Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn - Nguyễn Văn Lợi

Tài liệu Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn - Nguyễn Văn Lợi: 42 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0006 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 42-50 This paper is available online at NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT NHÓM CẤU TỬ TẠO HƯƠNG VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG TRONG TINH DẦU VỎ QUẢ QUÝT LẠNG SƠN Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Minh Khai, Hà Nội Tóm tắt. Sử dụng phương pháp sắc kí cột, hệ dung môi rửa giải n-hexan/dietyl ete với tỉ lệ =1/1 từ 4 mL tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn đã tách chiết được 0,25 mL dịch sánh đặc màu vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng (phân đoạn 2). Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 10 cấu tử chính từ phân đoạn này như: octanal, citronellal, decanal, neral, linalyl acetate, dodecanal, geranial, α-sinensal, β-sinensal và geranyl acetate. Kết hợp với phương pháp đánh giá cảm quan A không A đã khẳng định rằng đây chính là nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn. Bên cạnh đó cũng đã xác định được một số hoạt tính sinh học của nhóm cấu tử...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn - Nguyễn Văn Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0006 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 42-50 This paper is available online at NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT NHÓM CẤU TỬ TẠO HƯƠNG VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG TRONG TINH DẦU VỎ QUẢ QUÝT LẠNG SƠN Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Minh Khai, Hà Nội Tóm tắt. Sử dụng phương pháp sắc kí cột, hệ dung môi rửa giải n-hexan/dietyl ete với tỉ lệ =1/1 từ 4 mL tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn đã tách chiết được 0,25 mL dịch sánh đặc màu vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng (phân đoạn 2). Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 10 cấu tử chính từ phân đoạn này như: octanal, citronellal, decanal, neral, linalyl acetate, dodecanal, geranial, α-sinensal, β-sinensal và geranyl acetate. Kết hợp với phương pháp đánh giá cảm quan A không A đã khẳng định rằng đây chính là nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn. Bên cạnh đó cũng đã xác định được một số hoạt tính sinh học của nhóm cấu tử tạo hương trong phân đoạn 2, khả năng quét gốc tự do DPPH (38,17 ± 0,22%) và khả năng kháng 4 chủng vi sinh vật kiểm định: Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli và Salmonella typhi. Từ khóa: Nhóm cấu tử tạo hương, hoạt tính sinh học, tách chiết, tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn. 1. Mở đầu Cây quýt có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco var. tangerine. Ở Việt Nam quýt được trồng ở nhiều nơi, có nhiều giống tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt. Cây quýt thích nghi với điều kiện nhiệt đới, nó ít bị sâu bệnh hơn cam. Cây quýt trước đây chỉ được trồng ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, hiện nay được trồng ở tất cả các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Loại quýt này thường cho năng suất cao, quả chín có màu vàng, múi chứa nhiều nước và có vị ngọt. Vỏ quýt thường mỏng, có chứa túi tinh dầu, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu vỏ quả quýt có chứa nhiều cấu tử thuộc nhóm tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen, có vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm [1]. Tuy nhiên chỉ có một vài cấu tử chính có giá trị và tạo mùi thơm đặc trưng cho tinh dầu vỏ quả quýt. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu và xác định các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả quýt. Trong khi đó nhu cầu về thông tin, dữ liệu các cấu tử tạo mùi đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả quýt sử dụng cho mục đích hương liệu thực phẩm và mỹ phẩm là rất cần thiết. Nghiên cứu này đã đưa ra quy trình tách chiết và xác định hoạt tính sinh học của nhóm các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn, làm phong phú thêm nguồn tư liệu về quả quýt ở nước ta. Ngày nhận bài: 18/11/2016. Ngày nhận đăng: 8/3/2017. Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Lợi, địa chỉ e-mail: loichebien@yahoo.com Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu 43 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực nghiệm 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được khai thác bằng phương pháp trích lí bằng etanol 95% và được làm khan bằng Na2SO4 khan. Dung môi sử dụng để tách chiết cấu tử tạo hương là n-hexan và dietyl ete. Mẫu tinh dầu chuẩn được ép cơ học trong môi trường lạnh, ly tâm 2500 vòng/phút trong 5 phút, làm khan phần tinh dầu bằng Na2SO4 khan [4]. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tách chiết nhóm cấu tử tạo hương Tách chiết nhóm cấu tử tạo hương bằng phương pháp sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silicagel Merck 60, cỡ hạt 100 - 160 mesh, được hoạt hóa ở nhiệt độ 105 oC, thời gian 24 giờ, dung môi rửa giải là n-hexan và dietyl ete [2]. - Phương pháp xác định nhóm cấu tử tạo hương Các cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được xác định theo phương pháp GS-MS, bằng máy sắc ký khí GC6890-MS5898, cột mao quản HT-5MS, với chương trình thực hiện như sau: nhiệt độ cột 80 - 150 oC, tốc độ tăng nhiệt 3 oC/phút, giữ ở 5 phút và 150 - 220 oC tốc độ tăng nhiệt 8oC/phút, giữ ở 5 phút. Điều kiện MS: ion hóa mẫu ở thế ion hóa 70 eV, nhiệt độ duy trì 250 oC, khí mang là heli, tốc độ dòng 0,5 mL/phút, tốc độ chia dòng 1:50 [2, 3]. - Phương pháp đánh giá cảm quan nhóm cấu tử tạo hương Sử dụng phép thử A không A, hội đồng đánh giá cảm quan được lựa chọn là 12 người, mỗi người được làm quen với mẫu A là mẫu tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được tách chiết bằng phương pháp ép lạnh gọi là mẫu chuẩn. Mẫu không A là mẫu phân đoạn 1, phân đoạn 2 và phân đoạn 3. Mỗi thành viên hội đồng nhận được các cặp mẫu đã được mã hóa, trong mỗi cặp đó có 1 mẫu A và 1 mẫu không A [4]. - Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do DPPH Dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra gốc tự do bền trong dung dịch etanol bão hòa. Mẫu thí nghiệm gồm có 0,1 mL dịch chứa các cấu tử tạo hương, 2 mL etyl axetat, 1,9 mL metanol và 1 mL DPPH. Hỗn hợp sau khi phối trộn lắc nhẹ và để yên trong bóng tối ở nhiệt độ phòng 30 phút, đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm [5, 6]. Khả năng quét gốc tự do của mẫu được tính bằng công thức % DPPH = [(Ao- (A-Ab))/Ao] × 100 %, trong đó Ao: mẫu kiểm chứng, A: mẫu thí nghiệm, Ab: mẫu trắng. - Xác định khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán thạch Môi trường canh thang thường, kí hiệu MPA, gồm (g/L): Cao thịt (3,0), cao nấm men (5,0), pepton (10,0), muối ăn, (5,0), pha trong 1000 mL nước, pH = 6,5- 6,8. Sau khi thanh trùng, môi trường MPA được làm nguội 45 - 48oC, bổ sung vi sinh vật kiểm định với tỉ lệ 150l dịch chủng trong 30 mL môi trường MPA xốp, lắc đều và đổ vào đĩa pertri với chiều dày thạch là 5mm. Dùng khoan nút đục lỗ trên đĩa ( = 5mm). Dùng micropipet nhỏ vào mỗi lỗ 80l mẫu (nồng độ 50 mg/mL), sau đó đặt các đĩa đã nhỏ mẫu vào tủ lạnh ở 4 oC, để trong vòng 3 giờ chờ khuếch tán dịch. Tiếp theo chuyển đĩa vào tủ ấm 32 oC, đọc kết quả sau thời gian 24 giờ. Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng công thức: D - d = BK trong đó D: đường kính vòng kháng khuẩn (cm), d: đường kính lỗ khoan thạch (cm), BK: bán kính vòng vô khuẩn (cm) [7-9]. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Tách nhóm cấu tử tạo hương Cân 40 g silicagel để nhồi cột, hút 4 mL tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn đưa lên cột. Phân đoạn 1 được rửa giải với 340 mL dung môi n-hexan thì lớp trong suốt được tách ra. Phân đoạn 2 Nguyễn Văn Lợi 44 rửa giải với 320 mL dung môi n-hexan và dietyl ete tỷ lệ là n-hexane: dietyl ete = 1:1 thì lớp màu vàng đậm được tách ra khỏi cột. Phân đoạn 3 rửa giải với 350 mL dung môi dietyl ete thì lớp màu vàng nhạt được tách ra khỏi cột. Phân đoạn 1, cô quay 52 phút thì thu được 1,96 mL dịch trong suốt, không có mùi thơm. Phân đoạn 2, cô quay 15 phút thì thu được 0,25 mL dịch sánh đặc màu vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu vỏ quả quýt. Phân đoạn 3, cô quay 14 phút thì thu được 0,35 mL dịch màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ. Quy trình tách chiết nhóm các cấu tử tạo hương được mô tả trên Hình 1. Hình 1. Sơ đồ quy trình tách chiết nhóm các cấu tử tạo hương - Phân đoạn 1: + Xác định các cấu tử trong phân đoạn 1: Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 16 cấu tử trong phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết với dung môi n-hexan (phân đoạn 1), kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1 cho thấy các cấu tử trong phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết bằng dung môi n-hexan, không có màu và trong suốt, thành chủ yếu là hidrocacbon. Trong các cấu tử này nhóm monotecpen có 11 cấu tử chiếm 74,42% (đặc biệt là một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao như limonene: 15,06%, p-cymene: 12,14%, β-pinene: 10,54%, δ-3-carene: 7,89%...) và nhóm sesquitecpen có 4 cấu tử chiếm 24,76%, trong đó có một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao như α- farnesene: 7,87%, valencene: 4,96%. Hình 2. Sắc kí đồ các cấu tử trong phân đoạn 1 Phân đoạn 1: 1,96 mL Tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn (4 mL) Rửa giải bằng dung môi n- hexan (340 mL) Rửa giải bằng hệ dung môi n-hexan/dietyl ete = 1/1 (320 mL) Rửa giải bằng dung môi dietyl ete (350 mL) Phân đoạn 2: 0,25 mL Phân đoạn 3: 0,35 mL Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu 45 Bảng 1. Các cấu tử trong phân đoạn 1 Stt Tên các cấu tử Thời gian lưu (phút) Tỉ lệ (%) 1 nonane 2,269 6,06 2 α-pinene 6,846 2,92 3 camphene 7,118 3,73 4 β-pinene 7,653 10,54 5 sabinene 7,841 2,83 6 δ-3-carene 8,056 7,89 7 myrcene 9,923 2,96 8 α-phellandrene 12,127 3,82 9 α-terpinene 13,943 6,47 10 p-cymene 14,905 12,14 11 limonene 15,237 15,06 12 α-cubebene 15,617 3,05 13 δ-elemene 15,765 4,02 14 β-bisabolene 15,893 4,86 15 valencene 17,627 4,96 16 α-farnesene 18,338 7,87 Ghi chú. Tỉ lệ (%) tính theo diện tích pic sắc kí + Xác định mùi của phân đoạn 1: Để xác định mùi của phân đoạn 1, xét các cặp mẫu theo phương pháp A không A, kết quả được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Tổng hợp kết quả trả lời của nhóm người thử trên mẫu phân đoạn 1 Mẫu giới thiệu Người thử lựa chọn Tổng A Không A Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết A 3 5,5 9 6,5 12 Không A 8 5,5 4 6,5 12 Tổng 11 11 13 13 24 Giá trị: Giá trị X2 tính toán được này lớn hơn giá trị X2tb = 3,84 ở mức ý nghĩa α là 5%. Điều đó kết luận rằng người thử đã phân biệt được hai mẫu A và không A. Có nghĩa là phân đoạn 1 (tách chiết bằng dung môi n-hexan) không có mùi giống mùi của tinh dầu vỏ quả quýt Nguyễn Văn Lợi 46 Lạng Sơn tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. Như vậy phân đoạn 1 không có mùi thơm của tinh dầu. - Phân đoạn 2: + Xác định các cấu tử trong phân đoạn 2: Sử dụng phương pháp GC-MS, xác định được 10 cấu tử trong phân đoạn này, kết quả được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Các cấu tử trong phân đoạn 2 Stt Tên các cấu tử Thời gian lưu (phút) Tỉ lệ (%) 1 octanal 2,785 3,79 2 citronellal 5,610 20,62 3 decanal 7,341 14,53 4 neral 9,266 11,75 5 linalyl acetate 10,357 7,06 6 dodecanal 11,628 7,12 7 geranial 12,754 9,18 8 α-sinensal 15,342 11,69 9 β-sinensal 16,129 9,04 10 geranyl acetate 16,573 4,16 Hình 3. Sắc kí đồ các cấu tử trong phân đoạn 2 Phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết với hệ dung môi n-hexan và dietyl ete có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, trong đó có 8 cấu tử thuộc nhóm andehit chiếm 87,72%, đặc biệt là có một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao như citronellal: 20,62%, decanal: 14,53%, neral: 11,47% và α-sinensal: 11,69%. Nhóm este có 2 cấu tử chiếm 11,22% (linalyl acetate: 7,06% và geranyl acetate: 4,16%). Theo tác giả Lê Thanh Vân và cộng sự [11] cho rằng cấu trúc tổ hợp hương gồm 2 thành phần chính là thành phần tạo hương (chất mùi chủ thể, chất khuếch tán và chất hỗ trợ) và thành phần cố định hương. Thành phần cố định hương, thường là những thành phần có khối lượng phân tử lớn, nhiệt độ sôi cao, khó bay hơi trong không khí, ở dạng sệt, có độ nhớt cao hoặc kết tinh rắn, chẳng hạn như β-cyclodextrin, maltodextrin. Tác giả Choi H.S và cộng sự [12], khi nghiên cứu các cấu tử trong tinh dầu của quả thuộc họ citrus cho rằng, các cấu tử có nhóm chức andehit đóng vai trò là chất tạo mùi chủ thể và các cấu tử có nhóm chức este đóng vai trò là chất khuếch tán. + Xác định mùi của phân đoạn 2: Để khẳng định phân đoạn 2 có phải là phân đoạn tạo mùi thơm đặc trưng cho tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn hay không, sử dụng phép thử A-không A, nhằm xác định mùi của phân đoạn tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn tách chiết bằng dung môi n-hexan và dietyl ete với mùi của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. Kết quả thu được, trình bày ở Bảng 4. Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu 47 Bảng 4. Tổng hợp kết quả trả lời của nhóm người thử trên mẫu phân đoạn 2 Mẫu giới thiệu Người thử lựa chọn Tổng A Không A Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết A 6 7 6 5 12 Không A 8 7 4 5 12 Tổng 14 14 10 10 24 Gíá trị: Giá trị X2 tính toán được nhỏ hơn giá trị X2tb = 3,84 ở mức ý nghĩa α là 5%. Điều này kết luận rằng người thử đã không phân biệt được mùi của phân đoạn tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn tách chiết bằng dung môi n-hexan và dietyl ete với mùi của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được tách chiết bằng phương pháp ép lạnh (tinh dầu vỏ quả quýt được tách chiết bằng phương pháp ép lạnh gọi là mẫu chuẩn, vì phương pháp này được ép cơ học trong môi trường lạnh, do đó giữ được mùi đặc trưng của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn). Phân đoạn tinh dầu tách chiết bằng dung môi n-hexan và dietyl ete có mùi giống mùi của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. - Phân đoạn 3: + Xác định các cấu tử trong phân đoạn 3: Bảng 5. Các cấu tử trong phân đoạn 3 Stt Tên các cấu tử Thời gian lưu (phút) Tỉ lệ (%) 1 octanol 3,024 15,06 2 terpinene-4-ol 4,863 5,42 3 α-terpinelol 6,847 6,53 4 decanol 7,118 6,68 5 β-citronellol 7,652 13,12 6 geraniol 7,843 1,08 7 nerol 8,377 9,87 8 perillyl alcohol 9,928 5,56 9 cedrenol 12,127 7,34 10 nonanoic acid 13,942 3,84 11 cis-geraniol 14,541 1,89 12 trans-geraniol 14,897 3,81 13 thylmol 14,985 5,47 14 piperitone 16,786 5,72 15 menthone 17,125 5,26 Nguyễn Văn Lợi 48 Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 15 cấu tử trong phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết bằng dung môi dietyl ete (phân đoạn 3). Phân đoạn này có màu vàng nhạt và trong suốt, kết quả được trình bày ở Bảng 5. Hình 4. Sắc kí đồ các cấu tử trong phân đoạn 3 Kết quả nghiên cứu trong Bảng 5 cho thấy đã xác định được 15 cấu tử trong phân đoạn 3, trong đó nhóm ancol có 12 cấu tử chiếm 81,83%, nhóm axit có 1 cấu tử chiếm 3,84% và nhóm xeton có 2 cấu tử chiếm 10,98%. + Xác định mùi của phân đoạn 3: Để xác định mùi của phân đoạn 3, xét các cặp mẫu theo phương pháp A không A, kết quả được thể hiện ở Bảng 6. Bảng 6. Tổng hợp kết quả trả lời của nhóm người thử trên mẫu phân đoạn 3 Mẫu giới thiệu Người thử lựa chọn Tổng A Không A Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết Giá trị quan sát Giá trị lí thuyết A 10 7 2 5 12 Không A 4 7 8 5 12 Tổng 14 14 10 10 24 Giá trị: Giá trị X2 tính toán được lớn hơn giá trị X2tb = 3,84 ở mức ý nghĩa α là 5%. Điều đó kết luận rằng người thử đã phân biệt được hai mẫu A và không A. Có nghĩa là phân đoạn 3 (tách chiết bằng dung môi dietyl ete) không có mùi giống mùi của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. 2.2.2. Xác định hoạt tính sinh học của nhóm cấu tử tạo hương - Xác định khả năng quét gốc tự do DPPH của nhóm cấu tử tạo hương Khả năng quét gốc tự do DPPH của nhóm cấu tử tạo hương trong phân đoạn 2 của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả được trình bày ở Bảng 7. Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu 49 Bảng 7. Khả năng quét gốc tự do DPPH của nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn Stt Mẫu thí nghiệm Khối lượng (mL) % quét gốc tự do DPPH 1 Nhóm cấu tử tạo hương 0,1 38,17 ± 0,22 2 Vitamin C 0,1 39,34 ± 0,19 Kết quả nghiên cứu trong Bảng 7 cho thấy nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt có khả năng quét gốc tự do DPPH nhỏ hơn vitamin C. Xác định khả năng kháng khuẩn của nhóm cấu tử tạo hương Xác định khả năng kháng khuẩn của nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn, trên các chủng vi sinh vật kiểm chứng như sau: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi và Bacillus cereus. Bảng 8. Khả năng kháng khuẩn của nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn Stt Chủng vi sinh vật Đường kính vòng kháng khuẩn (cm) 1 Staphylococcus aureus 3,4 2 Escherichia coli 2,8 3 Salmonella typhi 2,6 4 Bacillus cereus 3,2 Kết quả trong Bảng 8 cho thấy nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn có khả năng kháng khuẩn trên các chủng vi sinh vật kiểm định. Theo tác giả Friedman M và cộng sự [10] cho rằng đường kính vòng tròn kháng khuẩn ≥ 3,0 cm thì được coi là kháng khuẩn mạnh và đường kính vòng tròn kháng khuẩn từ 2,0 - 2,9 cm thì được coi là kháng khuẩn trung bình. Vậy khả năng kháng khuẩn mạnh nhất của nhóm cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn là đối với chủng Staphylococcus aureus và Bacillus cereus. 3. Kết luận Sử dụng phương pháp sắc kí cột, hệ dung môi rửa giải n-hexan/dietyl ete với tỉ lệ thể tích =1/1 từ 4 mL tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn đã tách chiết được 0,25 mL dịch sánh đặc màu vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng (phân đoạn 2). Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 10 cấu tử trong phân đoạn này, trong đó có 8 cấu tử thuộc nhóm andehit (octanal, citronellal, decanal, neral, dodecanal, geranial, α-sinensal, β-sinensal) chiếm 87,72% và 2 cấu tử thuộc nhóm este (linalyl acetate, geranyl acetate) chiếm 11,22%. Kết hợp với phương pháp đánh giá cảm quan A không A đã khẳng định rằng trong 3 phân đoạn thì phân đoạn 2 tách chiết bằng hệ dung môi n- hexan và dietyl ete là phân đoạn có chứa các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng của tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn. Bên cạnh đó cũng đã xác định được một số hoạt tính sinh học của nhóm cấu tử tạo hương trong phân đoạn 2 như khả năng quét gốc tự do DPPH (38,17 ± 0,22%) và khả năng kháng khuẩn trên 4 chủng vi sinh vật kiểm định: Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli và Salmonella typhi. Nguyễn Văn Lợi 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đường Hồng Dật, 2003. Cam, chanh, quýt, bưởi và kĩ thuật trồng. Nxb Lao động - Xã hội. [2] Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Đình Hòa, 2013. Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt tính sinh học của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ quả bưởi và vỏ quả cam của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 51(2), 153-162. [3] Minh Tu N.T., Thanh L.X, Une A., Ukeda U. and Sawamura M, 2002. Volatile constituents of Vietnamese pummelo, orange, tangerine and lime peel oils. Flavour and fragrance journal, 17, 169-174. [4] Hà Duyên Tư, 2010. Kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, Nxb Khoa học và Kĩ thuật. [5] Molyneux P., 2004. The use of the stable free radical diphenylpicryl-hydrazyl (DPPH) for estimating antioxidant activity. Songklanakaric Journal of Science Technology, 26, pp. 211-219. [6] Matook S.M. and Fumio H., 2006. Evaluation of the antioxidant activity of extracts from buntan (Citrus grandis Osbeck) fruit tissues. Food Chemistry, 94, pp. 529-534. [7] Meena M.R. and Sethi V., 1994. Antimicrobial activity of essential oils from spices. Journal of Food science and Technology, 31, pp. 68- 70. [8] Friedman M., Henika P.R. and Mandrell R.E., 2002. Bactericidal activities of plant essential oils and some of their isolated constituents against Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Listeria monocytogenes and Salmonella enteric. Journal of Food Protection, 65, pp.1545-1560. [9] Perez C., Pauli M. and Bazevque P., 1990. An antibiotic assay by the agar well diffusion method. Acta Biologiae et Medicine Experimentalis, 15, pp. 113-115. [10] Friedman M., Henika P.R and Mandrell R.E., 2002. Bactericidal activities of plant essential oils and some of their isolated constituents against Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Listeria monocytogenes and Salmonella enteric. Journal of Food Protection, 65, pp.1545-1560. [11] Lê Thanh Vân, Ngô Văn Chí, 2001. Hương liệu trong mĩ phẩm và thực phẩm. Nxb Khoa học và Kĩ thuật. [12] Choi H.S., Sawamura M and Kondo Y., 2000. Composition of the essential oil of Citrus tamurana Hort, ex Tanaka (Hyuganatsu). Journal of Agricultural and Food Chemistry, 48, pp. 4868-4873. ABSTRACT Extraction and biological activity of the group of flavoring constituents in Lang Son tangerine peel oil Nguyen Van Loi Hanoi University of Industry, Minh Khai, Hanoi The Lang Son tangerine peel oil (4 mL) was subjected to column chromatography over silica gel, eluted with n-hexane-diethyl ether solution (ratio 1:1, v/v) to afford 0.25 mL of a dark yellow tangerine-odour fraction 2. By GC-MS method was obtained that this fraction contains ten main constituents, including octanal, citronellal, decanal, neral, linalyl acetate, dodecanal, geranial, α- sinensal, β-sinensal and geranyl acetate. They are identified as flavoring constituents by “A-not-A” sensory analysis method. This group of components obtained a free radical scavenging activity DPPH (inhibited activity of 38.17 ± 0.22%) and a good resistance to 4 bacterial strains (Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli and Salmonella typhi). Keywords: Biological activity, extraction, group of flavoring constituents, Lang Son tangerine peel oil.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4401_6_loi_6137_2128453.pdf
Tài liệu liên quan