Tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi các thông số công tác của động cơ mitsubishi 6uec37la trên tàu apollo pacific khi thay đổi bước chân vịt: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
35
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ CÔNG TÁC CỦA
ĐỘNG CƠ MITSUBISHI 6UEC37LA TRÊN TÀU APOLLO
PACIFIC KHI THAY ĐỔI BƯỚC CHÂN VỊT
RESEARCH CHANGING MATCH OF MITSUBISHI 6UEC37LA ENGINE AND
CONTROLLABLE PITCH PROPELLER OF APOLLO PACIFIC PLG TANKER
Lê Văn Vang1, Đặng Nguyên Đăng2
1Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
2 Công ty CP Vận tải Nhật Việt
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu sự phối hợp làm việc của động cơ chính tàu Apollo Pacific lai chân vịt
biến bước và nghiên cứu sự thay đổi các thông số làm việc của động cơ chính khi thay đổi bước chân
vịt khi tàu hành trình. Qua đó, giúp người vận hành trên tàu có cơ sở khai thác hệ động lực của tàu an
toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Máy chính, hệ động lực, chân vịt biến bước, điểm phối hợp làm việc.
Abstract: This article introduces the operating match of main engine and controllable pitch
propeller and reseaches changing the operating parameters ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi các thông số công tác của động cơ mitsubishi 6uec37la trên tàu apollo pacific khi thay đổi bước chân vịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
35
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ CÔNG TÁC CỦA
ĐỘNG CƠ MITSUBISHI 6UEC37LA TRÊN TÀU APOLLO
PACIFIC KHI THAY ĐỔI BƯỚC CHÂN VỊT
RESEARCH CHANGING MATCH OF MITSUBISHI 6UEC37LA ENGINE AND
CONTROLLABLE PITCH PROPELLER OF APOLLO PACIFIC PLG TANKER
Lê Văn Vang1, Đặng Nguyên Đăng2
1Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
2 Công ty CP Vận tải Nhật Việt
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu sự phối hợp làm việc của động cơ chính tàu Apollo Pacific lai chân vịt
biến bước và nghiên cứu sự thay đổi các thông số làm việc của động cơ chính khi thay đổi bước chân
vịt khi tàu hành trình. Qua đó, giúp người vận hành trên tàu có cơ sở khai thác hệ động lực của tàu an
toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Máy chính, hệ động lực, chân vịt biến bước, điểm phối hợp làm việc.
Abstract: This article introduces the operating match of main engine and controllable pitch
propeller and reseaches changing the operating parameters of the engine when changing pitch of the
propeller. Thereby, this helps marine engineer officers operate ship’s propulsion plant safely and
efficiently.
Keywords: Main engine, ship’s propulsion plant, controllable pitch propeller, operating matching
point.
1. Giới thiệu
Việc khai thác có hiệu quả hệ động lực
tàu thủy là một trong các vấn đề quan trọng
hàng đầu trong khai thác tàu biển. Đối với mỗi
hệ động lực khác nhau cần phải có những giải
pháp khác nhau thích ứng với từng chế độ làm
việc của động cơ để đảm bảo tính an toàn và
hiệu quả cao trong mọi điều kiện khai thác.
Hiện nay, do tính ưu việt mà chân vịt biến
bước được sử dụng rộng rãi trên các đội tàu
biển Việt Nam cũng như trên thế giới.
Nhằm giúp người vận hành có cơ sở trong
việc khai thác hệ động lực lai chân vịt biến
bước với thiết bị điều khiển hệ động lực hiện
đại nói chung và tàu Apollo Pacific nói riêng,
nhóm tác giả đã nghiên cứu sự thay đổi các
thông số công tác của động cơ Mitsubishi
6UEC37LA lắp trên tàu Apollo Pacific khi
thay đổi bước chân vịt để phân tích, xây dựng
đồ thị về sự thay đổi các thông số làm việc của
động cơ diesel. Qua đó, giúp người khai thác
vận hành có cơ sở khoa học để khai thác hệ
động lực của tàu tránh động cơ làm việc quá
tải, lựa chọn vùng làm việc tối ưu, có khả năng
phát huy hết công suất của động cơ, sử dụng
nhiên liệu có hiệu quả và giảm thiểu độc tố khí
thải gây ô nhiễm môi trường.
2. Xác định thông số kỹ thuật của động
cơ Mitsubishi 6UEC37LA
Động cơ 6UEC37LA là động cơ thấp tốc,
tác dụng đơn, hai kỳ quét thẳng và có pa tanh
bàn trượt của hãng Mitsubishi, động cơ được
tăng áp bằng tuabin khí xả có các thông số cơ
bản như sau:
- Hãng sản xuất: Mitsubishi;
- Loại động cơ: 6UEC37LA;
- Số xi lanh: 6;
- Đường kính xi lanh: 370 mm;
- Hành trình piston: 880 mm;
- Vòng quay lớn nhất: 210 vòng/phút;
- Công suất lớn nhất: 3.800 PS;
- Tốc độ dịch chuyển của piston: 6,16
m/s;
- Công suất: 3.300 PS tại 194 vòng/phút;
- Áp suất cháy cực đại: 130 kG/cm2;
- Áp suất có ích bình quân: 14,34 kG/cm2;
- Giới hạn quá tải: 10%;
- Suất tiêu hao nhiên liệu: 127 g/PS.h;
- Suất tiêu hao nhiên liệu ở 85% công suất
là: 125,5 g/PS.h;
- Suất tiêu hao dầu bôi trơn xi lanh: 0,8
g/PS.h;
- Suất tiêu hao dầu bôi trơn hệ thống: 0,05
– 0,1 g/PS.h;
- Thứ tự nổ của động cơ: 1-6-2-4-3-5;
36
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
- Chiều quay: cùng chiều kim đồng hồ
(nhìn từ phía bánh đà);
- Khả năng đảo chiều: không áp dụng;
- Trọng lượng: 75.000 kg.
2.1. Xác định công suất có ích
Công suất có ích của động cơ Diesel 𝑁𝑒
được xác định bằng cách đo trực tiếp hoặc tính
theo công thức:
2
e
e
0,785.P .D .S.n.i
N
0,45.m
[mã lực]
Trong đó:
Pe: Áp suất có ích bình quân (kG cm
2⁄ ) và
được xác định bằng cách đo đạc hoặc tính
toán theo công thức sau:
H
e k n i m
0
Q
P .ρ .η .η .η .i
α.L
D: đường kính xilanh (mét);
S: Hành trình piston (mét);
n: Vòng quay của động cơ (vòng/phút);
i: Số xilanh của động cơ;
m: Hệ số kỳ của động cơ;
QH: Nhiệt trị thấp của nhiên liệu;
α: Hệ số dư lượng không khí;
ηn: Hệ số nạp;
ηm: Hiệu suất cơ giới;
ηi: Hiệu suất chỉ thị.
2.2. Xác định mô men có ích của động
cơ
Tại một vòng quay n của động cơ ta xác
định được mô men của động cơ và được xác
định qua công thức sau:
Me =
1
π. Z
. Vs.
QH
α. L0
. ρk. ηn. ηi. ηm. i
2.3. Xác định hiệu suất của động cơ
Hiệu suất chỉ thị của động cơ được xác
định:
i
i H
632,3
η
g .Q
Trong đó gi là suất tiêu hao nhiên liệu chỉ
thị của động cơ và được xác định qua công
thức:
n s
i
0 s i
η .P
g 318,4.
α.L .T .P
2.4. Sự phối hợp giữa động cơ Diesel
với chân vịt biến bước
Đối với hệ động lực tàu thủy trang bị máy
chính lai chân vịt biến bước, người vận hành
có thể thay đổi điểm phối hợp công tác của
động cơ diesel và chân vịt biến bước trong
cùng điều kiện khai thác bằng hai cách:
- Thay đổi vòng quay của động cơ n
(vòng/phút);
- Thay đổi bước chân vịt (tỉ số H/D).
Đồng thời có thể thay đổi hành trình của
tàu từ tiến sang lùi mà không cần thay đổi
chiều quay của chân vịt. Tàu có thể hành trình
với tốc độ nhỏ hay dừng nhưng động cơ vẫn
làm việc ở vòng quay ổn định. Điều này không
thể thực hiện được ở chân vịt định bước.
Bước tiến
Bước lùi
Tốc độ tiến
Tốc độ lùi
Hình 1. Khả năng điều động của chân vịt biến bước.
Với động cơ diesel lai chân vịt định bước,
tốc độ quay nhỏ nhất của động cơ khi tàu hành
trình bị giới hạn bởi vòng quay ổn định nhỏ
nhất. Do vậy động cơ diesel và chân vịt định
bước làm việc không ổn định ở vòng quay
thấp và được thể hiện ở sơ đồ bên dưới.
Tốc độ lùi
Vùng làm việc không ổn
định của động cơ
Tốc độ tiếnChiều quay lùi
Chiều quay tiến
Hình 2. Khả năng điều động tàu của chân vịt định
bước.
3. Hệ thống chân vịt biến bước của tàu
Apollo Pacific
3.1. Kết cấu chân vịt biến bước
Hệ thống chân vịt biến bước của tàu
Apollo Pacific do hãng Kamome thiết kế, chế
tạo và có các thông số kỹ thuật như sau:
- Loại chân vịt: CPC-90B/110F;
- Đường kính chân vịt: 3.400 (mm);
- Số cánh chân vịt: 4;
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
37
- Bước chân vịt lớn nhất ở chiều tiến:
4.484 (mm);
- Bước chân vịt lớn nhất ở chiều lùi: 3.843
(mm);
- Góc xoay lớn nhất theo chiều tiến: 30,90;
- Góc xoay lớn nhất theo chiều lùi: 27,20;
- Đường kính trục chân vịt: 310 (mm).
1 2
3
4
5
6
7
8 9 10
11
12
13 14 15
16
Hình 3. Sơ đồ chân vịt biến bước.
1. Nắp chụp 2. Củ chân vịt 3. Bu lông
4. Cánh chân vịt 5. Chốt 6. Cần đẩy
7. Trục chân vịt 8. Mặt bích 9. Xilanh
10. Piston lực 11. Cán chỉ thị 12. Bảng chỉ thị
13. Hộp phân phối dầu 14. Vành làm kín 15. Trục trung gian
16. Ống dầu
3.2. Hệ thống điều khiển chân vịt biến
bước
Hệ thống điều khiển bước chân vịt biến
bước là bộ điều khiển loại CPC – 53/115F.
Đây là hệ thống điều khiển điện- thủy lực. Hệ
thống có hai bơm thủy lực được động cơ điện
lai, trong đó có một bơm dự phòng để cung
cấp dầu cho hệ thống có các thông số cơ bản
như sau:
- Lưu lượng dầu thủy lực: 90 lít/phút;
- Áp suất lớn nhất: 175 kG/cm2;
- Áp suất làm việc của hệ thống: 70
kG/cm2;
- Công suất: 15 kW;
- Tốc độ quay của động cơ điện lai bơm:
1170 vòng/phút;
- Loại bơm thủy lực: Bơm bánh răng;
M
P2
Mức dầu
M
a
x
.
2
0
0
0
m
m
90 phút/lít
P1
M
150 K
Đ
ến
p
h
ò
n
g
đ
iề
u
k
h
iể
n
Báo động 2.5K
Két dầu thủy lực
300 lít
4.5K Nước làm
mát
Khớp nối mềm
P4P3
90 phút/lít
DR
W2
W1
5.0K
Chân vịt biến
bước
TiếnLùi
PS2
PS1PS1
70K
35K
T1
T2
Hình 4. Mô hình hệ thống điều khiển chân vịt biến
bước.
4. Phân tích các thông số động cơ
6UEC37LA khi thay đổi bước chân vịt
4.1. Vùng làm việc của động cơ
6UEC37LA
Tốc độ động cơ (%)
70 75 80 85 90 95 100 104
50
55
108
60
65
70
75
80
85
90
95
100
B A C
C
ô
n
g
s
u
ất
đ
ộ
n
g
c
ơ
(
%
)
Hình 5. Vùng làm việc của động cơ 6UEC37LA
- Vùng A: Vùng làm việc liên tục lâu dài
của động cơ.
- Vùng B: Chỉ cho phép động cơ làm việc
trong vùng này không quá một giờ cho mỗi
mười hai giờ làm việc liên tục. Công suất và
vòng quay của động cơ được giám sát.
- Vùng C: Động cơ chỉ làm việc trong các
trường hợp thử tàu.
4.2. Các thông số của động cơ
6UEC37LA khi thay đổi bước chân vịt
38
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
Từ những kết quả tính toán và thực
nghiệm thực tế trên tàu Apollo Pacific hành
trình đầy tải chuyến Dung Quất – Sài Gòn,
thực nghiệm tại các vòng quay của động cơ
khác nhau khi thay đổi bước chân vịt thu được
kết quả như sau:
Tốc độ
máy chính
170
[v/p]
180
[v/p]
190
[v/p]
200
[v/p]
202
[v/p]
Góc xoay
cánh CV
Tốc độ tàu [hải lý/giờ]
θ = 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
θ = 12 7,0 7,8 8,3 8,7 8,8
θ = 14 8,7 9,2 9,7 10,2 10,3
θ = 16 9,0 10,5 11,0 10,7 12,2
θ = 17 10,5 11,1 11,8 12,4 12,5
θ = 18 11,1 11,8 12,5 12,2 12,7
0
160 170 180 190 200 210 220
θ=
18
o
θ=
16
o
θ=
14
o
θ=1
2
o
1000
2000
3000
4000
Điều kiện làm việc:
- Hành trình: DQ - SG
- Tàu đầy tải: 5,0 mét
13.0
HL
/h
Vòng quay chân vịt (vòng/phút)
C
ô
n
g
s
u
ất
c
ủ
a
đ
ộ
n
g
c
ơ
(
P
S
)
8.0
HL
/h
10.0
HL
/h
12.0
HL
/h
θ=
17
o
12.5
HL
/h
Hình 6. Các thông số của động cơ khi thay đổi vòng
quay ứng với bước chân vịt thay đổi từ 120 đến 18.0
5. Kết luận
Sự thay đổi thông số làm việc thu được
phù hợp với đặc tính mẫu của tàu khi thử
đường dài (sea trial). Đồng thời các đồ thị đã
xây dựng được có thể làm tài liệu sử dụng để
xác định điểm phối hợp làm việc giữa động cơ
và chân vịt cũng như vùng làm việc ổn định
của động cơ chính khi thay đổi bước chân vịt
ở các tốc độ khai thác tàu khác nhau.
Trên cơ sở kết quả của bài báo, người vận
hành khai thác có thể sử dụng làm cơ sở để
đánh giá sự phối hợp làm việc của động cơ
diesel lai chân vịt biến bước của tàu. Từ đó có
thể điều chỉnh, lựa chọn chế độ làm việc của
động cơ phù hợp với điều kiện khai thác để hệ
động lực diesel tàu thủy làm việc với hiệu quả
cao nhất
Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Viết Lượng (2000), Lý thuyết động cơ Diesel,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. PGS.TS. MTr Lương Công Nhớ (2014), Khai thác
hệ động lực tàu thủy, Nhà xuất bản Hàng hải.
[3]. Lê Văn Vang, Trần Hồng Thanh, Giải pháp khai
thác hệ động lực tàu thủy khi hành trình ở tốc độ
thấp; Tạp chí Khoa học công nghệ Giao thông vận
tải. Trường đại học Giao thông vận tải thành phố
Hồ Chí Minh-8/2015.
[4]. John B. Woodward (1988) Low speed Marine
Diesel, Robert E. Krieger Publishing Company
[5]. Operation Manual of Kamome Controllable Pitch
Propeller.
[6]. Instruction Book for Mitsubishi 6UEC37LA.
Ngày nhận bài: 25/9/2016
Ngày chuyển phản biện: 29/9/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 20/10/2016
Ngày chấp nhận đăng: 27/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 113_1_324_1_10_20170817_9948_2202544.pdf