Nghiên cứu tác dụng của cao chiết cồn từ vỏ quả thanh long ruột trắng (hylocereus undatus) trên mô hình chuột nhắt đái tháo đường

Tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao chiết cồn từ vỏ quả thanh long ruột trắng (hylocereus undatus) trên mô hình chuột nhắt đái tháo đường: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 109 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT CỒN TỪ VỎ QUẢ THANH LONG RUỘT TRẮNG (HYLOCEREUS UNDATUS) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Trịnh Minh Thiên*, Nguyễn Lĩnh Nhân*, Nguyễn Thị Thu Hương* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ gan, thận của cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long trên bệnh cảnh đái tháo đường thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Chuột được gây tăng glucose huyết bằng cách tiêm phúc mạc streptozotocin với liều 170 mg/kg. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết bằng định lượng nồng độ glucose trong huyết tương lúc đói và nghiệm pháp dung nạp glucose. Về tác dụng bảo vệ gan, thận được khảo sát bằng định lượng malondialdehyde (MDA) trong dịch đồng thể gan-thận. Các liều thử nghiệm được chọn là 0,875 g/kg và 1,75 g/kg (tương đương với 2,5 g và 5 g dược liệu khô tuyệt đối/kg thể trọng chuột). Kết quả: Ở cả hai liều thử nghiệm, cao chiết cồn 45% từ vỏ q...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao chiết cồn từ vỏ quả thanh long ruột trắng (hylocereus undatus) trên mô hình chuột nhắt đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 109 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT CỒN TỪ VỎ QUẢ THANH LONG RUỘT TRẮNG (HYLOCEREUS UNDATUS) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Trịnh Minh Thiên*, Nguyễn Lĩnh Nhân*, Nguyễn Thị Thu Hương* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ gan, thận của cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long trên bệnh cảnh đái tháo đường thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Chuột được gây tăng glucose huyết bằng cách tiêm phúc mạc streptozotocin với liều 170 mg/kg. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết bằng định lượng nồng độ glucose trong huyết tương lúc đói và nghiệm pháp dung nạp glucose. Về tác dụng bảo vệ gan, thận được khảo sát bằng định lượng malondialdehyde (MDA) trong dịch đồng thể gan-thận. Các liều thử nghiệm được chọn là 0,875 g/kg và 1,75 g/kg (tương đương với 2,5 g và 5 g dược liệu khô tuyệt đối/kg thể trọng chuột). Kết quả: Ở cả hai liều thử nghiệm, cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long đều làm giảm nồng độ glucose huyết ở chuột bị đái tháo đường trên cả hai thực nghiệm xác định glucose huyết đói và trong nghiệm pháp dung nạp glucose; tuy nhiên, tác dụng này yếu hơn so với thuốc đối chiếu glibenclamid liều 5 mg/kg và chưa đưa được về trị số sinh lý. Cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long ở cả hai liều thử nghiệm đều làm giảm hàm lượng MDA trong gan và thận chuột thử nghiệm, tác dụng này tương đương với thuốc đối chiếu là glibenclamid liều 5 mg/kg. Kết luận: Cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long ruột trắng thể hiện tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ gan, thận theo hướng kháng stress oxy hóa trên bệnh cảnh đái tháo đường thực nghiệm gây bởi streptozotocin. Từ khóa: Vỏ quả Thanh long, hạ đường huyết, tác dụng bảo vệ gan,thận, stress oxy hóa. ABSTRACT STUDY ON THE EFFECTS OF THE ETHANOL EXTRACT FROM HYLOCEREUS UNDATUS FRUIT PEEL ON DIABETIC MOUSE MODEL Trinh Minh Thien, Nguyen Linh Nhan, Nguyen Thi Thu Huong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 109 – 114 Objectives: The aim of this study is to investigate the hypoglycemic and hepatorenal protective effects of 45% ethanol extract from Hylocereus undatus fruit peel in diabetic mouse model. Methods: Swiss albino mice were caused hyperglycemia by streptozotocin (170 mg/kg, intraperitoneal injection). The hypoglycemic effect was evaluated on measurement of fasting plasma glucose level and oral glucose tolerance test. The hepatorenal protective effect was evaluated by malondialdehyde (MDA) in liver or kidney homogenates. The extract doses were 0.875 g/kg and 1.75 g/kg (equivalent to 2.5 g and 5 g absolute dry weights of raw materials/ kg mouse body weight). Results: The 45% ethanol extract from H. undatus fruit peel at test doses reduced plasma glucose levels in fasted diabetic mice and at 30 min or 120 min after glucose overload in oral glucose tolerance test. However, this effect was weaker than glibenclamide (at dose of 5 m /kg) and not restored to physiological values. The 45% ethanol extract from H. undatus fruit peel as well as glibenclamide also reduced MDA contents in the liver and kidneys homogenates of diabetic mice. Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 02838274377 Email: huongsam@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 110 Conclusions: The 45% ethanol extract from H. undatus fruit peel had the hypoglycemic and hepatorenal protective effects in streptozotocin-induced diabetic mice. Keywords: Hylocereus undatus fruit peel, hypoglycemia, hepatorenal protective effect, oxidative stress. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh long (Hylocereus undatus, dragon fruit) thuộc họ Cactaceae là một loại trái cây nhiệt đới với nguồn vitamin C rất cần thiết cho cơ thể trong việc giúp cải thiện hệ miễn dịch, giàu phospho và canxi có vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành của xương, răng và phát triển các tế bào, thành phần caroten có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực(8). Ngoài ra, Thanh long còn có các tác dụng ổn định huyết áp, mang lại nhiều lợi ích cho những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ(8). Hui Luo và cộng sự (2014) đã tiến hành phân tích thành phần hóa thực vật vỏ quả Thanh long ruột trắng cho thấy có chứa β-amyrin (23,39%), γ-sitosterol (19,32 %), octadecan (9,25%), heptacosan (5,52%), campesterol (5,27%), nonacosan (5,02%), hexadecyl ester (5,21%) ,. Cao chiết vỏ quả Thanh long thể hiện hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính đánh bắt gốc tự do(3). Kolla và cộng sự (2010) cho thấy cao chiết nước từ quả Thanh long liều 250 mg/kg và 500 mg/kg làm giảm nồng độ đường huyết lúc đói trên mô hình đái tháo đường gây bởi streptozotocin (liều 40 mg/kg) và làm giảm hàm lượng malondialdehyde (MDA)(7). Gần đây nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của quả Thanh long trên bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2(5). Việt Nam là một quốc gia có diện tích và sản lượng Thanh long lớn nhất châu Á và cũng là một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu Thanh long (Theo: vtv.vn/xuat-khau- thanh-long.html). Thanh long hiện đang được trồng ở hầy hết các tỉnh thành, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An (Theo: https://vnexpress.net, 9/2/2018). Mặc dù đã và đang được sử dụng rộng rãi như một nguồn trái cây có giá trị dinh dưỡng cao; hiện nay, các nghiên cứu về tác dụng dược lý vỏ quả Thanh long Việt Nam vẫn còn giới hạn, phần lớn các nghiên cứu chỉ quan tâm đến thịt quả Thanh long. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tác dụng của cao chiết từ vỏ quả Thanh long trên bệnh cảnh gây tăng đường huyết thực nghiệm bởi streptozotocin. Từ đó, đề tài hướng đến mục tiêu sàng lọc thêm nguồn dược liệu mới góp phần cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Vỏ quả Thanh long thu từ quả tươi được trồng tại tỉnh Bình Thuận. Vỏ quả Thanh long có màu tím hồng được thái mỏng từ 3 - 5 cm, phơi khô, xay thành bột có kích thước 2 - 4 mm với độ ẩm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (< 13%). Bột khô dược liệu vỏ quả Thanh long được chiết với cồn 45% bằng phương pháp chiết ngấm kiệt với tỷ lệ dược liệu: dung môi là 1:15, thu nhận cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long có độ ẩm 13,23% đạt yêu cầu về chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV áp dụng cho cao đặc (< 20%). Hàm lượng polyphenol trong cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long là 10,56%. Các liều thử nghiệm được chọn tương đương với 2,5 và 5 g dược liệu khô và tương ứng với 1/40 Dmax và 1/20 Dmax (Dmax là liều tối đa có thể cho uống mà không gây chết chuột trong thử nghiệm khảo sát độc tính cấp đường uống). Động vật nghiên cứu Các thử nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino, 5 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 25 ± 2 g, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Chuột được nuôi bằng thực phẩm viên được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang, với nước uống đầy đủ. Thể tích cho uống hoặc tiêm là 0,1 ml/10 g cân nặng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 111 Hóa chất – thuốc thử nghiệm Streptozotocin (Sigma-Aldrich Co., Ltd, USA) và thuốc đối chiếu Glibenclamid (chứa glibenclamid 5 mg/viên, Số lô 0030916, hạn dùng 7/9/2019, Công ty xuất nhập khẩu y tế Domesco, Việt Nam). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập. Mô hình gây tăng đường huyết bằng streptozotocin Thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, đánh giá sự thay đổi nồng độ glucose huyết của chuột thử nghiệm trước và sau khi gây mô hình tăng đường huyết bằng streptozotocin và so sánh thống kê tác dụng của cao chiết với lô chứng (không điều trị) và với lô thuốc đối chiếu (chọn thuốc có tác dụng điển hình trên lâm sàng là glibenclamid). Chuột được gây tăng glucose huyết bằng cách tiêm phúc mạc (i.p) streptozotocin (pha trong đệm natri citrat pH 4,5) với liều 170 mg/kg thể trọng. Sau 7 ngày tiêm, lấy máu tĩnh mạch đuôi chuột định lượng glucose huyết, chọn những con chuột có trị số glucose huyết đo lúc đói (fasted blood glucose) ≥ 126 mg/dl (Theo: American Diabetes Association: Standards of medical care in diabetes, 2016) và phân chia ngẫu nhiên vào các lô thử nghiệm của nhóm bệnh lý (Bảng 1). Đối với nhóm sinh lý, chuột thử nghiệm sẽ được tiêm đệm natri citrat pH = 4,5 (i.p) và phân lô thử nghiệm tương tự nhóm bệnh lý(4). Bảng 1. Bố trí các lô thử nghiệm Nhóm Lô chuột n=8 Thuốc thử nghiệm Nhóm sinh lý Chứng Nước cất Thử 1 Cao chiết cồn vỏ quả Thanh long (Cao TL) liều 1 (0,875 g/kg) Thử 2 Cao chiết cồn vỏ quả Thanh long liều 2 (1,75 g/kg) Đối chiếu Glibenclamid (5 mg/kg) Nhóm bệnh lý Chứng Nước cất Thử 1 Cao chiết cồn vỏ quả Thanh long liều 1 (0,875 g/kg) Thử 2 Cao chiết cồn vỏ quả Thanh long liều 2 (1,75 g/kg) Đối chiếu Glibenclamid (5 mg/kg) Khảo sát nồng độ glucose trong huyết tương(4,9) Sau 7 ngày điều trị, chuột được cho nhịn đói qua đêm trước khi tiến hành định lượng glucose huyết đói. Chuột được uống nước cất, cao thử nghiệm hoặc thuốc đối chiếu ở ngày cuối 1 giờ trước khi tiến hành lấy máu tĩnh mạch đuôi chuột. Nồng độ glucose trong huyết tương được xác định theo Kit GOD-PAP Human Diagnostic Ltd. Co (Germany). Nghiệm pháp dung nạp glucose Nghiệm pháp dung nạp glucose là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường tin cậy trên lâm sàng, trong đó theo mô hình của WHO, sử dụng liều uống 75 g glucose và đo đường huyết sau 2 giờ với giá trị chẩn đoán ≥200 mg/dl (đái tháo đường) và trong khoảng 140 - 199 mg/dl (rối loạn dung nạp glucose) (Theo: American Diabetes Association: Standards of medical care in diabetes, 2016). Trên động vật thử nghiệm là chuột nhắt trắng, liều uống glucose là 2 g/kg thể trọng chuột và đo đường huyết sau 30 phút và 120 phút với giá trị chẩn đoán tương tự như ở người. Cho chuột nhịn đói 12 giờ, tiến hành lấy máu tĩnh mạch đuôi chuột xác định nồng độ glucose huyết ban đầu. Cho chuột uống các mẫu thử một giờ nhất định trong ngày và trong 7 ngày. Sau một giờ của lần uống cuối cùng tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose (cho uống dung dịch glucose liều 2 g/kg), lấy máu tĩnh mạch đuôi để xác định nồng độ glucose trong huyết tương sau khi gây dung nạp 30 phút và 120 phút(9). Định lượng MDA trong gan và thận chuột(1,2) Đồng thể gan (hoặc thận) chuột trong dung dịch KCl 1,15% theo tỷ lệ 1:9 trong vòng 1 phút. Cho 1ml dịch đồng thể gan (hoặc 2 ml dịch đồng thể thận) vào ống ly tâm, bổ sung dung dịch đệm Tris-HCl (pH = 7,4) vừa đủ 3 ml. Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 37 oC trong vòng 60 phút, sau đó dừng phản ứng bằng 1 ml acid tricloacetic 10% và ly tâm ở nhiệt độ 5 oC trong vòng 10 phút với tốc độ 10.000 vòng/phút. Thu 2 ml dịch trong sau khi ly tâm cho phản ứng với 1 ml acid thiobarbituric 0,8% ở 100 oC trong 15 phút. Đo độ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 112 hấp thu ở bước sóng 532 nm và tính toán hàm lượng MDA (nM/g protein) theo phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn MDA. Đánh giá kết quả Các số liệu được biểu thị bằng trung bình: M ± SEM (Standar Error of the Mean – sai số chuẩn của trị số trung bình) và được xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và Student Newman Keuls test (phần mềm SigmaStat 3.5). Kết quả thực nghiệm có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi p < 0,05 so với lô chứng. Cao chiết được đánh giá là có tác dụng làm hạ đường huyết khi mức độ giảm của nồng độ glucose trong huyết tương đạt trong khoảng > 30% so với lô chứng không điều trị. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát nồng độ glucose trong huyết tương Kết quả Bảng 2 cho thấy cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg sau 7 ngày uống không ảnh hưởng trên nồng độ glucose trong huyết tương chuột bình thường. Trong nhóm bệnh lý, nồng độ glucose trong huyết tương trước điều trị tăng đạt 52 - 55% so với chứng sinh lý. Sau 7 ngày điều trị, nồng độ glucose trong huyết tương ở các lô uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg giảm 52%, có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý. Bên cạnh đó, nồng độ glucose trong huyết tương ở lô uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với nhau; có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu glibenclamid (giảm 60%) và vẫn còn có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý. Như vậy, ở cả hai liều thử nghiệm, cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long có thể hiện tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường nhưng yếu hơn so với glibenclamid liều 5 mg/kg và vẫn chưa đưa được trị số glucose huyết về mức sinh lý. Bảng 2. Kết quả khảo sát nồng độ glucose trong huyết tương chuột đo lúc đói ở các lô thử nghiệm Nhóm Lô thử nghiệm (n=8) Nồng độ glucose trong huyết tương (mg/dL) Trước điều trị Sau điều trị 7 ngày Sinh lý Chứng sinh lý 96,89 ± 3,41 95,44 ±3,27 Cao TL liều 0,875 g/kg 94,56 ± 6,39 94,89 ± 4,01 Cao TL liều 1,75 g/kg 93,00 ± 4,38 91,33 ± 4,95 Glibenclamid liều 5 mg/kg 89,11 ± 5,53 81,89 ± 3,91* (giảm 14%) Bệnh lý Chứng bệnh lý 212,56 ± 16,35* (tăng 54% so với chứng sinh lý) 250,67 ± 11,89* (tăng 62% so với chứng sinh lý) Cao TL liều 0,875 g/kg 200,56 ± 12,54* 120,44 ± 1,86* #$ (giảm 52% so với chứng bệnh lý) Cao TL liều 1,75 g/kg 200,67 ± 12,21* 119,11 ± 4,32* #$ (giảm 52 % so với chứng bệnh lý) Glibenclamid liều 5 mg/kg 215,33 ± 12,76* 99,56 ± 4,67 # (giảm 60% so với chứng bệnh lý) Cao TL: cao Thanh long. * p < 0,05 so với lô chứng sinh lý. # p < 0,05 so với lô chứng bệnh lý. $ p < 0,05 so với lô đối chiếu thuộc nhóm bệnh lý. Kết quả ở bảng 3 cho thấy cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg sau 7 ngày uống không ảnh hưởng trên nồng độ glucose trong huyết tương chuột bình thường trong nghiệm pháp dung nạp glucose. Ở thời điểm 30 phút sau khi dung nạp glucose, trong nhóm bệnh lý, nồng độ glucose trong huyết tương ở lô cho uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg giảm 39% và 43% (tương ứng) đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý. Ở thời điểm 120 phút sau khi dung nạp glucose, trong nhóm bệnh lý, nồng độ glucose trong huyết tương của các lô thử uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg giảm 50% và 56% (tương ứng) khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose, nồng độ glucose trong huyết tương ở các lô uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 113 liều 1,75 g/kg không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với nhau; có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu glibenclamid (giảm 47% và 61%) và vẫn còn có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (Bảng 3). Như vậy, cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long thể hiện tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường trong nghiệm pháp dung nạp glucose, nhưng yếu hơn so với thuốc đối chiếu và vẫn chưa đưa được về mức sinh lý. Bảng 3. Kết quả khảo sát tác dụng của cao chiết cồn 45% từ vỏ quả Thanh long trên nồng độ glucose trong huyết tương chuột theo nghiệm pháp dung nạp glucose Nhóm Lô thử nghiệm (n=8) Nồng độ glucose huyết tương ( mg/dL) Sau 30 phút dung nạp glucose Sau 120 phút dung nạp glucose Sinh lý Chứng sinh lý 138,22 ±3,58 101,67 ±2,93 Cao TL liều 0,875 g/kg 127,44 ±4,15 102,44 ±3,06 Cao TL liều 1,75 g/kg 134,22 ±4,28 100,89 ± 2,79 Glibenclamid liều 5 mg/kg 114,44 ±2,98* (giảm 17% so với chứng sinh lý) 91,44 ± 2,54* (giảm 11% so với chứng sinh lý) Bệnh lý Chứng bệnh lý 304,22 ± 5,58* (tăng 55% so với chứng sinh lý) 274,44 ± 6,00* (tăng 63% so với chứng sinh lý) Cao TL liều 0,875 g/kg 186,67 ± 6,99 *#$ (giảm 39% so với chứng bệnh lý) 138,67 ± 2,96 *#$ (giảm 50% so với chứng bệnh lý) Cao TL liều 1,75 g/kg 174,78 ± 7,14 *#$ (giảm 43% so với chứng bệnh lý) 120,44 ± 6,81 *#$ (giảm 56% so với chứng bệnh lý) Glibenclamid liều 5 mg/kg 160,22 ± 10,27 # ( giảm 47% so với chứng bệnh lý) 106,89 ± 3,13 # (giảm 61% so với chứng bệnh lý) Cao TL: cao Thanh long . * p < 0,05 so với chứng sinh lý ở cùng thời điểm. # p < 0,05 so với lô chứng bệnh lý ở cùng thời điểm. $ p < 0,05 so với lô đối chiếu thuộc nhóm bệnh lý. Kết quả định lượng MDA trong gan và thận Bảng 4. Hàm lượng MDA trong gan và thận ở các lô thí nghiệm Nhóm Lô thử nghiệm (n = 8) Hàm lượng MDA trong gan (nM/g protein) Hàm lượng MDA thận (nM/g protein) Sinh lý Chứng sinh lý 35,36 ± 2,41 166,12 ± 9,74 Cao TL liều 0,875 g/kg 36,05 ± 3,85 159,87 ± 9,82 Cao TL liều 1,75 g/kg 35,77 ± 3,12 160,89 ± 13,07 Glibenclamid liều 5 mg/kg 35,39 ± 3,85 161,12 ± 11,17 Bệnh lý Chứng bệnh lý 59,89 ± 4,63* 211,99 ± 11,09* Cao TL liều 0,875 g/kg 38,66 ± 5,41 # 161,78 ± 11,24 # Cao TL liều 1,75 g/kg 38,36 ± 5,46 # 163,76 ± 15,07 # Glibenclamid liều 5 mg/kg 36,79 ± 3,72 # 163,04 ± 9,12 # Cao TL: cao Thanh long . * p < 0,05so với lô chứng sinh lý. # p <0,05 so với lô chứng bệnh lý. Kết quả bảng 4 cho thấy cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và liều 1,75 g/kg sau 7 ngày uống không ảnh hưởng trên hàm lượng MDA trong gan hay trong thận của chuột bình thường. Trong nhóm bệnh lý hàm lượng MDA (marker tiêu biểu của tổn thương peroxy hóa gây bởi gốc tự do) trong gan ở lô chứng tăng 69,4% và hàm lượng MDA trong thận ở lô chứng tăng 27,6%, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý, chứng tỏ có sự tổn thương oxy hóa tế bào gan/thận của chuột bị gây bệnh cảnh đái tháo đường. Hàm lượng MDA trong gan hay trong thận ở các lô cho uống cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long liều 1,75 g/kg, liều 0,875 g/kg và lô đối chiếu uống glibenclamid liều 5 mg/kg đều giảm, có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý; đồng thời, không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý, chứng tỏ cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long phục hồi hàm lượng MDA trong gan hay trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 114 thận về giá trị sinh lý bình thường. Ở cả hai lô thử nghiệm, hàm lượng MDA trong gan hay trong thận đều không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu, cho thấy cao chiết từ vỏ quả Thanh long có tác dụng bảo vệ tế bào gan/thận tương tự như glibenclamid. Không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê về tác dụng giữa 2 liều thử trên hàm lượng MDA trong gan hay trong thận chuột. BÀN LUẬN Streptozotocin (STZ) gây độc trên các tế bào beta của tuyến tụy, làm giảm chức năng tiết insulin nên gây tăng mạnh nồng độ glucose huyết trong nghiệm pháp dung nạp glucose. Kết quả thu được từ việc khảo sát nồng độ glucose huyết đo lúc đói và trong nghiệm pháp dung nạp glucose, cho thấy cao chiết cồn từ vỏ quả Thanh long thể hiện tác dụng hạ đường huyết ở chuột bị gây bệnh cảnh đái tháo đường ở cả hai liều thử nghiệm là 0,875 g/kg và 1,75 g/kg. Tuy nhiên, tác dụng này yếu hơn so với thuốc đối chiếu là glibenclamid liều 5 mg/kg. STZ không chỉ gây tổn thương tế bào β tụy tạng mà còn gây tổn thương oxy hóa các tế bào khác do gây sản sinh các gốc tự do oxy và gốc tự do nitơ, gây rối loạn chức năng ty thể (mitochondrial dysfunction) và gây peroxy hóa lipid màng tế bào. Điều này giải thích độc tính tương đối trên lâm sàng của streptozotocin đến tế bào gan-thận khi thuốc được chuyển hóa(7). Malonyldialdehyd (MDA) là sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid tế bào, một marker của tổn thương oxy hóa tế bào. Kết quả đề tài cho thấy hàm lượng MDA trong gan và thận của lô chứng bệnh lý đều tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý, chứng tỏ STZ gây tổn thương oxy hóa (stress oxy hóa) tế bào gan, thận của chuột bị đái tháo đường. Trong nhóm bệnh lý, cao chiết từ vỏ quả Thanh long liều 0,875 g/kg và 1,75 g/kg có tác dụng bảo vệ gan, thận trước tổn thương oxy hóa gây bởi streptozotocin qua việc làm giảm hàm lượng MDA trong cả gan- thận, tương tự như glibenclamid. Song và cộng sự đã chứng minh các hợp chất betacyanin trong vỏ quả Thanh long có tác dụng chống béo phì và cải thiện sự đề kháng insulin(6). Điều này mở ra triển vọng ứng dụng vỏ quả Thanh long như là nguồn nguyên liệu cho các chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. KẾT LUẬN Cao chiết cồn 45 % từ vỏ Thanh long sau 7 ngày điều trị ở cả hai liều thử nghiệm 0,875 g/kg và 1,75 g/kg (tương đương với 2,5 g và 5 g dược liệu khô tuyệt đối) đều thể hiện tác dụng hạ glucose huyết đo lúc đói và sau nghiệm pháp dung nạp trên mô hình chuột bị gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Đồng thời, cao chiết này còn có tác dụng bảo vệ gan, thận trước tổn thương oxy hóa gây bởi bệnh cảnh đái tháo đường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheseman KH (1985). “Studies on lipid peroxidation in normal and tumor tissues”. J. Biol. Chem.; 235: 507–514. 2. Hissin PJ, Hilf R (1976). “A fluorometric method for determination of oxidized and reduced glutathione in tissues”. Anal. Biochem.; 74: 214-226. 3. Luo H et al. (2014). “Chemical composition and in vitro evaluation of the cytotoxic and antioxidant activities of supercritical carbon dioxide extracts of pitaya (dragon fruit) peel”. Chem Cent J; 8: 1. 4. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Minh, Huỳnh Ngọc Trung Dung (2012). “Tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết từ quả Ổi”. Tạp chí Dược liệu; 17(5): 268-275. 5. Poolsup N, Suksomboon N, Paw NJ (2017). “Effect of dragon fruit on glycemic control in prediabetes and type 2 diabetes: A systematic review and meta-analysis”. PLoS One; 12(9): e0184577. 6. Song H, Chu Q, Xu D, Xu Y, Zheng X (2016). “Purified Betacyanins from Hylocereus undatus Peel Ameliorate Obesity and Insulin Resistance in High-Fat-Diet-Fed Mice”. J. Agric. Food Chem.; 64(1): 236-244. 7. Swarup KRLA et al. (2010). “Effect of dragon fruit extract on oxidative stress and aortic stiffness in streptozotocin-induced diabetes in rats”. Pharmacognosy Res; 2(1): 31–35. 8. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 826- 827. 9. Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ Dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 199-201. Ngày nhận bài báo: 25/04/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tac_dung_cua_cao_chiet_con_tu_vo_qua_thanh_long_r.pdf
Tài liệu liên quan