Tài liệu Nghiên cứu thăm dò khả năng chế tạo que thử phát hiện nhanh độc tố của vi khuẩn staphylococcus aureus bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch - Trần Thị Thanh Quỳnh: Hóa học & Kỹ thuật môi trường
T. T. T. Quỳnh, , P. K. Cường, “Nghiên cứu thăm dò khả năng sắc ký miễn dịch.” 126
NGHIÊN CỨU THĂM DÒ KHẢ NĂNG CHẾ TẠO QUE THỬ PHÁT
HIỆN NHANH ĐỘC TỐ CỦA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS
AUREUS BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ MIỄN DỊCH
Trần Thị Thanh Quỳnh*, Tô Văn Thiệp, Nguyễn Văn Hoàng,
Nguyễn Khánh Hoàng Việt, Nguyễn Thị Tâm Thư, Phạm Kiên Cường
Tóm tắt: Độc tố Staphylococcal enterotoxins (SEs), được tiết ra bởi vi khuẩn
Staphylococcus, là nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này gây
ra. Có hơn 20 loại SEs đã được xác định, trong đó SEA là độc tố chiếm tỷ lệ cao
nhất gây ra các vụ ngộ độc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật sắc
ký miễn dịch để chế tạo que thử phát hiện SEA với các kháng nguyên và kháng thể
thương mại. Kết quả bước đầu cho thấy, que thử có khả năng phát hiện độc tố SEA
trong nước với ngưỡng phát hiện 1ng/ml trong 20 phút.
Từ khóa: Staphylococcus enterotoxin, Que thử, Độc tố SEA.
1. MỞ ĐẦU
Vi ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thăm dò khả năng chế tạo que thử phát hiện nhanh độc tố của vi khuẩn staphylococcus aureus bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch - Trần Thị Thanh Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
T. T. T. Quỳnh, , P. K. Cường, “Nghiên cứu thăm dò khả năng sắc ký miễn dịch.” 126
NGHIÊN CỨU THĂM DÒ KHẢ NĂNG CHẾ TẠO QUE THỬ PHÁT
HIỆN NHANH ĐỘC TỐ CỦA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS
AUREUS BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ MIỄN DỊCH
Trần Thị Thanh Quỳnh*, Tô Văn Thiệp, Nguyễn Văn Hoàng,
Nguyễn Khánh Hoàng Việt, Nguyễn Thị Tâm Thư, Phạm Kiên Cường
Tóm tắt: Độc tố Staphylococcal enterotoxins (SEs), được tiết ra bởi vi khuẩn
Staphylococcus, là nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này gây
ra. Có hơn 20 loại SEs đã được xác định, trong đó SEA là độc tố chiếm tỷ lệ cao
nhất gây ra các vụ ngộ độc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật sắc
ký miễn dịch để chế tạo que thử phát hiện SEA với các kháng nguyên và kháng thể
thương mại. Kết quả bước đầu cho thấy, que thử có khả năng phát hiện độc tố SEA
trong nước với ngưỡng phát hiện 1ng/ml trong 20 phút.
Từ khóa: Staphylococcus enterotoxin, Que thử, Độc tố SEA.
1. MỞ ĐẦU
Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus là một trong những nguyên nhân phổ biến
hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm [2,5] và là một trong số các vi khuẩn có khả
năng gây ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Những vi khuẩn này có khả
năng tiết các độc tố bền nhiệt SEs với khối lượng phân tử từ 22-30kDa thuộc họ “siêu
kháng nguyên” [9]. Quá trình đun nấu thông thường có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhưng
không làm phân hủy độc tố này. Có hơn 20 loại SEs khác nhau đã được xác định. Trong
đó, SEA là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bởi tụ cầu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong
số các loại SEs. Ở Anh, từ năm 1969-1990, 79% các ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến
SEs bao gồm: SEA (56.9%), SEA và SED (15.4%), SEB (3.4%), SEC (2.5%), SEB và
SED (1.1%) [12]. Bên cạnh đó, SEA cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc
thực phẩm ở Nhật [8], Pháp (69.7%) [7], Mỹ (77.8%) [3], và Hàn Quốc (90%) [4].
Ở Việt Nam, vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus cũng là nguyên nhân gây ra
nhiều vụ ngộ độc thực phẩm: Hơn 200 công nhân ở Trà Vinh ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn
tụ cầu vàng (1/2015) [14], Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi đã công bố kết quả kiểm
nghiệm 10 mẫu bánh mỳ gây ngộ độc là do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng (5/2015) [13].
Hiện nay, để phát hiện độc tố tụ cầu vàng, người ta thường sử dụng phương pháp PCR
và phương pháp miễn dịch dựa trên cơ chế kháng nguyên-kháng thể (khuếch tán trên gel,
miễn dịch phóng xạ-RIA, ngưng kết hạt latex, ELISA,...). Trong nước và trên thế giới đã
có nhiều công trình nghiên cứu chế tạo thành công bộ kit phát hiện nhanh vi khuẩn tụ cầu
vàng Staphylococcus aureus dựa trên kỹ thuật ELISA như: kit BK-SETA, kit Ridascreen
SET Total, kit Vidas SET2... Ưu điểm của các phương pháp này là thời gian phân tích
nhanh chỉ trong 1-3 giờ và có ngưỡng phát hiện thấp từ 0,1-10ng/ml. Tuy nhiên, nhược
điểm là cần máy đọc chuyên dụng để phân tích kết quả, đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề
cao và khó áp dụng ngoài hiện trường. Mặt khác, giá thành của các bộ sinh phẩm nhập
ngoại rất đắt, quy trình phân tích khá phức tạp.
Xu hướng trên thế giới hiện nay là phát triển các phương pháp phân tích nhanh, có độ
nhạy cao, dễ sử dụng để phân tích sàng lọc một số lượng lớn mẫu ngay tại hiện trường.
Gần đây, một số nghiên cứu trên thế giới đã thành công trong việc phát triển que thử phát
hiện SEs dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch nhằm đơn giản hóa và rút gọn thời gian phân
tích xuống còn 30 phút [11]. Tuy nhiên, trong quân đội hiện nay, các nghiên cứu phát hiện
độc tính của vi khuẩn này còn hạn chế.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 127
Mặt khác, bên cạnh các tác nhân sinh học như vi khuẩn (than, tả, dịch hạch...), virus (đậu
mùa, ebola...), độc tố của tụ cầu vàng S. aureus cũng là một trong những tác nhân nguy
hiểm, có nguy cơ cao trong khủng bố và chiến tranh sinh học [6]. Vì vậy, việc nghiên cứu
các phương pháp phát hiện nhanh độc tố của vi khuẩn này trong thực phẩm là rất cần thiết.
Trong nghiên cứu này, việc thăm dò chế tạo que thử phát hiện độc tố vi khuẩn SEA
dạng đơn giản (chỉ bao gồm màng nitrocellulose và màng hút trên) đã được thực hiện.
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
- Nguyên vật liệu: Màng nitrocelluse Immumopore FP và màng thấm hút trên của hãng
Whatman, đĩa ELISA của hãng Beckman Coulter
- Hóa chất: Kháng thể đơn dòng kháng SEA (C86411M _KT2), kháng thể đơn dòng
kháng SEA (C86104M_KT1) của hãng Meridian, độc tố SEA (AT101) của hãng Toxin
technology, Goat-antimouse IgG h&HPR (ab6789_KT3) của hãng Abcam và các hóa chất
thường dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử của hãng Sigma, Mecrk, Thermo
Scientific...
2.2. Thiết bị
Máy phun mẫu bán tự động Linomat (Thụy Sĩ), tủ ấm của Hãng Memmert (Đức), hệ
thống ELISA (Ý), máy khuấy từ gia nhiệt của Hãng Cole Palmer (Mỹ), máy vortex
(Mỹ), máy short spin của Hãng Hermle (Mỹ), máy ly tâm lạnh của hãng Orto alresa (Tây
Ban Nha).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá phản ứng kháng nguyên kháng thể bằng phương pháp ELISA
Hút 100 µl poly L-lysine 0,01% cho vào mỗi giếng, ủ ở 37oC trong 1 h. Sau đó, rửa
bằng 200 µl đệm rửa (PBS 0,01 M, pH 7.4; tween 20 0,05%) rồi cho 100 µl kháng nguyên
SEA 100 ng/ml ủ ở 4 oC qua đêm. Tiếp theo, bổ sung 200 µl BSA 1% ủ ở 37oC trong 2 giờ
và bổ sung tiếp kháng thể đơn dòng kháng SEA (KT1 và KT2) các nồng độ khác nhau, ủ
37 oC trong 1 giờ. Tiếp theo, hút 100 µl kháng thể đa dòng Goat-antimouse IgG h&HPR
(KT3) cho vào mỗi giếng, ủ ở 37 oC trong 1 giờ, Sau mỗi bước bổ sung kháng thể đều rửa
sạch giếng bằng 200 µl đệm rửa, 3 lần. Sau đó, bổ sung 50 µl cơ chất TMB (3,3’,5,5’-
tetramethylbenzidine), ủ 30 phút ở 37 oC trong bóng tối rồi bổ sung tiếp 50 µl H2SO4 1N.
Enzyme HPR (Horse Radish Peroxidase) của KT3 sẽ xúc tác thủy phân cơ chất tạo thành
sản phẩm có màu xanh, sau khi bổ sung axit sẽ chuyển thành màu vàng, được đo độ hấp
thụ ở bước sóng A450 và phân tích kết quả. Lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng thể
hiện khả năng bắt cặp của kháng nguyên và kháng thể.
2.3.2. Cố định các kháng thể lên màng nitrocellulose
Sau khi phân tích ELISA, các kháng thể được lựa chọn để cố định tại tại vạch kiểm
chứng và vạch thử nghiệm được phun trực tiếp lên màng nitrocellulose bằng thiết bị in
phun kháng thể của Linomag (Thụy Sĩ) với các nồng độ khác nhau (0,2-1 µg/mm), tốc
độ phun 40 nl/s. Sau đó màng được để khô tự nhiên qua đêm để kháng thể gắn cố định
lên màng.
2.3.3. Cộng hợp vàng vào kháng thể
- Chuẩn bị dung dịch cộng hợp vàng theo phương pháp Turkevich [10]: Các hạt nano
vàng (AuNP) có kích thước 40 nm và giữ ổn định bởi Natri citrate. Đầu tiên, 20 ml dung
dịch vàng HAuCl4 0,1 % được đun sôi kết hợp khuấy từ trong bình tam giác 250 ml. Sau
đó, bổ sung 2 ml Natri citrate 1 %, tiếp tục đun sôi khoảng 10 phút (đến khi dung dịch
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
T. T. T. Quỳnh, , P. K. Cường, “Nghiên cứu thăm dò khả năng sắc ký miễn dịch.” 128
chuyển từ màu vàng thành màu đỏ rượu). Tiếp tục khuấy từ và làm nguội dung dịch ở
nhiệt độ phòng. Dung dịch hạt vàng được bảo quản trong bình tối ở 4oC.
- Cộng hợp vàng vào kháng thể: dung dịch hạt vàng được chuẩn về pH 9 bằng đệm
borate 0,1 M. Sau đó, bổ sung 100 µl kháng thể C86104M 100 µg/ml vào 1,5 ml dung
dịch hạt vàng đã chuẩn pH, lắc ở tốc độ 650 vòng/phút trong 20 phút. Sau đó, ly tâm
14.000 vòng/phút ở 4oC. Dịch nổi được loại bỏ và thu lại kháng thể đã cộng hợp vàng ở
đáy ống. Hòa lại kháng thể thu được với 500 µl đệm phosphat 0,01M, pH 7.4.
2.3.4. Phân tích mẫu bằng que thử
Mỗi mẫu phân tích được nhiễm chủ động độc tố SEA với liều lượng khác nhau trong
100 µl dung dịch đệm chạy (đệm phosphat 0,01 M, pH 7.4; BSA 0,1%; Tween 20
0,05%) và được đưa vào giếng ELISA. Tiếp đó, bổ sung kháng thể cộng hợp với một
lượng nhất định và cắm que thử vào giếng, ủ trong 20 phút để toàn bộ lượng dung dịch
được hút cạn. Kết quả phân tích được đánh giá dựa vào việc xuất hiện vạch. Kết quả
được coi là dương tính nếu xuất hiện cả 2 vạch và được coi là âm tính nếu chỉ xuất hiện
1 vạch (vạch kiểm chứng).
2.3.5. Đánh giá ngưỡng và thời gian phát hiện của que thử
Thử nghiệm khả năng phát hiện của que thử đối với các nồng độ độc tố SEA khác nhau
từ khoảng 1 ng/ml – 100 ng/ml. Giá trị thấp nhất mà que thử có thể phát hiện được chính
là ngưỡng phát hiện của que thử. Thí nghiệm lặp lại ít nhất 3 lần.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá phản ứng kháng nguyên - kháng thể bằng phương pháp ELISA
Kết quả đánh giá phản ứng bắt cặp đặc hiệu giữa SEA - KT1 - KT3 và SEA - KT2 -
KT3 cho thấy, KT1 và KT2 đều có khả năng bắt cặp đặc hiệu với SEA và KT3. Do đó, có
thể sử dụng 3 loại kháng thể này để chế tạo que thử. Tuy nhiên, cần dựa vào kết quả phân
tích ELISA để lựa chọn một trong 2 loại KT1 và KT2 làm kháng thể cộng hợp vàng. Kết
quả cho thấy, khi tăng nồng độ KT2 thì giá trị A450 không có sự thay đổi nhiều. Trong khi
đó, giá trị A450 của KT1 tăng lên đáng kể và ở nồng độ 8 µg/ml là 0,229 cao hơn hẳn KT2
là 0,093 (hình 1). Kết quả này đồng nghĩa với việc KT1 có khả năng bắt cặp tốt hơn với
KT3. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn dùng KT1 làm kháng thể cộng hợp vàng, KT2 để cố định
lên vạch thử nghiệm và KT3 để cố định lên vạch kiểm chứng.
Hình 1. Kết quả phân tích ELISA.
Giếng 1: KT1_2 µg/ml
Giếng 2: KT1_4 µg/ml
Giếng 3: KT1 8 µg/ml
Giếng 4: KT2_2 µg/ml
Giếng 5: KT2_4 µg/ml
Giếng 6: KT2_8 µg/ml
Giếng 7: Đối chứng âm.
3.2. Cố định kháng thể lên màng nitrocellulose
KT3 được cố định lên màng nitrocellulose bằng thiết bị phun mẫu bán tự động linomat
(Thụy Sĩ) với lượng 0,4 µg/mm. Việc cố định kháng thể này được kiểm tra bằng phản ứng
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 129
tạo màu của enzyme horseradish peroxidase gắn trên KT3 với cơ chất TMB (Hình 2). Kết
quả cho thấy, ngay sau khi nhỏ 10 µl cơ chất TMB lên màng nitrocellulose thì xuất hiện
vạch màu xanh tại vị trí phun KT3. Điều này chứng tỏ KT3 đã được cố định tốt lên màng
và giữ được hoạt tính. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra đồng thời sự cố định của kháng
thể lên màng nitrocellulose bằng phản ứng tạo màu giữa KT3 với kháng thể cộng hợp
vàng (KT1*) (Hình 3).
Hình 2. Kết quả kiểm tra gắn KT3 lên màng nitrocellulose.
3.3. Cộng hợp vàng vào KT1
Dung dịch cộng hợp vàng được chuẩn bị theo phương pháp Turkevich [10]. Kết quả
cho thấy, dung dich hạt vàng nano đã được tạo thành từ dung dịch HAuCl4 do dung dịch
này chuyển từ màu vàng sang màu đỏ rượu vang (Hình 3a).
Sau khi tạo được dung dịch hạt vàng, chúng tôi tiếp tục bổ sung KT1 để tạo kháng thể
cộng hợp vàng (KT1*). Kết quả cộng hợp vàng vào KT1 được kiểm tra bằng phản ứng tạo
vạch màu bằng cách nhỏ 5 µl KT1* 20µg/ml lên màng nitrocellulose đã cố định KT3
(hình 3b). Kết quả cho thấy, sau khoảng 1 phút xuất hiện vạch màu đỏ tại vị trí phun KT3.
Điều này chứng tỏ, đã cộng hợp vàng vào KT1 thành công và một lần nữa khẳng định
KT3 đã được cố định lên màng nitrocellulose, tạo thành vạch gọn, rõ và giữ được hoạt
tính. Dựa vào các kết quả này, chúng tôi tiến hành cố định KT2 lên màng nitrocellulose
bằng phương pháp tương tự để tạo que thử và thực hiện các thử nghiệm tiếp theo.
a b
Hình 3. Kết quả kiểm tra cộng hợp vàng vào kháng thể.
3a: Dung dịch cộng hợp vàng KT1*
3b: Phản ứng tạo vạch màu giữu KT3 và KT1*.
Phản ứng: KT3 + TMB
Phản ứng: KT3 + KT1*
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
T. T. T. Quỳnh, , P. K. Cường, “Nghiên cứu thăm dò khả năng sắc ký miễn dịch.” 130
3.4. Tối ưu lượng kháng thể cố định lên vạch kiểm chứng
KT3 được cố lên màng nitrocellulose với các nồng độ khác nhau (0,05; 0,1; 0,2; 0,3;
0,4 µg/mm) để lựa chọn lượng kháng thể thấp nhất dùng cho một que thử mà vạch kiểm
chứng vẫn xuất hiện rõ. Sau khi đã cố định KT3, các que thử được nhỏ trực tiếp 5 µl KT1*
20 µg/ml vào đầu của mỗi que. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, sau khoảng 1 phút xuất hiện
vạch kiểm chứng rõ ở que thử số 3, 4, 5 còn que thử số 1 và 2 tuy vẫn nhìn thấy vạch
nhưng không được rõ nét (hình 4). Để tiết kiệm chi phí cho việc sản xuất que thử trong các
thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi lựa chọn nồng độ KT3 sử dụng cho mỗi lần cố định lên
màng nitrocellulose là 0,2 µg/mm, tương đương với 0,6 µg/que.
1 2 3 4 5
Hình 4. Kết quả tối ưu lượng kháng thể cố định lên vạch kiểm chứng.
1. Nồng độ kháng thể là 0,05 µg/mm
2. Nồng độ kháng thể là 0,1 µg/mm
3. Nồng độ kháng thể là 0,2 µg/mm
4. Nồng độ kháng thể là 0,3 µg/mm
5. Nồng độ kháng thể là 0,4 µg/mm.
3.5. Tối ưu lượng kháng thể cố định lên vạch thử nghiệm
Hình 5. Kết quả tối ưu lượng kháng thể vạch thử nghiệm.
1. Nồng độ kháng thể là 0,05 µg/mm
2. Nồng độ kháng thể là 0,1 µg/mm
3. Nồng độ kháng thể là 0,2 µg/mm
4. Nồng độ kháng thể là 0,3 µg/mm
5. Nồng độ kháng thể là 0,4 µg/mm.
Sau khi lựa chọn được lượng kháng thể cố định lên vạch kiểm chứng, chúng tôi tiếp tục
tối ưu lượng KT2 cố định lên vạch thử nghiệm với phương pháp tương tự như sau:
Vạch kiểm chứng:
KT3 + KT1*
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 131
Cố định KT3 lên màng nitrocellulose tại vị trí vạch kiểm chứng với lượng 0,6 µg/que.
Đồng thời cố định KT2 tại vị trí vạch thử nghiệm với các nồng độ khác nhau là: 0,05; 0,1;
0,2; 0,3; 0,4 µg/mm. Sau đó, que thử được nhúng vào giếng có chứa dung dịch bao gồm: 5
µl SEA 100 ng/ml và 5 µl KT*1 20µg/ml.
Dựa trên kết quả phân tích thu được (Hình 5), chúng tôi lựa chọn nồng độ KT sử dụng
cho mỗi lần cố định lên màng nitrocellulose là 0,3 µg/mm, tương đương với 0,9 µg/que.
Ngoài xác định lượng kháng thể tối ưu trên vạch kiểm chứng và vạch thử nghiệm, việc
xác định lượng kháng thể cộng hợp (KT1*) tối ưu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
việc hình thành vạch màu của que thử. Vì vậy, sau khi tối ưu lượng kháng thể gắn lên
màng nitrocellulose tại vị trí vạch kiểm chứng và vạch thử nghiệm, chúng tôi tiếp tục tối
ưu lượng KT1* cần dùng cho một que thử để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo tín hiệu
của mỗi lần phân tích.
3.6. Đánh giá ngưỡng và thời gian phát hiện của que thử
Để xác định ngưỡng và thời phát hiện của que thử với độc tố SEA, các mẫu độc tố
SEA tinh khiết với nồng độ từ 0-100 ng/ml (0, 1, 2, 5, 10, 20, 30, 50 ng/ml) trong nước
được chuẩn bị. Sau đó, cho lần lượt bổ sung 30 µl mỗi mẫu độc tố đã chuẩn bị và 5µl
KT1* 20 µg/ml vào giếng rồi nhúng que thử vào. Kết quả cho thấy rằng, sau khoảng 10
phút bắt đầu xuất hiện vạch kiểm chứng trên que thử và sau khoảng 20 phút các vạch
màu xuất hiện rõ. Đồng thời, tín hiệu vạch thử nghiệm có xu hướng giảm dần khi giảm
nồng độ độc tố SEA và nồng độ thấp nhất mà que thử có khả năng phát hiện là 1ng/ml
(hình 6). Kết quả này tương đương với công trình nghiên cứu gần đây của Wachun Jin
và cộng sự [11], nhóm tác giả đã chế tạo que thử dựa trên phương pháp sắc ký miễn dịch
kẹp đôi có khả năng phát hiện SEA trong đệm PBS ở nồng độ 1ng/ml. Bên cạnh đó,
Trần Thị Sao Mai và cộng sự [1] cũng đã nghiên cứu thành công que thử phát hiện 05
loại độc tố tụ cầu vàng trong thịt và sữa bằng phương pháp sắc ký miễn dịch cạnh tranh
với ngưỡng phát hiện 3-10 ng/ml.
Hình 6. Kết quả đánh giá ngưỡng phát hiện độc tố SEA của que thử trong nước.
1-8 tương ứng với nồng độ SEA là 0, 1, 2, 5, 10, 20, 30 và 50 ng/ml.
4. KẾT LUẬN
Đã cố định kháng thể lên màng nitrocellulose bằng thiết bị phun mẫu bán tự động với
tốc độ phun 40 nl/s, với KT2 (C86411M) tại vị trí vạch thử nghiệm và KT3 (ab6789) tại vị
trí vạch kiểm chứng.
Đã cộng hợp vàng vào KT1 (C86104M) bằng phương pháp Turkevich.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
T. T. T. Quỳnh, , P. K. Cường, “Nghiên cứu thăm dò khả năng sắc ký miễn dịch.” 132
Đã tối ưu được lượng kháng thể phun lên vạch kiểm chứng và vạch thử nghiệm lần lượt
tương ứng là 0,6 và 0,9 µg/que.
Que thử có khả năng phát hiện độc tố SEA trong nước với ngưỡng phát hiện là 1 ng/ml
trong 20 phút.
Đây là những kết quả bước đầu cho thấy triển vọng trong việc chế tạo que thử để phát
hiện độc tố SEA của vi khuẩn Staphylococcus aureus. Để có thể ứng dụng vào thực tiễn
cần phải hoàn thiện que thử với 4 loại màng là: màng hút mẫu, màng cộng hợp, màng
nitrocelloluse và màng thấm hút trên. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu thêm khả năng phát
hiện của que thử đối với các loại thực phẩm khác nhau.
Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài nghiên cứu khoa
học định hướng cho cán bộ trẻ năm 2016: "Nghiên cứu thăm dò khả năng chế tạo kit phát hiện
nhanh độc tố tụ cầu vàng bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thị Sao Mai, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Lê Quang Hòa (2015), “Nghiên cứu
phát triển hệ thống sắc ký miễn dịch cạnh canh phát hiện các độc tố ruột tụ cầu trong
sữa”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN.
[2]. Argudin, M.A., Mendoza, M.C., Rodicio, M.R., (2010), “Food poisoning and
Staphylococcus aureus enterotoxins”, Toxins (Basel) 2, 1751–1773.
[3]. Casman, E.P., (1965), “Staphylococcal enterotoxin”, Ann. N. Y. Acad. Sci. 128, 124–
131.
[4]. Cha, J.O., Lee, J.K., Jung, Y.H., Yoo, J.I., Park, Y.K., Kim, B.S., Lee, Y.S., (2006),
“Molecular analysis of Staphylococcus aureus isolates associated with
staphylococcal food poisoning in South Korea”, J. Appl. Microbiol. 101, 864.
[5]. Hennekinne, J.A., Ostyn, A., Guillier, F., Herbin, S., Prufer, A.L., Dragacci, S.,
(2010), “How should staphylococcal food poisoning outbreaks be characterized?”
Toxins (Basel) 2, 2106–2116.
[6]. Irina V. P., Ellen J. B. and Victor E. R. (2010), “Staphylococcal Enterotoxins”,
Toxins 2, 2177-2197; doi:10.3390/toxins2082177
[7]. Kerouanton, A., Hennekinne, J.A., Letertre, C., Petit, L., Chesneau, O., Brisabois, A.,
De Buyser, M.L., (2007), “Characterization of Staphylococcus aureus strains
associated with food poisoning outbreaks in France”, Int. J. Food Microbiol. 115,
369–375.
[8]. Shimizu, A., Fujita, M., Igarashi, H., Takagi, M., Nagase, N., Sasaki, A., Kawano, J.,
(2000), “Characterization of Staphylococcus aureus coagulase type VII isolates from
staphylococcal food poisoning outbreaks (1980–1995) in Tokyo, Japan, by pulsed-field
gel electrophoresis”, J. Clin. Microbiol. 38, 3746.
[9]. Thomas, D., Chou, S., Dauwalder, O., Lina, G., (2007), “Diversity in Staphylococcus
aureus enterotoxins”, Chem. Immunol. Allergy 93, 24–41.
[10]. Turkevich, J., Stevenson, P. C., Hillie, J. (1951), “A study of the nucleation and
growth processes in the synthesis of colloidal gold”, Discuss. Faraday Soc., 55-75.
[11]. Wanchun J.,, Keiko Y., Mai I., Noritada K., Manabu T., Yusuke A., Makoto M.,
Atsushi M., Akira O., Takao N., Yoshinobu B., Michio O. (2013), “Application of IgY
to sandwich enzyme-linked immunosorbent assays, lateral flow devices, and
immunopillar chips for detecting staphylococcal enterotoxins in milk and dairy
products”, Journal of Microbiological Methods 92 (2013) 323–331.
[12]. Wieneke, A.A., Roberts, D., Gilbert, R.J., (1993), “Staphylococcal food poisoning in
the United Kingdom”, 1969–90. Epidemiol. Infect. 110, 519–531.
[13].
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 133
vang/c/16539058.epi
[14].
cau-vang-d21678.html
ABSTRACT
SERVEY RESEARCH FOR PRODUCTION ABILITY
OF IMMUNOCHROMATOGRAPHIC TEST TRIPS FOR QUICK DETECTION
OF STAPHYLOCOCCAL ENTEROTOXIN
Staphylococcal enterotoxins (SEs), produced by Staphylococcus aureus, are the
major cause of staphylococcal food poisoning. There are more than 20 types of SEs
that were reported. Among them, SEA is a well-known major causative toxin of food
poisoning. In this study, we used immunochromatographic techiniques to design test
trips for detecting SEA toxin with commerical antigen and antibodies. The results
showed that the test trips could detect SEA at a low concentration up to 1ng/ml
within 20 min in water.
Keywords: Staphylococcus enterotoxin, Test trip, SEA toxin.
Nhận bài ngày 13 tháng 02 năm 2017
Hoàn thiện ngày 17 tháng 4 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2017
Địa chỉ: Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
* Email: tranthithanhquynhk55b2@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_quynh_0255_2150464.pdf