Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng kháng khuẩn, trị ho và long đàm của cao chiết cồn từ lá tía tô

Tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng kháng khuẩn, trị ho và long đàm của cao chiết cồn từ lá tía tô: Nghiờn cứu Y học Y Học TP. Hồ Chớ Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 34 NGHIấN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, TRỊ HO VÀ LONG ĐÀM CỦA CAO CHIẾT CỒN TỪ LÁ TÍA Tễ Nguyễn Thị Thu Hương*, Nguyễn Mai Trỳc Tiờn* TểM TẮT Mục tiờu nghiờn cứu: Tớa tụ là một loại rau phổ biến, đồng thời cũng là một dược liệu với cỏc tỏc dụng như: khỏng dị ứng, khỏng viờm, khỏng oxy húa, khỏng ung thư, khỏng khuẩn, chống trầm cảm và trị ho. Tuy nhiờn, tại Việt Nam hiện vẫn chưa cú cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu thực nghiệm chứng minh cỏc tỏc dụng này của Tớa tụ. Mục tiờu của nghiờn cứu này là khảo sỏt một số tỏc dụng dược lý của cao chiết cồn 70% từ lỏ Tớa tụ (cao Tớa tụ). Phương phỏp nghiờn cứu: Chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino được chia ngẫu nhiờn thành cỏc lụ chứng (uống nước cất), lụ thử (uống cao Tớa tụ ở 2 liều 0,95 g/kg và 1,9 g/kg trọng lượng chuột, tương đương với 2,5 g và 5 g dược liệu khụ/kg) và lụ đối chiếu (uống viờn Neo-codionđ hay Ambroxol). Phương phỏp pha loóng trong đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng kháng khuẩn, trị ho và long đàm của cao chiết cồn từ lá tía tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 34 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, TRỊ HO VÀ LONG ĐÀM CỦA CAO CHIẾT CỒN TỪ LÁ TÍA TÔ Nguyễn Thị Thu Hương*, Nguyễn Mai Trúc Tiên* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Tía tô là một loại rau phổ biến, đồng thời cũng là một dược liệu với các tác dụng như: kháng dị ứng, kháng viêm, kháng oxy hóa, kháng ung thư, kháng khuẩn, chống trầm cảm và trị ho. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có các công trình nghiên cứu thực nghiệm chứng minh các tác dụng này của Tía tô. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát một số tác dụng dược lý của cao chiết cồn 70% từ lá Tía tô (cao Tía tô). Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino được chia ngẫu nhiên thành các lô chứng (uống nước cất), lô thử (uống cao Tía tô ở 2 liều 0,95 g/kg và 1,9 g/kg trọng lượng chuột, tương đương với 2,5 g và 5 g dược liệu khô/kg) và lô đối chiếu (uống viên Neo-codion® hay Ambroxol). Phương pháp pha loãng trong đĩa thạch, thực nghiệm gây ho bằng capsaicin và thực nghiệm đỏ phenol được áp dụng để chứng minh các tác dụng kháng khuẩn, giảm ho và long đàm của cao Tía tô. Kết quả: Cao Tía tô thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên hai chủng vi khuẩn Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 1,56 mg/ml. Cao Tía tô ở liều 1,9 g/kg sau 3 ngày uống có tác dụng kéo dài tiềm thời xuất hiện cơn ho, làm giảm kích thích ho và làm tăng tiết dung dịch đỏ phenol ở khí quản của chuột bị gây ho bằng capsaicin. Kết luận: Cao chiết cồn lá Tía tô thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, giảm ho và làm long đàm. Từ khóa: Lá Tía tô, kháng khuẩn, giảm ho, long đàm. ABSTRACT EXPERIMENTAL STUDY ON THE ANTIBACTERIAL, ANTITUSSIVE AND EXPECTORANT EFFECTS OF ETHANOL EXTRACT FROM PERILLA FRUTESCENS LEAVES Nguyen Thi Thu Hương, Nguyen Mai Truc Tien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 34- 39 Objectives: Perilla frutescens (L.) Britt is widely used as human food and also commonly known for its medical benefits such as anti-allergic, anti-inflammatory, antioxidant, anticancer, antibacterial, anti-depressive and anti-cough effects. However, a little scientific data has been demonstrated in Vietnam. The aim of the study is to investigate such effects of 70% ethanol extract from Perilla frutescens leaves (Perilla extract). Methods: Male Swiss albino mice were randomly divided into control groups (distilled water), test groups (Perilla extract, at the oral doses of 0.95 g/kg and 1.9 g/kg mouse body weight, equivalent to 2.5 g and 5 g of dry raw materials/kg) or positive control groups (Neo-codion® and Ambroxol). Agar dilution test, capsaicin-induced cough model and red phenol test were applied to investigate the antibacterial, antitussive and expectorant effects. Results: Perilla extract exerted antibacterial activity against to Streptococcus pyogenes and Streptococcus pneumoniae with MIC of 1.56 mg/ml. Perilla extract at the oral dose of 1.9 g/kg prolonged the latency of cough reflex, attenuating cough stimulation, and increasing the red phenol secretion of trachea in capsaicin-induced coughing mice. Conclusions: Perilla extract had antibacterial activity, antitussive and expectorant effects. * Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 02838274377 Email: huongsam@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 35 Keywords: Perilla frutescens leaves, antibacterial activity, antitussive effect, expectorant effect. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp cũng tăng theo(6). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp các bệnh dị ứng đường hô hấp đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh lý mạn tính(6). Tại Việt Nam, số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng, theo thống kê của Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh số lượng trẻ em nhập viện điều trị bệnh hen suyễn, nhiễm khuẩn hô hấp, ho tại một số bệnh viện ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng gấp nhiều lần. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược từ thiên nhiên trở nên phổ biến nhằm giảm các tác dụng không mong muốn của tân dược. Một trong số đó phải kể đến lá Tía tô. Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt), còn có các tên như É tía, Tử tô, Xích tô vì cây có màu tím) là một loại cây dễ trồng, một loại rau phổ biến đối với người dân Việt Nam. Tía tô cũng là một dược liệu dùng chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền, đặc biệt là giải cảm dựa trên tính năng giải biểu và phát tán phong hàn. Tía tô được sử dụng như là dược liệu trị hen trong y học cổ truyền Trung Quốc (Zisu) hay Nhật Bản (Saibokuto)(2). Kinh nghiệm sử dụng dân gian cho thấy lá và hạt Tía tô được sử dụng để điều trị ho, hen suyễn, dị ứng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có các công trình nghiên cứu chứng minh các tác dụng của lá Tía tô trong điều trị bệnh lý đường hô hấp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Lá Tía tô được thu hái tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vào tháng 3/2017. Lá được rửa sạch, phơi khô và xay thành bột (đạt kích thước qua rây số 2 cho chiết xuất cao). Bột lá Tía tô được chiết ngấm kiệt với dung môi cồn 70% (tỷ lệ 1:15) và được cô giảm áp cho ra cao chiết cồn (hiệu suất 35%, gọi tắt là cao Tía tô) với độ ẩm đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam IV. Động vật thí nghiệm Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss abino (Mus musculus var. albino), 5 – 6 tuần tuổi, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế Nha Trang. Chuột được nuôi bằng thực phẩm dạng viên (Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế Nha Trang), nước uống đầy đủ và được để ổn định ít nhất một tuần trước khi thử nghiệm. Thể tích cho uống hay tiêm là 10 ml/kg trọng lượng chuột. Hóa chất - Thuốc đối chiếu Capsaicin và đỏ phenol được cung cấp bởi công ty Sigma-Aldrich (USA). Các thuốc đối chiếu là Neo-codion® (viên nén, số lô 1768, Bouchara, Pháp) và Ambroxol (viên nang, số lô 0050316, hạn dùng 05/03/2019, Công ty Cổ phần Dược phẩm DOMESCO, Việt Nam). Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in vitro Các chủng vi khuẩn được lựa chọn là: Streptoccocus pyogenes ATCC®12384 (liên cầu tan máu beta của nhóm A), Streptococcus pneumoniae ATCC® 6306 (phế cầu khuẩn), Klebsiella pneumoniae ATCC®-BAA 2342 (phế trực khuẩn Friedlander). Khảo sát được lập lại 2 lần, pha loãng mẫu cao thử nghiệm trong môi trường thạch theo độ pha loãng 1/2 trong các hộp petri. Sau đó chấm 1 µL vi khuẩn ở nồng độ 108 vi khuẩn/ ml lên bản thạch chứa chất thử nghiệm. Ấp các hộp thạch ở 37oC và sau 24 giờ quan sát kết quả. MIC (Minimum Inhibitory Concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu) là nồng độ chất thử nghiệm nhỏ nhất ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trên bản thạch được quan sát bằng mắt thường(9). Thực nghiệm gây ho bởi capsaicin Thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, đánh giá các biểu hiện và hành vi của chuột bị gây ho bằng capsaicin. Tác dụng của cao chiết được so sánh thống kê với lô chứng (không điều trị) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 36 và với lô thuốc đối chiếu (thuốc ho Neo- codion® và thuốc long đàm ambroxol). Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô (n = 10) như sau: lô chứng (uống nước cất), lô thử được cho uống cao Tía tô ở các liều tương đương 2,5 g và 5 g dược liệu/kg trọng lượng chuột và các lô đối chiếu uống viên Neo-codion® liều 1 viên/kg (được ngoại suy từ liều sử dụng trên người 3 - 4 viên/ngày) hay ambroxol liều 240 mg/kg. Các mẫu thử và chứng dương được hòa trong nước cất và cho chuột uống ngày một lần (vào buổi sáng), liên tục trong 3 ngày. Hai giờ sau lần uống cuối cùng, chuột được đặt vào trong bình thủy tinh có thông khí và được cho tiếp xúc với capsaicin dạng khí dung ở nồng độ 100 mM trong 10 phút. Xác định tiềm thời xuất hiện cơn ho (chuột có hành vi quặn bụng và vươn cao đầu) và các biểu hiện hành vi của chuột do bị kích thích (khịt mũi, chải lông-gãi mõm, nhảy lên) trong 10 phút sau đó(3,11). Tách khí quản chuột và thực hiện thực nghiệm đỏ phenol để khảo sát tác dụng long đàm. Khảo sát tác dụng long đàm Thực nghiệm đỏ phenol là phương pháp đơn giản để khảo sát tác động của mẫu thử trên sự tiết dịch của khí –phế quản. Sau liều tiêm phúc mạc dung dịch đỏ phenol, phần phẩm màu sẽ được tiết vào xoang khí quản. Sự tiết dịch này được kích thích bởi hệ giao cảm và đối giao cảm. Những chất long đàm sẽ làm tăng sự tiết đỏ phenol ở khí quản(4). Thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên và tác dụng của cao chiết được so sánh thống kê với lô chứng (không điều trị) và với lô thuốc đối chiếu (thuốc ho Neo-codion® và thuốc long đàm ambroxol). Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô (n = 8) như sau: lô chứng (uống nước cất), lô thử được cho uống cao Tía tô ở các liều tương đương 2,5 g và 5 g dược liệu/kg trọng lượng chuột và các lô đối chiếu uống viên Neo- codion® liều 1 viên/kg (được ngoại suy từ liều sử dụng trên người 3 - 4 viên/ngày) hay ambroxol liều 240 mg/kg. Các mẫu thử và chứng dương được hòa trong nước cất và cho chuột uống ngày một lần (vào buổi sáng), liên tục trong 3 ngày. Một giờ sau lần uống cuối cùng, chuột được tiêm phúc mạc dung dịch đỏ phenol 2,5% pha trong nước muối sinh lý. 30 phút sau khi tiêm đỏ phenol, chuột được gây chết đột ngột bằng đá CO2 và khí quản được tách ra, đặt ngay vào trong ống nghiệm chứa 2 ml nước muối sinh lý và được đặt vào bể siêu âm ở nhiệt độ phòng trong 15 phút. Sau đó 2 ml dung dịch natri bicarbonat 5% được thêm vào và hỗn hợp này được đem đo quang ở bước sóng 558 nm. Tác động long đàm (Expectorant effect) được đánh giá bằng sự tăng mật độ quang ở các lô thử hoặc lô đối chiếu so với lô chứng theo công thức: Phần trăm tăng tiết đỏ phenol (%) = [(Dt ˗ D0)/D0 x 100)], trong đó ODt là mật độ quang đo được ở lô thử, OD0 là mật độ quang đo được ở lô chứng (4). Đánh giá kết quả Các kết quả thu được biểu thị bằng số trung bình M ± SEM (Standar Error of The Mean: sai số chuẩn của giá trị trung bình). Xử lý kết quả thống kê dựa vào phép kiểm One-way ANOVA và hậu kiểm bằng Student-Newman-Keuls test, với độ tin cậy 95% (p < 0,05) bằng phần mềm SigmaStat® ver. 3.5 (SYSTAT Software Inc., Richmond, CA, USA). KẾT QUẢ Hoạt tính kháng khuẩn của cao Tía tô Kết quả Bảng 1 cho thấy cao Tía tô có hoạt tính kháng khuẩn đối với 3 chủng vi khuẩn có liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên lâm sàng. Tác động của cao Tía tô lên vi khuẩn Gram dương rõ hơn lên vi khuẩn Gram âm. Cao Tía tô ức chế 2 chủng vi khuẩn Gram dương là Streptococcus pyogenes và Streptococcus peumoniae với MIC là 1,56 mg/ml; ức chế chủng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 37 vi khuẩn Gram âm là Klebsiella pneumoniae với MIC là 50 mg/ml. Bảng 1. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên các chủng vi khuẩn Chủng vi khuẩn MIC (mg/ml) Streptococcus pyogenes 1,56 Streptococcus pneumoniae 1,56 Klebsiella pneumoniae 50 Tác dụng giảm ho của cao Tía tô Bảng 2. Khảo sát tác dụng của cao Tía tô trên hành vi của chuột trong thực nghiệm ho gây bởi capsaicin Lô thử nghiệm (n=10) Liều (g/kg) Tiềm thời xuất hiện cơn ho (giây) Số lần khịt mũi, chải lông Số lần nhảy do kích thích Chứng - 1,44 ± 0,18 124 ± 12 28 ± 3 Cao Tía tô 0,95 2,11 ± 0,26 110 ± 6* 20 ± 3 1,9 2,67 ± 0,29* 119 ± 7* 14 ± 3* Ambroxol 0,24 2,50 ± 0,22* 91 ± 4* 31 ± 4 Neo– codion® 1 viên/kg 2,44 ± 0,38* 80 ± 7* 8 ± 2* *p < 0,05 so với lô chứng Kết quả Bảng 2 cho thấy các lô chuột bị gây kích thích ho bằng capsaicin và được cho uống cao Tía tô liều 1,9 g/kg hay uống các thuốc đối chiếu Ambroxol và Neo-codion® có tiềm thời xuất hiện cơn ho tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng không điều trị. Tiềm thời xuất hiện cơn ho ở chuột uống cao Tía tô liều 0,95 g/kg có tăng tuy nhiên không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Tương tự, các lô chuột bị gây kích thích ho bằng capsaicin và được cho uống cao Tía tô liều 0,95 g/kg và 1,9 g/kg hay uống các thuốc đối chiếu Ambroxol và Neo- codion® có số lần khịt mũi và chải lông (grooming) giảm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng không điều trị. Số lần nhảy do bị kích thích ở các lô chuột bị gây kích thích ho bằng capsaicin và được cho uống cao Tía tô liều 1,9 g/kg hay uống thuốc đối chiếu Neo-codion® giảm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng không điều trị. Số lần nhảy do kích thích các lô chuột bị gây kích thích ho bằng capsaicin và được cho uống cao Tía tô liều 0,95 g/kg hay uống thuốc đối chiếu Ambroxol chưa có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Tác dụng long đàm của cao Tía tô Kết quả Bảng 3 cho thấy trên chuột bình thường, Ambroxol liều 240 mg/kg có mật độ quang tăng khác biệt đạt ý nghĩa thống kê với lô chứng sinh lý với tỷ lệ % tăng tiết đỏ phenol là 34,63%. Các lô uống cao Tía tô và uống Neo- codion® không ảnh hưởng trên sự tiết đỏ phenol của khí quản chuột bình thường. Bảng 3. Kết quả khảo sát tác dụng long đàm của cao chiết cồn lá Tía tô trên thực nghiệm gây ho bởi capsaicin (n = 8) Nhóm Lô thử nghiệm Liều thử (g/kg) OD p Bình thường Chứng sinh lý - 0,068 ± 0,004 - Cao Tía tô 0,95 0,050 ± 0,009 0,086 1,90 0,059 ± 0,011 0,495 Ambroxol® 0,24 0,091 ± 0,008 # (34,63%) 0,024 Neo–codion® 1 viên/kg 0,061 ± 0,003 0,210 Capsaicin Chứng bệnh lý - 0,041 ± 0,005 # <0,001 Cao Tía tô 0,95 0,059 ± 0,009 (44,92%) 0,093 1,90 0,084 ± 0,015*(105,54%) 0,016 Ambroxol® 0,24 0,066 ± 0,005*(62,77%) <0,001 Neo–codion® 1 viên/kg 0,073 ± 0,005 * (78,46%) 0,002 OD: Mật độ quang đo ở bước sóng 558 nm; (...): % tăng tiết đỏ phenol. # p< 0,05 so với lô chứng sinh lý; * p< 0,05 so với lô chứng bị gây ho bằng capsaicin. Trên chuột bị kích thích ho bằng capsaicin, lô chứng bệnh lý uống nước cất có mật độ quang giảm (giảm 39,7%) đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý uống nước cất, chứng tỏ có sự giảm tiết đỏ phenol của khí quản chuột bị gây kích thích bằng capsaicin. Các lô chuột bị gây kích thích ho bằng capsaicin và được cho uống cao Tía tô liều 1,9 g/kg hay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 38 uống các thuốc đối chiếu Ambroxol và Neo- codion® có sự tăng tiết đỏ phenol thể hiện qua các giá trị OD tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng không điều trị. Tỷ lệ % tăng tiết đỏ phenol là 105,54% ở lô uống cao Tía tô liều 1,9 g/kg; 62,77% ở lô uống Ambroxol và 78,46% ở lô uống Neo-codion®. Lô chuột uống cao Tía tô liều 0,95 g/kg có tỷ lệ % tăng tiết đỏ phenol là 44,92% tuy nhiên chưa có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. BÀN LUẬN Kết quả về hoạt tính kháng khuẩn của đề tài tương đồng với các công bố trước đây(2,8), cho thấy tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá Tía tô dựa vào các hoạt chất có trong dịch chiết như ethyl hexadecanoate, ethyl linoleate, ethyl linolenate, ethyl octadecanoic, terpenoid β- caryophyllene, linalool, perilla ketone, myristicin, elemicin, và asarone. Capsacin là chất tạo nên vị cay của ớt và thường được ứng dụng trong thuốc dùng ngoài với tác dụng giảm đau, kháng viêm và dùng làm tác nhân kích thích phản ứng ho nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc chống ho. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy capsaicin gây cơn ho mạn tính gần với triệu chứng ho xuất hiện trong bệnh cảnh hen và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do capsaicin kích thích dây thần kinh hô hấp, làm thay đổi nhịp phế quản và phản ứng của khí quản, làm tăng phản xạ ho(3,11). Lim và cộng sự đã chứng minh cao chiết cồn lá Tía tô ở liều 100 mg/kg ức chế sự sản sinh các cytokin tiền viêm và TNF-α trong phổi chuột bị viêm phổi cấp sau khi được cho hít lipopolysaccharid(7). Các hợp chất flavonoid được phân lập từ lá Tía tô như acid rosmarinic và luteolin đã được chứng minh có tác dụng giãn phế quản, tác dụng kháng oxy hóa(1), kháng viêm, kháng dị ứng, giảm ho và giảm phản ứng viêm do thực nghiệm hen gây bởi bụi từ khí thải diesel trong công nghiệp hay bụi nhà(5,10). Hàm lượng acid rosmarinic chiếm 29 - 45% trong lá Tía tô được được chứng minh có tác dụng chính trong cơ chế chống viêm gây ra bởi tác nhân dị ứng(2). Do đó, những nghiên cứu tiếp cần định tính và định lượng acid rosmarinic trong cao thử nghiệm. Hoạt chất ambroxol, sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của bromhexine, có tác dụng tiêu hủy các chất nhầy tích tụ trên thành phế quản và gia tăng sự bài tiết của chúng thông qua chức năng hoạt động của các nhung mao. Ambroxol làm thay đổi cấu trúc chất tiết phế quản bằng cách làm giảm và cắt các sợi mucopolysaccharide, làm giảm sự tổng hợp sulfomucin của tế bào nên việc khạc nhổ đàm trở nên dễ dàng hơn(12). Các thành phần trong công thức của Neo-codion® đều có tác dụng điều trị ho, gồm: codeine là alkaloid của quả thuốc phiện, là thuốc chống ho có tác động trung ương do ức chế trung tâm hô hấp; sulfogaiacol có tác dụng làm lỏng các chất tiết ở niêm mạc đường hô hấp, có tác dụng long đàm và cao nước cồn Grindélia có tác dụng chống ho. Các kết quả trên thực nghiệm capsaicin cho thấy cao chiết cồn lá Tía tô có tác dụng long đàm tương tự như các tân dược được chỉ định phổ biến trong điều trị ho và long đàm. Cơ chế tác dụng long đàm của lá Tía tô cần được nghiên cứu tiếp tục. KẾT LUẬN Cao chiết cồn lá Tía tô còn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên hai chủng vi khuẩn Streptoccocus pyogenes và Streptococcus pneumoniae, với nồng độ ức chế tối thiểu là 1,56 mg/ml. Cao chiết cồn từ lá Tía tô ở liều 1,9 g/kg (tương đương với 5 g dược liệu khô/kg trọng lượng chuột) sau 3 ngày uống có tác dụng làm kéo dài tiềm thời xuất hiện cơn ho, làm giảm kích thích ho và làm long đàm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asif M (2012). “Phytochemical study of polyphenols in Perilla frutescens as an antioxidant”. Avicenna J. Phytomed, 2(4): 169-178. 2. Bachheti RK, Joshi A (2014). “A Phytopharmacological Overview on Perilla frutescens”. Int. J. Pharma. Sci. Review Res; 55-61. 3. Canning BJ (2008). The cough reflex in animals: relevance to human cough research. Lung; 186(1): S23-28. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 39 4. Engler H, Szelen I (1984). “Tracheal phenol red secretion a new method for screening mucosecetolyic compounds”. J. Phamarcol. Methods; 11:151-157. 5. Jeon IH, Kim HS, Kang HJ, Lee HS, Jeong SI, Kim SJ, Jang SI (2014). “Anti-inflammatory and antipruritic effects of luteolin from Perilla (P. frutescens L.) leaves”. Molecules; 19(6): 6941-6951. 6. Jiang XQ, Mei XD, Feng D (2016). “Air pollution and chronic airway diseases: what should people know and do?”. J. Thorac. Dis.; 8(1): E31–E40. 7. Lim HJ, Woo Lee KR, Lee SK, Kim HP (2014). “Inhibition of Proinflammatory Cytokine Generation in Lung Inflammation by the Leaves of Perilla frutescens and Its Constituents”. Biomol. Ther. (Seoul); 22(1): 62-67. 8. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2015). “Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá Tía tô”. Tạp chí Khoa học và Phát triển; 13(2): 245-250. 9. Patel JB (2015). “Methods for Dilution Antimicrobial Susceptibility Test for Bacteria That Grow Aerobically”. Clin. Lab. Standards Institute; 35: 15-581. 10. Sanbongi C, Takano H, Osakabe N, Sasa N, Natsume M, Yanagisawa R, Inoue KI, Kato Y, Osawa T, Yoshikawa T (2003). “Rosmarinic acid inhibits lung injury induced by diesel exhaust particles”. Free Radicals Biol. Med; 34: 1060–1069. 11. Tanaka M (2005). “Mechanisms of capsaicin- and citric-acid- induced cough reflexes in guinea pigs”. J. Pharmacol. Sci; 99(1): 77-82. 12. Zhang SJ, Jiang JX, Ren QQ, Jia YL, Shen J, Shen HJ, Lin XX, Lu H, Xie QM (2016). “Ambroxol inhalation ameliorates LPS- induced airway inflammation and mucus secretion through the extracellular signal-regulated kinase 1/2 signaling pathway”. Eur. J Pharmacol; 775:138-148. Ngày nhận bài báo: 25/04/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_tac_dung_khang_khuan_tri_ho_va_long_d.pdf
Tài liệu liên quan