Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1157
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG
CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020
Phạm Thế Trịnh
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê để xây
dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Qua điều tra cho thấy mặc dù diện tích cà phê của Đắk
Lắk liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2015, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha nhưng nhiều diện tích
còn canh tác trên nền đất chưa thích hợp. Diện tích trồng trên nền đất rất thích hợp (S1) chỉ chiếm
40,58%, mức thích hợp (S2) chiếm 36,45%; mức ít thích hợp (S3) chiếm 12,86% và mức không thích
hợp (N) chiếm 10,11%. Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng
công suất 475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế biến ướt công suất trên 64.000 tấn/năm, 47 doanh
nghiệp chế biến cà phê bột. Thị trường tiêu thụ cà phê cũng không ổn định, liên tục bị giả...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1157
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG
CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020
Phạm Thế Trịnh
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê để xây
dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Qua điều tra cho thấy mặc dù diện tích cà phê của Đắk
Lắk liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2015, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha nhưng nhiều diện tích
còn canh tác trên nền đất chưa thích hợp. Diện tích trồng trên nền đất rất thích hợp (S1) chỉ chiếm
40,58%, mức thích hợp (S2) chiếm 36,45%; mức ít thích hợp (S3) chiếm 12,86% và mức không thích
hợp (N) chiếm 10,11%. Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng
công suất 475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế biến ướt công suất trên 64.000 tấn/năm, 47 doanh
nghiệp chế biến cà phê bột. Thị trường tiêu thụ cà phê cũng không ổn định, liên tục bị giảm giá từ
năm 2010 đến nay gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân. Từ hiện trạng đó,
nghiên cứu này đã đề xuất giảm diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ 203.746 ha xuống giữ ổn định
đến năm 2020 là 170.000 ha, 33.746 ha để chuyển sang trồng các cây trồng khác, theo đó sản lượng
sẽ được duy trì xấp xỉ 512 nghìn tấn/ năm.
Từ khóa: Sử dụng đất, cà phê, tỉnh Đắk Lắk.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao
nguyên Trung bộ, nổi tiếng với dải đất đỏ
bazan màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây
trồng cho hiệu quả kinh tế cao như cà phê, tiêu,
điều đặc biệt cây cà phê trở thành thương
hiệu của tỉnh. Diện tích trồng cà phê của Đắk
Lắk tăng 12.981 ha trong giai đoạn từ 2010 –
2014, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha, đưa
tổng diện tích trồng hiện nay lên 203.746 ha và
sản lượng bình quân toàn tỉnh đạt 444.121 tấn,
kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 480,9 triệu
USD. Hiện diện tích cà phê lên tới 203.746 ha,
sản lượng 444.121 tấn được phân bố ở tất cả
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
và chiếm trên 30% diện tích cà phê của cả
nước (Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2015). Cây
cà phê đã có những đóng góp nhất định trong
cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh tạo cho sự
phát triển vượt bậc về giá trị sản xuất và giá trị
gia tăng liên tục trong thời gian dài, sản lượng
hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao,
thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn
ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, việc gia tăng diện tích trong
những năm qua đã gây áp lực trong việc quản
lý sử dụng đất và quy hoạch cũng như đảm bảo
phát triển bền vững. Việc tăng diện tích đã phá
vỡ mối cung, cầu, gây mất ổn định thị trường,
làm rớt giá cà phê, do đó nhiều hộ dân lại phải
phá cà phê trồng tiêu và các cây trồng khác. Để
duy trì phát triển cây cà phê của tỉnh thì việc
nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng
đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
là rất cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu có về hiện trạng sử
dụng đất, điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, phân
vùng sinh thái, tài nguyên nước và các loại số
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên
địa bàn, tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê từ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê
tỉnh Đắk Lắk, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn các huyện, thị xã, thành phố.
2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra nông thôn có sự
tham gia của người dân (Participatory Rural
Appraisal - PRA) với sự tham gia của người
dân và một số doanh nghiệp về tình hình sản
xuất và tiêu thụ cà phê.
- Điều tra dã ngoại: khảo sát thực địa tại
các huyện về xác định diện tích dự kiến chuyển
đổi theo phạm vi ranh giới các huyện, thị xã,
thành phố đến năm 2020.
2.3. Phương pháp tổng hợp
Dùng phần mềm Excel 7.0 để xử lý tính
toán số liệu.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1158
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có
liên quan đến phát triển cây cà phê của tỉnh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Tài nguyên khí hậu: Do nằm ở bình độ
cao nên nhiệt độ của Đắk Lắk thường thấp hơn
so với các tỉnh có cùng vĩ độ ở miền Trung 3-
50C. Tổng tích ôn hàng năm từ 8500 - 9000o,
lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa trung bình
nhiều năm từ 1600 - 2000 mm, rất phù hợp cho
phát triển cây công nghiệp có giá trị cao như cà
phê, cao su, hồ tiêu và nhiều cây có giá trị khác.
Hệ thống sông suối dày với mật độ 0,8 km/km2.
Nếu tính các con suối có chiều dài từ 10 km thì
trên lãnh thổ Đắk Lắk có tới 833 suối. Ngoài ra
còn có khoảng 642 hồ tự nhiên và nhân tạo, có
độ sâu từ vài mét tới 25 m đa số được đắp bằng
đất. Tổng dung tích các hồ chứa 650 triệu m3
nước. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát triển
một nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong
đó có cây cà phê là cây chủ lực của tỉnh.
* Tài nguyên đất đai: Đất đai ở Đắk
Lắk khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an
toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ vàng có diện
tích 944,9 nghìn ha, chiếm 72% DTTN, trong
đó đất nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 309,3
nghìn ha (23,57% DTTN), đây là loại đất tốt,
phần lớn có tầng dày và phân bố trên địa hình
ít dốc, đất tơi, xốp, độ phì cao, thích nghi khá
rộng với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây
công nghiệp lâu năm cà phê, cao su, tiêu,
mắc ca và một số loại cây ăn quả khác.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ phát triển kinh tế của Đắk Lắk
trong nhiều năm qua khá ấn tượng. Giai đoạn
2005-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của
tỉnh là 8,8%. Mặc dù năm năm gần đây tình
hình kinh tế có khó khăn nhưng Đắk Lắk vẫn
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân giai
đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng đạt 8,42% (tính
theo giá so sánh 2010). Năm 2014, kinh tế Việt
Nam phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Đắk Lắk bắt đầu trở lại ở mức cao hơn trước
đây, đạt tới 9,20% (giá so sánh 2010), trong đó
nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp tăng 9,9%,
dịch vụ tăng 13,9%. Cũng trong năm 2014, kim
ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 730 triệu USD,
tăng 20% so với năm 2013. Quy mô tổng sản
phẩm xã hội của tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là
34.525 tỷ đồng (theo giá năm 2010), bằng
13,57% GDP cả nước, lớn hơn 4 tỉnh còn lại
của vùng Tây Nguyên. GDP bình quân đầu
người toàn tỉnh đã tăng từ 815 USD/người năm
2010 lên 1395 USD/người năm 2014, tăng gấp
1,7 lần. GDP bình quân đầu người đạt 29,9
triệu đồng. Trong đó cà phê xuất khẩu 222,1
nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu là 480,9 triệu
USD (Cục thống kê Đắk Lắk, 2015).
3.2. Thực trạng sản xuất cà phê của tỉnh
3.2.1. Thực trạng sản xuất cà phê phân theo
đơn vị hành chính
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk
TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Diện tích KD (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Toàn tỉnh 203.746 192.471 23,1 444.121
1 TP. BMT 13.125 12.420 20,7 25.747
2 Ea H'leo 31.112 27.966 23,5 65.816
3 Ea Súp 34 33 25,7 85
4 Krông Năng 25.190 24.177 29,9 72.397
5 Krông Búk 21.069 20.904 20,2 42.229
6 Buôn Đôn 3.666 3.207 27,9 8.945
7 Cư M'Gar 35.922 34.493 20,9 72.232
8 Ea Kar 7.974 7.373 19,0 14.014
9 M'Đrắk 2.140 2.082 10,3 2.139
10 Krông Pắc 17.733 17.058 24,3 41.484
11 Krông Bông 3.886 3.250 19,2 6.240
12 Krông ANa 9.818 9.213 24,6 22.620
13 Lăk 2.817 2.221 18,0 3.998
14 Cư Kuin 13.389 12.877 22,9 29.551
15 Buôn Hồ 15.871 15.197 24,1 36.624
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2015
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1159
Theo Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015)
diện tích cà phê toàn tỉnh 203.746 ha, chiếm
15,52% diện tích đất tự nhiên, sản lượng bình
quân toàn tỉnh 444.121 tấn, diện tích cà phê
phân bố hầu hết các huyện trong đó huyện có
diện tích nhiều nhất Cư M'Gar 35.922 ha, Ea
H'leo 31.112 ha, Krông Năng 25.190 ha, huyện
có diện tích thấp nhất Ea Súp 34 ha, M'Đrắk
2.140 ha, Lắk 2.817 đây là các huyện có diện
tích, điều kiện hạn chế để phát triển cây cà phê
hơn so với các huyện khác. Năng suất cũng
biến động giữa các huyện dao động từ 10,3
tạ/ha đến 29,9 tạ/ha, năng suất trung bình toàn
tỉnh 23,10 tạ/ha (Bảng 1).
3.2.2. Biến động diện tích cà phê qua các năm
2005 – 2014
Những năm gần đây, cà phê được giá,
người trồng cà phê tăng cường đầu tư, do vậy
diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tăng
nhanh. Diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk liên tục tăng từ năm 2005, đến năm 2010
diện tích cà phê toàn tỉnh là 190.765 ha, tăng
20.362 ha so với năm 2005, bình quân mỗi
năm tăng trên 4.000 ha. Diện tích tăng
2,28%/năm, năng suất tăng 6,36%/năm và sản
lượng tăng 9,16%/năm. Giai đoạn 2010 - 2014
diện tích tăng 3.245 ha, bình quân 1,65%/năm,
sản lượng tăng 2,7%/năm (Bảng 2). Diện tích
tăng nằm tập trung ở một số huyện như Ea
H’leo, Krông Năng, Cư M’Gar do chuyển đổi
diện tích trồng cao su, cây lâm nghiệp sang
trồng cà phê.
Bảng 2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk 2005 - 2014
Hạng mục ĐVT 2005 2010 2014 Tăng BQ (%/năm) 2005 -2010 2011 - 2014
Tổng diện tích Ha 170.403 190.765 203.746 2,28 1,65
Diện tích kinh doanh Ha 156.201 177.890 192.471 2,63 1,98
Năng suất tạ/ha 16,48 22,44 23,10 6,36 0,72
Sản lượng Tấn 257.481 399.098 444.121 9,16 2,70
3.2.3. Thực trạng sử dụng đất trồng cà phê phân theo cấp thích nghi
Bảng 3. Thực trạng diện tích cà phê phân theo mức thích nghi và dự kiến chuyển đổi theo huyện
Đơn vị hành chính
Diện tích (ha) Mức độ thích nghi
N
Chuyển
đổi S1 S2 S3
Tổng 203.746 82.691 74.276 26.207 20.572 37.476
1. Buôn MaThuột 13.125 9.989 1.264 1.872 2.682
2. Ea H'leo 31.112 1.649 16.835 1.918 10.710 8.305
3. Ea Súp 34 0 0 0 34 34
4. Krông Năng 25.190 14.446 8.463 1.047 1.234 3.039
5. Krông Buk 21.069 3.747 14.730 2.280 312 2.792
6. TX Buôn Hồ 15.871 9.109 5.757 1.005 0 1.645
7. Buôn Đôn 3.666 1.400 160 1.497 609 370
8. Cư M'gar 35.922 17.936 12.084 4.677 1.225 6.505
9. Ea Kar 7.974 375 2148 4.482 969 1.713
10. M'Drăk 2.140 0 1.008 1.132 1.278
11. Krông Păk 17.733 8.795 7.195 576 1.167 1.950
12. Cư Kuin 13.389 8.939 2.480 1.970 0 2.570
13. Krông Ana 9.818 5.416 2.032 671 1.699 1.765
14. Krông Bông 3.886 2300 1.586 1.828
15. Lăk 2.817 890 120 780 1.027 1000
(*): S1: rất thích hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp; N: không thích hợp
Nguồn: Phạm Thế Trịnh (2015), Phân viện QH&TKNN miền Trung (2013).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1160
Theo kết quả chồng xếp các loại bản đồ
đơn tính, hiện trạng và kết quả đánh giá thích
hợp đất đai của Phân viện quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp miền Trung (2013), Phạm Thế
Trịnh (2015) cho thấy thực trạng diện tích cà
phê đang canh tác trên vùng đất rất thích hợp
(S1) có 82.691 ha, chiếm 40,58%; đất thích hợp
(S2) là 74.276 ha, chiếm 36,45%; đất ít thích
hợp (S3) là 26.207 ha chiếm 12,86%; đất không
thích hợp (N) là 20.572 ha, chiếm 10,11% diện
tích cà phê. Thực trạng diện tích cà phê trên 20
tuổi chiếm 8,4%, từ 15-19 tuổi 43%, từ 10-14
tuổi 36,7%, từ 5-9 tuổi 7,8% và cà phê trồng
mới, kiến thiết cơ bản 4,1%. Diện tích cà phê
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 1990 có
55.488 ha, trong số này đã chuyển đổi, tái canh
khoảng 16.000 ha, như vậy tính đến nay số cà
phê trên 22 tuổi lên tới trên 39.000 ha, trong đó
số diện tích cà phê cần cưa đốn, tạo chu kỳ 2
những năm tới có khả năng lên tới 2500 - 3.000
ha mỗi năm. Kết quả phân hạng hiện trạng diện
tích cà phê cần chuyển đổi theo các huyện đến
năm 2020 là 37.476 ha (Bảng 3).
3.3. Thực trạng chế biến và tiêu thụ cà phê
của tỉnh
3.3.1. Thực trạng chế biến cà phê của tỉnh
Theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk
(2015) toàn tỉnh hiện có 23 doanh nghiệp chế
biến cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng
công suất 475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế
biến ướt công suất trên 64.000 tấn/năm, 47
doanh nghiệp chế biến cà phê bột, tổng công
suất 32.067 tấn/năm và 1 doanh nghiệp chế
biến cà phê hòa tan, công suất 1.000 tấn/năm
(Bảng 4).
Bảng 4. Các cơ sở chế biến cà phê chủ yếu tỉnh Đắk Lắk
Hạng mục Số cơ sở Công suất
thiết kế (tấn/năm)
Công suất
thực tế (tấn)
Tỷ lệ
(%)
Chế biến theo công nghệ khô 23 475.030 276.981 58,3
Chế biến theo công nghệ ướt 16 64.000 50.300 78,6
Chế biến cà phê bột 47 32.067 19.247 60,0
Chế biến cà phê hòa tan 1 1.000 1.000 100,0
Tổng số 87 572.097 347.528 60,7
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (2015)
Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cũng cho
biết các dây chuyền chế biến cà phê chủ yếu
được sản xuất trong nước do Công ty cổ phần
cơ khí Vina Nha Trang thuộc Tổng công ty cà
phê Việt Nam chế tạo. Một số ít dây chuyền đã
qua sử dụng của Brazil, Ấn Độ, Malaysia được
một số doanh nghiệp đầu tư lắp đặt, còn lại hầu
hết là cơ sở quy mô nhỏ, máy móc thiết bị lạc
hậu. Mặt khác, việc thu hái không đạt yêu cầu
về độ chín, công nghệ sau thu hoạch chưa được
quan tâm, phơi sấy không đảm bảo, vì thế chất
lượng cà phê thấp không đồng đều về giá trị
xuất khẩu thường thấp hơn các nước trong khu
vực 80 - 110 USD/tấn.
3.3.2. Tiêu thụ cà phê
Trên địa bàn hiện nay có nhiều đơn vị
sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ – chủ yếu xuất
khẩu cà phê nhân. Năm 2014, khối lượng cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu
289.417 tấn, trong đó trên 90% là cà phê nhân.
Ngoài các Công ty trồng, chăm sóc, chế biến
và kinh doanh cà phê còn có một số đơn vị
khác chủ yếu mua cà phê thóc hoặc cà phê
nhân xô của các hộ dân hoặc các đại lý về đánh
bóng, phân loại, đóng bao và xuất khẩu. Nhiều
công ty vốn nước ngoài cũng đặt các điểm mua
và mua gom cà phê nhân xô qua các đại lý.
Chưa có số liệu thống kê, song qua đánh giá
của một số chuyên gia và ngành chức năng thì
các công ty vốn nước ngoài thu mua tới trên
50-60% lượng cà phê trên địa bàn. Hầu hết các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê
có vốn trong nước không liên kết với nhau và
không có sự liên kết giữa đơn vị thu mua, chế
biến với người sản xuất, nên sản xuất của các
đơn vị này thiếu chủ động, nhiều khi dẫn đến
tranh mua, tranh bán, không có lợi cho người
trồng cà phê cũng như đơn vị chế biến, xuất
khẩu mà chỉ mang lại lợi ích cho mạng lưới
trung gian.
1160
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1161
3.4. Định hướng sử dụng đất trồng cà phê
của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
Căn cứ hiện trạng sản xuất, năng suất,
sản lượng, thị trường tiêu thụ và điều kiện sản
xuất, chế biến (sự chủ động về giống, kỹ thuật
canh tác, dây chuyền chế biến). Kết quả đánh
giá thích hợp đất đai đã xác định diện tích phát
triển cây cà phê của tỉnh đảm bảo hiệu quả theo
các vùng sinh thái trên vùng đất đỏ bazan đủ
nguồn nước chỉ nên giữ ổn định đến năm 2020
là 170.000 ha trong tổng diện tích đất có thể
trồng cà phê 251.000 ha, giảm 33.746 ha, trong
đó chuyển sử dụng các cây trồng khác 31.000
ha, sử dụng vào mục đích khác 45.000 ha.Như
vậy, sản lượng cà phê chỉ duy trì ổn định
khoảng 512 nghìn tấn. Theo dự kiến này,
huyện có diện tích cà phê còn lại nhiều nhất là
huyện Cư M’Gar 30.000 ha, huyện Krông
Năng 23.500 ha và huyện có diện tích ít nhất là
huyện Lắk 700 ha chi tiết (Bảng 5).
Bảng 5. Định hướng sử dụng đất cà phê tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
STT
Hạng mục
2014 2020
DT (ha) NS (tạ/ ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ ha) SL (tấn)
Toàn tỉnh 203.746 23,1 444.121 170.000 30,01 512.000
1 TP. Buôn Ma Thuột 13.125 20,7 25.747 11.000 28,1 30.954
2 Ea H'leo 31.112 23,5 65.816 20.400 29,3 59.762
3 Krông Năng 25.190 29,9 72.397 23.500 33,4 78.480
4 Krông Búk 21.069 20,2 42.229 20.000 29,1 58.170
5 Buôn Đôn 3.666 27,9 8.945 3.000 31,4 9.419
6 Cư M'Gar 35.922 20,9 72.232 30.000 29,9 89.775
7 Ea Kar 7.974 19,0 14.014 5.000 28,4 14.175
8 M'Đrắk 2.140 10,3 2.139 2.500 24,0 6.000
9 Krông Pắc 17.733 24,3 41.484 16.500 31,1 51.282
10 Krông Bông 3.886 19,2 6.240 900 28,9 2.599
11 Krông ANa 9.818 24,6 22.620 8.000 30,0 24.024
12 Lăk 2.817 18,0 3.998 700 28,1 1.970
13 Cư Kuin 13.389 22,9 29.551 13.000 29,5 38.357
14 Buôn Hồ 15.871 24,1 36.624 15.500 30,3 47.035
Đơn vị: diện tích (DT): ha, năng suất (NS): tạ/ha; sản lượng (SL) tấn
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2015)
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Diện tích trồng cà phê của Đắk Lắk
tăng 12.981 ha trong giai đoạn từ 2010 – 2014,
bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha, đưa tổng
diện tích trồng hiện nay lên 203.746 ha và sản
lượng bình quân toàn tỉnh đạt 444.121 tấn, kim
ngạch xuất khẩu năm 2014 là 480,9 triệu USD.
Mặc dù vậy, diện tích canh tác trên nền đất rất
thích hợp (S1) chỉ chiếm 40,58%, mức thích
hợp (S2) chiếm 36,45%; mức ít thích hợp (S3)
chiếm 12,86% và mức không thích hợp (N)
chiếm 10,11%.
2. Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp chế biến
cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng công suất
475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế biến ướt
công suất trên 64.000 tấn/năm, 47 doanh nghiệp
chế biến cà phê bột, tổng công suất 32.067
tấn/năm và 1 doanh nghiệp chế biến cà phê hòa
tan, công suất 1.000 tấn/năm, tiêu thụ chủ yếu
xuất khẩu cà phê nhân chiếm 90%.
3. Với hiện trạng sản xuất, chế biến và
thị trường hiện nay, định hướng sử dụng đất
phát triển cây cà phê của tỉnh đến năm 2020 sẽ
giảm xuống và giữ ổn định 170.000 ha, sản
lượng 512.000 tấn/năm, tập trung ở 14 huyện
thị với các giải pháp kèm theo như tập trung rà,
soát điều chỉnh quy hoạch có liên quan đến cây
cà phê, chính sách hỗ trợ về vốn, tổ chức kênh
tiêu thụ thành chuỗi khép kín.
4.2. Kiến nghị
1. Đề nghị các huyện, thị xã cần tiến hành
rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và xây
dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích cà phê cần
tái canh theo đề án của tỉnh đã phê duyệt.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1162
2. Hỗ trợ người dân trong việc vay vốn
thực hiện chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi và
đối với ngành Nông nghiệp của tỉnh cần xây
dựng bản đồ số theo các lô thửa để quản lý bền
vững diện tích cà phê của tỉnh.
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài báo này tác giả xin
cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh và các
cơ quan ở Trung ương đóng trên địa bàn đã
nhiệt tình cung cấp số liệu trong quá trình tổng
hợp và hoàn thiện bày báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015). Niên giám
thống kê năm 2014.
2. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
miền Trung (2013). Báo cáo quy hoạch phát
triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả
chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020.
3. Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (2015). Xuất
nhập khẩu hàng hóa theo kỳ 2005 - 2014.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Đắk Lắk (2015). Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
5. Phạm Thế Trịnh (2015). Báo cáo kết quả phân
hạng thích nghi đất đai tỉnh Đắk Lắk.
6. UBND tỉnh Đắk Lắk (2015). Quyết định số
54/QĐ - UBND ngày 06/01/2015 phê duyệt
kế hoạch tái canh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2013 - 2020.
ABSTRACT
Current situation and future land use in coffee production of Dak Lak up to 2020
Pham The Trinh
Department of Science and Technology of DakLak
Coffee cultivation areas in Dak Lak has increased 12,981ha during 2010 – 2014, with the
avarage of 3,245 ha increased per year. Current coffee areas gained 203,746 ha with provincal
production of 444,121 ton, export turnover of USD 480.9 million (2014). Extre - favorable land (S1)
only accounted for 40.58%, the favorable (S2) for 36.45%; less favorable (S3) for 12.86% and poor
favorable (N) for 10.11%.
Keywords: coffee land use, favorable land.
Người phản biện: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_169_9834_2130487.pdf