Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng chống oxy hóa cây kim thất láng (Gynura Nitidadc, Asteraceae): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 201
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG CHỐNG
OXY HÓA CÂY KIM THẤT LÁNG (GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE)
Hoàng Đức Thuận*, Bùi Mỹ Linh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kim thất láng là một loài thuộc chi Gynura, họ Cúc. Nhiều loài thuộc chi Gynura (G.
procumbens, G. bicolor) được sử dụng để điều trị viêm tại chỗ, hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, chứng
thống kinh, ho ra máu và trị tiểu đường. Hiện nay, chưa có công bố nghiên cứu về thành phần hóa học và tác
dụng dược lý của Kim thất láng. Đề tài bước đầu tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết trên
mô hình quét gốc tự do DPPH và nghiên cứu thành phần hóa học của cây Kim thất láng (Gynura nitida DC.) ở
Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Kim thất láng thu hái tại Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Khảo sát
hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình quét gốc tự do DPPH dịch chiết cồn 96% và các cao phân...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng chống oxy hóa cây kim thất láng (Gynura Nitidadc, Asteraceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 201
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG CHỐNG
OXY HÓA CÂY KIM THẤT LÁNG (GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE)
Hoàng Đức Thuận*, Bùi Mỹ Linh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kim thất láng là một loài thuộc chi Gynura, họ Cúc. Nhiều loài thuộc chi Gynura (G.
procumbens, G. bicolor) được sử dụng để điều trị viêm tại chỗ, hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, chứng
thống kinh, ho ra máu và trị tiểu đường. Hiện nay, chưa có công bố nghiên cứu về thành phần hóa học và tác
dụng dược lý của Kim thất láng. Đề tài bước đầu tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết trên
mô hình quét gốc tự do DPPH và nghiên cứu thành phần hóa học của cây Kim thất láng (Gynura nitida DC.) ở
Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Kim thất láng thu hái tại Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Khảo sát
hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình quét gốc tự do DPPH dịch chiết cồn 96% và các cao phân đoạn ether dầu
hỏa, cloroform, ethyl acetat, n-butanol, cao nước. Sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 96%, phân bố
lỏng – lỏng, sắc ký cột pha thuận và các phương pháp tinh chế để phân lập các hợp chất tinh khiết. Cấu trúc chất
phân lập được xác định bằng phổ MS và NMR.
Kết quả: Dịch chiết cồn 96% và các cao phân đoạn đều có hoạt tính chống oxy hóa với độ mạnh giảm dần
cao ethyl acetat > cao chloroform > cao n-butanol > cao nước > cao ether dầu hỏa với các giá trị IC50 lần lượt là
34,29, 37,79, 166,4, 207,61, 266,46 g/ml. Từ 9,12 kg bột dược liệu chiết ngấm kiệt với cồn 96% thu được 1,24
kg dịch chiết đậm đặc. Lắc phân bố lỏng-lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần, sau đó loại dung môi thu
được cao ether dầu hỏa (19,9 g), cao chloroform (45,03 g), cao ethyl acetat (4,24 g), cao n-butanol (81,25 g). Từ
4,24 g cao EA phân lập được 2 hợp chất lần lượt là uracil (16 mg), 3,7-dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol (4,2 mg).
Kết luận: Dịch chiết cồn 96% và các cao phân đoạn đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, trong đó, cao ethyl
acetat thế hiện khả năng chống oxy hóa mạnh với IC50 lần lượt là 34,29 g/ml. Uracil và 3,7-dimethyloct-3-en-
1,2,6,7-tetrol lần đầu tiên được phân lập từ Gynura nitida.
Từ khóa: Kim thất láng, hoạt tính chống oxy hóa
ABSTRACT
STUDY ON CHEMICAL CONSTITUENTS AND ANTIOXIDANT ACTIVITY
OF GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE
Hoang Duc Thuan, Bui My Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 201 - 205
Objectives: Gynura nitida DC. belongs to the plant family Asteraceae. Many species of the genus Gynura
Cass. are commonly consumed as a culinary cooked vegetable and believed to possess a wide range of benefits,
such as anti-inflammatory and antihypertensive agents, improvement of blood circulation, dysmenorrhea,
hemoptysis, and diabetes. The aim of this study was to analyze the phytochemical constituents, study on
antioxidant activity and isolate the active compounds of Gynura nitida.
Materials and Methods: Antioxidant activity was performed by DPPH radical scavenging method for
96% ethanolic extract and subextracts obtained by liquid-liquid extraction of G. nitida. Phytochemical
study: percolation, liquid – liquid distribution, vaccum liquid chromatography, silica gel column
*Khoa Dược - Đại học Lạc Hồng **Khoa Dược - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Đức Thuận ĐT: 097 775 2500 Email: hoangthuand08@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 202
chromatography, eluted by suitable solvent system. The structures of isolated coumpounds were identified by
MS, NMR spectroscopic methods.
Results: The descending order of DPPH scavenging activity of G. nitida extracts was ethyl acetate >
chloroform > n-butanol > water > petroleum ether with IC50 values of 34.29, 37.79, 166.4, 207.61, 266.46 g/ml,
respectively. 9.1 kg of finely dried material was percolated with 96% ethanol. The ethanol residue was dissolved in
water and partitioned with petroleum ether, chloroform, ethyl acetate and n-butanol to yield four subextracts after
evaporation: petroleum ether (19.9 g), chloroform (45.0g), ethyl acetate (4.2 g), and n-butanol (81.3 g). From 4.2 g
ethyl acetate extract, uracil (16 mg) and 3,7-dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol (4.2 mg) were isolated.
Conclusion: The 96% ethanolic extract and subextracts showed potentially antioxidant activity, the ethyl
acetate extract showed significant effect in scavenging DPPH radicals with IC50 value of 34.29 g/ml,
respectively. The antioxidant activity-guided isolation of G. nitida led to the identification of uracil and 3,7-
dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol.
Key words: gynura nitida, antioxidant
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kim thất láng là một loài thuộc chi Gynura,
họ Cúc. Nhiều loài thuộc chi Gynura (G.
procumbens, G. bicolor) đã được sử dụng trong
dân gian để điều trị viêm tại chỗ, hạ huyết áp,
cải thiện tuần hoàn máu, chứng thống kinh, ho
ra máu và trị tiểu đường(1,3,8). Các nghiên cứu đã
chứng minh rằng gốc tự do là nguyên nhân gây
ra các chứng viêm, xơ vữa động mạch,
Alzheimer và gây lão hóa ở người(2), các hoạt
chất có tác dụng bắt gốc tự do giúp loại bỏ nguy
cơ gây bệnh và bảo vệ sức khỏe con người(9). Với
mong muốn bước đầu làm sáng tỏ thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của Kim thất láng,
đề tài tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học
và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết
trên mô hình quét gốc tự do DPPH của cây Kim
thất láng (Gynura nitida DC.) ở Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thí nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu
Phần trên mặt đất cây Kim thất láng (Gynura
nitida DC., Asteraceae) được thu hái tại thành
phố Buôn Ma Thuột vào tháng 07/2017, tỉnh Đắc
Lắc. Mẫu dược liệu được định danh bởi TS. Võ
Văn Chi và PGS.TS. Bùi Mỹ Linh (nguyên giảng
viên Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Mẫu được sấy khô, ép tiêu bản thực vật và
lưu tại Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh với mã số (BĐR08-2015).
Dung môi hóa chất, trang thiết bị
Dung môi sử dụng trong nghiên cứu là các
dung môi đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng trong
phân tích bao gồm ethanol, methanol, n-hexan,
chloroform và ethyl acetat của hãng Xilong
(Trung Quốc) sản xuất.
Silica gel sắc ký cột: silica gel hạt mịn (kích
thước hạt 0,025 – 0,04 mm) và hạt vừa (kích
thước hạt 0,04 – 0,063 mm) của hãng Merck
(Đức) sản xuất.
Silica gel sắc ký lớp mỏng: bản nhôm tráng
sẵn Silica gel GF254 (Merck).
Phổ khối (ESI-MS) được đo trên máy
ALIGENT 1100 MC-LSD Trap tại Viện Công
nghệ hóa học. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: 1H-
NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC được đo
trong dung môi DMSO-d6 trên máy Bruker AM
500 FT-NMR spectrometer tại Viện Hóa học,
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Chiết xuất, phân lập
Bột dược liệu khô (9,12 kg) được xay mịn tới
kích thước 0,1 mm, được chiết ngấm kiệt bằng
ethanol 96%. Ngâm dược liệu 24 giờ rồi rút dịch
chiết với tốc độ 3 ml/phút. Tổng dịch chiết thu
được là 90 lít. Cô thu hồi dung môi, thu được
1,24 kg cao toàn phần, để lạnh loại chlorophyll
tách lớp. Cao toàn phần sau khi loại chlorophyll
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 203
được thêm nước với tỷ lệ 1:1, lần lượt lắc phân
bố với các dung môi có độ phân cực tăng dần :
ether dầu hỏa, cloroform, ethyl acetat, n-butanol
(với tỷ lệ cao toàn phần: dung môi là 2:1, chiết
nhiều lần cho tới khi dịch chiết nhạt màu). Cô
thu hồi dung môi thu 4 cao đặc: ether dầu hỏa
(19,9 g), cloroform (45,03 g), ethyl acetat (4,24 g),
n-buthanol (81,25 g). Phần dịch còn lại đem cô
thu hồi dung môi thu được cao nước (207,61 g).
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng phương
pháp DPPH
Nguyên tắc
DPPH (l,l-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là
chất tạo ra gốc tự do được dùng để thực hiện
phản ứng mang tính chất sàng lọc có tác dụng
chống oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt
tính chống oxy hóa thể hiện qua việc đánh bắt
gốc tự do, làm giảm màu của DPPH chuyển từ
màu tím sang màu vàng nhạt, sự giảm màu đó
sẽ được xác định bằng cách đo quang ở bước
sóng 517 nm. Tiến hành đo quang 3 lần, lấy giá
trị trung bình.
Tiến hành
Dùng 0,5 ml dung dịch DPPH (nồng độ 0,5
mM trong methanol, pha dùng trong ngày)
cho vào 0,5 ml dung dịch cao thử có nồng độ
khác nhau, thêm 3 ml methanol. Hỗn hợp
được lắc đều và ủ ở nhiệt độ phòng trong bóng
tối. Sau 30 phút, đo độ hấp thu ở bước sóng
517 nm. Tiến hành đồng thời với mẫu trắng (4
ml MeOH), mẫu chứng (0,5 ml DPPH + 3,5 ml
methanol). Tiến hành 3 lần, lấy giá trị trung
bình. Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) được
tính theo công thức:
chung thu
chung trang
Abs Abs
HTCO(%) x100%
Abs Abs
Abschung: độ hấp thu mẫu chứng,
Absthu: độ hấp thu mẫu thử,
Abstrang: độ hấp thu mẫu chứng trắng.
Xây dựng đường chuẩn y = ax + b với phần
trăm ức chế DPPH ở các nồng độ khác nhau. Từ
đó, tính giá trị IC50 của vitamin C và các cao chiết.
KẾT QUẢ
Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa: Dịch
chiết cồn 96% và các cao phân đoạn đều có hoạt
tính chống oxy hóa với độ mạnh giảm dần cao
ethyl acetat (EA) > cao chloroform (CF) > cao n-
butanol (n-BuOH)> cao nước > cao ether dầu hỏa
(EP) với IC50 lần lượt là 34,29, 37,79, 166,4, 207,61,
266,46 g/ml (Bảng 1, Hình 1).
Bảng 1. Bảng giá trị IC50 của các cao cây Kim thất láng
Mẫu Cao tổng Cao EP Cao CF Cao EA Cao n-BuOH Cao nước Acid ascorbic
Giá trị IC50 (µg/ml) 98,95 266,46 37,79 34,29 166,4 207,61 2,26
Hình 1. Biểu đồ so sánh giá trị IC50 của các dịch chiết Kim thất láng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 204
Trong các cao phân đoạn, cao ethyl acetat và
cao cloroform là có hoạt tính chống oxy hóa
mạnh nhất với các giá trị IC50 lần lượt là 34,29 và
37,79 g/ml, tiếp đó là cao n-butanol, cao nước
và cao ether dầu hỏa với IC50 lần lượt là 166,4,
207,6, 266,5 g/ml. Cao ethyl acetat cho hoạt tính
chống oxy hóa mạnh và là phân đoạn tập trung
nhiều polyphenol. Như vậy, cao ethyl acetat là
phân đoạn chủ đạo quyết định hoạt tính chống
oxy hóa của cây Kim thất láng.
Tiến hành sắc ký cột nhanh cao ethyl acetat
thu được 9 phân đoạn (PĐ 1-9). Phân đoạn 4
(PĐ-4) được triển khai qua sắc ký cột rây phân
tử sephadex LH-20 thu được hợp chất 1 (4,2 mg).
Từ phân đoạn PĐ-6 thu được tủa màu xám, tủa
được rửa sạch bằng methanol thu được hợp chất
2 (16 mg).
Hợp chất 1
Bảng 2. Dữ liệu NMR ((DMSO-d6, 500 MHz)
hợp chất 1
C DEPT C ppm H ppm, m (J, Hz) HMBC (H Cn)
-NH - 10,96 s -
2 >C=O 151,5 - -
-NH - 10,79 s -
4 >C=O 164,3 - -
5 >CH- 100,2 5,44 d (1H; 7.5 Hz) C-4, C-6
6 >CH- 142,1 7,38 t (1H; 6.0 Hz) C-2, C-4, C-5
Bột vô định hình màu vàng nâu, phổ ESI-MS
m/z [M-H]- = 111,1, ứng với khối lượng phân tử
112, công thức phân tử C4H4N2O2. Phổ 1H-NMR,
13C-NMR (DMSO-d6) được trình bày ở Bảng 1.
Trên phổ 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz), có 4 tín
hiệu, trong đó có 2 tín hiệu của 2 hydro linh
động ở δH 10,98 và 10,79, đây là 2 proton gắn N.
Hai tín hiệu proton còn lại ở δ 7,38 t (6,0) và δ
5,45 d (7,5) có khả năng là liên kết đôi –CH=CH-
cấu dạng cis. Quan sát phổ 13C-NMR, thấy có 4
tín hiệu, trong đó có hai tín hiệu δ 164,3 và 151,4
ppm có thể là tín hiệu nhóm amid –CO-N-. Hai
tín hiệu carbon còn lại ở vị trí 100,2 và 142,1
ppm, dựa trên phổ HSQC thì đây là tín hiệu của
2 carbon của liên kết đôi –CH=CH-. Kết hợp các
dữ liệu và so sánh với tài liệu tham khảo(7) hợp
chất 1 được xác định là uracil (Bảng 2).
Hợp chất 2
Dạng dịch đậm đặc không màu, phổ khối
ESI-MS cho pic ion tại m/z 227,2 [M+Na]+ và
431,3 [2M+Na]+ tương ứng khối lượng phân tử là
204, tương ứng với công thức phân tử là
C10H20O4. Phổ 1H-NMR, 13C-NMR (DMSO-d6)
được trình bày ở Bảng 1. Trên phổ 13C-NMR kết
hợp các dữ liệu trên DEPT và HSQC, thấy có 1
tín hiệu oxymethylen –CH2O- tại δ 64,7 ppm, 2
tín hiệu oxymethin -CH-O- tại δ 77,7 và 77,0
ppm, 1 tín hiệu -CIV-O- tại δ 71,6 ppm, 1 nhóm –
CH2- tại δ 29,5 ppm, 3 nhóm CH3- tại δ 26,4; 24,4;
12,3 ppm. Cặp tín hiệu tại δ 135,7 và 124,3 ppm
cho thấy trong cấu trúc có 1 nối đôi. Trên phổ
1H-NMR, có 1 tín hiệu H gắn với Csp2 ở 5,48 ppm,
có 3 tín hiệu đỉnh đơn của 3 nhóm methyl tại δ
1,01; 1,06 và 1,51 ppm, 4 tín hiệu của proton –OH
gắn với Csp3 tại các vị trí δ 4,08; 4,30; 4,35; 4,56
ppm. Kết hợp các dữ liệu và so sánh với tài liệu
tham khảo(6) hợp chất 2 được xác định là 3,7-
dimethyl-3-octen-1,2,6,7-tetrol (Bảng 3, Hình 2).
Bảng 3. Dữ liệu phổ NMR (DMSO-d6, 500 MHz) hợp chất 2
Vị trí C ppm DEPT H m (J, Hz), nH COSY (H Hn) HMBC (H Cn)
1 64,7 >CH2 3,30 t (5,5); 1H
3,27 m; 1H
H-2, 1-OH C-2, C-3
2 77,7 >CH- 3,83 brs, 1H H-1, 2-OH C-1, C-3, C-4, C-9
3 135,75/135,72 C - - -
4 124,35/124,36 >CH- 5,48 brs; 1H H-5 C-2, C-5, C-9
5 29,49/29,47 >CH2 2,28 m [5] (7,0); 1H
1,85 m [6] (7,5); 1H
H-4, H-6 C-3, C-4, C-6
6 77,0 >CH- 3,10 m, 1H H-5, 6-OH C-4, C-7, C-8
7 71,6 C - - -
8 24,4 -CH3 1,01 s; 3H - C-6, C-7, C-10
9 12,3 -CH3 1,51 s; 3H H-5 C-3, C-4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 205
Vị trí C ppm DEPT H m (J, Hz), nH COSY (H Hn) HMBC (H Cn)
10 26,4 -CH3 1,06 s; 3H - C-6, C-7, C-8
- 1-OH 4,35 brs; (CH2-OH) C-1
- 2-OH 4,56 brs; (>CH-OH) C-1, C-3
- 6-OH 4,30 d (2,5); (>CH-OH) C-6, C-7
- 7-OH 4,08 s; (C-OH) - C-6, C-7, C-8, C-9
1 2
Hình 2. Dữ liệu phổ NMR (DMSO-d6, 500 MHz) hợp chất 2
BÀN LUẬN
Hai hợp chất uracil và 3,7-dimethyloct-3-en-
1,2,6,7-tetrol lần đầu tiên được phân lập trong
chi Gynura. Uracil là một base nitơ tham gia cấu
tạo nucleosid, tham gia cấu tạo của mRNA.
Uracil cũng đã được phân lập từ loài
Gynostemma burmanicum(9), Boehmeria nivea(5) 3,7-
dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol là một
monoterpennoid, tồn tại ở dạng đồng phân dia
trong tự nhiên nên trên phổ 13C-NMR xuất hiện
các cặp tín hiệu xấp xỉ bằng nhau. Hợp chất này
đã được phân lập từ quả loài Passiflora
quadrangularis, Cnidium monnieri(4). Hiện nay,
chưa có các nghiên cứu công bố về tác dụng
chống oxy hóa và tác dụng dược lý của uracil và
3,7-dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol, đề tài sẽ tiếp
tục khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của hai hợp
chất này trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Dịch chiết cồn 96% và các cao phân đoạn của
Kim thất láng đều thể hiện hoạt tính chống oxy
hóa, trong đó, cao ethyl acetat thế hiện khả năng
chống oxy hóa mạnh với giá trị IC50 là 34,29
g/ml. Hai hợp chất phân lập từ cao ethyl acetat
là 3,7-dimethyloct-3-en-1,2,6,7-tetrol, uracil là
những hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ
cây Kim thất láng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Algariri K, Meng KY, et al (2013). “Hypoglycemic and anti–
hyperglycemic study of Gynura procumbens leaf extracts”. Asian
Pacific journal of Tropical Biomedicine, 3:358-366.
2. Carmen PB, et al (2019). “Free radicals in Alzheimer's disease:
Lipid peroxydation biomarkers”. Climica chimica Acta, 49:85-90.
3. Chen J, Mangelinckx S, et al (2014). “Caffeoylquinic acid
derivatives isolated from the aerial parts of Gynura divaricata
and their yeast α-glucosidase and PTP1B inhibitory activity”.
Fitoterapia, 99:1-6.
4. Kitajima J, Aoki Y, et al (1998). “Monoterpenoid Polyols in Fruit
of Cnidium monnieri”. Chemical and Pharmaceutical bulletin,
46:1580-1582.
5. Liu C, Zou K, et al (2010). “Chemical constituents from leaves of
Boehmeria nivea”. China Journal of Chinese Materia Medica, 35:1432-
1434.
6. Osorio C, Duque C, and Fujimoto Y (2000). “Oxygenated
monoterpenoids from badea (Passiflora quadrangularis) fruit
pulp”. Phytochemistry, 53:97-101.
7. RunHui L, Heng L, et al (2009). “N-containing compounds from
the traditional Chinese medicine ChanSu”. Chemistry of Natural
Compounds, 45:599-600.
8. Teoh WY, Sim KS, et al (2013). “Antioxidant capacity,
cytotoxicity, and acute oral toxicity of Gynura bicolor”. Evidence-
Based Complementary and Alternative Medicine, pp.8-10.
9. Vũ Thị Ngọc Anh, Phạm Thanh Kỳ (2016). “Uracil, adenin,
adenosin phân lập từ loài Gynostemma burmanicum King ex
Chakrav. ở Việt Nam”. Tạp chí Dược học, 55:41-43.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_theo_dinh_huong_chong_oxy_hoa.pdf