Tài liệu Nghiên cứu thuần hóa thuốc nổ HMX - Đỗ Xuân Thanh: Húa học & Kỹ thuật mụi trường
Đ . X. Thanh, C.C. Hữu, N.V.Giao, N.M.Vương, “Nghiờn cứu thuần húa HMX.” 146
Nghiên cứu thuần hóa thuốc nổ hmx
ĐỖ XUÂN THANH*, CHU CHIẾN HỮU*, NGễ VĂN GIAO**, NGUYỄN MẬU VƯƠNG**
Túm tắt: Bài bỏo trỡnh bày kết quả nghiờn cứu thuần húa thuốc nổ HMX
(1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetraazaxyclooctan) bằng sỏp tổng hợp số 8 (wax 8).
Điều kiện thuần húa là: tỷ lệ dung mụi nước/thuốc nổ = 1,5 2,5/1; tốc độ khuấy
400-500 vũng/phỳt, nhiệt độ khuấy 90 100oC; thời gian khuấy 70 - 90 phỳt;
thời gian hạ nhiệt đến nhiệt độ mụi trường khoảng 30 phỳt. Kết quả cho thấy sỏp
bao phủ tương đối đồng đều trờn bề mặt tinh thể HMX và khụng cũn sỏp tự do
trong hỗn hợp. Kớch thước hạt HMX thuần húa đa số nằm trong khoảng 100-450
m ( 86%). Mật độ đong trung bỡnh của HMX thuần húa là 0,98 ± 0,03. HMX
thuần húa cú độ bền nhiệt thấp hơn khụng đỏng kể so với HMX đơn chất. Độ
nhạy va đập của HMX sau khi thuần húa giảm xuống cũn 60% so với 88% của
HMX đơn c...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thuần hóa thuốc nổ HMX - Đỗ Xuân Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
Đ . X. Thanh, C.C. Hữu, N.V.Giao, N.M.Vương, “Nghiên cứu thuần hóa HMX.” 146
Nghiªn cøu thuÇn hãa thuèc næ hmx
ĐỖ XUÂN THANH*, CHU CHIẾN HỮU*, NGÔ VĂN GIAO**, NGUYỄN MẬU VƯƠNG**
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thuần hóa thuốc nổ HMX
(1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetraazaxyclooctan) bằng sáp tổng hợp số 8 (wax 8).
Điều kiện thuần hóa là: tỷ lệ dung môi nước/thuốc nổ = 1,5 2,5/1; tốc độ khuấy
400-500 vòng/phút, nhiệt độ khuấy 90 100oC; thời gian khuấy 70 - 90 phút;
thời gian hạ nhiệt đến nhiệt độ môi trường khoảng 30 phút. Kết quả cho thấy sáp
bao phủ tương đối đồng đều trên bề mặt tinh thể HMX và không còn sáp tự do
trong hỗn hợp. Kích thước hạt HMX thuần hóa đa số nằm trong khoảng 100-450
m ( 86%). Mật độ đong trung bình của HMX thuần hóa là 0,98 ± 0,03. HMX
thuần hóa có độ bền nhiệt thấp hơn không đáng kể so với HMX đơn chất. Độ
nhạy va đập của HMX sau khi thuần hóa giảm xuống còn 60% so với 88% của
HMX đơn chất và có thể chịu nén ép đến 97% so với mật độ lớn nhất.
Từ khóa: Thuốc nổ quân sự, HMX thuần hóa, Mật độ đong, Độ bền nhiệt, Độ nhạy va đập, Khả năng chịu nén.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loại thuốc nổ nitramin như RDX (1,3,5-trinitro-1,3,5-triazaxyclohexan) và
HMX (1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetraazaxyclooctan) được sử dụng rộng rãi trong
thuốc phóng và thuốc nổ vì có năng lượng và độ bền nhiệt cao, giá thành tương đối
thấp. Tuy nhiên, chúng lại rất nhạy với các xung kích thích bên ngoài như va đập,
ma sát... Vì vậy, việc nghiên cứu giảm nhạy cho các loại thuốc nổ này là vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn, vì độ nhạy với xung va đập và ma sát thấp đồng
nghĩa với việc giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ không mong muốn xuất hiện trong
quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng thuốc nổ.
Độ nhạy của thuốc nổ phụ thuộc vào loại thuốc nổ và nhiều yếu tố khác như:
kích thước và hình dạng tinh thể, độ tinh khiết, phân bố cỡ hạt, khuyết tật bên
trong và bên ngoài tinh thể, dạng thù hình tinh thể Có nhiều cách để giảm độ
nhạy nổ của thuốc nổ, một trong số đó là điều chỉnh quá trình kết tinh để thu được
tinh thể “hoàn hảo” có kích thước hạt nhỏ, không hoặc có rất ít khuyết tật bên
trong và trên bề mặt tinh thể [1]. Ngoài ra, một cách rất thông dụng là dùng các
chất thuần hóa giảm nhạy để che phủ bề mặt tinh thể thuốc nổ như: sáp [2], các
chất họ graphit [3, 4, 5], polyme [6, 7, 8], các thuốc nổ kém nhạy như NTO (3-
nitro-l,2,4-triazol-5-on) [9], TATB (2,4,6-triamino-1,3,5- trinitrobenzen) [10, 11],
TNT (trinitrotoluen) [12, 13]
Khi tinh thể thuốc nổ được thuần hóa, độ nhạy nổ giảm xuống nên có thể gia
công nén ép được. Yêu cầu chung đối với chất thuần hóa là phải có nhiệt độ nóng
chảy thấp, nhiệt độ bắt cháy cao, tính dẻo tốt, không hút ẩm, hệ số ma sát mặt
ngoài thấp, hiệu quả bôi trơn tốt và độ bền hóa lý cao
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thuần hóa thuốc nổ
HMX bằng wax 8.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
- HMX tổng hợp theo phương pháp Bachmann cải tiến, nhiệt độ nóng chảy trên
270oC.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 147
- Sáp số 8 (wax 8) loại công nghiệp của Mỹ (wax 8 là hỗn hợp 15% LDPE và
85% wax 6, có nhiệt độ nóng chảy nhỏ giọt khoảng 92 - 95oC. Wax 6 là sáp
hydrocacbon).
- Nước cất.
2.2. Phương pháp thuần hóa
Thuốc nổ HMX gồm hỗn hợp các hạt kích thước lớn và nhỏ. Lượng hạt kích
thước lớn (từ 100 - 450 m chiếm khoảng 80% về khối lượng), lượng hạt kích
thước nhỏ (< 100 m) chiếm khoảng 20% về khối lượng.
Phương pháp thuần hóa: thuốc nổ được nạp vào thiết bị đã chứa sẵn lượng dung
môi nước nhất định (tỷ lệ nước/thuốc nổ = 1,52,5/1), khuấy với tốc độ 400-500
vòng/phút để đảm bảo thuốc nổ phân tán đều trong dung môi. Nạp tiếp chất kết
dính và chất hoạt động bề mặt (0,1% về khối lượng), tiếp tục khuấy khoảng 30
phút, sau đó tăng nhiệt đến khi sáp chảy lỏng hoàn toàn tạo thành huyền phù (90-
100oC), giữ nhiệt và tiếp tục khuấy khoảng 70-90 phút, sau đó hạ nhiệt từ từ đến
nhiệt độ môi trường (khoảng 30 phút), sáp sẽ kết tụ bao bọc trên bề mặt hạt thuốc
nổ. Lọc sản phẩm, sấy ở 60oC.
Hình 1. Thiết bị thuần hóa thuốc nổ.
2.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm
- Kiểm tra hàm lượng chất thuần hóa theo tiêu chuẩn: TQSA 1274:2006.
- Phân tích bề mặt hạt thuốc nổ qua ảnh SEM trên thiết bị JEOL JSM 6360LV.
- Phân tích nhiệt TG/DSC trên thiết bị Netzsch STA 409 PC/PG.
- Đo độ nhạy va đập trên búa Kast theo tiêu chuẩn TQSA 596:2006.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích sản phẩm
- Kiểm tra hàm lượng sáp tự do: mặc dù không quan sát thấy sáp tự do qua kính
hiển vi, tuy nhiên có thể nó vẫn có mặt trong sản phẩm. Phương pháp kiểm tra xem
có sáp tự do trong mẫu thuốc thuần hóa hay không dựa trên cơ sở tỷ trọng khác
nhau của sáp so với nước. Sáp có tỷ trọng nhỏ hơn nước, còn tỷ trọng của HMX
cao hơn nước rất nhiều. Để kiểm tra xem trong sản phẩm có sáp tự do hay không,
lấy ngẫu nhiên 30g HMX thuần hóa, làm ướt bằng nước có chứa một lượng nhỏ
chất hoạt động bề mặt (0,01 g polyvinyl ancol PVA/30 g thuốc nổ thuần hóa), sau
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
Đ . X. Thanh, C.C. Hữu, N.V.Giao, N.M.Vương, “Nghiên cứu thuần hóa HMX.” 148
đó khuấy trong một lượng nước lớn hơn. Kết quả là không quan sát thấy sáp tự do
bị tách lớp.
- Kiểm tra phân tích tỷ lệ thành phần chất thuần hóa trong sản phẩm cho thấy
lượng sáp có trong sản phẩm nằm trong khoảng 3,5 ± 0,5 (%). Hàm lượng thuốc nổ
HMX được xác định sau khi đã tách chất thuần hóa, nằm trong khoảng 96,5 ± 0,5
(%).
- Kiểm tra phân tích cỡ hạt: lắp hệ thống sàng gồm 4 loại sàng có kích thước lỗ
lần lượt là: 450 m, 315 m, 100 m, và 76 m. Đổ thuốc đã sấy khô vào hệ thống
sàng, tiến hành rung lắc. Sau 30 phút rung lắc, kiểm tra khối lượng thuốc nổ tương
ứng với từng khoảng kích thước. Kết quả được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Phân bố kích thước hạt thuốc nổ thuần hóa.
Kích thước hạt (m) 450
Tỷ lệ (%) 3 9 61 25 2
- Kiểm tra mật độ đong của sản phẩm bằng cách thả nhẹ ống đong chia độ chứa
khối lượng nhất định HMX thuần hóa ( 10 g, cân chính xác đến 10-2 g) lên trên
một đệm cao su 20 lần, sau đó đo thể tích phần hạt chiếm chỗ. Mật độ đong được
đo 3 lần lấy trung bình. Kết quả mật độ đong trung bình là (0,98 ± 0,03).
3.2. Hình thái hạt sản phẩm- ảnh SEM
Đánh giá mức độ che phủ bề mặt hạt tinh thể thuốc nổ bởi sáp bằng cách so
sánh ảnh SEM của thuốc nổ chưa thuần hóa và sau khi thuần hóa. Nhìn chung, ảnh
SEM của tinh thể chưa thuần hóa cho các bề mặt khá nhẵn, cạnh sắc, các góc nhọn
dễ nhận biết. Còn của thuốc nổ đã thuần hóa có bề mặt xù xì, các cạnh và góc được
bo/viền tròn. Ngoài ra, thuốc nổ thuần hóa có khuynh hướng kết tụ thành khối.
Ảnh SEM của mẫu HMX chưa thuần hóa và mẫu HMX đã thuần hóa được trình
bày trên hình 1 và hình 2.
Hình 1. Ảnh SEM HMX chưa thuần hóa. Hình 2.Ảnh SEM HMX đã thuần hóa.
Hình 3 là ảnh phóng đại 2000 lần bề mặt hạt tinh thể đã được che phủ hoàn toàn
bởi sáp. Hình 4 có thể là khối kết tụ của các tinh thể thuốc nổ nhỏ hơn, liên kết với
nhau nhờ sáp.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 149
Hình 3. Ảnh phóng đại lớp sáp phủ.
Hình 4. Khối kết tụ các tinh thể thuần hóa.
3.3. Tính chất nhiệt của HMX và HMX thuần hóa
Hình 5 và 6 là kết quả phân tích nhiệt TG và DSC của mẫu HMX và mẫu HMX
thuần hóa ở tốc độ nâng nhiệt 10oC/phút.
100 150 200 250 300 350
Temperature /°C
0
20
40
60
80
100
TG /%
-500
-400
-300
-200
-100
0
DTG /(%/min)
[1] HMX 10.dsv
TG
DTG
[2] HMX + Wax8 10.dsv
TG
DTG
Peak: 276.3 °C, -439.11 %/min
Peak: 277.1 °C, -501.11 %/min
Mass Change: -94.50 %
Mass Change: -93.82 %
[1]
[2]
[2]
[1]
Hình 5. TG/DTG của HMX và HMX thuần hóa ở tốc độ gia nhiệt 10oC/phút.
Phần khối lượng suy giảm chủ yếu ở trong khoảng nhiệt độ từ 260oC – 280oC.
Kiểm tra chi tiết hơn với đường TG cho thấy điểm bắt đầu mất khối lượng của
HMX cao hơn so với của HMX thuần hóa. Như vậy, sự có mặt của wax 8 có làm
giảm độ bền nhiệt của HMX. Pic đường DTG của HMX ở 277,1oC suy giảm là
-501,11 %/phút, của HMX thuần hóa ở 276,3oC là -439,11 %/phút. Như vậy khi có
mặt sáp thì HMX có nhiệt độ và tốc độ phân hủy thấp hơn so với HMX đơn chất.
Trên đường DSC của HMX và HMX thuần hóa có pic ở khoảng 190-195oC là
do chuyển pha HMX. Pic phân hủy của HMX ở 277,9oC là -6,5233 V/mg,
của HMX thuần hóa ở 276,9oC là -6,0975 V/mg. Nhiệt độ pic phân hủy của
HMX thuần hóa thấp hơn so với của HMX đơn chất là T = 1oC. Như vậy, wax 8
tương hợp với HMX và độ bền nhiệt của HMX thuần hóa thay đổi không đáng kể
so với HMX đơn chất [14]. Diện tích của pic phân hủy trên đường DSC (-218,5
Vs/mg) và chiều cao pic vi phân tương ứng trên đường DDSC (-38,2 V/mg/min)
của HMX đơn chất lần lượt cao hơn của HMX thuần hóa (-191,7 Vs/mg và -34
V/mg/min (so sánh giá trị tuyệt đối, dấu “-“ thể hiện hiệu ứng phân hủy là tỏa
nhiệt). Như vậy, nhiệt phân hủy và tốc độ phân hủy của HMX đơn chất lớn hơn
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
Đ . X. Thanh, C.C. Hữu, N.V.Giao, N.M.Vương, “Nghiên cứu thuần hóa HMX.” 150
của HMX thuần hóa. Nói cách khác thì chất thuần hóa làm giảm nhiệt độ phân hủy
và tốc độ phân hủy của HMX.
100 150 200 250 300 350
Temperature /°C
-6
-5
-4
-3
-2
-1
0
DSC /(µV/mg)
-50
-40
-30
-20
-10
0
DDSC /(µV/mg/min)
[1] HMX 10.dsv
DSC
DDSC
[2] HMX + Wax8 10.dsv
DSC
DDSC Peak: 277.9 °C, -6.541 µV/mg
Peak: 193.6 °C, -0.026876 µV/mg
Peak: 276.5 °C, -6.3754 µV/mg
Peak: 191.8 °C, 0.60125 µV/mg
Area: -218.5 µVs/mg
Area: -191.7 µVs/mg
Peak: 276.3 °C, -34 µV/mg/min
Peak: 276.7 °C, -38.2 µV/mg/min
[1]
[2]
[1]2
exo
Hình 6. DSC/DDSC của HMX và HMX thuần hóa
ở tốc độ gia nhiệt 10oC/phút.
3.4. Độ nhạy va đập của HMX thuần hóa
HMX chưa thuần hóa có độ nhạy nổ từ 88-100%, không thể nén ép tạo hình
được. Sau khi thuần hóa, độ nhạy va đập giảm xuống còn 60%, có thể nén ép tạo
hình như ở mục 3.5. Cơ chế giảm nhạy khi thêm sáp vào thành phần thuốc nổ có
thể được giải thích là do nhiệt độ nóng chảy của sáp thấp hơn thuốc nổ, khi nóng
chảy sẽ thu nhiệt sinh ra do xung kích thích từ bên ngoài như va đập hay ma sát
(bản chất kích nổ do va đập hay ma sát có nguồn gốc từ nhiệt). Sáp có khả năng
bôi trơn tốt nên phân tán nội ứng suất, giảm thế năng trượt cắt giữa các mặt tinh
thể thuốc nổ [15]. Ngoài ra, có thể có phản ứng của sáp với sản phẩm phân hủy
sinh ra ở các điểm nhiệt [16].
3.5. Khả năng chịu nén ép của thuốc nổ thuần hóa
Mục đích của việc thuần hóa là giảm nhạy cho thuốc nổ, cho phép gia công nén
ép mà không xảy ra cháy nổ và đạn dược đã được nhồi thuốc nổ không bị kích nổ
không mong muốn. Kiểm tra thực tế khả năng chịu nén ép của thuốc nổ HMX
thuần hóa trên máy ép loại 160 tấn của nhà máy Z131. Chế độ nén như sau: áp suất
máy ép P1 = 100KG/cm
2, giữ áp t1 = 20 giây; sau đó tiếp tục nén với áp suất máy
P2 = 150KG/cm
2, thời gian giữ áp t2 = 20 giây. Mật độ mẫu được đo theo phương
pháp thủy tĩnh.Kết quả đo mật độ của 3 mẫu nén ép được trình bày trong bảng 2.
Mật độ HMX trong mẫu được tính toán theo công thức:
trong đó, HMX là mật độ HMX trong mẫu, ρsáp là mật độ sáp, bằng 0,90, ρ là mật
độ mẫu HMX thuần hóa đo bằng phương pháp thủy tĩnh.
Mật độ so với lý thuyết được tính theo công thức: HMX/1,906, với 1,906 là mật
độ của đơn tinh thể HMX.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 151
Bảng 2. Kết quả nén ép thuốc nổ HMX thuần hóa.
TT Mật độ mẫu
Mật độ HMX trong
mẫu HMX
Mật độ so với lý
thuyết (%)
1 1,777 1,842 96,65
2 1,776 1,841 96,65
3 1,781 1,847 96,88
4. KẾT LUẬN
- Phương pháp thuần hóa thuốc nổ đơn giản và an toàn, có thể thực hiện với mẻ
lớn. Sáp bao phủ tương đối đồng đều trên bề mặt tinh thể HMX và không còn sáp
tự do trong hỗn hợp.
- Kích thước hạt HMX thuần hóa chủ yếu nằm trong khoảng 100-450 m (
86%). Mật độ đong trung bình 0,98±0,03.
- Wax8 tương hợp hóa học với HMX và làm giảm không đáng kể độ bền nhiệt
của HMX đơn chất.
- Độ nhạy va đập HMX sau khi thuần hóa giảm xuống còn 60% so với 88%
của HMX đơn chất ban đầu. HMX có thể chịu nén ép đến gần 97% so với mật độ
lý thuyết lớn nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. H. Krober, U. Teipel, “Crystallization of insensitive HMX”, Propellants,
explos., pyrotech., Vol.33 (2008), pp. 44.
[2]. K. Cowey, S. Day, R. Fryer, “Examination of Wax-Coated RDX by Scanning
Electron Microscopy and X-Ray Photoelectron Spectroscopy”, Propellants,
Explos., Pyrotech., Vol. 10 (1985), pp. 61.
[3]. Th. G. Manning, B. Strauss, “Reduction of Energetic Filler Sensitivity in
Propellants Through Coating”, US Patent 6524706, The United States of
America as represented by the Secretary of the Army, USA (2003).
[4]. B. Jin, R. F. Peng, S. J. Chu, Y. M. Huang, R. Wang, “Study of the
Desensitizing Effect of Different [60]Fullerene Crystals on
Cyclotetramethylenetetranitramine (HMX)”, Propellants Explos. Pyrotech.,
Vol. 33 (2008), pp. 454 - 458.
[5]. Rui Li, Jun Wang, Jin Peng Shen, Cheng Hua, and Guang Cheng Yang,
“Preparation and Characterization of Insensitive HMX/Graphene Oxide
Composites”, Propellants Explos. Pyrotech., Vol. 35 (2013), pp. 1 - 7.
[6]. G. Silva, K. Iha, U. Teipel, “Characterization of Polymer Coated RDX and
HMX Particles”, Propellants, Explos., Pyrotech., Vol. 33 (2008), pp. 44.
[7]. C.W. An, X. D. Guo, X. L. Song, Y. Wang, F. S. Li, “Preparation and Safety
of Well-dispersed RDX Particles Coated with Cured HTPB”, J. Energetic
Mater., Vol. 27 (2009), pp. 118.
[8]. James Padfield, Matthew D. Ferran, and Audrey Lao Linmei, “Chemical
Desensitization of Explosives. Part 1. Effect of Ethyl Centralite on the
Properties of an RDX-Based PBX”, Journal of Energetic Materials, Vol. 32
(2013), pp. 105–115.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
Đ . X. Thanh, C.C. Hữu, N.V.Giao, N.M.Vương, “Nghiên cứu thuần hóa HMX.” 152
[9]. K. J. Kim, H. S. Kim, “Agglomeration of NTO on the Surface of HMX Particles
inWater-NMP Solvent”, Cryst. Res. Technol., Vol. 43 (2008), pp. 87.
[10]. Amiya Kumar Nandi, Mrinal Ghosh, Vikash Bihaji Sutar, Raj Kishore
Pandey, “Surface coating of cyclotetramethylenetetranitramine (HMX)
crystals with insensitive high explosive 1,3,5-triamino-2,4,6-trinitrobenzene
(TATB)”, Central Eur. J. of Energetic mat., Vol. 9 No. 2 (2012), pp. 119-130.
[11]. J. Sun, H. Huang, Y. Zhang, M. X. Zheng, J. L. Liu, “In-situ Coating of
TATB on HMX”, Chin. J. Energ. Mater., Vol. 14 (2006), pp. 330 (Chinese).
[12]. Chong-Wei An, “Surface Coating of RDX with a Composite of TNT and an
Energetic-Polymer and its Safety Investigation”, Propellants Explos.
Pyrotech., Vol. 34 (2009), pp. 400 - 405.
[13]. Chongwei An, Jingyu Wang, Wenzheng Xu, “Preparation and Properties of
HMX Coated with a Composite of TNT/Energetic Material”, Propellants
Explos. Pyrotech., Vol. 35 (2010), pp. 365 - 372.
[14]. STANAG 4147 (Edition 2) “Chemical compatibility of ammunition
components with explosives (non-nuclear applications)”, (2001), D31-D35.
[15]. Chaoyang Zhang, Xin Cao, Bin Xiang, “Understanding the desensitizing
mechanism of olefin in explosives: shear slide of mixed HMX-olefin systems”,
Journal of Molecular model, Vol. 18 (2012), pp. 1503-1512.
[16]. N. P. Loginov, S.N. Surkova, “Effectiveness of phlegmatizers in explosive
compositions under mechanical loading”, Combustion, Explosion and shock
waves, Vol. 42 No. 1 (2006), pp. 88-93.
ABSTRACT
RESEARCH ON PHLEGMATIZATION OF HMX EXPLOSIVE
In this article, the results on phlegmatization of HMX explosive (1,3,5,7-
tetranitro-1,3,5,7-tetraazacyclooctane) by wax 8 are presented. The
phlegmatizing conditions are: ratio H2O/HMX = 1.52.5/1; stirring rate:
400-500 rpms, stirring temperature 90 -100oC; stirring time: 70 - 90 minutes;
cooling time to ambient temperature: 30 minutes. The results show that
HMX surface is uniformly covered by wax and there is’nt any free wax in the
mixture. Particle size of phlegmatized HMX is mainly in the range of 100-450
m ( 86%). Bulk density of phlegmatized explosive is 0.98 ± 0,03. Thermal
stability of phlegmatized HMX is negligibly lower than that of pure HMX.
Impact sensitivity of phlegmatized HMX decreases to 60% in comparison
with 88% of pure HMX. Phlegmatized HMX can be pressed up to 97% of
maximum density.
Keywords: Military explosives, Phlegmatized HMX, Bulk density, Thermal stability,
Impact sensitivity, Pressable ability.
Nhận bài ngày 12 tháng 4 năm 2014
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2014
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2014
Địa chỉ: * Viện Hóa học Vật liệu;
** Viện Thuốc phóng thuốc nổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_doxuanthanh_146_152_0271_2150074.pdf