Tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị mất ngủ của nhóm huyệt an miên, nội quan, thần môn, tam âm giao trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
CỦA NHÓM HUYỆT AN MIÊN, NỘI QUAN, THẦN MÔN,
TAM ÂM GIAO TRÊN BỆNH NHÂN MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN
Lê Thị Tường Vân*, Nguyễn Kim Trang , Trần Thu Nga**, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay,
ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Châm cứu là phương pháp điều trị mất ngủ an toàn
và nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao là nhóm huyệt kinh điển an thần đã được sử dụng rất nhiều
trên lâm sàng. Huyệt An miên là tân huyệt thường được thêm vào để điều trị triệu chứng mất ngủ. Đề tài này
được tiến hành nhằm xác định hiệu quả điều trị mất ngủ khi gia thêm huyệt An miên vào nhóm huyệt Nội quan,
Thần môn, Tam âm giao.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn phân b...
9 trang |
Chia sẻ: Tiến Lợi | Ngày: 02/04/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị mất ngủ của nhóm huyệt an miên, nội quan, thần môn, tam âm giao trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
CỦA NHÓM HUYỆT AN MIÊN, NỘI QUAN, THẦN MÔN,
TAM ÂM GIAO TRÊN BỆNH NHÂN MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN
Lê Thị Tường Vân*, Nguyễn Kim Trang , Trần Thu Nga**, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay,
ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Châm cứu là phương pháp điều trị mất ngủ an toàn
và nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao là nhóm huyệt kinh điển an thần đã được sử dụng rất nhiều
trên lâm sàng. Huyệt An miên là tân huyệt thường được thêm vào để điều trị triệu chứng mất ngủ. Đề tài này
được tiến hành nhằm xác định hiệu quả điều trị mất ngủ khi gia thêm huyệt An miên vào nhóm huyệt Nội quan,
Thần môn, Tam âm giao.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn phân bố ngẫu nhiên vào 2
nhóm. Nhóm chứng: điện châm các huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. Nhóm thử nghiệm: Điện châm các
huyệt An miên, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. Liệu trình châm cứu 15 lần. Tiêu chuẩn đánh giá: Các chỉ số
giấc ngủ và tổng điểm PSQI
Kết quả: Sau 15 lần châm cứu, tổng thời gian ngủ mỗi đêm ở nhóm chứng ban đầu là 3,83 ± 1,42 giờ, sau
tăng lên 5,33 ± 0,91 giờ. Đối với nhóm thử nghiệm, tổng thời gian ngủ mỗi đêm ban đầu là 3,70 ± 1,52 giờ, sau
tăng lên 5,58 ± 0,96 giờ; với p> 0,05 sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Đối với tổng điểm
PSQI, nhóm chứng từ 14,47 ± 2,32 giảm xuống còn 6,57 ± 1,92, nhóm can thiệp từ 14,77 ± 2,06 giảm xuống còn
6,07 ± 2,3, với p > 0,05 sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Thêm huyệt An miên vào nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao không làm tăng tác
dụng điều trị mất ngủ.
Từ khóa: Mất ngủ, châm cứu, An miên, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
ABSTRACT
EFFECTS OF ANMIAN, NEIGUAN (PC 6), SHENMEN (HT 7) AND SANYINJIAO (SP 6) POINTS
ON TREATING INSOMNIA
Le Thi Tuong Van, Nguyen Kim Trang, Tran Thu Nga, Nguyen Thi Sơn
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 151 - 159
Background and objectives: Insomnia is a common problem in the modern life that affects both health and
living quality of patients. Acupuncture is a safe procedure for treating insomnia. Acupoints in traditional needle
acupuncture treatment for insomnia include Neiguan (PC 6), Shenmen (HT 7), Sanyinjiao (SP 6) points, which
have been used commonly in different clinics. Anmian is the extra point added to the treatment for insomnia
symptoms. This study was conducted with the aims of determining the effect of adding Anmian in Neiguan,
Shenmen and Sanyinjiao points on treating insomnia.
Methods: Clinical trials with a control group of, randomly ranged conducted, 60 patients who were
diagnosed primary insomnia were randomized into two groups. Electro acupuncture at Neiguan (PC 6),
* Bệnh viện An Bình Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Lê Thị Tường Vân ĐT: 0907 107186 Email: lettuongvan86@gmail.com
151 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Shenmen (HT 7), Sanyinjiao (SP 6) in the control group. In the experimental group elctroacupuncture at
Anmian, Neiguan (PC 6), Shenmen (HT 7), Sanyinjiao (SP 6). The treatment was given once a day in 15 days,
standardized evaluation of PSQI total score and the index of sleep.
Results: After 15 times of treatment, the control group has an average initial sleep time 3.83 ± 1.42 hours,
decreased to 5.33 ± 0.91 hours. In the experimental group, the average initial sleep time decreased from 3.70 ± 1.52
hours to 5.58 ± 0.96 hours, this difference between the two groups is not be statistically significant with p > 0.05.
For PSQI total score, the control group has an average initial score 14.47 ± 2.32, decreased to 6.57 ± 1.92. In the
experimental group, the score decreased from 14.77 ± 2.06 to 6.07 ± 2.3. with p > 0.05. There is no statistical
significant difference in treating insomnia between the two groups.
Conclusion: Adding Anmian in Neiguan, Shenmen and Sanyinjiao points shows no more effect on treating
insomnia.
Key words: Insomnia, acupuncture, Anmian, Neiguan, Shenmen, Sanyinjiao
ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống Thiết kế nghiên cứu
hiện đại ngày nay. Mất ngủ lâu ngày dẫn đến Thử nghiệm thử nghiệm lâm sàng, ngẫu
mệt mỏi uể oải, dễ cáu gắt, thiếu tập trung và nhiên, có đối chứng.
giảm năng suất làm việc, giảm trí nhớ, làm gia Đối tượng nghiên cứu
tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, béo phì, Bệnh nhân được chẩn đoán là mất ngủ
trầm cảm, tim mạch(1)...Trong Y học cổ truyền, không thực tổn có từ 18 tuổi trở lên đến khám và
mất ngủ được còn được gọi là Thất miên, Bất mị, điều trị tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM,
Mục bất mính, có liên quan đến các tạng Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Nhân dân Gia
Định từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 07 năm
Tâm,Tỳ, Can, Thận và âm huyết không đủ vì
2015.
dương thịnh, âm suy, âm dương không giao
Tiêu chuẩn chọn bệnh
nhau(7). Vấn đề sử dụng thuốc an thần và thuốc
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Mất ngủ không
ngủ theo YHHĐ đều chứa nhiều nguy cơ quá
thực tổn DSM- IV TR: Người bệnh than phiền
liều và quen thuốc, dung nạp và gây nghiện. một trong các triệu chứng đã xảy ra ít nhất 3 lần
Việc điều trị mất ngủ theo Y học cổ truyền một tuần, kéo dài trong ít nhất 1 tháng:
ngày nay cho thấy châm cứu là phương pháp an 1. Khó vào giấc ngủ: thời gian đi vào giấc
toàn và nhóm huyệt an thần Nội quan, Thần ngủ hơn 30 phút.
môn, Tam âm giao là nhóm huyệt kinh điển an 2. Khó giữ giấc ngủ: tỉnh dậy hơn 2 lần trong
thần đã được sử dụng rất phổ biến. Huyệt An đêm và nằm hơn 30 phút mới ngủ lại được.
miên xuất xứ “Thường dụng tân y liệu pháp thủ 3. Không cảm thấy thoải mái sau ngủ
sách” là huyệt có tác dụng điều trị mất ngủ(5), dậy,cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
trên lâm sàng thường được thêm vào để làm Và các triệu chứng này làm ảnh hưởng đến
tăng tác dụng điều trị mất ngủ. Đề tài này được chức năng ban ngày: khó chịu hoặc rối loạn chức
năng hoạt động nghề nghiệp, xã hội.
tiến hành nhằm xác định hiệu quả điều trị mất
ngủ của nhóm huyệt Tam âm giao, Nội quan, Tiêu chuẩn loại trừ
Thần môn có gia thêm huyệt An miên 1, An Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.
miên 2.
152 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Không tiền căn các bệnh ngủ lịm (ngủ ngày Kỹ thuật châm cho 2 nhóm
quá mức), rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn Bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.Tiến hành
nhịp thức - ngủ hàng ngày, bệnh tâm thần như xác định các huyệt Nội quan, Thần môn, Tam
trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa hoặc mê sảng. âm giao, An miên 1, An miên 2 theo phương
Nguyên nhân mất ngủ không do rượu, các pháp lấy đồng thân thốn của Y học cổ truyền. Sát
chất gây nghiện, caffeine. trùng da. Châm bổ: Dùng kim có đường kính
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống 0,2-0,3 mm, chiều dài 2,5 cm. Châm kim nhanh
trầm cảm, thuốc tâm thần thuốc thảo dược, qua da thuận chiều đường kinh vào đúng giữa
thuốc ngủ (lithium, benzodiazepam ), huyệt, từ từ đẩy kim tới huyệt, vê kim nhẹ
glucocorticoid, kháng histamin. nhàng cho đến khi đạt được cảm giác “đắc khí”
(bệnh nhân có cảm giác tê, tức. Thầy thuốc dùng
Theo quan niệm YHCT
ngón tay lay nhẹ vào đốc kim cảm thấy kim bị
Dựa vào tứ chẩn để qui nạp theo các hội vít chặt).
chứng và chia bệnh nhân theo các thể mất ngủ:
Mắc điện cực: Dùng tần số bổ 3-6 Hz (180-
Tâm Tỳ hư: Sắc mặt úa vàng, lưỡi nhạt bệu, 360 xung/phút). Cường độ kích thích được tăng
rêu mỏng. Tiếng nói nhỏ. Hồi hộp hay quên, ngủ dần từ 0-100 μA, tức là tới ngưỡng bệnh nhân
ít hay mê, dễ tỉnh giấc, mệt mỏi ăn không ngon chịu được. Thời gian 20 phút
miệng, đại tiện nhão. Mạch tế nhược
Liệu trình điều trị: 15 ngày. Đánh giá trước
Tâm Thận bất giao: Chất lưỡi đỏ, rêu lưởi ít khi điều trị, sau điều trị 5 ngày, 10 ngày và 15
hoặc không có rêu. Tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở ngày.
không hôi. Bứt rứt khó ngủ, ù tai, chóng mặt,
hay quên, đau lưng, tiểu đêm nhiều lần, triều Các biến số theo dõi
nhiệt đổ mồ hôi trộm. Mạch tế sác. Số giờ ngủ: Tổng thời gian bệnh nhân ngủ
được mỗi đêm (giờ).
Đàm nhiệt nội nhiễu: Rêu lưỡi nhờn vàng.
Tiếng nói rõ. Đầu nặng, mất ngủ, nhiều đờm, Thời gian đi vào giấc ngủ: Thời gian từ lúc
miệng đắng, tức ngực, ăn kém. Mạch hoạt sác bắt đầu lên giường ngủ đến lúc ngủ (phút)
Vị bất hòa: Rêu lưỡi dày. Tiếng nói rõ. Ăn ít, Số lần thức giấc mỗi đêm: Số lần thức giấc
hay ợ hơi, đau vùng thượng vị, bụng căng tức, tính từ sau khi bệnh nhân rơi vào giấc ngủ đến
khó ngủ hoặc không ngủ được, đại tiện khó lúc thức dậy sau cùng.
khăn. Mạch hoạt Hiệu quả giấc ngủ (%) = số giờ ngủ / Số giờ
Kỹ thuật chọn mẫu và phân nhóm nằm trên giường x 100%
Bác sĩ khám và chọn bệnh theo tiêu chuẩn Buồn ngủ ban ngày quá mức (thang điểm
DSM-IV TR, đánh giá các chỉ số giấc ngủ. Hướng Epworth): Đánh giá nguy cơ buồn ngủ trong 8
dẫn tập thư giãn và các thay đổi các thói quen để tình huống thường ngày (0 = không có nguy cơ;
có giấc ngủ tốt 3 = nguy cơ cao). Tổng điểm lớn hơn 10 được coi
là buồn ngủ ban ngày. Điểm càng cao thì buồn
60 bệnh nhân được chọn sẽ bốc thăm để
ngủ ban ngày càng nhiều.
phân nhóm ngẫu nhiên vào 2 nhóm, mỗi nhóm
30 người: Chỉ số chất lượng giấc ngủ (thang điểm
PSQI): Thang điểm PSQI giúp ta đánh giá 7 yếu
-Nhóm chứng (châm huyệt Nội quan, Thần
tố của chất lượng giấc ngủ. Mỗi thành tố đều
môn, Tam âm giao).
được đánh giá riêng biệt tùy theo mức độ nặng
-Nhóm can thiệp (châm huyệt An miên 1, An (điểm tối đa cho mỗi thành tố là 3 điểm).
miên 2, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao).
153 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Xử lý số liệu KẾT QUẢ
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê Y Tổng số bệnh nhân mất ngủ không thực tổn
sinh học bằng máy vi tính với sự hỗ trợ của phần hoàn thành nghiên cứu là 60, gồm 15 nam và 45
mềm SPSS 22.0. So sánh giá trị trung bình của hai nữ có độ tuổi từ 36 đến 64 tuổi, chia ngẫu nhiên
nhóm độc lập dùng test t- student. So sánh giữa thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng, mỗi
các tỷ lệ của hai nhóm dùng test χ2. So sánh hiệu nhóm 30 bệnh nhân.
quả điều trị giữa hai nhóm dủng phân tích
ANOVA hỗn hợp.
Bảng 1. So sánh đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm nghiêncứu.
Đặc điểm Nhóm can thiệp (n = 30) Nhóm chứng (n = 30) Giá trị p
Tuổi trung bình(tuổi) 49,8 ± 13,19 50,3 ± 12,89 0,78
Nữ 23 (77%) 22 (73%)
Giới 0,76
Nam 7 (23%) 8(27%)
Lao động trí óc 14 (47%) 17 (57%)
Nghề nghiệp Lao động chân tay 9 (30%) 7 (23%) 0,53
Hưu trí- Già 7 (23%) 6 (20%)
Cấp 1+2+3 18 (60%) 17 (57%)
Trình độ học vấn ĐH-CĐ-TC 10 (33%) 12 (40%) 0,76
Sau đại học 2 (7%) 1 (3%)
Độc thân 5 (17%) 5 (17%)
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 20 (67%) 23 (77%) 0,47
Ly hôn 5 (17%) 2 (7%)
Thời gian mất ngủ trung bình (tháng) 24,0 ± 21,487 20,67 ± 17,847 0,51
Thời gian ngủ trung bình mỗi đêm (giờ) 3,70 ± 1,52 3,83 ± 1,42 0,72
Thời gian đi vào giấc ngủ (phút) 53,33 ± 20,69 50 ± 18,34 0,51
Số lần thức giấc trong đêm 3,03 ± 0,85 3,47 ± 0,86 0,55
< 10 4 6
Đánh giá buồn ngủ ban ngày 0,48
26 24
(Thang điểm Epworth) 10
Điểm TB 11,53 ± 3,26 11,90 ± 2,94 0,64
Hiệu quả giấc ngủ (%) 63,15 ± 16,605 64,66 ± 14,334 0,70
Chỉ số chất lượng giấc ngủ(thang PSQI) 14,767 ± 2,06 14,467 ± 2,32 0,59
Tâm Tỳ hư 14 13
Tâm thận bất giao 13 16
Chẩn đoán YHCT 0,842
Vị bất hòa 1 0
Đờm nhiệt thịnh 2 1
Nhận xét: Sự khác biệt về phân bố độ tuổi, Hiệu quả điều trị trên các chỉ số mất ngủ
giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình Bảng 2. So sánh thời gian ngủ trung bình mỗi đêm
trạng hôn nhân giữa hai nhóm không có ý nghĩa của hai nhóm
thống kê (p > 0,05). Nhóm can thiệp (n Nhóm chứng (n =
Không có khác biệt về thời gian mất ngủ = 30) 30)
trung bình (tháng), thời gian ngủ trung bình mỗi Trước điều trị (giờ) 3,70 ±1,52 3.83 ± 1.42
Sau điều trị (giờ) 5,58 ± 0,96 5.33 ± 0.91
đêm, thời gian đi vào giấc ngủ, số lần thức giấc So sánh t = -7,908, t = -8.437,
trong đêm, hiệu quả giấc ngủ, điểm Epworth và cùng nhóm p = 0,000 p = 0.000
chỉ số thang điểm PSQI giữa hai nhóm nghiên So sánh 2 nhóm F = 1,072, p = 0,305
cứu(p > 0,05). Nhận xét: Phương pháp châm cứu có hiệu
Sự khác biệt về phân bố các thể lâm sàng của quả làm tăng thời gian ngủ rõ rệt ở cả hai nhóm
mất ngủ theo YHCT không có ý nghĩa thống kê.
154 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
(p < 0,001), Hiệu quả trên thời gian ngủ mỗi đêm Bảng 4. So sánh số lần thức giấc của 2 nhóm
Nhóm can thiệp (n Nhóm chứng (n =
ở hai nhóm không khác biệt (p > 0,05).
= 30) 30)
Bảng 3, So sánh thời gian trung bình đi vào giấc ngủ Trước điều trị (lần) 3,03 ± 0,85 3.47 ± 0.86
của 2 nhóm Sau điều trị (lần) 1,63 ± 0,999 1.77 ± 0.898
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
So sánh t = 7,918, t = 13.26,
(n = 30) (n = 30) cùng nhóm p = 0,000 p = 0.000
Trước điều trị (phút) 46,83 ± 13,93 45 ± 12,03 So sánh 2 nhóm F= 0,46, p= 0,5
Sau điều trị (phút) 18 ± 4,66 21,67 ± 8,02 Bảng 5. So sánh hiệu quả giấc ngủ ờ hai nhóm nghiên
So sánh t = 9,699, t = 8,305,
cùng nhóm p = 0,000 p = 0,000 cứu
Nhóm can thiệp (n Nhóm chứng (n
So sánh 2 nhóm F = 4,685, p = 0,35
= 30) = 30)
Nhận xét: Phương pháp châm cứu có hiệu Trước điều trị (phút) 63,15 ± 16,605 64,66 ± 14,334
quả làm giảm rõ rệt thời gian đi vào giấc ngủ ở Sau điều trị (phút) 87,95 ± 5,752 87,36 ± 5,128
hai nhóm (p < 0,001). Sự khác biệt về thời gian đi So sánh t = -9,886, t = -9,297,
vào giấc ngủ giữa hai nhóm nghiên cứu không cùng nhóm p= 0,000 p = 0,000
So sánh 2 nhóm F = 0,177, p = 0,676
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhận xét: Phương pháp châm cứu làm tăng
Phương pháp châm cứu làm giảm rõ rệt số
hiệu quả giấc ngủ (p < 0,001)
lần thức giấc mỗi đêm của 2 nhóm (p < 0,001)
Hiệu quả giấc ngủ sau điều trị khác nhau
Không có sự khác biệt về hiệu quả làm giảm
không có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p > 0,05)
số lần thức giấc mỗi đêm giữa 2 nhóm sau điều
trị (p > 0,05).
Bảng 6. So sánh hiệu quả điều trị trên các chỉ số mất ngủ trung bình của 2 nhóm theo thời gian
Thời gian ngủ trung
N0 (giờ) N5 (giờ) N10 (giờ) N15 (giờ) Nhận xét
bình theo thời gian
Nhóm can thiệp
3,70 ±1,52 4,27 ± 1,22 4,87 ± 0,96 5,58 ±0,96 Sau 5 ngày, thời gian ngủ mỗi đêm ở nhóm
(n = 30) can thiệp tăng 15%, nhóm chứng tăng 7,8%.
Nhóm chứng Sau 10 ngày, thời gian ngủ mỗi đêm ở nhóm
3,83 ± 1,42 4,13 ± 1,43 4,77 ± 0,83 5,33 ± 0,91
(n = 30) can thiệp tăng 32%, nhóm chứng tăng 9,4%
Thời gian đi vào giấc
N0 (phút) N5 (phút) N10 (phút) N15 (phút)
ngủ theo thời gian Nhóm can thiệp giảm 37,9% so với nhóm
Nhóm can thiệp chứng giảm 27% ở ngày 10. Thời gian đi
39,67 ± 11,29
(n = 30) 46,83 ± 13,93 29 ± 9,23 18 ± 4,66 vào giấc ngủ giảm rõ nhất vào ngày 15 ở cả
Nhóm chứng 2 nhóm.
45 ± 12,03 39,17 ± 11,82 29,83 ± 10,21 21,67 ± 8,02
(n = 30)
Số lần thức giấc theo
N0 (lần) N5 (lần) N10 (lần) N15 (lần)
thời gian Ngày thứ 5 nhóm can thiệp giảm 13,2%,
nhóm chứng giảm 9,8% số lần thức giấc.
Nhóm can thiệp
3,03 ± 0,85 2,63 ± 0,67 2,5 ± 0,63 1,63 ± 0,99 Ngày 15 số lần thức giấc giảm rõ rệt nhất,
(n = 30)
nhóm can thiệp giảm 34,8%, nhóm chứng
Nhóm chứng
3,47 ± 0,86 3,13 ± 0,68 2,67 ± 0,66 1,77 ± 0,89 giảm 33,7%.
(n = 30)
Hiệu quả giấc ngủ
N1 (%) N5 (%) N10 (%) N15 (%)
theo thời gian
Trước châm cứu, hiệu quả giấc ngủ của
Nhóm can thiệp
63,15 ± 16,60 71,10 ± 11,74 79,07 ± 8,00 87,95 ± 5,75 bệnh nhân rất kém (< 65%), hiệu quả giấc
(n = 30)
ngủ sau châm cứu tăng theo thời gian
Nhóm chứng
64,66 ± 14,33 70,74 ± 12,08 80,38 ± 4,17 87,36 ± 5,12
(n = 30)
Tổng điểm PSQI sau châm cứu giảm rõ rệt (p
< 0,001) ở cả hai nhóm. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa hai nhóm(p > 0,05).
155 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Bảng 7. So sánh điểm PSQI ở hai nhóm học vấn, tình trạng hôn nhân cũng như các chỉ số
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
liên quan mất ngủ như: Thời gian mất ngủ trung
(n = 30) (n = 30) bình, thời gian ngủ trung bình mỗi đêm, thời
Trước điều trị 14,77 ± 2,06 14,47 ± 2.32
gian đi vào giấc ngủ, số lần thức giấc trong đêm,
Sau điều trị 6,07 ± 2,3 6,57 ± 1.92
So sánh t = 9,294, t = 8,548, đánh giá buồn ngủ ban ngày (thang Epworth),
cùng nhóm p = 0,000 p = 0,000 hiệu quả giấc ngủ và chỉ số chất lượng giấc ngủ
So sánh 2 nhóm F= 0,833, p= 0,365 (thang PSQI) không có ý nghĩa thống kê giữa hai
Bảng 8. So sánh điểm Epworth (ESS) ở hai nhóm nhóm nghiên cứu. Điều này làm tăng tính khách
Nhóm can thiệp Nhóm chứng (n = quan trong quá trình nghiên cứu.
(n = 30) 30)
N1 N15 N1 N15 Về phân bố các thể mất ngủ theo YHCT,
11,53 ± 6,47 ± 11,90 6,73 ± chúng tôi ghi nhận hai thể Tâm Tỳ hư và Âm hư
Điểm ESS
3,26 1,14 ±2,94 1,34 hỏa vượng chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 40%
So sánh t = 9,69, t = 9,959, và 37%. Kết quả này phù hợp với thời gian mất
cùng nhóm p = 0,000 p = 0,000
So sánh ngủ ở các bệnh nhân trong nghiên cứu kéo dài
F = 0,693, p = 0,409
khác nhóm gần 2 năm, tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,
Nhận xét: Điểm ESS của bệnh nhân ở hai là độ tuổi chức năng tạng phủ bắt đầu suy kém
nhóm giảm rõ rệt sau châm cứu (p < 0,001). Hiệu nên sẽ gặp thể bệnh Hư nhiều hơn Thực. Sự
quả làm giảm buồn ngủ ban ngày của hai nhóm khác biệt về phân bố các thể lâm sàng của mất
là như nhau (p > 0,05). ngủ theo YHCT không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 9. Điểm PSQI sau điều trị của các thể YHCT Về kết quả nghiên cứu
Nhóm Nhóm can thiệp Nhóm chứng Thời gian ngủ mỗi đêm tăng lên rõ rệt (p <
(n = 30) (n = 30)
0,001) ở cả hai nhóm so với trước châm cứu.
Thể YHCT PSQI > 5
PSQI 5 PSQI 5 PSQI 5 Thời điểm châm cứu ngày 5 và ngày 10 ghi
Tâm Tỳ hư 7 7 4 8
nhận thời gian ngủ của nhóm can thiệp tăng
Tâm Thận
5 8 4 13
bất giao nhiều hơn (tăng 15% ngày 5, tăng 32% ngày
Vị bất hòa 0 1 0 0 10) so với nhóm chứng (tăng 7,8% ngày 5, tăng
Đờm nhiệt
0 2 0 1 9,4 % ngày 10). So sánh với kết quả của tác giả
nội nhiễu
Jing-Guo (2013) châm cứu điều trị mất ngủ
So sánh
P = 0,655 (*) P = 0,767 (*)
cùng nhóm không thực tổn, chúng tôi có kết quả tương
(*): Hiệu chỉnh Fisher tự(3). Như vậy, nghiên cứu này cho thấy gia
Nhận xét: Ở nhóm can thiệp, tỉ lệ bệnh nhân thêm nhóm huyệt An miên 1, An miên 2 thì sẽ
đạt được giấc ngủ tốt (PSQI < 5) của thể Tâm Tỳ tăng thời gian ngủ mỗi đêm nhanh hơn mặc
hư là 50%, thể Tâm Thận bất giao là 38,5%.Ở dù sau 15 ngày thì tác dụng như nhau khi có
nhóm chứng, tỉ lệ bệnh nhân đạt được giấc ngủ thêm huyệt An miên hay không.
tốt của thể Tâm Tỳ hư là 33%, và của thể Tâm Phương pháp điện châm làm giảm rõ rệt thời
Thận bất giao là 25%. Không có sự khác biệt về tỉ gian đi vào giấc ngủ (p < 0,001) ở cả hai nhóm, cụ
lệ khỏi bệnh giữa các thể trong cùng một nhóm thể nhóm can thiệp giảm 37,9%, nhóm chứng
(p > 0,05). giảm 27% ở ngày thứ 10. Mặc dù tỉ lệ rút ngắn về
thời gian đi vào giấc ngủ của nhóm can thiệp cao
BÀN LUẬN
hơn nhóm chứng tuy nhiên không có ý nghĩa về
Về đặc trưng của mẫu mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
Kết quả so sánh cho thấy sự khác biệt về phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó,
phân bố độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ như tác giả Đoàn Văn Minh (2009) cho biết sau
156 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
20 ngày điều trị thì 88,3% bệnh nhân có thời gian nhân trong nghiên cứu đến châm cứu đa số là
đi vào giấc ngủ nhỏ hơn 30 phút(2). Nghiên cứu mất ngủ nặng.
của Xuan (2007) so sánh giữa châm cứu và sử Kết quả của chúng tôi ghi nhận châm cứu có
dụng thuốc Estazolam thấy cả hai nhóm đều cải hiệu quả rõ rệt làm thay đổi từng chỉ số giấc ngủ
thiện giấc ngủ sau điều trị, đặc biệt là thời gian và cả tổng điểm PSQI. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được
đi vào giấc ngủ giảm rõ rệt, tuy nhiên nhóm giấc ngủ tốt (điểm PSQI 5) sau điều trị ở
được châm cứu có ưu thế hơn về sự cải thiện nhóm can thiệp là 40%, nhóm chứng là 26,7%.
bệnh mất ngủ và các chức năng hoạt động ban Khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống
(8)
ngày . Điều này cho thấy hiệu quả của việc điều kê (p = 0,365). Kết quả tổng điểm PSQI phù hợp
trị không dùng thuốc đem lại. nghiên cứu của Jing Guo (2013), Đoàn Văn Minh
Hiệu quả giấc ngủ trung bình của bệnh nhân (2009) sau 4 tuần điều trị tổng điểm PSQI là 5,23,
sau điều trị đều được cải thiện rất rõ ở cả hai Yeung WF (2009) sau 1 tuần điều trị tổng điểm
nhóm: Nhóm can thiệp là 87,95 ± 5,752%, nhóm PSQI trung bình từ 12 giảm xuống 9,9 ở nhóm sử
chứng là 87,36 ± 5,128%. Kết quả của chúng tôi dụng điện châm(10). Điều này chứng minh được
cao hơn nghiên cứu điều trị mất ngủ bằng nhĩ tác dụng an thần của các huyệt đang sử dụng
châm của Suen (2002)(6) “Phương pháp nhĩ châm trong nghiên cứu của chúng tôi.
bằng miếng dán viên ở huyệt Thần môn, vùng Điểm ESS (thang điểm Epworth) trung bình
Tâm, Can, Tỳ” với hiệu quả giấc ngủ trung bình trong nghiên cứu này là 11,72, trong đó 70%
sau điều trị là 79,28 ± 10,77%. Mặc dù nghiên cứu bệnh nhân có điểm ESS lớn hơn 10 chứng tỏ đa
của Zhang QA (2013) so sánh châm cứu trị mất số bị buồn ngủ ban ngày quá độ. So sánh với
ngủ trên hai nhóm(10): Nhóm 1 châm cứu nhóm nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Xuân Hương thì
huyệt An miên, nhóm 2 châm cứu các huyệt tương đương, nhưng lớn hơn nghiên cứu của
Tam âm giao, Thần môn, Bách hội thì thấy tỉ lệ Jing Guo và cộng sự(3) (2013) là 8,5. Theo chúng
hiệu quả ở nhóm 1 là 91,2%, nhóm 2 là 74,6%, tôi, sự khác biệt này do sự khác nhau về mức độ
nghiên cứu của Huo ZJ (2013)(4) cho biết khi kết mất ngủ của bệnh nhân tham gia các nghiên cứu
hợp châm 3 huyệt An miên với các huyệt thuộc nên dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày khác
đường kinh sẽ cho chất lượng giấc ngủ cao hơn nhau. Sau điều trị, điểm ESS giảm rõ rệt ở cả hai
nhóm chỉ châm cứu các huyệt thuộc đường nhóm nghiên cứu (p < 0,001), sự khác biệt không
kinh(3), nhưng ở nghiên cứu này chúng tôi không có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm. Theo nghiên
thấy sự khác biệt về hiệu quả giấc ngủ giữa có và cứu của Jing Guo (2013), phương pháp châm cứu
không có gia thêm nhóm huyệt An miên. làm giảm điểm ESS và so với nhóm dùng
Về số lần thức giấc trong đêm: Trong nghiên Estazolam thì điểm ESS tăng chậm sau 2 tháng
cứu này, sau điều trị, trung bình một đêm bệnh ngưng điều trị châm cứu, trong khi nhóm dùng
nhân dậy 1 đến 3 lần, so với trước điều trị là 2 Estazolam thì điểm ESS bằng với lúc chưa điều
đến 5 lần. Châm cứu có tác dụng làm giảm số lần trị(3). Điều này cho thấy phương pháp châm cứu
thức giấc ở hai nhóm (p < 0,001) và không có sự có hiệu quả tốt trong việc giúp bệnh nhân giảm
khác biệt về hiệu quả làm giảm số lần thức giấc ở buồn ngủ ban ngày quá mức.
hai nhóm. Hiệu quả của hai nhóm huyệt trên các thể
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận điểm PSQI YHCT
trung bình của các bệnh nhân tham gia nghiên
Mẫu nghiên cứu nhỏ, nên ở đây chúng tôi
cứu là 14,617, điều này phù hợp với nghiên
chỉ bàn luận trên 2 thể chiếm đa số mẫu nghiên
cứu của Yu Feng(9) (2011) là 14,48 và Gao XY
cứu là thể Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao. Sau
và cộng sự (2013) là 14,49, cho thấy các bệnh
điều trị 50% bệnh nhân thể Tâm Tỳ hư đạt giấc
157 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
ngủ tốt (điểm PSQI 5) ở nhóm can thiệp, ở tác dụng an thần, làm thời gian ngủ hồi phục
nhóm chứng tỉ lệ là 33,3%. Thể Tâm Thận bất nhanh hơn trong thời gian đầu điều trị. Tuy
giao tỉ lệ đạt giấc ngủ tốt ở nhóm can thiệp là nhiên khi so sánh thời lượng giấc ngủ, số lần
38,5% trong khi nhóm chứng là 23,5%. Mặc dù tỉ thức giấc giữa đêm, tổng điểm PSQI thì không
lệ bệnh nhân có giấc ngủ tốt ở nhóm Tâm Tỳ hư thấy khác biệt, cho thấy gia thêm nhóm huyệt
cao hơn so với nhóm Tâm Thận bất giao, tỉ lệ An miên cũng nhận thấy có hiệu quả như nhau
bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu đạt giấc ngủ tốt trên hai thể Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao.
nhiều hơn ở nhóm chứng nhưng những sự khác Phải chăng do bản thân nhóm huyệt Nội quan,
biệt này không có ý nghĩa thống kê, cho thấy Thần môn, Tam âm giao đã giải quyết được
hiệu quả của hai nhóm huyệt trên 2 thể Tâm Tỳ nguyên nhân, tác động lên các tạng phủ bị rối
hư và Tâm Thận bất giao là như nhau. loạn, còn nhóm huyệt An miên chỉ giải quyết
Nội quan là huyệt thuộc kinh thủ thiếu âm triệu chứng mất ngủ?
Tâm bào, có tác dụng thanh tâm bào, sơ tam tiêu, KẾT LUẬN
định tâm an thần, thư trung hòa vị lý khí, trấn Qua nghiên cứu cho thấy, khi châm cứu
(5)
thống . Thần môn là nguyên huyệt của kinh nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
Thủ thiếu âm Tâm bào lạc, có tác dụng lên huyết và khi thêm huyệt An miên 1, An miên 2 vào
mạch và thần chí, có công năng thanh Tâm nhiệt, nhóm 3 huyệt trên thì cả hai nhóm đều có tác
an thần, thanh hỏa, lương vinh điều khí nghịch. dụng làm cải thiện chứng mất ngủ trên bệnh
Tam âm giao là huyệt giao của ba đường kinh nhân mất ngủ không thực tổn. Sự khác biệt hiệu
âm, có tác dụng bổ huyết và lý khí, điều hòa âm quả điều trị mất ngủ giữa hai nhóm huyệt không
dương, có liên quan đến các tạng Can, Tỳ, Thận. có ý nghĩa thống kê, cho thấy việc châm thêm
Sự kết hợp các huyệt này với nhau thì có tác huyệt An miên vào nhóm huyệt Nội quan, Thần
dụng tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, điều hòa môn, Tam âm giao không làm tăng tác dụng
thủy hỏa, quân bình âm dương. Ngủ có gốc ở điều trị mất ngủ.
phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ
được, thần không yên thì không ngủ được. Như TÀI LIỆU THAM KHẢO
vậy giấc ngủ có liên quan đến âm huyết, liên 1. Bộ môn Nội Thần Kinh- Đại học Y Dược TP HCM (2013). Sổ
tay lâm sàng Thần kinh sau đại học. NXB Đại học quốc gia TP
quan đến các tạng Can, Tỳ, Thận. Do vậy mất HCM, tr.265- 275.
ngủ do Tâm Tỳ hư thì dùng phép chữa an thần, 2. Đoàn Văn Minh (2009). Đánh giá tác dụng điện châm huyệt
bổ ích Tâm, Tỳ; mất ngủ do Tâm Thận bất giao Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ
không thực tổn. Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
thì dùng phép chữa an thần, tư âm để thanh hỏa. 3. Gou J, Wang L.P, Liu CZ, Wang GL, Yi JH and Cheng JL
Điện châm nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, (2013). Efficacy of Acupuncture for Primary Insomnia: A
Randomized Controlled Clinical Trial. Evidence- Based
Tam âm giao có tác dụng dưỡng tâm âm, bổ Complementary anh Alternative Medicine, 18:1-10.
huyết, kiện Tỳ làm cho âm huyết đầy đủ, âm đầy 4. Huo ZJ, Guo J, Li D (2013). Effects of acupuncture with
đủ thì dương hỏa sẽ không vượng vì vậy tác meridian acupoints and three Anmian acupoints on insomnia
and related depression and anxiety state. Chinese journal of
dụng an thần là hợp lý. integrative medicine, 19:187-91.
An miên 1 và An miên 2 là những huyệt 5. Lê Quý Ngưu (2006). Từ điển huyệt vị châm cứu. Nxb Thuận
Hóa, tr. 4-5, 357-358, 407-410, 452-454.
ngoài đường kinh nên không theo các lý luận 6. Suen LK, Wong TK, Leung AW (2002), Effectiveness of
của đường kinh. Huyệt được sử dụng phần auricular therapy on sleep promotion in the elderly, American
nhiều theo kinh nghiệm điều trị. An miên 1 và Journal of Chinese Medicine, 30(4), p.429-49.
7. Viện nghiên cứu Trung Y (2003), Chẩn đoán phân biệt chứng
An miên 2 có tác dụng an thần, trị mất ngủ, tâm trạng trong Đông Y, Nxb Mũi Cà Mau, tr.298-306.
hồi hộp, chóng mặt, đau đầu, tâm thần phân 8. Xuan YB, Guo J, Wang L.P, Wu X (2007). Randomized and
(5) controlled study on effect of acupuncture on sleep quality in
liệt . Khi thêm huyệt An miên 1, An miên 2 vào the patient of primary insomnia. Zhongguo Zhen Jiu. 27:886-88.
thì sẽ làm chúng tôi nhận thấy tác dụng làm tăng
158 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
9. Yeung WF, Chung KF, Zhang SP, Yap TG, Law ACK (2009). Ngày nhận bài báo: 30/08/2016
Electroacupuncture for primary insomnia: a randomized
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/09/2016
controlled trial. Seep 2009, 32:1039-1047.
10. Zhang QA, Sun XH, Lin JJ, Li XL (2013). Scraping technique of Ngày bài báo được đăng: 25/11/2015
stuck needle at Anmian point in the treatment of insomnia: a
randomized controlled trial. Zhongguo Zhen Jiu, 33:481-4.
159
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nghien_cuu_tac_dung_dieu_tri_mat_ngu_cua_nhom_huyet_an_mien.pdf