Tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của viên nang dr trên chuột nhắt trắng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
129
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA VIÊN NANG DR
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Bùi Tiến Thành*, Hà Đức Thắng**, Nguyễn Phương Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Diệp hạ châu, Râu mèo là 2 loại dược liệu có tác dụng hạ acid uric máu, trong đó Diệp hạ châu làm
hạ acid uric máu qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase, còn Râu mèo có tác dụng làm hạ acid uric máu qua cơ
chế lợi tiểu. Với mục đích phối hợp 2 tác dụng hạ acid uric, viên nang DR được sản xuất từ 2 cao khô của loại
dược liệu trên.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu, acid uric niệu trên mô hình tăng acid uric cấp và mạn của
viên nang DR trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trên mô hình tăng acid uric cấp, cho chuột uống viên nang DR
một liều duy nhất, hoặc uống dự phòng 5 ngày liên tiếp trước khi tiêm phúc mô kali oxonat (300 mg/kg). Trên mô
hình tăng acid uric mạn, tiêm phúc mô cách ngày với liều kali oxonat giảm dần (từ ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của viên nang dr trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
129
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA VIÊN NANG DR
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Bùi Tiến Thành*, Hà Đức Thắng**, Nguyễn Phương Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Diệp hạ châu, Râu mèo là 2 loại dược liệu có tác dụng hạ acid uric máu, trong đó Diệp hạ châu làm
hạ acid uric máu qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase, còn Râu mèo có tác dụng làm hạ acid uric máu qua cơ
chế lợi tiểu. Với mục đích phối hợp 2 tác dụng hạ acid uric, viên nang DR được sản xuất từ 2 cao khô của loại
dược liệu trên.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu, acid uric niệu trên mô hình tăng acid uric cấp và mạn của
viên nang DR trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trên mô hình tăng acid uric cấp, cho chuột uống viên nang DR
một liều duy nhất, hoặc uống dự phòng 5 ngày liên tiếp trước khi tiêm phúc mô kali oxonat (300 mg/kg). Trên mô
hình tăng acid uric mạn, tiêm phúc mô cách ngày với liều kali oxonat giảm dần (từ 300 mg/kg xuống 150 mg/kg),
viên nang DR được cho uống liên tục trong 14 ngày. Allopurinol được sử dụng làm thuốc đối chiếu.
Kết quả: Trên mô hình tăng acid uric cấp, viên nang DR (2 và 4 viên/kg) có tác dụng hạ acid uric máu, acid
uric niệu khi uống một liều duy nhất hay uống dự phòng 5 ngày. Trên mô hình tăng acid uric mạn, viên nang
DR (2 và 4 viên/kg) làm giảm acid uric máu và acid uric niệu sau 7 và 14 ngày.
Kết luận: Viên nang DR có tác dụng hạ acid uric máu, acid uric niệu trên 2 mô hình tăng acid uric cấp và
tăng acid uric mạn.
Từ khoá: viên nang DR, kalioxonat, Diệp hạ châu, Râu mèo, tác dụng hạ cid uric.
ABSTRACT
EFFECTS OF DR CAPSULES ON SERUM URIC ACID LEVELS IN HYPERURICAEMIA MICE
Bui Tien Thanh, Ha Duc Thang, Nguyen Phuong Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 129 - 135
Background: Phyllanthus amarus and Orthosiphon aristatus are two of the popular traditional medicines
which have hypouricemic effect. In which P. amarus decreased plasma uric acid level by the mechanism of
inhibiting xanthin oxidase enzyme, O. stamineus have the effect of decreasing plasma uric acid level via diuretic
mechanism. DR capsules manufactured from two types of medicinal plants, with the purpose of combining two
mechanisms to effectively reduce plasma uric acid level.
Objectives: Examine the effect of DR capsules on potassium oxonate-induced hyperuricemic model in mice.
Material and method: In vivo study, DR capsules were orally pretreated in a single dose or in repeated
doses for 5 days before potassium oxonate (300 mg/kg)-induced acute hyperuricemic model. In chronic
hyperuricemic model, potassium oxonate was injected once per two days in gradually decreased doses (from 300
mg/kg to 150 mg/kg) and powder from DR were administrated 14 days. Allopurinol was used as positive control.
Results: In potassium oxonate-induced acute hyperuricemic model, DR capsules both doses of 2 capsules/kg
and 4 capsules/kg significantly decreased plasma and urinary uric acid levels as compared to hyperuricemic
control. In chronic hyperuricemic model, DR capsules both doses of 2 capsules/kg and 4 capsules/kg after
Khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược – ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Bùi Tiến Thành ĐT: 0974395277 Email: thanhbuitien.bs@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
130
treatment for 7 to 14 days had effective decreased plasma and urinary uric acid levels.
Conclusion: DR capsules decreased the plasma and urinary uric acid levels in potassium oxonate-induced
hyperuricemic models.
Keywords: Phyllanthus amarus, Orthosiphon aristatus, DR capsules, potassium oxonate, hypouricemic
effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng acid uric máu là một tình trạng rối loạn
chuyển hóa thường gặp, trường hợp mạn tính có
thể gây lắng đọng các tinh thể muối urat ở các
mô dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan như:
mạch máu, màng ngoài tim, kết mạc mắt, tuyến
mang tai, thậnkhi lắng đọng tại khớp có thể
gây bệnh gout. Gout là một trong những bệnh cơ
xương khớp thường gặp và có xu hướng gia tăng
ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Bệnh này gout gây ảnh hưởng đến chất
lượng sống của bệnh nhân (hạn chế vận động,
biến dạng khớp), nặng hơn có thể gây tử vong
do suy thận, tai biến mạch máu(9).
Các hóa dược đang được sử dụng để giảm
acid uric tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho người
dùng: dị ứng, phát ban, đau khớp, nhược cơ,
xuất huyết, suy giảm chức năng gan,
thận(2,3,7,9,10).
Viên nang DR được sản suất từ 2 loại dược
liệu khá phổ biến ở Việt Nam là Diệp hạ châu
(Phyllanthus amarus) và Râu mèo (Orthosiphon
aristatus). Các công bố trước đây cho thấy Diệp
hạ châu làm hạ acid uric máu qua cơ chế ức chế
enzym xanthin oxidase(5,8). Râu mèo hạ acid uric
máu nhờ tác dụng tăng thải acid uric(1,6). Đề tài
được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học
về hiệu quả hạ acid uric máu của chế phẩm này
trên mô hình thực nghiệm, phục vụ cho các
nghiên cứu triển khai tiếp theo trên lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Thuốc thử nghiệm: Viên nang DR được sản
xuất bởi công ty BV pharma, đóng vỉ nhôm –
nhôm 10 viên, số lô 011217, ngày sản xuất
1/12/2017, hạn dùng 30/12/2020. Thành phần
chính bao gồm cao khô Diệp hạ châu và cao khô
Râu mèo.
Giả dược: Viên nang placebo do công ty BV
pharma cung cấp, số lô 011117, ngày sản xuất
30/11/2017, hạn dùng 30/11/2020. Thành phần là
tinh bột ngô và tá dược dùng để sản xuất viên
nang DR.
Thuốc đối chiếu: Allopurinol Mylan (Mylan
pharmaceuticals, U.S.A, M.090647, HSD 09-2020)
Hóa chất gây mô hình: Kali oxonat (Sigma-
Aldrich, USA).
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino, phái
đực, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 - 25
g được cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh. Chuột được nuôi ổn định ít nhất 1 tuần
trước khi thử nghiệm. Thể tích cho chuột uống là
0,1 ml/10g thể trọng chuột.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập,
cắt dọc, n=10 cho mỗi lô thử nghiệm.
Mô hình gây tăng acid uric cấp(7,11)
Phác đồ dự phòng
Chuột nhắt trắng được chọn ngẫu nhiên để
chia thành các lô (mỗi lô 10 con) (Bảng 1).
Vào ngày thứ 5, 2 giờ sau khi tiêm kali
oxonat, tiến hành lấy máu đuôi chuột để định
lượng acid uric trong huyết tương theo hướng
dẫn của Kit Acid Uric Liquicolor (Human
Diagnostic Ltd. Co., Germany) bằng máy xét
nghiệm sinh hóa bán tự động DR-7000D (Diuri
Industria, Trung quốc). Sau khi lấy máu, cho
chuột vào lồng chuyển hóa (cao 15 cm, đường
kính 13 cm) để thu nhận nước tiểu (2
chuột/lồng), chuột được cho ăn và uống nước
theo nhu cầu. Sau 24 giờ, thu nhận nước tiểu để
định lượng acid uric niệu bằng máy xét nghiệm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
131
Automatic analyzer 094 với hóa chất là REF 4-
508, PZ Cormay S.A.
Bảng 1. Phác đồ dự phòng trong mô hình gây tăng
acid uric cấp
Lô ( n = 10) Ngày 1-4 Ngày 5
Chứng sinh lý
(C)
Uống nước cất Tiêm phúc mô Nacl 0,9%
1 giờ sau: uống nước cất
Chứng bệnh lý
(CB)
Uống nước cất Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống nước cất
Placebo 2 Uống bột giả
dược (2 viên/kg)
Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống bột giả
dược 2 viên/kg
Placebo 4 Uống bột giả
dược (4 viên/kg)
Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống bột giả
dược 4 viên/kg
Đối chiếu (ĐC) Uống nước cất Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống allopurinol
10mg/kg
Thử 1 (DR2) Uống bột viên
nang DR (2
viên/kg)
Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống bột viên
nang DR 2 viên/kg
Thử 2 (DR4) Uống bột viên
nang DR (4
viên/kg)
Tiêm phúc mô kali oxonat
300 mg/kg
1 giờ sau: uống bột viên
nang DR 4 viên/kg
Phác đồ điều trị cấp
Chuột nhắt trắng được chọn một cách ngẫu
nhiên để chia thành các lô (mỗi lô 10 con) tương
tự như phác đồ dự phòng, nhưng chỉ cho chuột
uống nước cất, bột viên nang DR, bột giả dược
hoặc thuốc đối chiếu một liều duy nhất vào thời
điểm 1 giờ sau khi tiêm phúc mô kali oxonat. 2
giờ sau khi tiêm, lấy máu đuôi chuột để định
lượng acid uric trong huyết tương. Tiến hành
thu nhận nước tiểu 24 giờ để định lượng acid
uric niệu tương tự phác đồ dự phòng. Tiến hành
trên các thiết bị xét nghiệm tương tự như phác
đồ dự phòng.
Mô hình gây tăng acid uric mạn(7,11)
Chuột được chia thành các lô (mỗi lô 10 con),
bao gồm:
Lô chứng sinh lý (C): uống nước cất hàng
ngày, liên tục 14 ngày.
Lô chứng bệnh lý (CB): tiêm phúc mô kali
oxonat cách ngày, bắt đầu từ liều 300 mg/kg
(ngày 1), giảm dần xuống 250 mg/kg (ngày 3),
200 mg/kg (ngày 5) và duy trì ở liều 150 mg/kg
(ngày 7, 9, 11, 13). Chuột được uống nước cất
hàng ngày, liên tục 14 ngày.
Lô Placebo 2: Gây mô hình tương tự như lô
chứng bệnh lý. Chuột được cho uống bột giả
dược 2 viên/kg/ngày, liên tục 14 ngày.
Lô Placebo 4: Gây mô hình tương tự như lô
chứng bệnh lý. Chuột được cho uống bột giả
dược 4 viên/kg/ngày, liên tục 14 ngày.
Lô đối chiếu: Gây mô hình tương tự như lô
chứng bệnh lý. Chuột được cho uống allopurinol
10 mg/kg vào ngày 7 và ngày 14.
Lô thử l (DR2): Gây mô hình tương tự như lô
chứng bệnh lý. Chuột được cho uống bột viên
nang DR 2 viên/kg/ngày, liên tục 14 ngày.
Lô thử 2 (DR4): Gây mô hình tương tự như
lô chứng bệnh lý. Chuột được cho uống bột viên
nang DR 4 viên/kg/ngày, liên tục 14 ngày.
Lấy máu đuôi chuột ở các thời điểm ngày 7,
14 để định lượng acid uric trong huyết tương.
Cho chuột vào lồng chuyển hóa để thu nhận
nước tiểu 24 giờ ở các thời điểm ngày 7 và ngày
14, đo thể tích và định lượng acid uric trong
nước tiểu.
Phương pháp thống kê - xử lý dữ liệu
Số liệu thực nghiệm được biểu diễn dưới
dạng trung bình: M ± SEM (Standard error of the
mean – sai số chuẩn của một giá trị trung bình)
và xử lý thống kê dựa và phép kiểm One-Way
Anova và Student-Newman-Keuls test (phần
mềm Stata MP 13.1).
KẾT QUẢ
Tác dụng của viên nang DR trên mô hình tăng
acid uric cấp
Phác đồ điều trị dự phòng
Trên chuột nhắt, kali oxonat làm tăng acid
uric máu 41%, tăng acid uric niệu 54,13% so với
lô chứng sinh lý có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
132
Các lô uống giả dược (2 viên/kg, 4 viên/kg) có
nồng độ acid uric niệu và acid uric máu khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
(p > 0,05). Thuốc đối chứng (allopurinol 10
mg/kg) làm giảm acid uric máu 26,95%, acid uric
niệu 50,13% so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
Lô uống bột viên nang DR liều 2 viên/kg và 4
viên làm giảm acid uric máu 22,70% và 26,24%,
giảm acid uric niệu 30,03% và 28,42% so với lô
chứng bệnh (p < 0,05).
So với lô chứng sinh lý và lô đối chứng,
nồng độ acid uric máu của lô uống viên nang
DR liều 2 viên/kg và 4 viên/kg khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Riêng nồng độ
acid uric niệu của 2 lô uống viên nang DR cao
hơn lô đối chứng 140,32% và 143,55% (p <
0,05).
Bảng 2. Nồng độ acid uric máu và acid uric niệu
(mg/dL) chuột nhắt sau tiêm kali oxonat
Lô (n=10) Acid uric máu Acid uric niệu
C 1,00 ± 0,14 2,42 ± 0,13
CB 1,41 ± 0,05
*
3,73 ± 0,16
*
Placebo 2 1,40 ± 0,04
*
3,48 ± 0,15
*
Placebo 4 1,40 ± 0,10
*
3,49 ± 0,07
*
ĐC 1,03 ± 0,10
#
1,86 ± 0,16*
#
DR2 1,09 ± 0,16
#
2,61 ± 0,14
#@
DR4 1,04 ± 0,05
#
2,67 ± 0,19
#@
# p < 0,05 so với lô chứng bệnh, * p < 0,05 so với lô chứng
sinh lý và @ P < 0,05 so với lô đối chứng (allopurinol).
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy trên mô hình
chuột nhắt tăng acid uric cấp, viên nang DR liều
2 viên/kg và 4 viên/kg có khả năng dự phòng sự
gia tăng nồng độ acid uric máu, đồng thời gia
tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu. Tác dụng
giảm acid uric máu của viên nang DR tương
đương allopurinol 10 mg/kg. Tác dụng tăng thải
trừ acid acid uric niệu của viên nang DR ưu thế
hơn allopurinol.
Phác đồ điều trị cấp
Trên chuột nhắt, kali oxonat làm tăng acid
uric máu 35,29%, tăng acid uric niệu 36,50% so
với lô chứng sinh lý có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Các lô uống giả dược (2 viên/kg, 4 viên/kg) có
nồng độ acid uric niệu và acid uric máu khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
(p > 0,05). Thuốc đối chứng (allopurinol 10
mg/kg) làm giảm acid uric máu 21,01%, acid uric
niệu 38,08% so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
Lô uống bột viên nang DR liều 2 viên/kg
và 4 viên làm giảm acid uric máu 15,22% và
19,57%, giảm acid uric niệu 15,99% và 9,30%
so với lô chứng bệnh (p < 0,05). Trong đó, viên
nang DR liều 2 viên/kg thể hiện tác dụng hạ
acid uric máu kém allopurinol, riêng liều 4
viên/kg có tác dụng hạ acid uric máu tương
đương allopurinol 10mg/kg. Đồng thời thuốc
nghiên cứu có tác dụng hạ acid uric niệu tốt
hơn allopurinol (p < 0,05).
So với lô chứng sinh lý, nồng độ acid uric
máu, acid niệu của lô uống viên nang DR liều
2 viên/kg và 4 viên/kg khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3. Nồng độ acid uric máu và acid uric niệu
(mg/dL) chuột nhắt sau tiêm kali oxonat
Lô (n=10) Acid uric máu Acid uric niệu
C 1,02 ± 0,09 2,52 ± 0,13
CB 1,38 ± 0,10
*
3,44 ± 0,14
*
Placebo 2 1,35 ± 0,10
*
3,35 ± 0,15
*
Placebo 4 1,37 ± 0,11
*
3,41 ± 0,70
*
ĐC 1,09 ± 0,02
#
2,13 ± 0,22
#
DR2 1,17 ± 0,02
#@
2,89 ± 0,16
#@
DR4 1,11 ± 0,07
#
3,12 ± 0,07
#@
# p < 0,05 so với lô chứng bệnh , * p < 0,05 so với lô chứng
sinh lý và @ p < 0,05 so với lô đối chứng (allopurinol)
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy trên mô hình
chuột nhắt tăng acid uric cấp, viên nang DR liều
2 viên/kg và 4 viên/kg có tác dụng hạ acid uric
máu và tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu. Tác
dụng giảm acid uric máu của viên nang DR kém
hơn allopurinol 10 mg/kg. Tác dụng tăng thải trừ
acid acid uric niệu của viên nang DR ưu thế hơn
allopurinol.
Tác dụng dự phòng tăng acid uric của viên
nang DR trên mô hình tăng acid uric mạn
Nồng độ acid uric máu của chuột lô chứng
bệnh tăng 88,78% (sau 7 ngày) và 80,56% (sau 14
ngày) có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý
(p < 0,05). Các lô uống giả dược có nồng độ acid
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
133
uric máu tương đương lô chứng bệnh ở cả 2 thời
điểm theo dõi (p > 0,05). Lô chuột uống
allopurinol có nồng độ acid uric máu giảm
43,78% (ngày 7) và 47,69% (ngày 14) có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh lý.
Ở lô uống viên nang DR liều 2 viên/kg, nồng
độ acid uric máu giảm lần lượt 35,68% và 40% ở
thời điểm 7 ngày và 14 ngày sau dùng thuốc (p <
0,05), kém hơn lô allopurinol 10mg/kg (p < 0,05).
Ở lô uống viên nang DR 4 viên/kg nồng độ acid
uric máu giảm 40,54% và 44,10% có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
Ở liều 4 viên/kg, nồng độ acid uric máu của
chuột giảm 7,56% và 6,84% so với liều 2 viên/kg
(p < 0,05) và tương đương với allopurinol 10
mg/kg (p > 0,05).
Kết quả Bảng 4 cho thấy, viên nang DR liều 2
viên/kg và 4 viên/kg có tác dụng dự phòng tăng
acid uric máu trên mô hình chuột nhắt tăng acid
uric mạn. Liều dùng 4 viên/kg có tác dụng tương
đương với allopurinol 10 mg/kg.
Bảng 4. Nồng độ acid uric máu (mg/dL) chuột nhắt
sau tiêm kali oxonat 7 ngày, 14 ngày
Lô (n=10) Sau 7 ngày Sau 14 ngày
C 0,98 ± 0,04 1,08 ± 0,06
CB 1,85 ± 0,16
*
1,95 ± 0,09
*
Placebo 2 1,84 ± 0,16
*
1,93 ± 0,07
*
Placebo 4 1,83 ± 0,10
*
1,94 ± 0,10
*
ĐC 1,04 ± 0,07
#
1,02 ± 0,09
#
DR2 1,19 ± 0,03
#@
1,17 ± 0,07
#@
DR4 1,10 ± 0,05
#
1,09 ± 0,08
#
# p < 0,05 so với lô chứng bệnh
* p < 0,05 so với lô chứng sinh lý
@ P < 0,05 so với lô đối chứng (allopurinol).
Bảng 5. Nồng độ acid uric nước tiểu (mg/dL) và thể tích nước tiểu (mL) của chuột nhắt sau tiêm kali oxonat 7
ngày, 14 ngày
Lô (n=10)
Acid uric niệu (mg/dL) Thể tích nước tiểu (mL)
7 ngày 14 ngày 7 ngày 14 ngày
C 2,38 ± 0,02 2,77 ± 0,08 2,12 ± 0,19 2,15 ± 0,13
CB 5,72 ± 0,14
*
6,52 ± 0,15
*
2,08 ± 0,15 2,12 ± 0,06
Placebo 2 5,67 ± 0,14
*
6,46 ± 0,16
*
2,15 ± 0,15 2,13 ± 0,15
Placebo 4 5,63 ± 0,15
*
6,49 ± 0,18
*
2,15 ± 0,15 2,14 ± 0,09
ĐC 1,90 ± 0,04*
#
2,03 ± 0,18
#
2,10 ± 0,13 2,14 ± 0,07
DR2 2,93 ± 0,17
#@
2,77 ± 0,09
#@
3,02 ± 0,08
*#@
3,12 ± 0,09
*#@
DR4 3,09 ± 0,12
#@
3,01 ± 0,16
#@
4,17 ± 0,38
*#@
4,24 ± 0,18
*#@
# p < 0,05 so với lô chứng bệnh , * P < 0,05 so với lô chứng sinh lý, @ p < 0,05 so với lô đối chứng (allopurinol)
Nồng độ acid uric niệu của chuột lô chứng
bệnh tăng 140,34% (sau 7 ngày) và 135,80%
(sau 14 ngày) có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng sinh lý (p < 0,05). Thể tích nước tiểu
không thay đổi so với lô chứng sinh lý (p >
0,05). Các lô chuột uống giả dược có nồng độ
acid uric niệu và thể tích nước tiểu tương
đương lô chứng bệnh ở cả 2 thời điểm theo dõi
7 ngày và 14 ngày (p > 0,05). Như vậy, trên
chuột nhắt trắng, kali oxonat làm tăng acid
uric máu và acid uric niệu, không ảnh hưởng
đến thể tích nước tiểu của chuột thử nghiệm.
Lô chuột uống allopurinol có nồng độ acid
uric niệu giảm 66,78% (ngày 7) và 68,80% (ngày
14) so với lô chứng sinh lý và bệnh lý (p < 0,05).
Thể tích nước tiểu của chuột uống allopurinol
không thay đổi so với lô chứng sinh lý và chứng
bệnh lý (p > 0,05). Như vậy, allopurinol không có
tác dụng thải trừ acid uric qua nước tiểu.
Ở lô uống viên nang DR liều 2 viên/kg, nồng
độ acid uric niệu giảm lần lượt 48,78% và 57,52%
ở thời điểm 7 ngày và 14 ngày sau dùng thuốc,
đồng thời thể tích nước tiểu tăng 42,45% so với lô
chứng bệnh và chứng sinh lý (p < 0,05).
Ở lô uống viên nang DR 4 viên/kg nồng độ
acid uric niệu giảm 45,98% (ngày 7) và 53,83%
(ngày 14), đồng thời thể tích nước tiểu tăng
96,79% và 97,21% so với lô chứng bệnh và chứng
sinh lý (p < 0,05).
So với liều 2 viên, viên nang DR uống liều 4
viên/kg 7 ngày làm tăng nồng độ acid uric niệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
134
chuột 5,46% (p > 0,05), nhưng đến 14 ngày thì
nồng độ acid uric niệu tăng 8,66% (p < 0,05).
Đồng thời, thể tích nước tiểu của chuột uống
viên nang DR 4 viên/kg nhiều hơn lô uống viên
nang DR liều 2 viên.kg 138,08% (ngày 7) và 135,90%
(ngày 14).
Kết quả Bảng 5 cho thấy, viên nang DR liều 2
viên/kg và 4 viên/kg có tác dụng dự phòng tăng
acid uric niệu và thể hiện tác dụng lợi tiểu trên
chuột nhắt tăng acid uric mạn. Trong đó, liều 4
viên/kg thể hiện tác dụng mạnh hơn liều 2
viên/kg (p < 0,05) trên cả 2 chỉ số acid uric niệu
và thể tích nước tiểu.
BÀN LUẬN
Số liệu thực nghiệm cho thấy acid uric máu
và acid uric niệu của chuột nhắt trắng tăng sau
khi tiêm kali oxonat trên cả 2 mô hình cấp và
mạn. Do đặc điểm tương đồng về cấu trúc phân
tử với urat, kali oxonat ức chế cạnh tranh enzym
uricase với urat, khiến cho acid uric không
chuyển thành allantoin, chất chuyển hóa có độ
tan gấp 10 lần acid uric nên dễ dàng đào thải qua
nước tiểu. Kết quả thực nghiệm này phù hợp với
cơ chế tăng acid uric máu trên động vật gặm
nhấm của kali oxonat cũng như các kết quả của
các công bố trước(7,8,10,11).
Các lô chuột uống giả dược (2 viên/kg và 4
viên/kg) đều có tình trạng tăng acid uric máu vầ
acid uric niệu khác biệt không ý nghĩa thống kê
so với lô chứng bệnh. Như vậy, các tá dược dùng
trong bào chế trong viên nang DR không ảnh
hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc thải trừ
acid uric của chuột nhắt trắng.
Viên nang DR liều 2 viên/kg và 4 viên/kg thể
hiện tác dụng giảm acid uric máu trên cả mô
hình tăng acid uric cấp (dự phòng, điều trị) và
tăng acid uric mạn. Liều 4 viên/kg có tác dụng
tốt hơn liều 2 viên/kg và tác dụng này tương
đương với allopurinol 10 mg/kg. Tác dụng giảm
acid uric máu trong nghiên cứu này tương đồng
với khả năng ức chế xanthin oxidase, giảm acid
uric máu của dược liệu Diệp hạ châu(5,8) và Râu
mèo(1,6). Đồng thời, cũng liên quan đến thành
phần sinensetin (của Râu mèo) và các flavonoid
trong chế phẩm(4).
Kết quả Bảng 2, 3 và 4 cho thấy viên nang DR
liều 2 viên/kg và 4 viên/kg làm giảm nồng độ
acid uric niệu so với lô bệnh lý. Kết hợp với
những công bố trước(1,5,6,8), kết quả nghiên cứu
này bổ sung minh chứng về cơ chế tác dụng của
chế phẩm: ức chế quá trình tổng hợp acid uric
thông qua ức chế xanthin oxidase. Bên cạnh đó,
chế phẩm DR đã thể hiện rõ hiệu quả lợi tiểu sau
uống dự phòng 7 ngày và 14 ngày (Bảng 5). Kết
quả này phù hợp với thực tế lâm sàng cũng như
các công bố về tác dụng lợi tiểu của 2 dược liệu
có trong thành phần viên nang DR(1,5,6,7). Như
vậy, việc kết hợp Diệp hạ châu và Râu mèo sẽ
tận dụng được cả 2 nguyên tắc điều trị tăng acid
uric máu quan trọng: 1) giảm tổng hợp acid uric;
2) tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu. Do trong
thành phần có chứa sinensetin và phyllanthin(4),
viên nang DR hứa hẹn mang lại lợi ích cho
những bệnh nhân tăng acid uric có cơ địa dị ứng
với allopurinol, bị suy giảm chức năng gan, thận,
những biến chứng thường gặp trong bệnh rối
loạn chuyển hóa, người cao tuổi.
KẾT LUẬN
Viên nang DR liều 2 viên/kg và liều 4 viên/kg
có tác dụng dự phòng và điều trị tăng acid uric
cấp và mạn trên chuột nhắt trắng. Liều 4 viên/kg
thể hiện tác dụng hạ acid uric máu, acid niệu và
lợi tiểu tốt hơn liều 2 viên/kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arafat OM, Tham SY, Sadikun A, Zhari I, Haughton PJ, Asmawi
MZ (2008). “Studies on diuretic and hypouricemic effects of
Orthosiphon stamineus methanol extracts in rats”. J
Ethnopharmacol.; 118(3): 354-60.
2. Green GB, Hariss LS, Lin GA, Moylan KC (2004). The
Washington manual of medical therapeutics for PDA, 31st
Edition. Lippincott Williams and Wilkins, pp.517 – 520.
3. Hoàng Kim Huyền, Brouwers JRBJ (2012). Dược lâm sàng
những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị - tập 2.
NXB Y học Hà Nội, tr. 459 – 461.
4. Huỳnh Tấn Đá, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Minh Đức,
Nguyễn Phương Dung (2017). “Xây dựng quy trình định lượng
đồng thời sinensetin và phyllanthin trong viên nang Râu mèo –
Diệp hạ châu bằng phương pháp HPLC”. Y học Tp Hồ Chí Minh;
21(1): 361-368.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
135
5. Murugaiyah V, Chan KL (2006). “Antihyperuricemic lignans
from the leaves of Phyllanthus niriri”. Plant Med.; 72(14): 1262-7.
6. Nirdnoy M, Muangman V (1991). “Effect of Folia Orthosiphonis
on urinary stone promoters and inhibitor”. J Med Assoc Thai.;
74(6): 318-21.
7. Nguyen MT, Awale, Tezuka Y et al (2005). “Hypouricemic
Effects of Acacetin and 4,5-Odicaffeoylquinic Acid Methyl Ester
on Serum Uric Acid Levels in Potassium Oxonate-Pretreated
Rats”, Biol. Pharm. Bull.; 28(12): 2231—2234.
8. Nguyễn Phương Dung (2010). “Nghiên cứu tác dụng hạ acid
uric của cao cồn chiết xuất từ Diệp hạ châu, Nghệ”. Y học Tp Hồ
Chí Minh, 14(2): 82-87.
9. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016). Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa. NXB Giáo Dục Việt Nam, tr. 187-190, 192, 193, 194,195, 200,
205, 206, 208.
10. Schumacher HR; Chen LX (2010). Gout and other crystal –
associated arthropathies. In:
Fauci AS; Harrison TR; Langford CA. Harrison’s Rheumatology,
2nd. Mc Graw Hill Medical, New York, pp. 235 – 238.
11. Watanabe S, Kimura Y, Shindo K, and Fukui T (2006). “Effect of
Human placenta extract on potassium oxonate-induced elevation
of blood uric acid concentration”. Journal of Health Science; 52(6):
738-742.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 129_2_4005_2169213.pdf