Tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm uốn dầm bê tông cốt thanh sợi thủy tinh: 83 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM UỐN DẦM BÊ TÔNG
CỐT THANH SỢI THỦY TINH
Phạm Thị Loan
Khoa Xây dựng
Email: loanpt80@dhhp.edu.vn
Trịnh Duy Thành
Khoa Xây dựng
Email: thanh@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 21/7/2017
Ngày PB đánh giá: 10/11/2017
Ngày duyệt đăng: 18/11/2017
TÓM TẮT
Việc ứng dụng cốt thanh sợi thủy tinh (GFRP) thay thế cốt thép trong kết cấu bê tông đã
được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho kết cấu công trình. Sự làm việc của kết cấu có
cốt GFRP khác với sự làm việc của cốt thép thông thường nên cần có những nghiên cứu thực
nghiệm để kiểm chứng lý thuyết tính toán. Nghiên cứu làm rõ sự làm việc của cấu kiện chịu
uốn thông qua nghiên cứu thực nghiệm để góp phần vào sự phát triển ứng dụng thanh sợi thủy
tinh rộng rãi hơn trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam.
Từ khóa:cấu kiện dầm; chịu uốn; thanh sợi thủy tinh; cốt thép; bê tông.
EXPERIMENTAL STUDY ON FLEXURAL BEHAVIOR OF GFRP
REINFORCED CONCRETE BEAMS ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm uốn dầm bê tông cốt thanh sợi thủy tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM UỐN DẦM BÊ TÔNG
CỐT THANH SỢI THỦY TINH
Phạm Thị Loan
Khoa Xây dựng
Email: loanpt80@dhhp.edu.vn
Trịnh Duy Thành
Khoa Xây dựng
Email: thanh@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 21/7/2017
Ngày PB đánh giá: 10/11/2017
Ngày duyệt đăng: 18/11/2017
TÓM TẮT
Việc ứng dụng cốt thanh sợi thủy tinh (GFRP) thay thế cốt thép trong kết cấu bê tông đã
được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho kết cấu công trình. Sự làm việc của kết cấu có
cốt GFRP khác với sự làm việc của cốt thép thông thường nên cần có những nghiên cứu thực
nghiệm để kiểm chứng lý thuyết tính toán. Nghiên cứu làm rõ sự làm việc của cấu kiện chịu
uốn thông qua nghiên cứu thực nghiệm để góp phần vào sự phát triển ứng dụng thanh sợi thủy
tinh rộng rãi hơn trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam.
Từ khóa:cấu kiện dầm; chịu uốn; thanh sợi thủy tinh; cốt thép; bê tông.
EXPERIMENTAL STUDY ON FLEXURAL BEHAVIOR OF GFRP
REINFORCED CONCRETE BEAMS
ABSTRACT
Using glass fiber reinforced polymer (GFRP) as internal reinforcement has been
investigated and become popular in the construction field worldwide. Structural behavior of
GFRP reinforced concrete beams is different from that of concrete beam with reinforcements.
Therefore, experimental studies have a significant role in order to illuminate the theory. This
study brings an incisive view to flexural behavior of concrete beams with GFRP as
reinforcements. The results of the investigation contribute to the development of widely
applying GFRP to the construction field in Vietnam.
Key words: beam; flexural behavior; glass fiber reinforced polymer; reinforcement;
concrete.
1. GIỚI THIỆU
Giữa thế kỷ 19 bê tông cốt thép
(BTCT) đã được phát minh và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của các dạng kết cấu. Từ
đó, BTCT trở thành một dạng vật liệu phổ
biến, phần lớn các kết cấu công trình được
84 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
tạo nên từ vật liệu phức hợp này. Kết cấu
BTCT kết hợp được rất nhiều ưu điểm của cả
2 loại vật liệu là bê tông và cốt thép như khả
năng chịu nén, chịu uốn, chịu lửa rất tốt
[1]. Tuy nhiên, kết cấu BTCT sau một thời
gian khai thác và sử dụng chịu tải trọng công
trình các vết nứt xuất hiện với bề rộng và mật
độ lớn dẫn đến cốt thép bị ăn mòn làm cho
kết cấu bị suy giảm khả năng chịu lực. Vì
vậy, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật con người luôn tìm kiếm những vật liệu
xây dựng mới, các kết cấu mới để thay thế
dần dần kết cấu BTCT.
Trong đó sợi thủy tinh là một vật liệu
mới có nhiều đặc tính ưu việt như cường độ
chịu kéo lớn hơn thép nhiều lần, trọng
lượng nhẹ lại không bị gỉ, ăn mòn [2]. Việc
ứng dụng cốt thanh sợi thủy tinh (GFRP)
thay thế cốt thép trong kết cấu bê tông đã
được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng
cho kết cấu công trình. Sự làm việc của kết
cấu có cốt GFRP khác với sự làm việc của
cốt thép thông thường do sợi thủy tinh là
vật liệu không đẳng hướng, không có sự
chảy dẻo... nên cần có những nghiên cứu
thực nghiệm để kiểm tính lý thuyết tính
toán. Việc nghiên cứu về cấu kiện dầm sử
dụng cốt thanh sợi thủy tinh đã được nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện
[3,7]. Kết quả cho thấy, dầm bê tông cốt
GFRP có ứng xử chịu uốn đáp ứng các yêu
cầu thiết kế đồng thời cho phép độ rộng vết
nứt lớn hơn do tính không bị ăn mòn của
thanh GFRP. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc
sử dụng cốt GFRP thay thế cốt thép hiện
vẫn còn là một bước chuyển biến mới và số
nghiên cứu thực nghiệm trong nước về ứng
xử của thanh GFRP trong các cấu kiện kết
cấu còn khá hạn chế [8]. Vì vậy, nghiên
cứu ứng xử chịu uốn của bê tông cốt thanh
sợi thủy tinh bằng thực nghiệm là một
nghiên cứu có ý nghĩa và cần thiết cho việc
phát triển ứng dụng thanh GFRP trong lĩnh
vực kết cấu công trình.
Do đó mục tiêu hướng đến của
nghiên cứu là làm rõ ứng xử chịu uốn của
cấu kiện dầm bê tông cốt thanh sợi thủy
tinh và góp phần thúc đẩy phát triển ứng
dụng kết cấu bê tông cốt thanh sợi thủy tinh
rộng rãi hơn trong lĩnh vực xây dựng trong
điều kiện Việt Nam.
2. Ý NGHĨA
Tiêu chuẩn thiết kế dầm bê tông cốt
thanh sợi thủy tinh 440.1R.2006 [9] phù
hợp với điều kiện vật liệu của Việt Nam
thông qua kết quả thí nghiệm. Bên cạnh ý
nghĩa lý luận đó, nghiên cứu đã làm rõ sự
khác biệt trong ứng xử chịu uốn của cấu
kiện dầm so với dầm bê tông cốt thép
thường. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
quan trọng trong việc ứng dụng thanh
GFRP đối với các cấu kiện làm việc không
đòi hỏi yêu cầu về độ dẻo.
3. THÍ NGHIỆM DẦM BÊ TÔNG
CỐT THANH SỢI THỦY TINH
3.1. Thiết kế cấu kiện dầm thí nghiệm
Dầm thí nghiệm được thu nhỏ theo tỉ lệ
1/4 so với dầm nguyên mẫu thông thường, có
kích thước nhịp dầm 1,4m; kích thước tiết
diện với chiều rộng là 100mm và chiều cao là
180mm. Thiết kế dầm bê tông cốt thanh
GFRP theo ACI 440.1R.2006 [9]. Các thông
số về vật liệu và kết quả tính toán như các
bảng sau:
85 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Bảng 1. Đặc trưng thanh GFRP và bê tông B20
Bê tông B20 Thép GFRP8
f'c (Mpa) Ec (Mpa) f*fu (Mpa) e*fu Ef (Gpa) ffu (Mpa) efu
20 24 594 0,02 46 415 0,14
Bảng 2. Bố trí thanh GFRP cho dầm
Lớp Ký hiệu thanh Mẫu S1 Mẫu S2 Mẫu S3
Lớp trên (thanh) GFRP8 2 2 2
Lớp dưới (thanh) GFRP8 2 3 4
Bảng 3. Khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt GFRP
Mẫu
b
(mm)
h
(mm)
Af
(mm
2
)
ρfb ρf
ff
(Mpa)
β1
a
(mm)
Mn
(kNm)
S1 100 180 66,32 0,0047 0,0041 444,19 0,85 11,92 4,39
S2 100 180 99,48 0,0047 0,0062 357,21 0,85 17,87 5,55
S3 100 180 132,64 0,0047 0,0082 305,43 0,85 23,83 6,04
DẦM S1 MẶT CẮT 1-1
Hình 1. Cấu tạo thép dầm S1
DẦM S2 MẶT CẮT 2-2
Hình 2. Cấu tạo thép dầm S2
86 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
DẦM S3 MẶT CẮT 3-3
Hình 3. Cấu tạo thép dầm S3
3.2. Chế tạo dầm thí nghiệm
Mỗi một loại dầm S1, S2; S3 được chế
tạo 3 mẫu thí nghiệm. Các mẫu dầm này
được chế tạo tại Xưởng thực hành – Trường
Đại học Hải Phòng theo trình tự thi công như
các hình ảnh sau:
Buộc cốt thép dầm Cốp pha dầm
Cố định cốt thép và cốp pha Trộn bê tông
Đổ và đầm bê tông Dầm hoàn thiện
87 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
3.3. Thiết bị đo biến dạng và độ võng
Cấu kiện dầm thí nghiệm là dầm đơn
giản, do vậy chọn tiết diện dưới điểm đặt
lực (tiết diện giữa nhịp dầm) là tiết diện có
độ võng và biến dạng lớn nhất trên toàn
dầm để tiến hành đo độ võng và biến dạng.
Vị trí đồng hồ đo độ võng và
sensor đo biến dạng của tiết diện giữa
nhịp dầm được thể hiện như Hình 5.
Như vậy, dùng 01 đồng hồ đo độ võng
và 04 sensor biến dạng cho một dầm
thí nghiệm
Hình 5. Sơ đồ vị trí đồng hồ đo độ võng và các sensor đo biến dạng
3.4. Qui trình thí nghiệm.
Sau khi các dầm được đúc ngày
10/4/2017, được dưỡng hộ trong điều kiện
tự nhiên tại Xưởng thực hành, trường Đại
học Hải Phòng. Ngày 12/5/2017 các dầm
được chuyển tới Nhà Xưởng thí nghiệm.
Theo tiêu chuẩn TCVN 9374:2012
“Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn
– Phương pháp thí nghiệm gia tải tĩnh để đánh
giá độ bền, độ cứng và khả năng chống
nứt”[10], tiến hành thí nghiệm các dầm bằng
phương thức gia tải tĩnh. Căn cứ khả năng
chịu lực theo tính toán của các dầm, việc gia
tải cho các dầm được cho trong bảng.
Bảng 4. Tải trọng thí nghiệm
Dầm thí nghiệm Pmax(kN)
S1 11
S2 14
S3 15
4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
THÍ NGHIỆM
4.1. Dạng phá hoại
Kết quả dạng phá hoại của các dầm
thí nghiệm dựa vào quan sát sự hình thành
và phát triển các khe nứt trên dầm, sự nén
bê tông miền trên và biến dạng của cốt
thép miền dưới khi tải trọng được tăng dần
tới giá trị lớn nhất theo thiết kế. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, dầm được
coi bị phá hoại khi xảy ra một trong hai
tình huống sau:
- Bê tông miền trên bị ép vỡ.
- Cốt thép miền dưới bị kéo đứt.
SG
S1
S2
S3
S4
LVDT
88 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
(a) Dầm S1
(b) Dầm S2
89 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Dầm S1 phá hoại do đứt thanh GFRP
trong miền bê tông chịu kéo, trong khi bê
tông vùng nén cũng bắt đầu bị ép vỡ như
Hình (a). Dầm S2 và S3 có dạng phá hoại
tương tự nhau do miền bê tông chịu nén bị
ép vỡ. Các vết nứt thẳng góc chủ yếu tập
trung gần khu vực điểm đặt tải, các vết nứt
lan rộng vào phía gối tựa có xu hướng
xiên theo chiều hội tụ về điểm đặt lực như
Hình (b, c).
Có thể nhận thấy, vùng bê tông mặt
dưới của các dầm cốt thanh GFRP các vết
nứt của vùng bê tông chịu kéo có bề rộng
tương đối nhỏ. Tuy nhiên, vùng bê tông mặt
trên của các dầm S khi ở trạng thái phá hoại
cuối cùng bị ép vỡ nhiều và sâu.
4.2. Biến dạng của bê tông
a) Dầm S1 b) Dầm S2
(c) Dầm S3
Hình 6. Dạng phá hoại của các dầm
90 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
c) Dầm S3
Hình 7. Biến dạng của bê tông theo chiều cao tiết diện của các dầm
Biến dạng vùng nén của dầm S2 như
trên Hình (b) là tương đối nhỏ so với dầm
S1 và S3 (Hình a, c) do dầm S1 được uốn
tới khi phá hoại đứt thép chịu kéo và S3
được thiết kế với khả năng chịu uốn lớn
hơn S2.
4.3. Quan hệ lực - độ võng của dầm
Căn cứ số đọc từ đồng hồ đo độ
võng và tải trọng gia tải tăng dần theo thời
gian, kết quả độ võng của các dầm được
thể hiện trong quan hệ lực - độ võng như
trong Hình 8.
Hình 8. Quan hệ lực – độ võng của các
dầm bê tông cốt thanh GFRP
Kết quả cho thấy với các dầm bê
tông cốt thanh GFRP thì cho thấy quan hệ
giữa lực và độ võng có xu hướng thiên về
quan hệ tuyến tính mà không có vùng
chảy dẻo.
5. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề
tài thông qua các kết quả của bài toán thiết
kế, bài toán thực nghiệm có thể đưa ra một số
kết luận sau:
1. Qui trình thiết kế dầm bê tông
thanh cốt GFRP theo tiêu chuẩn
440.1R.2006 có tính ứng dụng thực hành
cao trong điều kiện Việt Nam. Qui trình
thiết kế này phù hợp với sự làm việc thực
của cấu kiện.
2. Thanh GFRP có cường độ chịu kéo
cao hơn 3-4 lần so với thép thông thường
song thép GFRP không có thềm chảy nên
trong thiết kế khả năng chịu uốn sử dụng hệ
số giảm cường độ (0,55-0,65) để tránh sự phá
hoại giòn cho cấu kiện. Do đó, sự làm việc
chịu uốn của dầm bê tông cốt thanh GFRP
91 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
coi là hoàn toàn tuyến tính, không có miền
chảy dẻo.
3. Sử dụng thanh thép GFRP để thay
thế thép thường đem lại hiệu quả tiết kiệm
diện tích cốt thép không lớn song đặc biệt ưu
việt trong việc giảm trọng lượng cấu kiện, do
thép GFRP có trọng lượng chỉ khoảng (1/6 -
1/4) so với thép thường.
4. Việc sử dụng kết hợp thanh GFRP
với thép để chế tạo các cấu kiện bê tông cốt
thép trong kết cấu công trình là hoàn toàn
khả thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. P. Q. Minh, N. T. Phong, and N. Đ. Cống (2006), Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện
cơ bàn, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. J. P. Busel (2012), Fiber Reinforced Polymer (FRP) Composites Rebar, American
Composites Manufacturers Asociation
3. D. S. Kumar and R. Rajkumar (2016), 'Experimantal investigation on flexural behavior of
concrete beam with glass fiber reinforced polymer rebar as internal reinforcement', Int. J.
Chem. Sci., vol. 14, pp. 319-329
4. D. H. Tavares, J. S. Giongo, and P. Paultre (2008), 'Behavior of reinforced concrete beams
reinforced with GFRP bars', IBRACON Struct. Mater., vol. 1, no. 3, pp. 285-295
5. M. B. and A. C. C. Barris, L. Torres, A. Turon (2009), 'An Experimental Study of the
Flexural Behavior of Gfrp Rc Beams and Comparison With Prediction Models', Int. J.
Compos. Mater., vol. 91, no. 13, pp. 286-295
6. S. H. Alsayed (1998), 'Flexural Behavior of Concrete Beams Reinforced with GFRP Bars',
Int. J. Cem. Concr. Compos., vol. 20, no. 7, pp. 1-11
7. O. C. and R. M. B. Benmokrane (1996), 'Flexural Response of Concrete Beams
Reinforced with FRP Reinforcing Bars', ACI Struct. J., vol. 91, no. 2, pp. 46-55
8. P. M. Tuấn, D. V. Hai, and P. M. Phương (2015), 'Nghiên cứu tính toán dầm bê tông cốt
sợi thủy tinh GFRP trên tiết diện thẳng góc', Người Xây dựng, pp. 17-19
9. J. P. Busel, L. C. Bank, V. L. Brown (2006), T. I. Campbell, A. Z. Fam, and M. W. Lee,
Guide for the Design and Construction of Structural Concrete Reinforced with FRP Bars
Reported by ACI Committee 440
10. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây Dựng (2012), Cấu kiện bê tông và bê tông
cốt thép đúc sẵn - Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả
năng chống nứt. TCVN 9347:2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_1139_2154180.pdf