
Tính dị hướng ma sát bề mặt khi có chuyển
động tương đối được thể hiện thông qua đặc trưng dị
hướng dh như trên hình 10
Hình 10. Đặc trưng dị hướng bề mặt dh
Trên hình 10 cho thấy khi mẫu đo chuyển động
với vận tốc dưới tác dụng của tải trọng P, xuất hiện
lực ma sát Fmst có phương ngược chiều với góc lệch
dh ( ). Fx – Lực ma sát theo phương
ngược chiều chuyển động (phương chạy dao dọc hoặc
ngang). Fy – Lực ma sát theo phương vuông góc
chiều chuyển động.
Như vậy, tính dị hướng ma sát bề mặt được xác
định thông qua sự tồn tại góc dh (đặc trưng của dị
hướng ma sát bề mặt) hợp bởi phương chuyển động
và lực ma sát tổng (lực ma sát thực tế). Đặc tính dị
hướng của ma sát bề mặt của mẫu thép C45 được mài
tinh thể hiện trong bảng 3
Đầu đo tiêu chuẩn
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 132 (2019) 046-050
50
Bảng 3: Đặc tính dị hướng dh của ma sát bề mặt theo
2 phương chạy dao
dh Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
dh_dọc 22,2
0 7,410 0.570
dh_ngang 0.45
0 18.220 3.780
Hình 11 thể hiện đặc tính dị hướng ma sát bề
mặt khi lượng chạy dao dọc thay đổi.
Từ bảng 3 và đồ thị hình 11 cho thấy, chuyển
động mẫu thử theo phương chạy dao dọc tính dị
hướng giảm từ 220 - 10 khi tăng lượng chạy dao. Khi
chuyển động theo phương chạy dao ngang đặc tính dị
hướng dh có tính phi tuyến cao và giá trị dh_ngang
lớn nhất đến 180.
Hình 11. Đồ thị đặc tính dị hướng bề mặt theo 2
phương chạy dao
4. Kết luận
Bề mặt tiếp xúc của các cặp ma sát được gia
công bằng các phương pháp cắt gọt nói chung và
phương phương mài tinh nói riêng, khi chuyển động
tương đối, xuất hiện hiện tượng ma sát dị hướng. Giá
trị dị hướng của lực ma sát phụ thuộc vào các thông
số công nghệ gia công và được đặc trưng qua góc dh
(đặc tính dị hướng)
Thay đổi lượng chạy dao dọc trong phạm vi
thực tế từ 15,4m/ph – 23m/ph khi mài tinh bề mặt ma
sát thì lực ma sát tổng thay đổi từ 8% - 22,3% theo
phương chạy dao dọc và 17,5% - 30% theo phương
chạy dao ngang.
Trong phạm vi thay đổi của lượng chạy dao
nghiên cứu cũng như phương chạy dao, lực ma sát dị
hướng Fy có giá trị thay đổi trong khoảng 0,78% –
40,86 % của lực ma sát chính Fx.
Để tăng hiệu suất làm việc của cặp ma sát trong
điều kiện gia công thực tế cần lựa chọn chuyển động
tạo hình, phương chạy dao và giá trị lượng chạy dao
phù hợp khi gia công chế tạo bề mặt ma sát, đặc biệt
khi mài tinh chi tiết để có giá trị lực ma sát và dh
theo yêu cầu.
Như vậy, sự tồn tại tính dị hướng của ma sát bề
mặt là thực tế. Tính dị hướng này phụ thuộc vào chế
độ gia công và hướng gia công. Ma sát dị hướng sẽ
gây mất ổn định của chi tiết theo phương vuông góc
với chuyển động, gây rung động đồng thời gây mòn
cho cho các chi tiết đảm nhiệm chức năng hạn chế
chuyển động ngang như vai trục, vai và gờ chuyển
động quay lồng không, các phanh hãm lò xoTrong
quá trình làm việc, việc mòn và gẫy các phanh hãm,
lò xo thường xảy ra và là sự cố nghiêm trọng cần phải
tránh và cần được quan tâm khi bảo dưỡng và thay
thế.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội trong đề tài mã số T2017-PC-049.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Văn Hùng, Ma sát học,
NXB khoa học & kỹ thuật, 2005
[2] Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thêm, kỹ thuật ma
sát và kỹ thuật nâng cao tuổi thọ thiết bị, NXB khoa
học & kỹ thuật, 1990
[3] Mr. Kamlesh Pal1 and Vaibhav Shivhare, The
Influence of Cutting Parameter of Surface
Grinder on the Surface Finishing and Surface
Hardness of Structural Stee, Volume 1, Number 1,
December, 2014, pp. 11 -14
[4] Amandeep Singh Padda, Satish Kumar, Aishna
Mahajan, Effect of Varying Surface Grinding
Parameters on the Surface Roughness of
Stainless Steel, International Journal of Engineering
Research and General Science Volume 3, Issue 6,
November-December, 2015.
[5] Phạm Văn Hùng, Nguyễn Phương, Cơ sở máy công
cụ, NXB khoa học kỹ thuật, 2006
[6] Nguyễn Trường Sinh, Nguyễn Hữu Thanh, Tạp chí
cơ khí, số 1+2, 2018, pp. 40-46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 008_18_082_092_2131439.pdf