Tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não của chế phẩm cao lỏng trúng phong trên thực nghiệm
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não của chế phẩm cao lỏng trúng phong trên thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
20
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CỦA
CHẾ PHẨM CAO LỎNG TRÚNG PHONG TRÊN THỰC NGHIỆM
Đoàn Xuân Đinh1; Nguyễn Minh Dũng1; Lê Đức Hùng1
Nguyễn Hoàng Ngân2; Nguyễn Thị Thu Hằng2; Nguyễn Hồng Hải2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tác dụng điều trị nhồi máu não của chế phẩm cao lỏng Trúng phong 2:1
trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: sử dụng mô hình gây nhồi máu não tại động mạch
não giữa trên chuột nhắt trắng bằng phản ứng quang hóa gây bởi chiếu tia laser. 32 chuột nhắt
trắng đực, chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 8 con: lô 1 (phẫu thuật không gây nhồi máu +
uống nước cất); lô 2 (phẫu thuật gây nhồi máu + uống nước cất); lô 3 (phẫu thuật gây nhồi máu +
uống cao lỏng Trúng phong liều 10,5 ml/kg); lô 4 (phẫu thuật gây nhồi máu + uống boluoke liều
200 mg/kg). Kết quả: ở lô 3, 4 có tác dụng hồi phục tổn thương thần kinh, giảm mức độ tổn
thương vận động của chuột gây nhồi máu não tại các thời điểm sau 24 giờ, 48 giờ, rõ nhất sau
72 giờ, 168 giờ gây nhồi máu. Liều cao lỏng Trúng phong dùng trong nghiên cứu có tác dụng
hồi phục tổn thương não và hoạt động của chuột gây nhồi máu não tương đương với boluoke
liều 200 mg/kg. Kết luận: cao lỏng Trúng phong 2:1 liều 10,5 ml/kg (tương đương 21 g dược
liệu khô/kg) có tác dụng tốt khi sử dụng điều trị trên mô hình gây nhồi máu não thực nghiệm ở
chuột nhắt trắng, tương đương với boluoke liều 200 mg/kg.
* Từ khóa: Cao lỏng Trúng phong; Nhồi máu não; Tác dụng điều trị.
Experimental Evaluating the Effect of Trung phong Liquid Extract
on Treatment of Cerebral Infarction in Mice
Summary
Objectives: To evaluate the effect of Trung phong liquid extract on treatment of cerebral
infarction. Subjects and methods: Using experimental mice model of cerebral infarction in the
middle cerebral artery caused by the laser photocoagulation. Total of 32 male mice were divided
randomly into four groups, 8 mice of each: Group 1 (surgery without cerebral infarction +
distilled water); group 2 (cerebral infarction + distilled water); group 3 (cerebral infarction +
Trung phong liquid extract administered 10.5 mL/kg); group 4 (cerebral infarction + boluoke
administered 200 mg/kg). Results: In groups 3 and 4, it showed the recoverable effect on the brain,
reduced injured movement at time points 24 hour, 48 hour and positive effect was clear after
72 hour, 168 hour. The dose of Trung phong liquid extract used in the study had the recoverable
effect on injured brain and mice movement equivalent to boluoke oral of 200 mg/kg. Conclusion:
Trung phong liquid extract oral administered 10.5 mL/kg on mice showed good effect on the
cerebral infarction mice model and had effect equivalent to boluoke oral administered 200 mg/kg.
* Keywords: Cerebral infarction; Trung phong liquid extract; Effective treatment.
1. Viện Y học Cổ truyền Quân đội
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hải (dhonghaik85@gmail.com)
Ngày nhận bài: 22/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2018
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu não (NMN) là một bệnh
nguy hiểm, có thể gây tử vong rất nhanh
hoặc để lại di chứng hết sức nặng nề.
Hiện nay, quá trình điều trị NMN rất khó
khăn và phức tạp. Từ thực tế đó, kế thừa
và phát triển kinh nghiệm sử dụng các
loại dược liệu trong Y học Cổ truyền,
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản
xuất Thuốc, Viện Y học Cổ truyền Quân
đội đã bào chế chế phẩm cao lỏng Trúng
phong với mục đích: Xây dựng mô hình
gây NMN và đánh giá tác dụng điều trị
NMN của chế phẩm trên thực nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.
* Chế phẩm nghiên cứu:
- Cao lỏng Trúng phong 2:1, do Trung
tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản xuất Thuốc,
Viện Y học Cổ truyền Quân đội bào chế,
đạt tiêu chuẩn cơ sở.
- Boluoke (lumbrokinase) (Canada RNA
Biochemical Inc) dùng làm thuốc tham chiếu.
* Động vật nghiên cứu:
- Chuột nhắt trắng trưởng thành, chủng
Swiss, giống đực, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm,
8 - 9 tuần tuổi, cân nặng 25 - 30 g.
Động vật thí nghiệm do Ban Cung cấp
Động vật thí nghiệm, Học viện Quân y
cung cấp, nuôi dưỡng trong phòng nuôi
động vật thí nghiệm ít nhất một tuần
trước khi tiến hành thí nghiệm, thức ăn và
nước uống theo tiêu chuẩn.
* Thiết bị dùng trong nghiên cứu:
- Thiết bị chiếu laser cải tiến từ bút chiếu
laser, bước sóng 568 nm, công suất 6 mW.
- Kính hiển vi phẫu thuật.
- Máy cắt bệnh phẩm lạnh.
- Bảng đục lỗ (Hole Board, Cat. No.
6650, Ugo Basile).
- Bộ dụng cụ mổ động vật cỡ nhỏ.
- Kim cho chuột uống, chỉ phẫu thuật 6.0
và các dụng cụ thí nghiệm khác.
* Hóa chất dùng trong nghiên cứu:
- Hồng bengal (Rose bengal dye)
(Wako Pure Chemical Industries, Osaka,
Nhật Bản) sử dụng trong mô hình gây đột
quỵ do ánh sáng.
- Các hóa chất nhuộm HE.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Nghiên cứu tác dụng điều trị NMN
trên thực nghiệm:
Tác dụng điều trị NMN của chế phẩm
đánh giá trên mô hình gây NMN tại động
mạch não giữa của chuột nhắt trắng
bằng phản ứng quang hóa gây bởi chiếu
tia laser, theo phương pháp của Hiroshi
Sugimori và CS (2004) [2].
Vị trí
gây
nhồi máu
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
22
- Chuột gây mê với halothane.
- Bộc lộ não, quan sát sự nguyên vẹn
bình thường của não, quan sát được
động mạch não giữa xa bên phải qua
hộp sọ.
- Chiếu một chùm tia laser bước sóng
568 nm tập trung vào động mạch não giữa
trên hộp sọ còn nguyên vẹn.
- Sau 4 phút chiếu xạ, tiêm tĩnh mạch
dung dịch hoa hồng bengal.
- Tiếp tục chiếu chùm tia laser lấy nét
tại động mạch não giữa ngay gần vị trí
đầu tiên trong 4 phút. Huyết khối tạo thành
trên động mạch.
* Phân lô chuột nghiên cứu và cho
uống thuốc:
Chuột nhắt trắng đực 32 con, đủ tiêu
chuẩn thí nghiệm, chia ngẫu nhiên thành
các lô:
- Lô chứng phẫu thuật (n = 8): phẫu thuật
không gây nhồi máu + uống nước cất.
- Lô chứng nhồi máu (n = 8): phẫu thuật
gây nhồi máu + uống nước cất.
- Lô cao lỏng (n = 8): phẫu thuật gây
nhồi máu + uống cao lỏng Trúng phong
2:1 liều 10,5 ml/kg (tương đương 21 g
dược liệu khô/kg).
- Lô boluoke (n = 8): phẫu thuật gây
nhồi máu + uống thuốc tham chiếu boluoke
liều 200 mg/kg.
Với phẫu thuật không gây nhồi máu
(sham surgery), phẫu thuật chuột giống
như phẫu thuật gây nhồi máu (bộc lộ
động mạch não giữa, bộc lộ động mạch
cảnh chung) nhưng không gây cục máu
đông (không chiếu tia laser).
* Đánh giá mức độ tổn thương vận
động của chuột theo thang điểm của
Clark và CS (1997):
Sau đột quỵ não gây ra do NMN ở
động mạch não giữa, tổn thương tế bào
não gây ra tổn thương thực thể về vận
động (gây bại, liệt cơ làm thay đổi dáng đi,
thăng bằng, gây đi vòng), đồng thời tổn
thương trên não gây ức chế làm giảm
hoạt động của chuột.
Để đánh giá mức độ tổn thương thực
thể vận động (gây bại, liệt cơ làm thay đổi
dáng đi, thăng bằng, gây đi vòng) của
chuột đột quỵ, Clark và CS (1997) đưa ra
thang điểm gồm 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí
cho điểm từ 0 - 4. Mức độ tổn thương
nặng nhất là 28 điểm [2]. Cách cho điểm
theo thang điểm của Clark trình bày ở
bảng.1. 1.
Bảng 1: Thang điểm đánh giá mức độ tổn thương vận động của chuột.
Điểm 0 1 2 3 4
Thăng bằng cơ thể
(nhìn từ trên xuống)
Bình thường Thay đổi nhẹ Thay đổi
trung bình
Thay đổi
dễ thấy
Thay đổi
nghiêm trọng
Dáng đi Bình thường Cứng Khập khiễng Run, ngã Không đi được
Trèo dốc 450
Bình thường
Trèo yếu Giữ đứng tại dốc
Nằm tại dốc,
ngã
Không
chuyển động
Hướng di chuyển
(thẳng hay xoay vòng)
tự nhiên
Di chuyển
thẳng, không
xoay vòng
Lật nghiêng
chủ yếu một
bên
Xoay một bên
nhưng không
ổn định
Xoay một bên
ổn định
Không
chuyển động
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
23
Hướng di chuyển
khi bị kéo đuôi (xoay
cưỡng bức)
Không có biểu
hiện xoay
vòng
Xu hướng lật
một bên
Xoay một bên Xoay một
bên chậm
Không
chuyển động
Thăng bằng chân
trước sau
Bình thường Không thăng
bằng nhẹ
Không thăng
bằng rõ
Không thăng
bằng nghiêm
trọng
Không vận động
cơ thể/chân
Đáp ứng với chạm
nhẹ phía sau
Đáp ứng một
cách tự nhiên
Mất thăng
bằng nhẹ
Mất thăng
bằng rõ
Không đáp
ứng cùng bên,
giảm đáp ứng
đối bên
Không đáp ứng
cả hai bên
Đánh giá mức độ tổn thương vận động
của chuột thực hiện tại thời điểm
24 giờ trước khi gây đột quỵ và sau khi
gây đột quỵ 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ
và 168 giờ. So sánh giữa các lô chuột và
rút ra kết luận về tác dụng của chế phẩm.
* Đánh giá tác dụng của chế phẩm lên
hoạt động của chuột nhắt trắng dùng mô
hình bảng đục lỗ (Hole Board):
Vào ngày thứ 8 sau gây đột quỵ, đưa
chuột vào phòng thí nghiệm yên tĩnh, ánh
sáng mờ, ít nhất 1 giờ trước khi làm thí
nghiệm. Thử nghiệm tiến hành sau khi
uống thuốc 30 phút. Lần lượt đặt từng
chuột vào giữa bảng đục lỗ, tiến hành ghi
các hành vi của chuột trong 5 phút.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Số lần chuột thò đầu xuống lỗ.
- Số lần chuột chuyển sang vị trí mới,
so sánh giữa các lô.
* Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê y sinh học, so sánh bằng Anova test,
sử dụng phần mềm SPSS 16.0, khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị
NMN trên thực nghiệm.
* Kết quả đánh giá mức độ gây tổn
thương chức năng thần kinh thông qua
đánh giá tổn thương vận động theo thang
điểm Clark:
Trước khi phẫu thuật, chuột ở các lô
vận động bình thường, điểm đánh giá
theo thang điểm Clark bằng 0. Sau khi
phẫu thuật, chuột ở lô chứng phẫu thuật
(phẫu thuật không gây nhồi máu) vẫn
hoạt động bình thường (điểm đánh giá
theo thang điểm Clark bằng 0), chứng tỏ
các bước phẫu thuật bộc lộ động mạch
não giữa, động mạch cảnh chung không
ảnh hưởng đến chức năng thần kinh não
chuột. Chuột ở các lô gây NMN có biểu
hiện tổn thương thần kinh rõ khi đánh giá
theo thang điểm Clark. Do gây NMN tại
động mạch não giữa bên phải, chuột yếu
cơ ở nửa thân bên trái, làm thân lệch
nghiêng về bên trái, chuột khó giữ thăng
bằng, khi di chuyển khó di chuyển thẳng
mà có xu hướng xoay vòng về bên trái.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
24
Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ suy giảm hoạt động vận động theo thang điểm Clark.
Điểm đánh giá theo thang điểm Clark (X ± SD, n = 8)
Thời điểm đánh giá
Lô chứng nhồi máu Lô cao lỏng Lô boluoke
Sau 6 giờ 13,50 ± 1,69 13,00 ± 0,53 12,75 ± 0,89
Sau 24 giờ 12,50 ± 1,31 11,25* ± 0,71 11,00* ± 1,07
Sau 48 giờ 11,50 ± 1,31 9,88* ± 1,46 9,75* ± 1,16
Sau 72 giờ 10,88 ± 0,99 9,38** ± 1,19 9,00** ± 0,76
Sau 168 giờ 7,75 ± 0,46 7,00** ± 0,53 6,75** ± 0,71
(*p < 0,05 khi so sánh với lô chứng nhồi máu; **p < 0,01 khi so sánh với lô chứng
nhồi máu)
Tại thời điểm 6 giờ sau gây nhồi máu
(3 giờ sau uống thuốc hoặc nước cất),
điểm đánh giá theo thang điểm Clark ở
các lô uống cao lỏng Trúng phong hoặc
boluoke nhỏ hơn, nhưng chưa có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng gây nhồi máu.
Sau 3 giờ uống thuốc, thuốc bắt đầu có
tác dụng nhưng chưa đủ mạnh để gây ra
thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ sau
gây nhồi máu, điểm đánh giá theo thang
điểm Clark ở các lô uống cao lỏng Trúng
phong và boluoke nhỏ có ý nghĩa thống
kê so với lô chứng gây nhồi máu (p < 0,05).
Cao lỏng Trúng phong và thuốc tham chiếu
boluoke ở các mức liều và cách sử dụng
đã có tác dụng hồi phục tổn thương thần
kinh, giảm mức độ tổn thương vận động
của chuột gây NMN tại các thời điểm sau
gây nhồi máu 24 giờ, 48 giờ.
Tại thời điểm 72 giờ, 168 giờ sau gây
nhồi máu, điểm đánh giá theo thang điểm
Clark ở các lô uống cao lỏng Trúng phong
và boluoke nhỏ có ý nghĩa thống kê so
với lô chứng gây nhồi máu (p < 0,01).
Tác dụng hồi phục tổn thương thần kinh
của thuốc nghiên cứu đã thể hiện rõ khi
đánh giá tại các thời điểm 72 giờ và
168 giờ sau gây nhồi máu.
So với lô tham chiếu dùng boluoke
200 mg/kg, lô dùng cao lỏng Trúng phong
có thang điểm Clark tương đương, không
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Cao Trúng phong với mức liều dùng trong
nghiên cứu có tác dụng hồi phục tổn
thương não tương đương với boluoke
200 mg/kg.
* Kết quả đánh giá tác dụng của chế
phẩm lên hoạt động của chuột nhắt trắng
dùng mô hình bảng đục lỗ (Hole Board):
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
25
Bảng 3: Kết quả đánh giá tác dụng của các chế phẩm nghiên cứu lên hoạt động của
chuột nhắt trắng dùng mô hình bảng đục lỗ (X ± SD, n = 8).
Lô thí nghiệm Số lần thò đầu xuống lỗ Số lần di chuyển vị trí
Chứng không gây nhồi máu (1) 33,50 ± 4,41 9,38 ± 1,51
Chứng gây nhồi máu (2) 22,75 ± 4,86 5,25 ± 1,83
Cao lỏng Trúng phong (3) 28,38 ± 4,21 7,25 ± 1,75
Tham chiếu boluoke (4) 31,13 ± 3,04 8,00 ± 1,41
p
p2-1 < 0,01; p3-2 < 0,05; p4-2 < 0,01; p3-1 < 0,05;
p4-1 > 0,05; p3-4 > 0,05
So với lô chứng không gây nhồi máu,
số lần thò đầu xuống lỗ và số lần di
chuyển vị trí ở lô chứng gây nhồi máu
giảm có ý nghĩa thống kê (p2-1 < 0,01).
Việc gây nhồi máu động mạch não giữa
làm giảm rõ rệt hoạt động của chuột.
So với lô chứng gây nhồi máu, số lần
thò đầu xuống lỗ và số lần di chuyển vị trí
ở các lô dùng thuốc đều tăng có ý nghĩa
thống kê (p3-2 < 0,05; p4-2 < 0,01).
Lô dùng thuốc tham chiếu boluoke có số
lần thò đầu xuống lỗ và số lần di chuyển
vị trí tăng rõ rệt (p4-2 < 0,01) và nhiều hơn,
tương đương so với lô chứng không gây
nhồi máu (p4-1 > 0,05). Lô dùng cao lỏng
Trúng phong có số lần thò đầu xuống lỗ và
số lần di chuyển vị trí tăng so với lô
chứng gây nhồi máu (p3-2 < 0,05) nhưng
giảm so với lô chứng không gây nhồi máu
(p3-1 < 0,05).
So với lô tham chiếu, lô dùng cao lỏng
Trúng phong có số lần thò đầu xuống lỗ
và số lần di chuyển vị trí tương đương,
không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p3-4 > 0,05). Cao lỏng Trúng phong với
liều sử dụng trong nghiên cứu có tác dụng
làm hồi phục hoạt động của chuột gây
NMN tương đương so với thuốc tham
chiếu boluoke liều 200 mg/kg.
BÀN LUẬN
* Về mô hình gây NMN:
Trong nghiên cứu này, mô hình gây
NMN với can thiệp phẫu thuật tối thiểu
và không cần khoan hộp sọ của chuột.
Kỹ thuật sử dụng trong mô hình nghiên
cứu tương đối đơn giản, cho phép ổn
định mô hình tốt hơn, tính lặp lại cao hơn.
Do can thiệp phẫu thuật tối thiểu, chuột
hầu như không bị tổn thương khác ngoài
tổn thương do NMN. Do đó, kết quả đánh
giá tác dụng điều trị của thuốc có tính tin
cậy cao hơn. Thực tế, kết quả nghiên cứu
này cho thấy chuột ở lô phẫu thuật không
gây đột quỵ không có tổn thương thực thể
về vận động, điểm đánh giá theo thang
điểm Clark của tất cả chuột ở lô này đều
bằng 0. Ngoài ra, mô hình có ưu điểm
tương đối ổn định. Khi bộc lộ vùng sọ có
động mạch não giữa nằm phía dưới, qua
kính hiển vi quan sát được cấu trúc mạch
não ở dưới vùng sọ này. Với một số chuột
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
26
có cấu trúc mạch não bất thường, loại
khỏi nghiên cứu. Điều đó cho phép chuột
đưa vào nghiên cứu có cấu trúc mạch não
giữa khá tương đồng nhau, tính lặp lại cũng
như độ chính xác của thử nghiệm cao.
* Về các thử nghiệm đánh giá tổn thương
thần kinh gây ra do NMN:
Thang điểm Clark đánh giá dựa trên
rất nhiều chỉ tiêu về tư thế và vận động
của chuột.
Thử nghiệm bảng đục lỗ là thử nghiệm
đơn giản, có độ nhạy cao, phù hợp với
chuột sau đột quỵ não để đánh giá về
mức độ hoạt động của chuột.
Phương pháp và thang điểm sử dụng
trong nghiên cứu là phương pháp đánh
giá tác dụng dược lý có tính kinh điển,
được nhiều tác giả trong và ngoài nước
sử dụng, bảo đảm tính chính xác, độ
nhạy và phù hợp với mô hình bệnh.
* Về tác dụng của cao lỏng Trúng phong:
Trong thiết kế nghiên cứu, lô chứng
phẫu thuật không gây nhồi máu và lô
chứng phẫu thuật gây nhồi máu sử dụng
để bảo đảm tác dụng của cao lỏng Trúng
phong được đánh giá rõ ràng khi so sánh
với nhóm chứng. Ngoài ra, tác dụng của
cao lỏng Trúng phong còn được so sánh
với thuốc tham chiếu boluoke (Canada
RNA Biochemical Inc) là thuốc được sử
dụng rộng rãi trên lâm sàng và cho hiệu
quả điều trị tốt.
Chế phẩm uống lần đầu tiên tại thời
điểm 3 giờ sau gây nhồi máu, sau khi
chuột đã hoàn toàn hồi phục không còn
tác dụng của gây mê. Tại thời điểm đánh
giá sau gây nhồi máu 6 giờ (sau 3 giờ
uống thuốc), các lô dùng thuốc đều giảm
điểm Clark (mặc dù chưa rõ rệt), cho
phép nghĩ tới chế phẩm bắt đầu có tác
dụng. Tại thời điểm sau 24 giờ, các lô
dùng thuốc có điểm Clark giảm có ý nghĩa
thống kê so với lô gây nhồi máu không
dùng thuốc, chứng tỏ chế phẩm đã có tác
dụng. Chế phẩm có tác dụng sớm là điều
rất quan trọng trong điều trị đột quỵ NMN.
Tổn thương tế bào não hồi phục càng
sớm thì tác dụng điều trị càng tốt và di
chứng sau tai biến càng giảm, chứng tỏ
thuốc có tác dụng tốt. Chúng tôi cho rằng
nếu có thể bào chế ở dạng tiêm thì hiệu
quả điều trị sẽ tăng lên, do bệnh lý đột
quỵ não là bệnh lý cấp tính.
KẾT LUẬN
Cao lỏng Trúng phong 2:1 với mức liều
10,5 ml/kg (tương đương 21 g dược liệu
khô/kg) có tác dụng tốt khi sử dụng điều
trị trên mô hình gây NMN thực nghiệm ở
chuột nhắt trắng, thuốc có tác dụng tương
đương với thuốc tham chiếu boluoke liều
200 mg/kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Quyết định số 371/BYT-QĐ về
việc ban hành “Quy chế đánh giá tính an toàn
và hiệu lực của thuốc cổ truyền”. 1996.
2. Clark W, Gunion-Rinker L, Lessov N,
Hazel K, Macdonald R.L. Citicoline treatment
for experimental intracerebral hemorrhage in
mice. Stroke. 1998, 29, pp.2136-2140.
3. Hiroshi Sugimori et al. Krypton laser-
induced photothrombotic distal middle cerebral
artery occlusion without craniectomy in mice.
Brain Research Protocols. 2004, 13, pp.189-196.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_chi_so_8_phan_1_sam_03_2124_2128088.pdf