Tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển bằng khí nén cho động cơ 6nvd36 trong phòng thực hành máy tàu thủy: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
65
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN
CHO ĐỘNG CƠ 6NVD36 TRONG PHÒNG THỰC HÀNH MÁY TÀU
THỦY
STUDY DESIGNING THE REMOTE CONTROL SYSTEM OF MAIN ENGINE
6NVD36 BY PNEUMATIC IN MARINE ENGINEERING LAB
Lê Văn Vang, Vũ Minh Thái, Lê Hữu Cường
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa động cơ máy chính 6NVD36 bằng khí nén
trong phòng thực hành máy tàu thủy. Qua đó, giúp sinh viên học tập và nghiên cứu với công nghệ mới
phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Từ khóa: Máy chính, điều khiển từ xa, khí nén.
Abstract: This article introduces the remote control system of main engine 6NVD36 by pneumatic
in marine engineering lab. Thereby, the students of Faculty of Marine Engineering can study and
practice the professional majors with new technologies.
Keywords: Main engine, remote control, pneumatic.
1. Giới thiệu
...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển bằng khí nén cho động cơ 6nvd36 trong phòng thực hành máy tàu thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
65
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN
CHO ĐỘNG CƠ 6NVD36 TRONG PHÒNG THỰC HÀNH MÁY TÀU
THỦY
STUDY DESIGNING THE REMOTE CONTROL SYSTEM OF MAIN ENGINE
6NVD36 BY PNEUMATIC IN MARINE ENGINEERING LAB
Lê Văn Vang, Vũ Minh Thái, Lê Hữu Cường
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa động cơ máy chính 6NVD36 bằng khí nén
trong phòng thực hành máy tàu thủy. Qua đó, giúp sinh viên học tập và nghiên cứu với công nghệ mới
phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Từ khóa: Máy chính, điều khiển từ xa, khí nén.
Abstract: This article introduces the remote control system of main engine 6NVD36 by pneumatic
in marine engineering lab. Thereby, the students of Faculty of Marine Engineering can study and
practice the professional majors with new technologies.
Keywords: Main engine, remote control, pneumatic.
1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, đội tàu trong
nước đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về mặt
số lượng cũng như chất lượng. Sự hiện đại hóa
trong các đội tàu phát triển rất nhanh với
những ứng dụng khoa học kỹ thuật được đưa
vào như các hệ thống tự động, hệ thống điều
khiển từ xa và hàng loạt các ứng dụng tiên tiến
khác. Tuy nhiên, tại phòng thực hành Khoa
Máy tàu thủy, việc khởi động máy chính được
thực hiện bằng tay trang đơn giản đã lỗi thời,
chưa phù hợp với xu hướng phát triển hiện
nay.
Nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận và quen
dần với thiết bị điều khiển tự động từ xa và
hiện đại. Nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Xây
dựng mô hình hệ thống khí nén điều khiển
động cơ 6NVD36 cho phòng thực hành máy
tàu thủy” nhằm tự động hóa quá trình điều
khiển cho động cơ diesel phù hợp với nhu cầu
thực tế trong việc giảng dạy của giảng viên và
thực hành cho sinh viên. Qua đó, giúp sinh
viên tiếp cận được với các công nghệ tự động,
phù hợp với nhu cầu thị trường và xu thế phát
triển của ngành công nghiệp tàu thủy hiện nay.
2. Thiết kế hệ thống điều khiển từ xa
máy chính 6NVD36 trong phòng thực hành
Mục tiêu chính của đề tài là thiết kế một
hệ thống khí nén điều khiển từ xa động cơ
6NVD36 với các tính năng cơ bản như sau:
− Thực hiện điều khiển máy chính như
khởi động, dừng máy bằng một hệ thống điều
khiển từ xa.
− Hệ thống điều khiển phải đảm bảo
điều chỉnh tốc độ láng theo yêu cầu, điều
khiển tăng giảm vòng quay động cơ, dừng
máy máy chính từ xa.
− Hệ thống phải có điều khiển dự phòng,
ngoài điều khiển động cơ từ xa còn có điều
khiển tại đầu máy.
− Trang bị các thiết bị chỉ báo các thông
số làm việc của động cơ.
− Kết cấu gọn nhẹ, kiểu dáng công
nghiệp đẹp, tính ứng dụng thực tế cao.
2.1. Sơ đồ hệ thống
Hệ thống điều khiển từ xa máy chính
6NVD36 được thiết kế phải đảm bảo làm việc
an toàn, tin cậy, phù hợp với thực tế khai thác
của phòng thực hành và phải có kết cấu đơn
giản, gọn nhẹ và dễ khai thác. Sơ đồ hệ thống
điều khiển từ xa 6NVD36 được thể hiện trên
hình 1.
66
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
+
-
P
A
D
Khởi động từ xa
Khởi động tại
đầu máy
Van khởi
động
chính
Chai gió
Đĩa chia
gió
Suppap
khởi động
Bộ điều
tốc
Bơm cao
áp
Piston
dừng
Trạm giảm áp
(20-25 bar)
(0
-4
b
ar
)
Khởi độngDừng máy
(0-4 bar)
(3-5 bar)
(2
0-
25
b
ar
)
P
A
D
Van chuyểnTốc độ
động cơ
Hình 1. Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ 6NVD36.
2.2. Tính chọn áp suất làm việc trong
hệ thống
Để hệ thống làm việc được an toàn và tin
cậy, áp suất khí điều khiển thường không được
vượt quá 0.8 MPa, vận tốc dòng khí trong ống
dẫn thường được chọn từ 6 – 10 m/s, đây là
một trong những cơ sở để tính toán kích thước
van, ống. Với hệ thống điều khiển cho động
cơ diesel 6NVD36, áp suất khí điều khiển
được chọn 0.3 - 0.5 MPa, đường kính ống 08
- 10 mm. Các ống dẫn từ hộp van tới động cơ
được chọn là ống vật liệu bằng đồng.
Việc thiết kế một hệ thống khí nén đảm
bảo theo những tiêu chí hoạt động thì vấn đề
tính toán tổn thất áp suất là một vấn đề rất
quan trọng và phức tạp. Do hệ thống sử dụng
lưu chất là khí nén nên cần quan tâm đến các
tổn thất sau:
Tổn thất áp suất trong ống dẫn thẳng
(∆pR) được tính theo công thức:
2
2
R
l.ρ.w
Δp = λ. [N/m ]
2.d
Tổn thất áp suất trong ống có tiết diện
thay đổi:
2
E
ρ
p = ζ. .w
2
Tổn thất áp suất ống dẫn gãy khúc:
2
EΔp = 0,5.ζ.ρ.w
2[N/m ]
Tổn thất áp suất ống dẫn cong:
2
E3 g
ρ
Δp = ζ . w
2
2[N/m ]
Tổn thất áp suất trong phân nhánh:
2
Ed d z
ρ
ΔP = ξ w
2
Tổn thất áp suất trong ống dẫn hợp dòng
a:
maq :
2
Ea a
ρ
Δp ξ w
2
Tổn thất áp suất trong ống dẫn hợp dòng
d:
mdq :
2
Ed d z
ρ
ΔP = ξ w
2
Tổn thất áp suất trong các loại van vp
(van đảo chiều, van áp suất, van tiết lưu) được
tính như sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
67
2 2
v v
ρ
Δp = ξ w [N/m ]
2
Vì tổn thất áp suất trong ống dẫn thẳng
hay tổn thất áp suất của ống dẫn có tiết diện
thay đổi hoặc tổn thất áp suất trong các loại
van đều phụ thuộc vào hệ số 2
ρ
w
2
, cho nên
có thể tính tổn thất áp suất thành chiều dài ống
dẫn tương đương và được xác định như sau:
'
2 2ρ l ρξ w = λ v
2 d 2
Từ đó, chiều dài ống dẫn tương đương:
' ξl = d
λ
Như vậy tổn thất áp suất của hệ thống
ống dẫn là:
'
2
ges
l+ l ρ
ΔP = λ w
d 2
Để hệ thống điều khiển bằng khí nén làm
việc được an toàn và tin cậy, độ sụt áp không
được vượt quá 0.1 MPa. Thực tế sai số cho
phép đến 5% áp suất làm việc. Tổn thất áp suất
bao gồm tổn thất cục bộ và tổn thất dọc đường.
Tổn thất này được tính toán dựa trên chiều dài
ống dẫn, những chỗ thay đổi tiết diện và
những vị trí dòng chảy đổi hướng. Việc thống
kê những vị trí này dựa trên sơ đồ bố trí các
phần tử. Để việc tính toán được đơn giản, tổn
thất cục bộ có thể quy về tổn thất trên chiều
dài ống dẫn tương. Sau quy đổi, tổn thất áp
suất được tính trên tổng chiều dài ống.
2.3 Tính chọn thiết bị cho hệ thống
Các thiết bị chính trong hệ thống điều
khiển bao gồm:
− Van giảm áp.
− Van điều khiển khí nén.
− Xylanh khí nén.
− Bàn điều khiển.
Ngoài ra, còn có các thiết bị chỉ báo như
đồng hồ áp suất, nhiệt độ để người sử dụng có
thể giám sát trong quá trình vận hành của động
cơ.
Các thiết bị trên được lựa chọn theo tải và
đặc tính của động cơ. Các thiết bị này có kết
cấu đơn giản, gọn nhẹ và có trên thị trường ở
Việt Nam.
2.4. Mô phỏng làm việc cho hệ thống
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng
hệ thống bằng phần mềm Festo Fluidsm. Quá
trình mô phỏng đã giúp nhóm nghiên cứu
nâng cao tính trực quan, giảm chi phí trong
thiết kế và nghiên cứu.
Ngoài ra qua quá trình mô phỏng nhóm
nghiên cứu đã tối ưu hóa các quá trình công
tác của hệ thống điều khiển từ xa bằng khí nén
cho động cơ 6NVD36, lựa chọn được các kết
cấu mới phù hợp cho người sử dụng.
Hình 2. Mô phỏng hệ thống trên phần mềm Festo Fluidsim.
2.5. Lắp ráp hệ thống điều khiển
Việc lắp đặt cần đảm bảo hệ thống làm
việc an toàn, tin cậy và tính thẩm mỹ cao. Khi
lắp ống đồng cần tuân thủ đúng kỹ thuật về
cắt, nong, loe và uốn ống.
68
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
Hình 3. Lắp ráp thiết bị cho hệ thống.
2.6. Thử hệ thống sau chế tạo
Sau chế tạo, lắp đặt hệ thống cần được thử
tại xưởng.
Hình 4. Thử hệ thống sau chế tạo.
Tại phòng thực hành, hệ thống đã được
kiểm tra độ kín, kiểm tra các chức năng làm
việc và nếu có thể hệ thống còn phải được
kiểm tra trong môi trường nhiệt độ cao và rung
lắc.
Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống đã thiết
kế làm việc an toàn, hiệu quả. Các ma nơ khởi
động cơ “tiến”, “lùi” được thực hiện chính
xác, thời gian khởi động nhanh, độ tin cây cao.
3. Kết luận
Hệ thống điều khiển từ xa cho động cơ
diesel 6NVD36 đã được thiết kế, chế tạo và
thử nghiệm thành công trong phòng thực hành
Máy tàu thủy.
Sau thời gian chạy thử nghiệm, hệ thống
hoạt động tin cậy. Người vận hành dễ dàng
theo dõi quá trình làm việc cũng như dễ dàng
can thiệp qui trình hoạt động của động cơ nếu
có sự cố xảy ra. Do vậy, quá trình làm việc rất
an toàn và giảm nhẹ được sức lao động cho
người vận hành. Hệ thống có thể áp dụng cho
các tàu biển Việt Nam chưa có điều khiển từ
xa động cơ chính bằng khí nén.
Kết cấu hệ thống phù hợp, bố trí thuận
tiện cho giảng viên hướng dẫn và sinh viên
học tập, nghiên cứu, vận hành, sửa chữa
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Văn Tiến Dũng (2011), Điều khiển khí nén và
thủy lực, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ
TP.HCM
[2] Phan Thanh Hải, Đặng Văn Uy (2005), Cơ sở lý
thuyết tự động điều chỉnh và điều khiển, Trường
Đại học Hàng Hải.
[3] PGS TS Lê Xuân Ôn (1992), Cơ sở lý thuyết tự
động điều chỉnh, Nhà xuất bản Đại học Hàng hải
Việt Nam.
[4] Đặng Văn Uy (2004), Hệ thống tự động hệ động lực
tàu thủy, Trường Đại học Hàng Hải.
Ngày nhận bài: 29/07/2016
Ngày chuyển phản biện: 03/08/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 19/08/2016
Ngày chấp nhận đăng: 26/08/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 101_1_288_1_10_20170721_0398_2202533.pdf