Tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của thủ thuật đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua da tại viện tim TP.HCM: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 158
NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA THỦ THUẬT
ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ LỖ THỨ PHÁT BẰNG DỤNG CỤ QUA DA
TẠI VIỆN TIM TP.HCM
Đỗ Quang Huân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua da tại
Viện Tim TP.Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiên trên 130 bệnh nhân mắc bệnh “thông liên nhĩ lỗ thứ
phát” có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2014 đến
tháng 12 năm 2015.
Kết quả: Tuổi trung bình của 130 bệnh nhân là 36 ±13,5 tuổi; có 109 nữ (83,8%), 21 nam (17,2%). Đa số
bệnh nhân có hở van 3 lá mức độ trung bình (82,3% số BN có độ hở van 3 lá là 2/4-3/4) và áp lực ĐM phổi trung
bình là 38,9 ± 8,4 mmHg. Đường kính trung bình của thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua thành ngực là 21,95
± 5,0 mm; đường kính trung bình của thông liên nhĩ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của thủ thuật đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua da tại viện tim TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 158
NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA THỦ THUẬT
ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ LỖ THỨ PHÁT BẰNG DỤNG CỤ QUA DA
TẠI VIỆN TIM TP.HCM
Đỗ Quang Huân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua da tại
Viện Tim TP.Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiên trên 130 bệnh nhân mắc bệnh “thông liên nhĩ lỗ thứ
phát” có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2014 đến
tháng 12 năm 2015.
Kết quả: Tuổi trung bình của 130 bệnh nhân là 36 ±13,5 tuổi; có 109 nữ (83,8%), 21 nam (17,2%). Đa số
bệnh nhân có hở van 3 lá mức độ trung bình (82,3% số BN có độ hở van 3 lá là 2/4-3/4) và áp lực ĐM phổi trung
bình là 38,9 ± 8,4 mmHg. Đường kính trung bình của thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua thành ngực là 21,95
± 5,0 mm; đường kính trung bình của thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua thực quản là 22,48 ± 4,8 mm;
đường kính thông liên nhĩ đo bằng bóng (sizing balloon) trung bình: 24,81 ± 4,66 mm. Thành công đóng lỗ thông
liên nhĩ bằng dù trong 125 BN (96,2%); không thành công 05 BN (3,8%). Còn luồng thông tồn lưu nhỏ qua siêu
âm trên 6 BN (4,6%); rối loạn nhịp nhĩ thoáng qua trong lúc làm thủ thuật 4 BN (3,1%); tràn dịch màng ngoài
tim không triêu chứng quan sát được trên 3 BN ( 2,3%) (dịch 5-7mm). Không có trường hợp nào BN bị trôi dù
thuyên tắc, và không có trường hợp nào bị tử vong.
Kết luận: Đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dù qua da là thủ thuật có tính hiệu quả cao vì kết quả tức thời thành
công chiếm đến 96,2% và thủ thuật cũng có độ an toàn cao với tỷ lệ biến chứng thấp, không có trường hợp nào
xảy ra biến chứng nặng thuyên tắc hay tử vong. Các trường hợp không đóng được lỗ thông liên nhĩ bằng dù là do
bờ từ lỗ thông liên nhĩ đến tĩnh mạch chủ dưới mỏng, mếm và ngắn, lỗ thông liên nhĩ lớn.
Từ khóa: Thông liên nhĩ lỗ thứ phát; đóng lỗ TLN bằng dù qua da.
ABSTRACT
STUDY ON THE SAFETY AND EFFICACY OF PERCUTANEOUS DEVICE CLOSURE OF THE
ISOLATED SECUNDUM ATRIAL SEPTAL DEFECT AT THE HEART INSTITUTE OF HO CHI MINH
CITY
Do Quang Huan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 158 - 165
Objectives: Study on the safety and efficacy of percutaneous device closure of the isolated secundum atrial
septal defect at the Heart Institute of Ho Chi Minh City.
Methods: Descriptive, cross-sectional study on 130 patients with diagnosis “isolated secundum atrial septal
defect”, who have had indication percutaneous device closure at the Heart Institute of Ho Chi Minh City from
November 2014 to December 2015.
Results: The average age of 130 patients was 36 ±13.5 years old; there were 109 females (83.8%) and 21
males (17.2%). The majority of patients had tricuspid regurgitation at moderate degree ( 82.3% of patients had
tricuspid regurgitation at 2/4-3/4 degree) and the average pulmonary artery pressure was 38.9 ± 8.4 mmHg. The
Viện Tim TP HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Quang Huân ĐT: 0913.982.298 Email: doquanghuan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 159
average diameter of atrial septal defect measured by transthoracic echocardiography was 21.95 ±5.0 mm; the
average diameter of atrial septal defect measured by transesophageal echocardiography was 22.48 ±4.8 mm; the
average diameter of atrial septal defect measured by sizing balloon was 24.81 ±4.66 mm. There were 125 patients
(96.2%) with successful device closure of atrial septal defect; 05 patients (3.8%) with unsuccessful closure. There
were 6 patients (4.6%) with residual shunts on echocardiogram; 4 patients (3.1%) with transient atrial
arrhythmia during procedure; pericardial effusion with no symptoms on 3 patients (2.3%) (fluid 5-7mm). There
was no case of patient with device migration, embolization and no death.
Conclusions: Percutaneous device closure of secundum atrial septal defect was a procedure with high
efficacy because the immediate successful rate result was 96.2%, and the procedure also had high safety because
the rate of complication was low, there was no severe complication, embolization or death. The unsuccessful cases
of device closure of atrial septal defect were due to the marginal from atrial septal defect to the inferior vena cava
was thin, soft and short, atrial septal defect was large.
Keywords: Ostium secundum atrial septal defect; percutaneous device closure of atrial septal defect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông liên nhĩ (TLN) lỗ thứ phát chiếm tỷ lệ
khoảng 6-10% trong các bệnh tim bẩm sinh. Có 4
loại TLN: TLN lỗ tiên phát (15-20%), TLN lỗ thứ
phát (75%), TLN kiểu xoang tĩnh mạch (gần 6%),
và TLN kiểu xoang vành (1%). Lỗ TLN lớn làm
máu từ nhĩ trái qua nhĩ phải, thất phải và lên
động mạch phổi nhiều, nếu không được đóng lại
sẽ gây các biến chứng của TLN bao gồm: Tăng
áp động mạch phổi (ĐMP), suy tim, rung nhĩ
hoặc cuồng nhĩ; nguy cơ cao tắc mạch nghịch
thường. Phẫu thuật vá lỗ thông liên nhĩ với tuần
hoàn ngoài cơ thể được áp dụng từ rất sớm và
được xem như một biện pháp kinh điển trong
điều trị TLN, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế
như biến chứng chảy máu, điều trị dài ngày, sẹo
mỗ, nhiễm khuẫn... và các nguy cơ khác trong
điều kiện gây mê hồi sức. Phương pháp đóng lỗ
TLN bằng dụng cụ qua da được thực hiện lần
đầu tiên bởi King và Millis vào năm 1976. Đến
năm 2002, dụng cụ TLN do Kurt Amplatz được
chính thức công nhận và đưa vào áp dụng tại
Hoa Kỳ lấy tên là Amplatzer.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu cho thấy phương pháp đóng lỗ TLN bằng
dụng cụ Amplatzer qua da đem lại kết quả
thành công cao về mặt kỹ thuật tương đương
với phẫu thuật vá lỗ thông với tuần hoàn
ngoài cơ thể, đồng thời giảm thiểu được gánh
nặng chăm sóc điều trị và các nguy cơ biến
chứng sau mổ. Do đó thủ thuật đóng thông
liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ amplatzer
(Amplatzer Septal Occluder: ASO) đang ngày
càng trở thành một chọn lựa hấp dẫn thay thế
cho phẫu thuật sửa chữa bít lỗ thông. Viện
Tim TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều thủ
thuật can thiệp qua da các loại bệnh tim bẩm
sinh với luồng thông trái phải từ rất sớm,
trong đó có thủ thuật đóng thông liên nhĩ
bằng dụng cụ qua da. Để góp phần tìm hiểu
thêm về vai trò của thủ thuật này trong điều
trị bệnh thông liên nhĩ chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của đóng
thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua
da tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mẫu
Tất cả bệnh nhân thông liên nhĩ được chỉ
định đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da tại
Viện Tim TP.Hồ Chí Minh trong khoảng thời
gian 11/2014 – 12/2015
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên
và thuận tiện với các bệnh nhân thỏa tiêu chí
chọn bệnh.
Từ 11/2014 đến 12/2015 có tổng số 130 bệnh
nhân được thu nhận vào nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 160
Tiêu chí chọn bệnh
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát không kèm theo
các dị tật bẩm sinh quan trọng khác (chỉ có tổn
thương thông liên nhĩ là cần can thiệp) ở tim.
Trên siêu âm tim shunt chiều trái-phải.
Giãn thất phải hoặc nhĩ phải, tăng áp lực
động mạch phổi
Tiêu chuẩn loại trừ
Đường kính lỗ thông > 36 mm
Tăng áp động mạch phổi nặng, nghi ngờ có
đảo shunt (khảo sát trên siêu âm tim), và sau
thông tim: kháng lực mạch phổi > 8 đv Wood
Thông liên nhĩ nguyên phát, thể xoang tĩnh
mạch, có hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường
Phình vách liên nhĩ trên siêu âm tim ( khi
phình vách liên nhĩ với chuyển động với biên độ
dao động ≥ 15mm trong chu chuyển của tim)
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Thu thập số liệu
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn vào mẫu
được chúng tôi tiến hành thu thập một số thông
số lâm sàng và cận lâm sàng theo bảng thu thập
số liệu soạn sẵn.
Các biến số khảo sát
Tuổi (năm): biến liên tục
Giới (nam/nữ): biến nhị giá với 2 giá trị nam
và nữ
Phân độ suy tim theo NYHA: biến liên tục,
với 4 giá trị độ I, II, III và IV.
Áp lực động mạch phổi tâm thu: là biến liên
tục
Hở van 3 lá: biến liên tục được mã hóa thành
biến định tính các giá trị 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4.
Đường kính lỗ thông liên nhĩ đo trên siêu âm
tim qua thành ngực, qua thực quản và đo bằng
bóng trên màn huỳnh quang (sizing balloon):
biến liên tục.
Kết quả tức thời và biến chứng của thủ thuật
được mã hóa thành các biến định tính.
Quy trình kỹ thuật được tiến hành trong
nghiên cứu
Khám bệnh và làm bệnh án lâm sàng.
Thực hiện siêu âm tim qua thành ngực để
chẩn đóan xác định.
Thực hiện siêu âm tim qua thực quản để có
thể xác định chính xác kích thước lỗ thông, số
lượng lỗ thông và quan trọng nhất là các bờ từ lỗ
thông đến tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ
dưới, động mạch chủ và van nhĩ-thất, xoang
vành.
Chẩn đoán xác định bệnh bằng khám lâm
sàng, cận lâm sàng (đặc biệt là siêu âm qua thành
ngực, siêu âm tim qua thực quản), sau đó tiến
hành hội chẩn xét chỉ định đóng lỗ thông qua da.
Chuẩn bị trước thủ thuật
Xét nghiệm tiền phẫu (công thức máu, sinh
hóa máu, đông-cầm máu, X quang tim phổi,..).
Khám tiền mê cho các trường hợp trẻ em cần
gây mê trong thủ thuật.
Cam kết thủ thuật
Dụng cụ và kỹ thuật
Chích tĩnh mạch đùi
Đưa catether multipurpose từ nhĩ phải qua
nhĩ trái và lên tĩnh mạch phổi.
Sử dụng guidewire standard 0.035 đưa
catheter Multipurpose từ nhĩ phải qua nhĩ trái và
lên tĩnh mạch phổi. Rút guidewire standard
0.035, thay bằng guidewire Amplatzer (đầu
mềm, thân cứng)
Sizing balloon: Đưa bóng theo guidewire
đến vị trí vách liên nhĩ và bơm bóng để đo kích
thước lỗ thông.
Chọn dù dựa vào kích thước sizing balloon,
đường kính lỗ thông và thông số các bờ trên siêu
âm tim qua thực quản.
Đưa hệ thống mang dù (Amplatzer Delivery
System) lướt theo guidewire Amplatzer lên nhĩ
trái hoặc TM phổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 161
Kéo hệ thống về phía nhĩ phải, bung 1 cánh
dù ở nhĩ trái, sau đó tiếp tục kéo hệ thống về
phía nhĩ phải cho đến khi một cánh dù bám tại
vị trí vách liên nhĩ và lúc đó thả cánh dù còn lại
bên nhĩ phải
Siêu âm tim qua thực quản kiểm tra vị trí dù,
độ bám dù đối với các bờ, sự chèn ép cấu trúc
lân cận và luồng thông tồn lưu
Tháo và lui hệ thống dù khi đã chắc chắn dù
bám tốt
Đánh giá kết quả
Thành công về mặt thủ thuật
Dụng cụ cố định tốt khi kiểm tra trên màn
hình DSA và siêu âm tim
Không có luồng thông tồn lưu hoặc có rất
nhỏ
Dụng cụ không rơi khi tháo rời khỏi dây
dẫn, không gây tắc mạch hay cản trở cơ học
Không bị các biến chứng nặng trong quá
trình thủ thuật: như loạn nhịp tim cần sử dụng
thuốc hay sốc điện, tử vong, rơi dụng cụ hoặc
các biến chứng cơ học phải chuyển sang phẫu
thuật hoặc dẫn lưu màng tim cấp cứu, tán huyết
nặng, nhiễm khuẩn nặng sau thủ thuật.
Thất bại
Không thực hiện được thủ thuật.
Hoặc đã tiến hành thủ thuật song sau đó lại
phải chuyển sang phương pháp điều tri khác do
các biến cố về kỹ thuật (như trôi, di lệch dù,
shunt tồn lưu quá lớn sau thủ thuật phải chuyển
mổ).
Biến chứng
Biến chứng nặng: nếu có tử vong; tuột dù,
tràn dịnh màng ngoài tim nặng cần chọc dò dẫn
lưu dịch
Biến chứng nhẹ: Rối loạn nhịp thoáng qua;
máu tụ đường vào tĩnh mạch; tụt huyết áp do
phản xạ thần kinh phó giao cảm.
Xử lý và phân tích số liệu
Hiệu chỉnh và làm sạch số liệu thô: Mã hóa
và hiệu chỉnh đúng như định nghĩa biến số trước
khi nhập dữ liệu vào phần mềm xử lý. Biến số
liên tục trình bày dưới dạng trung bình +/- độ
lệnh chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Biến
định tính trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ
phần trăm (%). Kiểm định thống kê được coi là
có ý nghĩa khi P (2-đuôi) < 0,05. Sử dụng phần
mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích số liệu.
Y đức
Trong nghiên cứu không có ảnh hưởng đến
tinh thần và thể xác người bệnh. Đảm bảo tuân
thủ đúng nội quy và quy chế của bệnh viện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu:
tuổi, giới tính và phân độ suy tim
Kết quả phân tích về tuổi, giới tính và phân
độ suy tim được trình bày trong bảng 1
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36±13,5
tuổi; có 109 nữ (83,8%), 21 nam (17.2%), đa số
bệnh nhân rơi vào nhóm NYHA I (40,85%)
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới tính và phân độ suy
tim theo NYHA
Đặc điểm biến số Số bệnh nhân (n=130)
Tuổi
Trung bình ± ĐLC
Giới hạn (Range)
Nữ giới
36 ± 13,5 tuổi
3-64 tuổi
109 (83,8%)
Phân độ Suy tim NYHA
NYHA I
NYHA II
NYHA III
NYHA IV
53 (40,8%)
70 (53,8%)
7 (5,4%)
0 (0%)
Áp lực động mạch phổi và mức độ hở van 3
lá
Kết quả phân tích về áp lực ĐM phổi và mức
độ hở van 3 lá được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Đặc điểm về áp lực ĐM phổi và mức độ hở
van 3 lá
Đặc điểm biến số Số bệnh nhân (n=130)
Mức độ hở van 3 lá
Hở van 3 lá 1/4
Hở van 3 lá 2/4
Hở van 3 lá 3/4
Hở van 3 lá 4/4
23 (17,7%)
85 (65,4)
22 (16,9%)
0 (0%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 162
Đặc điểm biến số Số bệnh nhân (n=130)
Áp lực ĐM phổi
Trung bình ± ĐLC
Giới hạn (Range)
38,9 ± 8,4 mmHg
20-60 mmHg
Đa số bệnh nhân có hở van 3 lá mức độ
trung bình ( 82,3% số BN có độ hở van 3 lá là 2/4-
3/4) và áp lực ĐM phổi trung bình là 38,9 ± 8,4
mmHg
Đường kính thông liên nhĩ đo trên siêu âm
tim và đo bằng bóng (sizing balloon)
- Đường kính trung bình của thông liên nhĩ
đo trên siêu âm tim qua thành ngực là 21,95 ±5,0
mm, đường kính lớn nhất 36mm, nhỏ nhất 9mm.
- Đường kính trung bình của thông liên nhĩ
đo trên siêu âm tim qua thực quản 22,48 ±4,8
mm, đường kính lớn nhất 33 mm, nhỏ nhất 10
mm.
- Đường kính thông liên nhĩ đo bằng bóng
(sizing balloon) trung bình 24,81 ± 4,66 mm,
đường kính lớn nhất 34 mm, nhỏ nhất 10 mm.
Biểu đồ 1: Phân bố kích thước lỗ thông liên nhĩ đo
bằng bóng (sizing balloon)
Kết quả tức thời và biến chứng thủ thuật bít
lỗ thông liên nhĩ bằng dù
Kết quả tức thời thành công trong 125 BN,
chiếm tỷ lệ 96,2%; không thành công 05 BN
(3,8%). Các trường hợp không đóng được lỗ
thông liên nhĩ bằng dù là do bờ từ lỗ thông liên
nhĩ đến tĩnh mạch chủ dưới mỏng, mềm và ngắn
(2-3 mm) khi thực hiện siêu âm qua thực quản
trong khi làm thủ thuật, lỗ thông liên nhĩ lớn (05
BN đều có lỗ thông liên nhĩ ≥ 30mm đo bằng
bóng khi làm thủ thuật)
Biến chứng
Tỷ lệ các biến chứng được trình bày trong
bảng 3
Bảng 3: Đặc điểm về biến chứng của thủ thuật
Kết quả tức thời Tần suất
(N=1011)
Tỷ lệ %
Shunt tồn lưu (<5mm)
Loạn nhịp tim thoáng qua
Tràn dịch màng tim
Thuyên tắc
Tử vong
6
4
3
0
0
4,6
3,1
2,3
0
0
Còn luồng thông tồn lưu nhỏ qua siêu âm
trên 6 BN (4,6%); rối loạn nhịp nhĩ thoáng qua
trong lúc làm thủ thuật 4 BN ( 3,1%); tràn dịch
màng ngoài tim không triêu chứng quan sát
được trên 3 BN (2,3%) (dịch 5-7mm). Không có
trường hợp nào BN bị trôi dù thuyên tắc, và
không có trường hợp nào bị tử vong.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới tính
Kết quả khảo sát 130 bệnh nhân thực hiện
thủ thuật đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng
dụng cụ qua da tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh
cho thấy tuổi trung bình trong dân số nghiên
cứu khá cao so với các loại bệnh tim bẩm sinh
khác, khoảng 36 tuổi (36 ± 13,5), tuổi lớn nhất 64,
tuổi nhỏ nhất 3 tuổi. Nữ giới có 109 trường hợp,
chiếm 83,8%; nam giới có 21 trường hợp, chiếm
16,2%, nữ giới cao hơn nam giới gấp 5 lần.
Nghiên cứu của tác giả Kaya Yvà cs(3) sự tiến
hành trên 79 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ
phát được chỉ định đóng lỗ thông qua da bằng
dụng cụ. Kết quả về đặc điểm chung của dân số
nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình là 26,2 ± 17,2
tuổi, tuổi nhỏ nhất 3 tuổi, lớn nhất là 71 tuổi,
gồm 54 nữ và 25 nam. Một nghiên cứu khác của
tác giả Behjati M và cs(2) tiến hành từ 12/2004 đến
07/2008 khảo sát trên 58 bệnh nhân thông liên
nhĩ lỗ thứ phát được chỉ định đóng lỗ thông qua
da bằng dụng cụ. Tuổi trung bình của bệnh nhân
là 37,1 ± 12,7 tuổi (từ 19 - 75 tuổi); nữ giới gấp 3,3
lần nam giới. So với nghiên cứu của tác giả
Behjati M và cs(2) tuổi trung bình trong dân số
nghiên cứu của chúng tôi tương đương (36 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 163
so với 37 tuổi) nhưng so với nghiên cứu của tác
giả Kaya Y và cs(3) thì cao hơn (36 tuổi so với 26
tuổi).
Áp lực động mạch phổi, hở van 3 lá và suy
tim theo NYHA
Tăng áp động mạch phổi nghiêm trọng được
xem là chống chỉ định phẫu thuật bít lỗ thông.
Tuy nhiên, những tiến bộ đáng kể trong điều trị
bệnh nhân bị bệnh mạch máu phổi cùng với việc
phát triển các kỹ thuật đóng lỗ thông liên nhĩ
qua da bằng dụng cụ, những trường hợp tăng áp
phổi nặng có thể xem xét chỉ định đóng qua da
bằng dụng cụ vào thời điểm thích hợp sau khi
đo kháng lực động mạch phổi và điều trị làm
giảm đáng kể kháng lực phổi bằng Sildenafil và
Bosentan(5) .
Số liệu phân tích của chúng tôi cho thấy đa
số bệnh nhân đến khám có bệnh cảnh lâm sàng
suy tim NYHA II. Suy tim NYHA II có 70 trường
hợp, chiếm 53,8%; NYHA III có 7 trường hợp,
chiếm 5,4%; NYHA IV không có trường hợp nào.
Áp lực ĐM phổi trung bình khoảng 38,9 ± 8,4
mmHg, cao nhất là 60mmHg, thấp nhất là
20mmHg. Mức độ hở van 3 lá hầu hết là trung
bình (hở 2/4 có 85 trường hợp, chiếm 65,4%) và
không có trường hợp nào hở van 3 lá 4/4. Nghiên
cứu của tác giả T. Altindag và cộng sự tiến hành
khảo sát trên 47 bệnh nhân đóng thông liên nhĩ
lỗ thứ phát qua da bằng dụng cụ. Kết quả về đặc
điểm chung của dân số nghiên cứu cho thấy suy
tim NYHA I có 23 trường hợp, chiếm 23%; suy
tim NYHA II có 16 trường hợp, chiếm 34%; suy
tim NYHA III có 20 trường hợp, chiếm 43%; suy
tim NYHA IV không có trường hợp nào. Hở
van 3 lá nhẹ 19 trường hợp, chiếm 40%; hở van 3
lá trung bình 19 trường hợp, chiếm 40%; hở van
3 lá nặng 4 trường hợp, chiếm 9%; không hở van
3 lá 5 trường hợp, chiếm 11%. Tăng áp lực động
mạch phổi có 29 trường hợp chiếm 63%. Nghiên
cứu sổ bộ của tác giả Meyer MR và cs(4) tiến hành
trên 107 bệnh nhân được đóng thông liên nhĩ lỗ
thứ phát qua da bằng dụng cụ. Gồm một nhóm
bệnh nhân được đóng bằng dụng cụ đóng có
kích thước lớn (đường kính eo bóng ≥ 25 mm, n
= 41) và nhóm bệnh nhân còn lại được đóng
bằng dụng cụ nhỏ hơn (đường kính eo bóng ≤24
mm, n = 66). Phân tích đặc điểm suy tim chung
cho cả 2 nhóm cho thấy suy tim NYHA I có 65
trường hợp, chiếm 61%; NYHA II có 32 trường
hợp, chiếm 30%; NYHA III có 9 trường hợp,
chiếm 8% và NYHA IV có 1 trường hợp, chiếm
1%. Qua phân tích đặc điểm suy tim trong các
nghiên cứu cho thấy phân độ suy tim NYHA II
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong
nghiên cứu của tác giả Altindag T và cs(1) và
Meyer MR và cs(4) (53,8% so với 34% và 30%,
theo thứ tự).
Đường kính thông liên nhĩ đo trên siêu âm
tim và bằng bóng (sizing balloon)
Yêu cầu về giải phẫu thuận lợi cho thủ thuật
đóng thông liên nhĩ qua da là loại thông liên nhĩ
lỗ thứ phát. Các loại thông liên nhĩ khác thường
không thể đóng lỗ TLN bằng dụng cụ qua da,
mặc dù đã có báo cáo về các trường hợp đóng
các lỗ TLN này qua da. Tổn thương lý tưởng cho
việc đóng bằng dụng cụ qua da là loại thông liên
nhĩ lỗ thứ phát đường kính ≤ 36 mm với bờ
xung quanh dài ít nhất 5 mm để dụng cụ bám
chặt và không ảnh hưởng hay chèn ép cấu trúc
lân cận. Số liệu phân tích trong nghiên cứu
chúng tôi cho thấy đường kính trung bình của
thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua thành
ngực là 21,95 ± 5,0 mm; đường kính lớn nhất
36mm, nhỏ nhất 9mm. Đường kính trung bình
của thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua thực
quản là 22,48 ± 4,8 mm; đường kính lớn nhất 33
mm, nhỏ nhất 10 mm.
Một thông số cực kỳ quan trong giúp chọn
kích thước dụng cụ là đường kính lỗ thông liên
nhĩ đo bằng bóng trên màn huỳnh quang (sizing
balloon) trong khi làm thủ thuật. Kết quả phân
tích cho thấy đường kính thông liên nhĩ đo bằng
bóng trung bình là 24,81 ± 4,66 mmHg; đường
kính lớn nhất 34 mm, nhỏ nhất 10 mm. Kết quả
nghiên cứu của tác giả Kaya Y và cs(3) cho thấy
đường kính trung bình của lỗ thông liên nhĩ đo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 164
trên siêu âm tim là 18,2 ± 7,5 mm; đo bằng bóng
trên màn huỳnh quang là 20,7 ± 8,04 mm và
đường kính trung bình của dụng cụ đóng lỗ
thông là 22,7 ± 8,5 mm. Thời gian thủ thuật là
40,2 ± 12,6 phút. Tương tự nghiên cứu của tác giả
Behjati M và cs(2) tiến hành từ 12/2004 đến
07/2008 khảo sát trên 58 bệnh nhân thông liên
nhĩ lỗ thứ phát được chỉ định đóng lỗ thông qua
da bằng dụng cụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
đường kính ASD trung bình, được đo bằng siêu
âm thực quản là 24,8 ± 5,4 mm (từ 13-34 mm).
Đường kính trung bình được đo bằng bóng là
27,1 ± 6,4 mm (từ 12,5 - 39 mm). Vậy kích thước
trung bình lỗ thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim
và đo bằng bóng trên màn huỳnh quang (sizing
balloon) trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn
trong nghiên cứu của tác giả Kaya Y và cs(3),
nhưng nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả
Behjati M và cs(2); sự khác biệt này có thể do độ
tuổi trung bình khác nhau và dân số mẫu khác
nhau .
Kết quả tức thời và biến chứng của thủ
thuật đóng TLN
- Các nghiên cứu quan sát về thủ thuật đóng
thông liên nhĩ qua da nói chung có hiệu quả
tương tự như phẫu thuật bít lỗ thông, tuy nhiên
thời gian nằm viện ngắn hơn và tỷ lệ biến chứng
thấp hơn. Đóng lỗ thông liên nhĩ có liên quan
đến việc giảm thể tích nhĩ trái và cải thiện chức
năng tâm thất phải và thất trái sau đó. Qua thực
hiện thủ thuật đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát
trên 130 bệnh nhân bằng dụng cụ qua da tại
Viện Tim TP.Hồ Chí Minh, kết quả thành công
trong 125 trường hợp, chiếm tỷ lệ 96,2%; Các
trường hợp không đóng được lỗ thông liên nhĩ
do đường kính lỗ TLN lớn ( ≥ 30mm đo bằng
bóng khi làm thủ thuật ); bờ từ lỗ thông liên nhĩ
đến tĩnh mạch chủ dưới mỏng, mếm và ngắn ( 2-
3 mm ) khi thực hiện siêu âm qua thực quản
trong khi đóng TLN, do đó dù không bám được.
Theo Wei X và cs(7) và cộng sự thực hiện đóng
TLN lỗ thứ phát trên 268 BN bằng dù trong 6
năm từ năm 2000 đến 2006, thì những trường
hợp bờ TMC dưới ngắn, có thể kết hợp với phẫu
thuật ít xâm lấn (mổ qua đường liên sườn, và
bụng dù dưới sự hướng dẫn của siêu âm qua
thực quản) có thể thành công.
- Về tỷ lệ biến chứng của thủ thuật, phân tích
số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
shunt tồn lưu (<5mm) có 6 trường hợp chiếm
4,6%; loạn nhịp tim (ngoại tâm thu nhĩ thoáng
qua) 4 trường hợp chiếm 3,1%; tràn dịch màng
tim 3 trường hợp chiếm 2,3% tràn dịch nhẹ (5-7
mm quan sát được trên siêu âm tim); không có
trường hợp nào xẩy ra biến chứng nặng như
thuyên tắc hay tử vong. Các biến chứng xẩy ra
đều không cần can thiệp chỉ theo dõi lâm sàng,
điện tâm đồ, siêu âm tim và tất cả tự hồi phục
sau đó. Nghiên cứu của tác giả Wang J va cs.(6)
thực hiên trên 2652 BN được đóng thông liên nhĩ
lỗ thứ phát bằng dù từ tháng 06/2009 đến tháng
04/2014 tại Trung tâm tim mạch Quốc gia bắc
Kinh; kết quả có 50 BN ( 1,9%) có tràn dịch màng
ngoài tim lượng ít, không triệu chứng, lượng
dịch trung bình 5,1 ± 1,9 mm, và tự hấp thu sau
3-6 tháng. Nghiên cứu của tác giả Behjati M và
cs(2) tiến hành từ 12/2004 đến 07/2008 khảo sát
trên 58 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát
được chỉ định đóng lỗ thông qua da bằng dụng
cụ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kết
quả tức thời, ngắn và trung hạn của thủ thuật
đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát qua da bằng
dụng cụ ở bệnh nhân người lớn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy thủ thuật thành công ở 52 bệnh
nhân (89,6%) và thất bại trong 6 trường hợp
(10,4%). Có 4 bệnh nhân xẩy ra biến chứng
nghiêm trọng, 1 bệnh nhân chèn ép tim cần dẫn
lưu dịch màng tim, 2 trường hợp thuyên tắc khí,
và 1 trường hợp bị đứt dây dẫn (wire).Tương tự,
nghiên cứu của tác giả Kaya Y và cs(3) tiến hành
trên 79 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát
được chỉ định đóng lỗ thông qua da bằng dụng
cụ. Thủ thuật được thực hiện thành công tức thời
ở tất cả các bệnh nhân (100%). Tuy nhiên trong
quá trình theo dõi sau đó phát hiện một bệnh
nhân bị chèn ép tim đã chết bảy ngày sau khi
phẫu thuật tim. Hai bệnh nhân bị biến chứng
thuyên tắc. Ba trường hợp còn shunt tồn lưu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 165
Tràn dịch màng ngoài tim nhẹ xẩy ở một bệnh
nhân và một trường hợp di lệch dụng cụ gây
shunt đáng kể.
So với nghiên cứu của tác giả Behjati M và
cs(2), tỷ lệ các biến chứng nặng như thuyên tắc,
tràn dịch màng tim gây chèn ép tim cần phẫu
thuật dẫn lưu, đứt dây dẫn, di lệch dụng cụ
trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 130 bệnh nhân thông liên
nhĩ được điều trị bằng thủ thuật đóng lỗ thông
qua da bằng dụng cụ tại Viện Tim TP.Hồ Chí
Minh, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình trong
dân số nghiên cứu là 36 tuổi (36 ± 13,5), đa số là
nữ giới (83,8%). Hầu hết bệnh nhân đến khám có
suy tim NYHA II (53,8%) và áp lực ĐM phổi
trung bình gần 40 mmHg. Đường kính trung
bình của thông liên nhĩ đo trên siêu âm tim qua
thành ngực, qua thực quản và đo bằng bóng
(sizing balloon) là 21,95 mm, 22,48 mm và 24,81
mm, theo thứ tự tương ứng. Thủ thuật có tính
hiệu quả cao vì kết quả tức thời thành công trong
125 trường hợp, chiếm tỷ lệ 96,2% và thủ thuật
cũng có độ an toàn cao vì tỷ lệ biến chứng thấp,
không có trường hợp nào xẩy ra biến chứng
nặng thuyên tắc hay tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altindag T, Roos-Hesselink JW, Cuypers JA, et al (2010).
Transcatheter device closure of atrial septal defects in patients
aged 40 years and older. Netherlands Heart Journal 18(11) p537-
542.
2. Behjati M, Raifiei M, Soltani MH, et al (2011). Transcatheter
Closure of Atrial Septal Defect with Amplatzer Septal
Occluder in Adults: Immediate, Short, and Intermediate-Term
Results. J Teh Univ Heart Ctr 6(2) p.79-84.
3. Kaya Y, Yurtdas M, Ceylan Y, et al (2013). Percutaneous
closure of secundum atrial septal defects in pediatric and
adult patients: short- and mid-term follow-up results. Turk
Kardiyol Dern Ars 41(8) p.705-713.
4. Meyer MR, Kurz DJ, Bernheim AM, et al (2016). Efficacy
and safety of transcatheter closure in adults with large or
small atrial septal defects. SpringerPlus 5(1) p.1841.
5. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Hiếu, Phạm Gia Khải và cs
Khuyến cáo 2010 của Hội tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim
bẩm sinh ở người lớn. Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và
chuyển hóa. tr 9-76. Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Nhà xuất bản
y học chi nhánh TPHCM 2011
6. Wang J, Patel M, Xiao M, et al (2016). Incidence and predictors
of asymptomatic pericardial effusion after transcatheter
closure of atrial septal defect. EuroIntervention 12(2) p.250-256.
7. Wei X, Yi W, Xu X, et al (2011). Transthoracic occlusion for
secundum atrial septal defect unsuitable for transcatheter
occlusion approach. J Thorac cardiocasc Surg 142(1) p.113-119.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_an_toan_va_hieu_qua_cua_thu_thuat_dong_thong.pdf