Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của hạ khô thảo nam (Blumea lacera (Burn.F.) DC)
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của hạ khô thảo nam (Blumea lacera (Burn.F.) DC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
5
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA HẠ KHÔ THẢO NAM
(Blumea lacera (Burn.F.) DC)
Trịnh Khánh Linh1; Trần Văn Cường1; Nguyễn Văn Thư2
TÓM TẮT
Mục tiêu: định tính thành phần hóa học, định lượng flavonoid toàn phần và đánh giá tác dụng
chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết cây Hạ khô thảo nam (Blumea lacera). Đối tượng và
phương pháp: định tính phân đoạn dịch chiết từ phần trên mặt đất của Hạ khô thảo nam qua một số
nhóm hợp chất hóa học bằng các phản ứng hóa học đặc trưng, định lượng flavonoid toàn phần
bằng phương pháp tạo màu với AlCl3 trong môi trường kiềm-trắc quang, đánh giá tác dụng
chống oxy hóa thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH (2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả và
kết luận: Hạ khô thảo nam có chứa một số nhóm hợp chất như alcaloid, flavonoid, tanin,
saponin, sterol, terpenoid, polysaccharid, carotenoid. Hàm lượng flavonoid toàn phần đạt 13,08
mg/g. Các phân đoạn dịch chiết Hạ khô thảo nam đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, trong đó
phân đoạn BLE có tác dụng tốt nhất.
* Từ khóa: Hạ khô thảo nam; Dọn gốc tự do; Hóa thực vật; Chống oxy hóa.
Phytochemical Investigation and Antioxidant Activity of Blumea
lacera (Burn.F.) DC
Summary
Objectives: To evaluate the phytochemical constituents and to investigate the antioxidant
activity of extracts from aerial part of Blumea lacera. Materials and methods: Crude ethanol
extract from aerial part of B. lacera and its derived fractions were assessed for phytochemical
classes. Total flavonoid content was determined by aluminium chloride colorimetric method.
Antioxidant activity was determined using 2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) free radical
scavenger methods. Results and conclusion: B. lacera is a source of various
phytoconstituents such as alkaloids, flavonoids, tannins, saponin, sterol, carotenoid, polysaccharide
and terpenoids. Total flavonoids in the methanol extract were 13.08 ± 1.23 mg/g quercetin
equivalents. With regards to DPPH experiments, all of the fractions from ethanol extract showed
DPPH free radical scavenging capacity. The highest activity was obtained from the fraction ethyl
acetate with the SC50 value of 18.56 mg/mL.
* Keywords: Blumea lacera; Free radical scavenging; Phytochemical; Antioxidant.
1. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Thư (thu_vmmu@hotmail.com)
Ngày nhận bài: 10/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ khô thảo nam có tên khoa học là
Blumea lacera (Burn.f.) DC., thuộc họ Cúc
(Asteraceae). Theo Đông y, Hạ khô thảo
nam được dùng làm thuốc trị tràng nhạc,
nhọt lở, cầm máu vết thương, băng huyết,
chảy máu cam, tức ngực, ho có đờm,
táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng [1].
Hạ khô thảo nam có nhiều tác dụng sinh
học như gây độc đối với một số dòng tế
bào ung thư (dạ dày, ruột kết, ung thư vú),
kháng bệnh bạch cầu in vitro, ức chế
Herpes virut týp 1 và 2 (HSV1 và HSV2),
kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa,
tiểu đường [3, 4, 5, 6, 7]. Nhiều nghiên
cứu trước đây cho thấy Hạ khô thảo nam
có chứa các nhóm hoạt chất flavonoid,
terpen glycosid, polyphenol, tinh dầu,
terpenoid keton, sterol [8]. Ở Việt Nam,
nguồn nguyên liệu Hạ khô thảo nam rất
dồi dào nhưng nghiên cứu về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của dược
liệu này vẫn còn hạn chế. Bài báo này
trình bày kết quả nghiên cứu về thành
phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa
của một số phân đoạn dịch chiết cây Hạ
khô thảo nam.
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Phần trên mặt đất của cây Hạ khô thảo
nam được thu hái năm 2018 tại Sa Pa
(Lào Cai). Mẫu được Viện Sinh thái Tài
nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam thẩm định tên
khoa học.
* Hóa chất và dung môi:
Chất chuẩn axít gallic (hàm lượng ≥ 98%)
và thuốc thử folin - ciocalteu (Hãng Sigma
Aldrich). Chất chuẩn quercetin hàm lượng
90,87% (Viện Kiểm nghiệm Thuốc
Trung ương). Các dung môi, hóa chất
trong phòng thí nghiệm: ethanol (EtOH),
methanol (MeOH), ethyl acetat (EtOAc),
dicloromethan (DCM), n-hexan, natri
carbonat, nhôm clorid, axít acetic, natri
acetat (Hãng Merck); axít ascorbic, DPPH
(Hãng Sigma) đạt tiêu chuẩn tinh khiết
phân tích.
* Thiết bị:
Máy đo hàm ẩm tự động Shimadzu-
Moc 63U (Nhật Bản); máy đo quang
UV-Vis Biochrom Libra S70 PC (Anh);
cân phân tích Mettler Toledo độ chính xác
0,1 mg (Trung Quốc); máy chiết siêu âm
gia nhiệt Sineo Uwave - 1000 (Trung
Quốc); pipet chính xác, bình định mức
(loại A); cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm
các loại và những dụng cụ, thiết bị khác
đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết:
Cân 1,1 kg bột thô phần trên mặt đất
của cây Hạ khô thảo nam, chiết hồi lưu
3 lần với EtOH 96%, để nguội, lọc, tập
trung dịch lọc, bốc hơi dung môi dưới áp
suất giảm thu được cắn EtOH. Sau đó,
phân tán cắn EtOH trong nước nóng (70oC),
lần lượt lắc với các dung môi có độ phân
cực tăng dần: n-hexan, dicloromethan,
ethyl acetat thu được các phân đoạn dịch
chiết. Các phân đoạn được cất thu hồi
dung môi dưới áp suất giảm, thu được cắn
n-hexan (BLH; 5,2 g), cắn dicloromethan
(BLD; 10,7 g), cắn ethyl acetat (BLE; 8,6 g).
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
7
Phần dịch nước còn lại cô dưới áp suất
giảm, sấy khô đến cắn (BLW; 17,9 g).
* Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ
bằng phản ứng hóa học đặc trưng:
Tiến hành phản ứng hóa học đặc trưng
theo quy trình về phương pháp nghiên cứu
cây thuốc [2].
* Định lượng flavonoid toàn phần:
Định lượng flavonoid toàn phần theo
phương pháp có biến đổi của Meda và
CS [9].
Dung dịch quercetin chuẩn: pha quercetin
chuẩn trong MeOH:H2O (1:1) có nồng độ
1 mg/ml. Từ chuẩn gốc pha ra thành các
dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ
175, 150, 125, 100 và 75 µg/ml.
Dung dịch thử: cân chính xác 10,0 g
bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml,
thêm 150 ml dung dịch MeOH:H2O (1:1),
chiết siêu âm ở 50oC trong 60 phút
(150 ml/lần × 3 lần), lọc thu được dịch chiết.
Dịch chiết được cô thu hồi dung môi còn
1/5 thể tích, sau đó thủy phân bằng dung
dịch HCl 20% ở 85oC trong 3 giờ. Dịch đã
thủy phân để nguội, lắc với 15 ml ethylacetat
(15 ml/lần × 3 lần), gộp các dịch chiết cho
vào bình định mức 50 ml và bổ sung dung
môi đến vạch.
Phản ứng tạo màu: hút chính xác 1 ml
dung dịch phân tích (dung dịch chuẩn
hoặc dung dịch thử) cho vào bình định
mức 25 ml, thêm 0,5 ml dung dịch natri
citrat 1%. Thêm tiếp 2,0 ml dung dịch
AlCl3 0,5%. Sau đó, bổ sung dung dịch
axít acetic 5% pha trong methanol đến
vạch. Lắc đều, để yên 45 phút, tiến hành
đo quang ở bước sóng 425 nm.
Hàm lượng flavonoid toàn phần được
tính theo công thức sau:
At - b X (mg/g) =
m.a.(100 - h) × 125
Trong đó:
X (mg/g): hàm lượng flavonoid toàn
phần ở phần trên mặt đất của Hạ khô
thảo nam.
At: độ hấp thu ở bước sóng 425 nm
của mẫu thử.
m: khối lượng dược liệu (g).
a, b: các hệ số trong phương trình
tuyến tính của chất chuẩn y = ax + b.
h: độ ẩm của dược liệu.
* Đánh giá tác dụng chống oxy hóa
của một số phân đoạn dịch chiết Hạ khô
thảo nam thông qua khả năng loại gốc tự
do (GTD) DPPH:
Tiến hành thực nghiệm theo phương
pháp của Yuvaraj và CS (2013) [10] có
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng
thí nghiệm. Mẫu thử là cắn của phân
đoạn dịch chiết được pha trong DMSO
thành dải nồng độ: 90, 45, 9, 1 mg/ml.
DPPH pha trong methanol (100%) ở nồng
độ 0,25 µM. Hút 1 ml mẫu nghiên cứu
đã pha ở các nồng độ vào ống thủy tinh.
Mỗi nồng độ thử chất lặp lại 2 lần. Thêm
1 ml dung dịch DPPH đã chuẩn bị ở trên
vào các ống đã có sẵn mẫu nghiên cứu.
Ống không có mẫu thử, chỉ có 1 ml nước
và 1 ml DPPH làm đối chứng âm. Ủ ở
37oC trong 30 phút. Xác định độ hấp thụ
của dung dịch sau phản ứng tại bước sóng
517 nm trên máy đọc ELISA. Khả năng
trung hòa GTD (Scavenging Activities - SA)
sinh ra từ DPPH của mẫu thử được tính
theo công thức sau:
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
8
(ODđối chứng - ODmẫu thử)
% SA = ODđối chứng
× 100
Trong đó:
ODđối chứng: độ hấp thụ tại giếng không
chứa chất thử.
ODmẫu thử: độ hấp thụ tại giếng chứa
chất thử.
Lập phương trình biểu thị mối tương
quan giữa khả năng chống oxy hóa và
nồng độ chất thử, xác định nồng độ có
khả năng chống oxy hóa bằng 50%. Điểm
nồng độ đó là SC50, giá trị SC50 được xác
định dựa vào phương trình y = ax + b,
trong đó y là khả năng loại bỏ GTD, a và b
là các hệ số trong phương trình y = ax + b.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học.
Bảng 1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ từ phần trên mặt đất cây Hạ khô
thảo nam.
Thứ tự Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận
Phản ứng với thuốc thử Mayer +
Phản ứng với thuốc thử Bouchardat +
1
Alcaloid
Phản ứng với thuốc thử Dragendorff +
Có
Phản ứng Liebermann - Burchard -
Phản ứng Legal -
Phản ứng Baljet -
2
Glycosid tim
Phản ứng Keller - Kiliani -
Không
3 Anthranoid Phản ứng Borntrager - Không
Phản ứng Cyanidin ++
Phản ứng với kiềm ++
4
Flavonoid
Phản ứng với FeCl3 5% +++
Có
Phản ứng đóng mở vòng lacton - 5
Coumarin
Phản ứng diazo hóa -
Không
6 Saponin Phản ứng tạo bọt ++ Có
Phản ứng với FeCl3 5% +++
Phản ứng với gelatin 1% ++
7
Tanin
Phản ứng với chì acetat 10% ++
Có
8 Axit hữu cơ Phản ứng với Na2CO3 ++ Có
9 Đường khử Phản ứng với thuốc thử Fehling ++ Có
10 Polysaccharid Phản ứng với thuốc thử Lugol ++ Có
11 Chất béo Tọa vết mờ trên giấy - Không
12 Sterol Phản ứng Liebermann - Burchard + Có
13 Carotenoid Phản ứng với H2SO4 đặc + Có
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
9
Phần trên mặt đất cây Hạ khô thảo nam có chứa các hợp chất thuộc nhóm alcaloid,
flavonoid, tanin, saponin, sterol, axít hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và đường khử.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với các tác giả khác về định tính nhóm hợp chất hữu cơ
trong cây Hạ khô thảo nam. Ahmed và CS (2014) nghiên cứu định tính các nhóm hoạt
chất cho thấy Hạ khô thảo nam có chứa nhóm hợp chất carbohydrat, flavonoid,
alcaloid, terpenoid và steroids ở phân đoạn dịch chiết phân cực [11]. Nghiên cứu của
Pattewar và CS (2012) cũng chứng minh sự có mặt của tanin, alcaloid, saponin,
anthraquinone glycosid, steroid, flavonoid, phenolic và terpenoid từ dịch chiết nước
của Hạ khô thảo nam [12]. Ngoài ra, Tiwari và CS (2012) cũng báo cáo sự có mặt của
các hợp chất steroid, terpenoid, alcaloid, saponin, nhưng không có mặt của nhóm hợp
chất tanin và phenolic [13].
2. Định lượng flavonoid toàn phần.
* Kết quả xây dựng đường chuẩn:
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn quercetin (75 - 150 µg/ml). Thực hiện phản ứng tạo
màu với các thuốc thử. Sau khi ổn định màu, đo quang phổ UV-VIS ở bước sóng 425 nm,
đánh giá sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang với nồng độ dung dịch.
Bảng 2: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ dung dịch quercetin chuẩn.
Thứ tự Nồng độ (µg/ml)
Độ hấp
thụ
1 75 0,223
2 100 0,328
3 125 0,393
4 150 0,464
5 175 0,563
Đường chuẩn Y = 0,0033X - 0,0138
R2 0,9929
Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ dung dịch quercetin chuẩn.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
10
Có mối tương quan tuyến tính giữa mật độ quang và nồng độ quercetin tại bước
sóng 425 nm theo phương trình y = 0,0033x - 0,0138 với hệ số tương quan r2 = 0,9929.
Như vậy, có thể sử dụng phương trình đường chuẩn để tính hàm lượng flavonoid toàn
phần trong dịch chiết Hạ khô thảo nam.
* Kết quả định lượng flavonoid toàn phần:
Tiến hành định lượng flavonoid toàn phần trong các mẫu Hạ khô thảo nam thu hái
tại Sa Pa.
Bảng 3: Kết quả định lượng flavonoid toàn phần từ phần trên mặt đất của cây Hạ
khô thảo nam.
Mẫu Khối lượng (g) Hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin (mg/g)
1 10,00 12,54
2 10,10 14,76
3 10,05 13,87
4 10,02 12,57
5 10,00 11,64
X ± SD 10,03 ± 0,04 13,08 ± 1,23
Hàm lượng flavonoid toàn phần của phần trên mặt đất cây Hạ khô thảo nam là
13,08 ± 1,23 mg/g tính theo quercetin. Chứng tỏ Hạ khô thảo nam có chứa hàm lượng
khá lớn flavonoid. Đây là nhóm hợp chất thể hiện nhiều hoạt tính sinh học tốt. Do đó,
kết quả nghiên cứu này có thể định hướng trong nghiên cứu tác dụng sinh học tiếp
theo như chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, giải độc
3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của một số phân đoạn dịch chiết Hạ khô
thảo nam thông qua khả năng loại GTD DPPH.
Bảng 4: Hoạt tính loại GTD của phân đoạn dịch chiết Hạ khô thảo nam.
Nồng độ mẫu thử (mg/ml) BLH BLD BLE BLW
1 2,25 3,56 11,45 13,61
9 9,72 12,31 59,61 18,68
45 21,17 36,5 90,5 48,38
90 33,15 57,99 89,63 83,37
SC50 138,22 73,54 18,56 47,62
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
11
Hình 2: Hoạt tính dọn GTD của các phân đoạn dịch chiết Hạ khô thảo nam.
Hoạt tính loại bỏ GTD có sự khác biệt
giữa các phân đoạn dịch chiết ở nồng độ
1,0; 9; 45 và 90 mg/ml. So sánh giá trị
SC50 của các phân đoạn dịch chiết cho
thấy ở Hạ khô thảo nam, phân đoạn dịch
chiết có tác dụng dọn GTD theo thứ tự
BLH < BLD < BLW < BLE. Điều này được
giải thích là do trong phân đoạn dịch chiết
ethyl acetat có thành phần hóa học chủ
yếu là flavonoid và phenolic, là những
hợp chất có khả năng chống oxy hóa tốt,
do trong công thức cấu tạo của những
hợp chất này có nhiều nhóm hydroxyl (-OH)
phenol. Số lượng và vị trí của các nhóm
hydroxyl (hydroxyl thế ở vị trí ortho) là
những đặc điểm cấu trúc quan trọng ảnh
hưởng đến khả năng chống oxy hóa của
hợp chất phenolic. Do vậy, các hợp chất
thuộc những nhóm trên có khả năng nhường
một nguyên tử hydrogen từ gốc hydroxyl
của chúng cho GTD để hình thành gốc
phenoxyl bền vững.
Thử nghiệm DPPH là phương pháp
thường được sử dụng để đánh giá tác
dụng chống oxy hóa do có nhiều ưu điểm
như tiến hành nhanh, dễ thực hiện, có độ
tin cậy cao và không đòi hỏi thiết bị cũng
như hóa chất đặc biệt. Ngoài ra, DPPH có
độ ổn định cao, tổng hợp ra GTD không
bị phân hủy trong nước, methanol hoặc
ethanol. Khả năng dọn GTD của phân
đoạn dịch chiết phụ thuộc vào khả năng
chống oxy hóa các chất có trong
thành phần dịch chiết làm mất hydrogen
và hình dạng cấu trúc của những thành
phần đó.
KẾT LUẬN
Đã đánh giá được hoạt tính chống oxy
hóa của các phân đoạn dịch chiết từ phần
trên mặt đất của cây Hạ khô thảo nam
thông qua khả năng dọn GTD DPPH. Kết
quả cho thấy, phân đoạn dịch chiết ethyl
acetat có thành phần chủ yếu là các hợp
chất flavonoid và phenolic có hoạt tính
chống oxy hóa mạnh hơn so với những
phân đoạn còn lại. Nghiên cứu cũng xác
định Hạ khô thảo nam là nguồn hợp chất
chống oxy hóa tự nhiên tiềm năng với
nhiều hợp chất tự nhiên như alcaloid,
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
12
flavonoid, tanin, saponin, sterol, terpenoid,
polysaccharid, carotenoid. Đặc biệt, bộ
phận trên mặt đất Hạ khô thảo nam có
hàm lượng flavonoid đạt 13,08 mg/g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi. Từ điển Cây thuốc Việt Nam.
Nhà xuất bản Y học. 1997, tr.170.
2. Ngô Vân Thu, Trần Hùng. Dược liệu
học, tập 1. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2013,
tr.223-227.
3. Uddin S.J, Grice I.D, Tiralongo. Cytotoxic
effects of Bangladeshi Medicinal Plant Extracts.
Evidence-Based Complementary and Alternative
Medicine. 2011, pp.578-1092.
4. Chiang L.C, Cheng H.Y, Chen C.C, Lin
C.C. In vitro anti-leukemic and antiviral activities
of traditionally used medicinal plants in
Taiwan. American Journal of Chinese Medicine.
2004, 32 (5), pp.695-704.
5. Shahwar D, Ullah S, Ahmad N, Ullah S,
Khan M.A. Antibacterial and antioxidant
activities of two Asteracious species growing
in Pakistan. Asian Journal of Chemistry. 2010,
22 (4), pp.3246-3254.
6. Shahwar D, Ullah S, Ahmad N, Ullah S,
Ahmad N. Anti-diabetic activity of the
methanolic extract of Blumea lacera DC
(Asteraceae) in alloxan-induced diabetic rats.
Asian Journal of Chemistry. 2011, 23 (12),
pp.5403-5406.
7. Ragasa C.Y, Wong J, Rideout J.A.
Monoterpene glycoside and flavonoids from
Blumea lacera. Journal of Natural Medicines.
2007, 61 (4), pp.474-475.
8. Akter R, Uddin S.J, Tiralongo J, Grice
I.D, Tiralongo E. A new cytotoxic steroidal
glycoalkaloid from the methanol extract of
Blumea lacera leaves. Journal of Pharmacy &
Pharmaceutical Sciences. 2015, 18 (4), pp.616-633.
9. Meda A, Lamien C.E, Romito M, Millogo
J, Nacoulma O.G. Determination of the total
phenolic, flavonoid and proline contents in
Burkina Fasan honey, as well as their radical
scavenging activity. Food Chemistry. 2005, 91
(3), pp.571-577.
10. Yuvaraj P, Subramoniam A, Louis T,
Madhavachandran V, Narasu M.L. Attenuation
of expression of cytokines, oxidative stress
and inflammation by hepatoprotective phenolic
acids from Thespesia populnea Soland ex
Correa stem bark. Annals of Phytomedicine.
2013, 2, pp.47-56.
11. Ahmed F.A, Rahman A, Mubassara S.
Phytochemical composition, antioxidant
activity and cytotoxicity of Blumea lacera Linn.
from two different habitats. Jahangirnagar
University Journal of Biological Sciences.
2014, 3 (1), pp.37-45.
12. Pattewar A.M, Dawalbajea A.B,
Gundalea D.M, Pawarb P.B, Kavtikwara P.G,
Yerawara P.P, Pandharkara T.M, Patawara
V.A. Phytochemistryical & anthelmintic studies
on Blumea lacera. Indo Global Journal of
Pharmaceutical Sciences. 2012, 2 (4), pp.390-396.
13. Tiwari P, Saluja G, Pandey A.S,
Sharma N. Isolation and biological evaluation
of some novel phytoconstituents from Blumea
lacera (Burn F.) D.C. International Journal of
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences.
2012, 4 (4), pp.148-150.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_tac_dung_chong_oxy_hoa_cua.pdf