Nghiên cứu tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi

Tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 189 NGHIÊN CỨU TỈ LỆ SUY YẾU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CAO TUỔI Nguyễn Văn Tân*,**, Lê Dưỡng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi (≥60 tuổi), dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, nghiên cứu về suy yếu trên đối tượng bệnh nhân hội chứng vành cấp (HCVC) cao tuổi chưa được thực hiện tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả và cắt ngang trên 324 bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi nhập viện điều trị từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018 tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tỷ lệ suy yếu chiếm 47,5% ở bệnh...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 189 NGHIÊN CỨU TỈ LỆ SUY YẾU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CAO TUỔI Nguyễn Văn Tân*,**, Lê Dưỡng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi (≥60 tuổi), dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, nghiên cứu về suy yếu trên đối tượng bệnh nhân hội chứng vành cấp (HCVC) cao tuổi chưa được thực hiện tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả và cắt ngang trên 324 bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi nhập viện điều trị từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018 tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tỷ lệ suy yếu chiếm 47,5% ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì HCVC, tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 73,5 ± 8,3 tuổi. Trong đó tỉ lệ nữ giới chiếm 39,2%, nam giới chiếm 60,8%. Tăng huyết áp chiếm 76,2%, rối loạn lipid máu 16,7%, đái tháo đường típ 2 (30,3%), hút thuốc lá (51,9%), béo phì (15,1%). Tỉ lệ bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ) chiếm 22%, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (NMCTCKSTCL) 41%, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) 37%. Phân độ Killip lúc nhập viện lần lượt là Killip I 72,2%, Killip (II, III, IV) 27,8%. Các yếu tố có liên quan đến suy yếu bao gồm độ tuổi 70 – 79 có tỉ lệ suy yếu cao hơn 2,94 lần (KTC 95%, 1,6 – 5,41; p=0,001), nhóm tuổi ≥ 80 có suy yếu cao hơn 10,04 lần (KTC 95%, 4,79–21,05; p<0,001) so với nhóm bệnh nhân 60 – 69 tuổi; nữ giới có suy yếu cao hơn 3,14 lần (KTC 95%, 1,48 – 6,67; p=0,003) so với nam giới; tiền căn bệnh thận mạn có suy yếu cao hơn 13,54 lần (KTC 95%, 1,59 – 115,08; p=0,02), tiền căn suy tim mạn có suy yếu cao hơn 3,48 lần (KTC 95%, 1,49 – 8,15; p=0,004) và tai biến mạch máu não cũ có suy yếu cao hơn 4,56 lần (KTC 95%, 2 – 10,4; p<0,001). Kết luận: Bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi có tỉ lệ suy yếu cao 47,5%. Tuổi ≥ 70, nữ giới, tiền căn bệnh thận mạn, suy tim mạn và tai biến mạch máu não cũ là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi. Từ khóa: suy yếu, bệnh nhân cao tuổi ABSTRACT FRAILTY PREVALENCE AND RELATED FACTORS IN ELDERLY WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Nguyen Van Tan, Le Duong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 189-195 Background: Frailty is a common clinical syndrome in elderly (≥ 60 years-old), which is a high-risk predisposition for health disabilities such as falls, disability, increased hospitalizations and even death. However, research on this syndrome with acute coronary syndrome has not been done in Vietnam. Objectives: To survey frailty prevalence and related factors in the elderly with acute coronary syndrome in Cho Ray Hospital, Thong Nhat Hospital. *Bộ môn Lão khoa, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Lê Dưỡng ĐT: 0374538207 Email: duonglent123 @gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 190 Methods: Prospectively, descriptive and cross-sectional studies in 324 elderly patients with acute coronary syndrome to hospitalization from September 2017 to April 2018 at Thong Nhat Hospital and Cho Ray Hospital. Results: The frailty prevalence was 47.5% in cases of acute coronary syndrome, with average age 73.5 ± 8.3 years. Male accounted for 60.8%. Hypertension accounted for 76.2%, dyslipidemia 16.7%; type 2 diabetes (30.3%), smoking (51.9%), and obesity (15.1%). Patients with unstable angina accounted for 22%, non-ST segment elevation myocardial infarction (NSTEMI) 41%, ST elevation myocardial infarction (STEMI) 37%. The Killip classification at admission was Killip I 72.2%, Killip (II, III, and IV) 27.8%. Factors associated with frailty include: ≥ 70 years, female (OR =3.14, CI 95%, 1.48 – 6.67; p=0.003), chronic kidney disease (OR =13.54, CI 95%, 1.59 – 115.08; p=0.02), chronic heart failure (OR =3.48, CI 95%, 1.49 – 8.15; p=0.004), previous stroke (OR =4.56, CI 95%, 2 – 10.4; p<0.001). Conclusions: Frailty prevalence in elderly patients with acute coronary syndrome was 47.5%. Age ≥70, female, previous chronic kidney disease, chronic heart failure and previous stroke were risk factors for increased frailty in the elderly patients with acute coronary syndrome. Keywords: frailty, elderly patients ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng vành cấp (HCVC) nói riêng và bệnh mạch vành (BMV) nói chung vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO). Hằng năm, tại Hoa Kỳ có hơn một triệu người nhập viện vì nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, có hơn 300.000 người tử vong trước khi nhập viện và cứ mỗi 25 giây có một người Hoa Kỳ chết vì NMCT cấp(6,18). Suy yếu là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong(6). Suy yếu đã được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập và quan trọng trên bệnh nhân HCVC cao tuổi qua nhiều nghiên cứu ở ngoài nước. Mặc dù hiểu biết suy yếu có tầm quan trọng tiên lượng trên bệnh nhân HCVC cao tuổi là vậy, nhưng tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề suy yếu trên bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) được chẩn đoán hội chứng vành cấp từ tháng 09/2017 đến tháng 04/2018 tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Tim Mạch Cấp cứu – Can thiệp Bệnh viện Thống Nhất. Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp HCVC cao tuổi có thông khí cơ học, rối loạn huyết động tại thời điểm đánh giá hoặc tử vong ngay khi mới nhập viện, bệnh nhân không hiểu tiếng Việt, mê sảng, sa sút trí tuệ nặng và không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả và cắt ngang. Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân Chúng tôi tiến hành ghi nhận đầy đủ các thông tin về mặt lâm sàng (các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, tiền căn bệnh lý), cận lâm sàng và phương pháp điều trị (điều trị nội khoa, can thiệp mạch vành qua da), các biến cố trong thời gian nằm viện; đồng thời chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn đánh giá hội chứng suy yếu ở bệnh nhân theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 191 Các xét nghiệm cận lâm sàng được thu thập như công thức máu, đường huyết, urê, creatinin, ion đồ máu, SGOT, SGPT, men tim (CKMB, Troponin T hs, Troponin I), BNP hoặc NT pro BNP, siêu âm tim (đo phân suất tống máu thất trái bằng phương pháp Simpson). Các tiêu chuẩn chẩn đoán Chẩn đoán NMCT cấp theo tiêu chuẩn của định nghĩa toàn cầu lần thứ 3 về nhồi máu cơ tim năm 2012(15). Chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ) theo tiêu chuẩn của Hội Tim Châu Âu năm 2015(13). Phân độ mức độ suy tim dựa theo phân độ Killip lúc bệnh nhân vào viện tại khoa cấp cứu(2,9). Các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, bệnh thận mạn, viêm phổi bệnh viện, rối loạn nhịp tim đều dựa theo các tiêu chuẩn chẩn đoán mới nhất hiện nay. Phân tích thống kê Các số liệu được trình bày dưới dạng tỉ lệ đối với biến định tính và trung bình ± độ lệch chuẩn, nếu phân bố không chuẩn: trung vị, giá trị tương ứng với 25% và 75% đối với biến định lượng. Dùng phép kiểm định chi bình phương (có hiệu chỉnh Fisher) để kiểm định sự khác biệt tỷ lệ giữa 2 nhóm của biến số định tính. Đối với biến số định lượng, xác định có phân phối chuẩn bằng phép kiểm Kolmogorov–Smirnov. Phép kiểm định t- student (nếu phân phối chuẩn) cho 2 giá trị trung bình giữa 2 nhóm của biến số định lượng, sự khác biệt giữa hai nhóm được xem là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05; hoặc phép kiểm Mann-Whitney nếu phân phổi không chuẩn. Phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố nguy cơ độc lập. Tất cả các số liệu đều được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 for Window. Y đức nghiên cứu Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào quá trình điều trị, tất cả thông tin của bệnh nhân được giữ kín chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đề tài đã được thông qua Hội đồng Y đức của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Y đức của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 324 bệnh nhân HCVC cao tuổi nhập viện trong thời gian nghiên cứu thỏa điều kiện chọn mẫu. Tuổi trung bình là 73,5 ± 8,3 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ 60,8%, nữ giới chiếm 39,2% (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Phân bố theo giới tính Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (NMCTCKSTCL) chiếm tỉ lệ cao nhất 41%, tiếp đến là nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên NMCTCSTCL 37%, cuối cùng đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ) thấp nhất với 22% (Biểu đồ 2). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân HCVC cao tuổi khi nhập viện có phân độ Killip I là 72,2%, Killip II, III, IV lần lượt là 12,7%, 8,6%, 6,5%. Biểu đồ 2: Phân loại hội chứng vành cấp Điểm số suy yếu trung bình là 7,3 ± 2,9 điểm theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton. Trong đó tỉ lệ bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi có điểm suy yếu ≥8 chiếm tỉ lệ là 47,5%, còn 60,8% 39,2% , 0 Nam Nữ 22% 41% 37% , 0 ĐTNKOĐ NMCTCKSTCL NMCTCSTCL Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 192 lại nhóm không có suy yếu với điểm suy yếu <8 chiếm 52,5%. Dựa trên thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton, chúng tôi phân loại suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi trong nghiên cứu theo bảng dưới đây: Bảng 1: Phân loại mức độ suy yếu theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton Mức độ suy yếu n (%) Không suy yếu 89 (27,47) Tiền suy yếu 81 (25) Suy yếu nhẹ 82 (25,31) Suy yếu trung bình 46 (14,20) Suy yếu nặng 26 (8,02) Trong nhóm bệnh nhân suy yếu, suy yếu nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 25,31%, tiếp đến là suy yếu trung bình 14,2% và suy yếu nặng 8,02%. Mối liên quan giữa tiền căn bệnh lý nội khoa, yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và suy yếu ở nhóm nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. Các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp (THA) chiếm tỉ lệ cao nhất (76,2%), hút thuốc lá (51,9%), đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 (30,2%), béo phì (15,12%) (Bảng 2). Qua phân tích đa biến chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân ≥ 70 tuổi, giới tính nữ, bệnh thận mạn, tiền căn suy tim mạn, tai biến mạch máu não cũ là cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có suy yếu (p < 0,05), cụ thể: nhóm tuổi 70 – 79 có tỉ lệ suy yếu cao hơn 2,94 lần (KTC 95%, 1,6 – 5,41; p=0,001), nhóm tuổi ≥ 80 có suy yếu cao hơn 10,04 lần (KTC 95%, 4,79– 21,05; p<0,001) so với nhóm bệnh nhân 60 – 69 tuổi. Tỉ lệ nữ giới có suy yếu cao hơn 3,14 lần (KTC 95%, 1,48 – 6,67; p=0,003) so với nam giới. Tiền căn bệnh thận mạn có suy yếu cao hơn 13,54 lần (KTC 95%, 1,59 – 115,08; p=0,02), tiền căn suy tim mạn có suy yếu cao hơn 3,48 lần (KTC 95%, 1,49 – 8,15; p=0,004) và tai biến mạch máu não cũ có suy yếu cao hơn 4,56 lần (KTC 95%, 2 – 10,4; p<0,001). Bảng 2: Mối liên quan bệnh nội khoa, một số yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và suy yếu Suy yếu n (%) Không suy yếu n (%) p OR (KTC 95%) Nhóm tuổi 60-69 32 (27,35) 85 (72,65) 70-79 64 (50,39) 63 (49,61) 0,001 2,94 (1,6 – 5,41) ≥ 80 58 (72,50) 22 (27,50) < 0,001 10,04 (4,79–21,05) Giới tính (nữ so với nam) Nam 78 (39,59) 119 (60,41) 0,003 3,14 (1,48 – 6,67) Nữ 76 (59,84) 51 (40,16) Hút thuốc lá 70 (41,67) 98 (58,33) 0,1 1,88 (0,89 – 3,96) Tăng huyết áp 126 (51) 121 (49) 0,1 1,71 (0,9 – 3,25) Đái tháo đường 58 (59,18) 40 (40,82) 0,15 1,55 (0,85 – 2,82) Bệnh thận mạn 12 (92,31) 1 (7,69) 0,02 13,54 (1,59 – 115,08) Tiền căn suy tim 32 (72,73) 12 (27,27) 0,004 3,48 (1,49 – 8,15) Bệnh động mạch ngoại biên 6 (75) 2 (25) 0,1 4,77 (0,73 - 31,44) Tai biến mạch máu não cũ 32 (74,42) 11 (25,58) < 0,001 4,56 (2 – 10,4) Nhồi máu cơ tim cũ 16 (66,67) 8 (33,33) 0,14 2,19 (0,78 – 6,16) BÀN LUẬN Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận 324 bệnh nhân từ 60 đến 99 tuổi nhập viện vì hội chứng vành cấp, tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 73,5 tuổi, tuổi trung vị (KTPV) là 74 (67 – 79). Trong đó, nữ giới có tuổi trung bình cao hơn nam giới (75,6 tuổi so với 72,8 tuổi) phù hợp với cấu trúc tuổi thọ của dân số Việt Nam. Nhóm tuổi trung lão từ 70 – 79 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 39,19% (127 bệnh nhân), nhóm tuổi đại lão ≥ 80 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 24,7% (80 bệnh nhân). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như trong nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Thanh (2010)(12), thực hiện ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi nhập điều trị nội Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 193 trú tại Viện Lão Khoa Trung Ương, tuổi trung bình là 76,15 ± 8,89 tuổi. Đồng thời cũng phù hợp với các nghiên cứu nước ngoài như của tác giả Gramham và cộng sự(5) tiến hành ở 183 bệnh nhân hội chứng vành cấp ≥ 65 tuổi có tuổi trung bình là 75,4 tuổi và nghiên cứu của Juan Sanchis và cộng sự(14) là 77 ± 7 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu chỉ thực hiện ở đối tượng ≥ 75 tuổi, bao gồm Niklas Ekerstad và cộng sự(4) là 83,7 tuổi, Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1) là 82,3 tuổi. Bảng 3: Phân bố tuổi trong một số nghiên cứu về suy yếu ở người cao tuổi Mẫu nghiên cứu Công cụ đánh giá suy yếu Phạm Xuân Thanh (2010) (12) 461 ≥ 60 tuổi điều trị nội trú Tiêu chuẩn Fried Thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton Graham và cs (2013)( 5 ) 183 ≥ 65 tuổi, ACS Thang điểm suy yếu Edmonton Juan Sanchis và cs (2014) (14) 342 ≥ 65 tuổi, ACS Tiêu chuẩn Fried Tiêu chuẩn Green Niklas Ekerstad và cs (2014)( 4 ) 307 ≥75 tuổi, NMCTCKSTCL The Canadian Study of Health and Aging (CSHA) Gonzalo Luis Alonso Salinas và cs (2016) (1) 202 ≥ 75 tuổi, NMCT SHARE-Frailty Index. Hilmer và cs (2009)( 7 ) 114 ≥ 70 tuổi, điều trị nội trú Thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm tỉ lệ cao 60,8% (197 bệnh nhân) so với nữ giới 39,2% (127 bệnh nhân), tỉ lệ nam/nữ = 1,6/1. Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Graham và cộng sự(5): nam giới chiếm 67,2% so với 32,8% nữ giới; Juan Sanchis và cộng sự(14): nam giới chiếm 57% so với nữ giới 43%, Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1): nam giới 60%, nữ giới 40%. Tuy nhiên đặc điểm này khác so với nghiên cứu của Niklas Ekerstad và cộng sự(4): nam giới chiếm 51%, nữ giới 49%, trong đó tỉ lệ nam/ nữ gần như nhau. Sự khác nhau này phù hợp với dịch tễ học bệnh mạch vành ở người cao tuổi. Nghiên cứu Framingham theo dõi trong 30 năm cho thấy tần suất mắc bệnh mạch vành ở nam cao hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ mắc bệnh mạch vành giảm đáng kể, xấp xỉ bằng nhau ở lứa tuổi rất cao, từ 85 – 94 tuổi. Tỉ lệ NMCTCSTCL của chúng tôi tương tự như trong nghiên cứu của Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1), 37% so với 33%; cao hơn nhiều của Graham và cộng sự(5), 37% so với 19,12%. Tỉ lệ NMCTCSTCL trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một nghiên cứu dịch tễ nhồi máu cơ tim cấp được thực hiện ở Hoa Kỳ từ 2001 đến 2010, trong đó tỉ lệ NMCTCSTCL chiếm 35,7%(8). Tỉ lệ bệnh nhân HCVC cao tuổi khi nhập viện trong nghiên cứu chúng tôi có phân độ Killip I là 72,2%, Killip II, III, IV lần lượt là 12,7%, 8,6%, 6,5%. Kết quả này cũng gần tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước của tác giả Trần Hòa (2010)(16) với Killip I là 68%, Killip II, III, IV là 17%, 10%, 5%; tác giả Võ La Cường (2015)(17) với Killip I 66%, Killip II, III, IV lần lượt là 15%, 10%, 9%; tác giả Juan Sanchis và cộng sự(14) với Killip I là 70%, Killip II, III, IV là 30%. Tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton Tỉ lệ suy yếu theo thang điểm báo cáo suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì HCVC trong nghiên cứu của chúng tôi là 47,53%. Tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân HCVC cao tuổi của chúng tôi phù hợp với y văn thế giới, ước tính tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân nội trú từ 15% đến 50%(11). So sánh với các nghiên cứu sử dụng thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton để đánh giá suy yếu như tác giả Phạm Xuân Thanh(12), tỉ lệ suy yếu là 31,9%; Hilmer và cộng sự(7), tỉ lệ suy yếu là 64%; Osborne C và cộng sự(10), tỉ lệ suy yếu là 38%. Tỉ lệ suy yếu trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu ngoài nước như của tác giả Graham và cộng sự(5) có tỉ lệ là 30%, Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1) là 35,1%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 194 Tóm lại, tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi ở nghiên cứu phù hợp với y văn thế giới, tương tự với tỉ lệ suy yếu trong một số nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân hội chứng vành cấp. Sự khác biệt với một số nghiên cứu ở trên có thể được lý giải do dân số chọn nghiên cứu khác nhau hoặc sử dụng công cụ đánh giá suy yếu cũng khác nhau. Có vẻ như tỉ lệ suy yếu khi sử dụng cộng cụ đánh giá suy yếu chủ yếu thiên về mặt thể chất như tiêu chuẩn Fried thì thấp hơn khi sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá suy yếu toàn diện nhiều mặt (tâm trạng, hỗ trợ về xã hội, dinh dưỡng, độc lập về chức năng, vấn đề sử dụng thuốc, nhận thức) như thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton, thang điểm đánh giá suy yếu lâm sàng Canada The Canadian Study of Health and Aging (CSHA). Mối liên quan giữa bệnh nội khoa, một số yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và suy yếu Tuổi càng cao tỉ lệ suy yếu càng cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Xuân Thanh(12), nhóm bệnh nhân ≥ 80 tuổi có tỉ lệ suy yếu cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại; và cũng tương tự với một số nghiên cứu khác như của Niklas Ekerstad và cộng sự(4), Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1), Hilmer và cộng sự(7), Graham và cộng sự(5). Giới tính nữ là yếu tố làm tăng 3,14 lần suy yếu (KTC 95%, 1,48 – 6,67), kết quả này cũng thấy ở nghiên cứu của Phạm Xuân Thanh(12), tỉ lệ bệnh nhân nữ có suy yếu theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton cao hơn so với bệnh nhân nam có suy yếu, sự khác biệt có có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu của Gonzalo Luis Alonso Salinas và cộng sự(1) cũng cho thấy tỉ lệ nữ giới ở nhóm suy yếu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không suy yếu với p= 0,02. Tuy nhiên theo tác giả Graham và cộng sự(5), tỉ lệ nữ giới ở các nhóm bệnh nhân suy yếu và không suy yếu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,09; nghiên cứu của Hilmer và cộng sự(7), Niklas Ekerstad và cộng sự(4) cũng cho thấy không khác biệt về tỉ lệ nữ giới ở nhóm suy yếu và không suy yếu với mức ý nghĩa lần lượt là p= 0,19 và p= 0,07. Nghiên cứu của Niklas Ekerstad và cộng sự(4) cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn suy tim mạn ở nhóm suy yếu cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nhóm không suy yếu. Điều này được lý giải một cách hợp lý là suy tim mạn sẽ hạn chế khả năng gắng sức, vận động thể lực của bệnh nhân, ảnh hưởng đến tình trạng tâm thần, thậm chí còn tăng tỉ lệ trầm cảm; mà đây đều là những thành tố để đánh giá suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi. Do đó suy tim mạn làm tăng tỉ lệ suy yếu là điều dễ hiểu. Nghiên cứu Graham và cộng sự(5), Niklas Ekerstad và cộng sự(4) cho thấy rõ tỉ lệ bệnh thận mạn ở nhóm suy yếu cao hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với nhóm không suy yếu. Suy thận mạn, đặc biệt nhóm suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận sẽ làm tăng tỉ lệ bị mệt mỏi mạn tính kéo dài trong ngày, làm giới hạn hoạt động thể lực, yếu tố tâm thần kinh và dẫn đến tăng tỉ lệ suy yếu. Tai biến mạch máu não nếu bệnh nhân không được hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp hoặc tai biến mức độ nặng đều làm giảm khả năng hoạt động sinh hoạt xã hội hằng ngày, thậm chí là khả năng sinh hoạt cơ bản như tắm rửa, ăn uống. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn tai biến mạch máu não cũ ở nhóm suy yếu cao hơn nhóm không suy yếu cũng là điều dễ hiểu. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Graham và cộng sự(5). KẾT LUẬN Tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi theo thang điểm báo cáo suy yếu Edmonton là 47,5%; trong đó suy yếu nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 25,31%, suy yếu trung bình 14,2% và suy yếu nặng 8,02%. Tuổi ≥ 70, nữ giới, tiền căn bệnh thận mạn, suy tim mạn và tai biến mạch máu não cũ là những yếu tố nguy cơ làm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 195 gia tăng tình trạng suy yếu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alonso SGL, Sanmartin FM, Pascual IM et al (2016). "Frailty is a short-term prognostic marker in acute coronary syndrome of elderly patients". Eur Heart J Acute Cardiovasc Care, 5(5): pp. 434-440. 2. Bourdariaset JP, Jondeau G (2000). “Infarctus Myocardique aigu”. Chapitre IIIC, pp. 1-27. 3. Christoffenson RD, Griffin BP, Topol EJ (2009). “Acute Myocardial Infarction”. Manual of cardiovascular medicine, Third Edition, Lippincott Williams et Wilkins, pp.1-25. 4. Ekerstad N, Swahn E, Janzon M et al (2014). "Frailty is independently associated with 1-year mortality for elderly patients with non-ST-segment elevation myocardial infarction". Eur J Prev Cardiol, 21(10): pp. 1216-1224. 5. Graham MM, Galbraith PD, O’Neill D et al (2013). "Frailty and outcome in elderly patients with acute coronary syndrome". Can J Cardiol, 29 (12): pp. 1610-1615. 6. Hamerman D (1999). "Toward an understanding of frailty". Ann Intern Med, 130(11): pp. 945-950. 7. Hilmer SN, Perera V, Mitchell S et al (2009). "The assessment of frailty in older people in acute care". Australas J Ageing, 28 (4): pp. 182-188. 8. Khera S, Kolte D, Palaniswamy C et al (2013). "ST-elevation myocardial infarction in the elderly--temporal trends in incidence, utilization of percutaneous coronary intervention and outcomes in the United States". Int J Cardiol, 168 (4): pp. 3683-3690. 9. Nguyễn Lân Việt (2007). “Nhồi máu cơ tim cấp”- Thực hành bệnh tim mạch. NXB Y học Hà Nội, tr. 21-49. 10. Osborne C, Charles A, Hare A et al (2015). "658 Frailty predicts length of hospital stay in urology patients". European Urology Supplements, 14 (2): pp. e658. 11. Parker SG, Fadayevatan R, Lee SD et al (2006). Acute hospital care for frail older people. Age and Ageing, 35(1): pp. 551–552. 12. Phạm Xuân Thanh (2015). “Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương”. Luận văn Thạc sĩ Y Học, ĐH Y Hà Nội. 13. Roffi M et al (2016). "2015 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation". Eur Heart J, 37: pp. 267. 14. Sanchis J, Bonanad C, Ruiz V et al (2014). "Frailty and other geriatric conditions for risk stratification of older patients with acute coronary syndrome". American heart journal, 168 (5): pp. 784-791. 15. Thygesen K, Alpert JS, White HD et al (2012). "Third universal definition of myocardial infarction". Circulation, 126 (16): pp. 2020-2035. 16. Trần Hòa (2010). "Nghiên cứu giá trị của BNP trong tiên lương gần hội chứng vành cấp". Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 17. Võ La Cường (2014). "Nghiên cứu giá trị tiên lượng ngắn hạn của nồng độ hs - CRP và sự thay đổi sau điều trị Atorvastatin ở bệnh nhân hội chứng vành cấp". Luận Án Chuyên Khoa cấp 2, Đại Học Y Dược Cần Thơ. 18. Vũ Đình Huy, Richard CP (2000). “Nhồi máu cơ tim cấp - Các Nguyên Lý Y Học Nội Khoa Harrison tập 3”. NXB Y Học, tr. 210-228. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf189_1_7519_2164335.pdf
Tài liệu liên quan