Tài liệu Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
3
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHƠI ĐIỆN TỬ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đàm Thị Bảo Ho , Trịnh Quỳnh Gi ng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trƣờng trung học cơ
sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chơi
điện tử của học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Đối
tƣợng nghiên cứu: 514 học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ. Phƣơng pháp
nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả:
- Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14
(lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm
dụng và phụ thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.
- Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh
hƣởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hƣởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%;
và 44,9% các ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
3
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHƠI ĐIỆN TỬ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đàm Thị Bảo Ho , Trịnh Quỳnh Gi ng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trƣờng trung học cơ
sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chơi
điện tử của học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Đối
tƣợng nghiên cứu: 514 học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ. Phƣơng pháp
nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả:
- Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14
(lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm
dụng và phụ thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.
- Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh
hƣởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hƣởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%;
và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn.
Từ khóa: Lạm dụng chơi điện tử trên internet, học sinh trung học cơ sở, Thành phố
Thái Nguyên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn một thập kỷ qua, Internet đã phát triển rất nhanh với số ngƣời sử dụng
tăng theo cấp số nhân, chủ yếu là trẻ vị thành niên và ngƣời trẻ tuổi. Tại Việt Nam, từ
năm 2000 đến năm 2009, số ngƣời sử dụng Internet đã tăng từ 200 ngàn ngƣời lên hơn
20 triệu ngƣời vào năm 2009. Theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ thông
tin năm 2008, dự báo đến năm 2011 sẽ có hơn 10 triệu ngƣời chơi game-online. Ngoài ra,
trong số 20,2 triệu ngƣời sử dụng Internet có đến 53% là tán gẫu và chơi game-online
(G.O) [2]; [10].
Với sự phát triển và phổ biến của Internet, học sinh ngày càng tìm tới các hình thức
giải trí trên mạng và G.O chính là một trong những hình thức đƣợc ƣa chuộng hiện nay.
Không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, nhiều học sinh đã quá lạm dụng và phụ thuộc vào
G.O dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội [1]; [4]. Ngoài ra, việc bỏ ra nhiều thời
gian để chơi những trò chơi này có thể dẫn đến kỹ năng xã hội kém, ít có thời gian với
gia đình, với công việc ở trƣờng học và những hoạt động giải trí khác, xếp hạng thấp
trong lớp học, thiếu luyện tập thể thao [2]; [8].
Tại Thái Nguyên, đã có học sinh bỏ học, phạm pháp, nhập viện liên quan đến việc
chơi G.O. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nghiên
cứu thực trạng chơi điện tử ở học sinh trung học cơ sở (THCS) là rất cần thiết dể từ đó có
thể đƣa ra những khuyến cáo trong việc quản lý, sử dụng trò chơi điện tử trong học sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chơi điện tử của học sinh trƣờng THCS
Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Gồm 514 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trƣờng THCS
Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
4
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 5/ 2015 - 10/2015
- Địa điểm: Trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ học sinh ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ đồng ý tham
gia nghiên cứu sau khi đã đƣợc thông báo về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh mà bản thân hoặc cha mẹ từ chối cho tham gia
nghiên cứu.
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc.
- Thực trạng chơi điện tử ở học sinh
- Một số hậu quả từ việc chơi điện tử.
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Sử dụng bảng phỏng vấn sử dụng internet dành cho trẻ tự điền. Phỏng vấn cha mẹ,
giáo viên để xác định các học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O.
2.7. Phƣơng pháp sử lý số liệu
Số liệu đƣợc nhập dựa vào phần mềm Epidata, đƣợc sử lý theo phƣơng pháp thống kê
y học, sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm STATA 10.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu
Giới
Tuổi
Nam Nữ
Tổng
SL % SL %
11 76 62,3 46 37.7 122
12 67 40,4 99 59,6 166
13 58 52,3 53 47,7 111
14 65 56,6 50 43,4 115
Tổng 266 51,8 248 48,2 514
Nhận xét: Tính tổng thể, tỷ lệ học sinh nam và nữ là tƣơng đƣơng nhau.Tuy nhiên,
nếu tính riêng từng nhóm tuổi, thấy có sự chênh lệch tƣơng đối rõ. Ở nhóm 11 tuổi, tỷ lệ
học sinh nam cao hơn hẳn trong khi ở nhóm 12 tuổi, tỷ lệ học sinh nữ cao hơn rõ rệt.
Bảng 2. Đặc điểm dân tộc
Giới
Tuổi
Kinh Khác
Tổng
SL % SL %
11 90 73,8 32 26,2 122
12 134 80,7 32 19,3 166
13 86 77,5 25 22,5 111
14 89 77,4 26 22,6 115
Tổng 399 77,6 115 22,4 514
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh dân tộc kinh chiếm đa số ở tất cả các nhóm tuổi.
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
5
3.2. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh
Bảng 3. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh
SD G.O
Tuổi
Bình thƣờng Lạm dụng Phụ thuộc
Tổng
SL % SL % SL %
11 115 94,3 7 5,7 0 0 122
12 150 90,4 15 9,0 1 0,6 166
13 105 94,6 6 5,4 0 0 111
14 95 82,6 19 16,5 1 0,9 115
Tổng 465 90,5 47 9,1 2 0,4 514
Nhận xét: Tính chung trong toàn trƣờng, tỷ lệ học sinh lạm dụng G.O là 47 em chiếm
9,1%. Có 2 học sinh phụ thuộc G.O chiếm 0,4%. Nhóm tuổi 14 (lớp 9) có tỷ lệ học sinh
lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất.
Bảng 4. Thực trạng lạm dụng và phụ thuộc G.O theo giới
SD G.O
Giới
Lạm dụng,
phụ thuộc G.O
Bình thƣờng Tổng p
SL % SL % SL %
<0,01
Nam 37 13,9 229 86,1 266 100,0
Nữ 12 4,8 236 95,2 248 100,0
Tổng 49 9,5 465 90,5 514 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh nam lạm dụng, phụ thuộc G.O là 13,9%, cao hơn rõ rệt so
với tỷ lệ này ở học sinh nữ (4,8%). Sự khác biệt giữa 2 giới về lạm dụng, phụ thuộc G.O
có ý nghĩa với p<0,01.
3.3. Một số hậu quả từ việc lạm dụng trò chơi điện tử
Bảng 5. Ảnh hƣởng đến kết quả học tập vì chơi game online
AH học tập
Mức độ chơi G.O
Không hoặc ít
ảnh hƣởng
Ảnh hƣởng rõ rệt
Tổng
SL % SL %
Lạm dụng 33 70,2 14 29,8 47
Phụ thuộc 0 0 2 100,0 2
Tổng 33 67,3 16 32,7 49
Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O ảnh hƣởng rõ rệt đến kết quả học tập ở 16 học
sinh chiếm tỷ lệ 32,7%.
Bảng 6. Hậu quả mất ngủ vì chơi game online
Mất ngủ
Mức độ chơi G.O
Không hoặc ít
ảnh hƣởng
Ảnh hƣởng rõ rệt Tổng
SL % SL %
Lạm dụng 36 76,6 11 23,4 47
Phụ thuộc 0 0 2 100,0 2
Tổng 36 73,5 13 26,5 49
Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O gây mất ngủ rõ rệt ở 13 học sinh chiếm tỷ lệ 26,5%.
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
6
Bảng 7. Ảnh hƣởng đến các hoạt động khác với bạn bè vì chơi game online
Ảnh hƣởng
Mức độ chơi G.O
Không hoặc ít
ảnh hƣởng
Ảnh hƣởng rõ rệt Tổng
SL % SL %
Lạm dụng 20 42,6 27 57,4 47
Phụ thuộc 0 0 2 100,0 2
Tổng 20 40,8 29 59,2 49
Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O là giảm rõ rệt các hoạt động tƣơng tác của học
sinh với bạn bè gặp ở 29 học sinh chiếm tỷ lệ 59,2%.
Bảng 8. Ảnh hƣởng đến hành vi vì chơi game online
Ảnh hƣởng hành vi
Mức độ chơi G.O
Không hoặc ít
ảnh hƣởng
Ảnh hƣởng rõ rệt Tổng
SL % SL %
Lạm dụng 27 57,4 20 42,6 47
Phụ thuộc 0 0 2 100,0 2
Tổng 27 55,1 22 44,9 49
Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng rõ rệt đến hành vi (dễ tức giận,
có hành vi gây hấn) ở 22 học sinh chiếm tỷ lệ 44,9%.
4. BÀN LUẬN
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học cũng có các nghiên cứu về nguyên nhân, triệu
chứng chẩn đoán và chiến lƣợc điều trị cho tình trạng nghiện internet, game online. Tuy
nhiên, các nghiên cứu còn lẻ tẻ, thiếu hệ thống.
Ở Hoa kỳ, theo thống kê của website của Trung tâm nghiện internet (2006), có
khoảng 40% dân số Hoa kỳ sử dụng internet, 5-10% số ngƣời sử dụng internet bị mắc
chứng nghiện. Ƣớc tính gần đây, khoảng 9 triệu ngƣời có nguy cơ cao cho nghiện
internet (sử dụng vi tính một cách bệnh lý) [4]. Theo nghiên cứu Harris Interactive vào
năm 2007, Dƣơng Thị Tuyết và Đặng Hoàng Minh (2009), nam giới có cảm nhận nghiện
trò chơi điện tử gấp 2 đến 3 lần so với nữ giới [3];[4].
Hiện nay, một số nƣớc ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài loan đã
báo cáo có tỷ lệ cao nhất về nghiện vi tính hoặc internet ở giới trẻ. Theo số liệu năm 2008,
chính phủ Hàn Quốc ƣớc tính có khoảng 168.000 thanh thiếu niên Hàn Quốc (2,3% trẻ từ
9-19tuổi) bị nghiện internet và đòi hỏi phải điều trị [4],[5].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ lạm dụng và phụ thuộc G.O ở học sinh trƣờng
THCS Hoàng Văn Thụ là 9,5% học sinh (bảng 3). Đa số học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O
là nam (bảng 4). Kết quả này cũng tƣơng tự với nghiên cứu của các tác giả Hoa Kỳ và cao
hơn hẳn so với nghiên cứu tại Hàn Quốc [5] .
Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, học tập cũng nhƣ các hoạt
động khác của học sinh. Theo nhiều tác giả, học sinh quá lạm dụng và phụ thuộc vào G.O
có thể dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Thêm nữa, việc dành nhiều thời gian để
chơi G.O có thể dẫn đến kỹ năng xã hội kém, ít có thời gian với gia đình, với công việc ở
trƣờng học và những hoạt động giải trí khác, xếp hạng thấp trong lớp học, thiếu luyện tập
thể thao [1],[2],[5],[9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lạm dụng và phụ thuộc G.O làm
ảnh hƣởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh hƣởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hƣởng đến
các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%; và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức
giận, gây hấn. Nhƣ vậy chơi G.O quá mức thực sự đã là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
7
cần đƣợc quan tâm đặc biệt để đảm bảo sự phát triển thể chất và tâm lý bình thƣờng cho
học sinh lứa tuổi THCS.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 514 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ,
thành phố Thái Nguyên về việc chơi G.O, chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14 (lớp
9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm dụng và phụ
thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.
Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh hƣởng
đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hƣởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%; và 44,9%
các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn.
6. KHUYẾN NGHỊ
- Lạm dụng và phụ thuộc G.O ở học sinh chiếm tỷ lệ cao và làm ảnh hƣởng rõ rệt đến
học tập, các hoạt động xã hội và sức khỏe tâm lý của học sinh THCS, do vậy nhà trƣờng,
gia đình và các tổ chức đoàn thể cần có các biện pháp phối hợp nhằm kiểm soát hoạt
động này ở học sinh.
- Cần thực hiện thêm các nghiên cứu sâu rộng hơn về lạm dụng, nghiện G.O và thử
nghiệm một số giải pháp can thiệp để làm giảm hậu quả của vấn đề này đối với học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Công, Phƣơng Liên (2010), Nghiện online: những điều ch mẹ cần
biết, NXB Trẻ.
2. Nguyễn Văn Thọ (2009), Tổng qu n một số vấn đề về nghiện Internet, Hội thảo khoa
học: Nghiện Internet – game online, thực trạng và giải pháp; Đồng Nai, 2009.
3. Dƣơng Thị Tuyết, Đặng Hoàng Minh (2009), T m hiểu sự khác biệt theo giới
củ học sinh trung học phổ th ng về mức độ sử dụng g me online tại Thành phố
Hà Nội, Hà Nội 2009.
4. Armenian Medical Network (2008), Internet Addiction: Recognition and
Interventions, Archives of Psychiatric Nursing, www.Health.am.
5. Jung-Hye Kwon (2011), Toward the Prevention of Adolescent Internet Addiction,
John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, new Jersey, Canada.
6. Kimberly S.Young(1997), “What Makes the Internet Addictive: Ptential
Explanation for Pathologic l Internet Use”, paper presented at the 105th annual
conference of APA, August 15, 1997, Chicago, IL.)
7. Kimberly S.Young(1999), “Internet Addiction: Symptoms, Ev lu tion, nd
Tre tment” , reproduced from Innovations in clinical Practice( volume 17) by
L.Vande Creek T.L.Jackson, Professional Resource Press.
8. Young S. Kimberly (2009), Understanding online gaming addiction and
treatment issues for adolescents, The American Journal of Family Therapy.
9. Young S. Kimberly (2010), A ther pist’s guide to assess and treat internet
addiction, Netaddiction.fusionxhost.com/article/practitioners.
10.
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
8
STUDY ON SITUATION OF PLAYING GAME ONLINE IN STUDENTS
IN HOANG VAN THU SECONDARY SCHOOL IN THAI NGUYEN CITY
By Ph.D . Dam Thi Bao Hoa, Ms. Trinh Quynh Giang
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
Objective : To evaluate situation of playing game online in students Hoang Van
Thu Secondary School in Thai Nguyen city. Subjects: 514 students in Hoang Van
Thu Secondary School. Method: A cross-sectional descriptive study is used in the
study. Results: The percentage of students with online abuse and addiction was
9,5%. In an age group of 14 (grade 9),the proportion of students with online abuse
and addiction accounted for the highest rate.The rate of online abuse and addiction
in male students was higher than that in female students. The online abuse and
addiction significantly affected student‟s study (making up 32.7%); student‟s
sleeping (26.5%); student's social activities (59.2%); and 44.9%. of students
having bad behaviors as anger, aggression.
Keywords: abuse of games on line, the students in Secondary School, Thai
Nguyen city
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60_6109_2198918.pdf