Nghiên cứu sử dụng phân compost cho rau muống cạn vụ hè thu ở miền Trung

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân compost cho rau muống cạn vụ hè thu ở miền Trung: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN VỤ HÈ THU Ở MIỀN TRUNG TS. Nguyễn Đình Thi1 ThS. Lê Thị Hương Xuân2 ThS. Trần Thị Ngân3 ThS. Trần Thị Mai4 Tóm tắt: Các phế thải hữu cơ gồm bã thải cá, rơm rạ, bã đậu, hèm bia, được nhóm nghiên cứu chúng tôi xử lý và ủ cùng với chế phẩm sinh học EM tạo nguồn phân compost có chất lượng, sau đó bón thử nghiệm cho rau muống cạn vụ hè thu các năm 2012-2013 tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức bón 30 tấn phân compost/ ha + 50% phân vô cơ cho các chỉ tiêu về thân lá, khả năng tích lũy chất khô và năng suất không sai khác thống kê so với công thức bón 100% phân vô cơ. Bón 30 tấn phân compost+50% phân vô cơ cho rau muống an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm một lượng đáng kể phân hóa học bón, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ rau an toàn đang gia tăng của người tiêu dùng và giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ trong nông nghiệp. Từ khóa: rau muống, phân compost, sinh trưở...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân compost cho rau muống cạn vụ hè thu ở miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN VỤ HÈ THU Ở MIỀN TRUNG TS. Nguyễn Đình Thi1 ThS. Lê Thị Hương Xuân2 ThS. Trần Thị Ngân3 ThS. Trần Thị Mai4 Tóm tắt: Các phế thải hữu cơ gồm bã thải cá, rơm rạ, bã đậu, hèm bia, được nhóm nghiên cứu chúng tôi xử lý và ủ cùng với chế phẩm sinh học EM tạo nguồn phân compost có chất lượng, sau đó bón thử nghiệm cho rau muống cạn vụ hè thu các năm 2012-2013 tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức bón 30 tấn phân compost/ ha + 50% phân vô cơ cho các chỉ tiêu về thân lá, khả năng tích lũy chất khô và năng suất không sai khác thống kê so với công thức bón 100% phân vô cơ. Bón 30 tấn phân compost+50% phân vô cơ cho rau muống an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm một lượng đáng kể phân hóa học bón, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ rau an toàn đang gia tăng của người tiêu dùng và giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ trong nông nghiệp. Từ khóa: rau muống, phân compost, sinh trưởng phát triển, năng suất 1. Đặt vấn đề Sự lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khỏe của người sản xuất lẫn người tiêu dùng (Kumar et al., 2001) [6]. Chính vì thế ngày càng có nhiều nghiên cứu và tìm kiếm nguồn phân bón sinh học thay thế phân hóa học (Okon và Kapulnik, 1986) [8], (Molla et al., 2001) [7]. Tận dụng các phế thải hữu cơ để tạo ra nguồn phân compost bón cho cây trồng là một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay. Phân compost bên cạnh việc giải quyết nạn rác thải gây ô nhiễm môi trường còn góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm bớt chi phí sản xuất cho nông dân. Nó vừa có tác dụng cải tạo đất bởi trong thành phần phân compost không chứa hóa chất gây hại vừa chứa nhiều chất hữu cơ tự nhiên bổ sung cho đất (Carter et al, 2004) [1]. Thực tiễn cho thấy phân compost mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp. Điển hình như trung tâm Ứng 1 TS, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 ThS, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 3 ThS, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 4 ThS, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN   107 dụng tiến bộ khoa học công nghệ Long An đã thực hiện dự án sử dụng phân compost tạo ra từ quá trình ủ rác thải hữu cơ vào sản xuất hoa màu. Kết quả đã cho những thành công bước đầu và được nhiều nông dân đồng tình hưởng ứng. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với việc hướng đến một nền nông nghiệp sạch và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Rau muống (Ipomoea aquatica) là loại rau ăn lá được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Trung nói riêng. Tuy nhiên, đa số rau muống được trồng ở các ao hồ bị ô nhiễm. Theo Lê Đức (2000), rau muống có thể hấp thu nhiều độc tố nếu được trồng ở nơi ô nhiễm [3]. Vì vậy, sản xuất rau muống an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân là nhu cầu bức thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi thử nghiệm tạo phân compost từ các nguồn rác thải hữu cơ phổ biến như: bã đậu, hèm bia, bã cá (loại sau khi đã chiết rút làm phân bón lá), rơm rạ và các chất phụ gia (NPK, rỉ đường, cám gạo). Đặc biệt là sự bổ sung chế phẩm EM nhằm tăng hoạt tính phân giải chất hữu cơ của hệ vi sinh vật và rút ngắn thời gian ủ phân. Sau khi tạo được phân compost, chúng tôi đã thử nghiệm trên cây rau muống và bước đầu thu được một số kết quả mới trình bày trong bài báo này. 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phân compost tạo ra từ các phế thải hữu cơ (thải bã cá, bã đậu, hèm bia, rơm rạ). Giống rau muống hạt đang được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Phân chuồng là phân trâu bò đã được ủ hoai mục; Các loại phân hóa học gồm đạm ure, supe lân, kali clorua của công ty CP phân bón Bình Điền. 2.2. Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của phân compost tới các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, khả năng tích lũy chất khô, năng suất của rau muống vụ hè thu tại một số vùng trồng rau ăn lá ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp ủ phân hữu cơ (compost) Phế thải hữu cơ bước đầu xử lý bằng chế phẩm EM thứ cấp sau đó được ủ theo phương pháp hiếu khí trong 6 tuần để thành bán thành phẩm phân compost theo hướng dẫn quy trình làm phân ủ của Nguyễn Thanh Hiền (2003) [4]. Quy trình ủ tạo phân compost được chúng tôi thực hiện như sau: Nguyên liệu: Gồm các phế thải hữu cơ như bã cá, hèm bia, bã đậu, rơm rạ cắt nhỏ. Các chất phụ gia bổ sung gồm rỉ đường, cám gạo, NPK. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI - THS. LÊ THỊ HƯƠNG XUÂN  108 Chế phẩm vi sinh EM (effective microorganism) thứ cấp được bổ sung vào khối ủ với liều lượng 0,5 lít/100 kg nguyên liệu. Cách ủ đống len men tạo phân compost: Trộn đều phế thải hữu cơ gồm hèm bia, bã đậu, bã cá (tỷ lệ 3:2:1) với rơm rạ. Rải và trộn đều vôi bột (20 kg/tấn nguyên liệu) vào khối ủ, sau đó bổ sung thêm chất phụ gia (rỉ đường, phân NPK). Hòa dung dịch EM thứ cấp với nước và phun lên khối ủ, đồng thời tiến hành đảo đều. Dùng bạt đậy kín khối ủ để tránh mất nhiệt. Khối ủ được đảo đều theo định kỳ 10 ngày/lần để cung cấp oxy cho hệ vi sinh vật phát triển. Ẩm độ của khối ủ được duy trì ở mức 65- 70%. Sau 30 ngày thì các phế thải đã phân hủy thành phân hữu cơ, phân có màu nâu đen và tơi mịn, trên bề mặt đống ủ xuất hiện một lớp phấn trắng chứng tỏ sự hoạt động của vi sinh vật trong đống ủ rất mạnh và có thể đem bón cho cây trồng. 2.3.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè thu 2013 tại một số vùng trồng rau ăn lá ở Thừa Thiên Huế (phường Tây Lộc, thành phố Huế), Đà Nẵng (xã Hòa Tiến, Hòa Vang) và Quảng Nam (xã Cẩm Hà, Hội An). Thí nghiệm tại mỗi vùng được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Công thức 1 (đối chứng): 15 tấn/ ha phân chuồng+100 % nền phân hóa học Công thức 2: 30 tấn phân compost/ ha. Công thức 3: 30 tấn phân compost/ha+50% phân hóa học. Công thưc 4: 15 tấn phân compost/ha. Công thức 5: 15 tấn phân compost/ha+50% phân hóa học. Trong đó nền phân hóa học cho 1 ha là 50kg N+20kg P2O5+15kg K2O. Mật độ gieo trồng, liều lượng và phương pháp bón phân, quy trình chăm sóc và thu hoạch được áp dụng theo tài liệu “Kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn và chế biến xuất khẩu” [9]. 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Chiều cao cây, đường kính thân, số cành cấp 1, dài cành cấp 1, số lá xanh trên cây, chiều dài lá, diện tích lá (LA), chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng diện tích lá (SLW), khối lượng tươi, tỷ lệ chất khô, năng suất kinh tế thực thu (NSKT), năng suất sinh vật thực thu (NSSV), năng suất lý thuyết (NSLT), hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được theo dõi bằng phương pháp tương ứng đang được sử dụng trong nghiên cứu rau ăn lá và được trình bày trong Giáo trình cây rau (Lê Thị Khánh, 2009) [5]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm excel và MSTATC. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN   109 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của phân compost đến một số chỉ tiêu thân, cành rau muống khi thu hoạch Rau muống là loại rau ăn lá do đó các bộ phận thân, nhánh, lá có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân compost đến sự sinh trưởng thân cành rau muống, kết quả thể hiện qua bảng 3.1. Nhìn chung rau muống được bón 100% phân vô cơ (đ/c) cho các chỉ tiêu về thân cành lớn nhất. Tuy nhiên các thông số này ở rau muống bón 30 tấn phân compost+50% phân vô cơ không sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng phân compost có tiềm năng nhất định trong việc thay thế 1 phần hàm lượng phân bón hóa học mà vẫn đảm bảo được sự sinh trưởng tốt của thân và bộ khung tán cho cây. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân compost đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, cành rau muống khi thu hoạch Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Số cành cấp 1 (cành) Dài cành cấp 1 (cm) I (đ/c) 58,18a 0,91a 2,03a 41,79a II 47,12c 0,85c 1,93ab 37,85b III 56,08ab 0,90ab 2,00ab 40,30ab IV 44,97c 0,78d 1,90b 33,80c V 54,37b 0,87bc 2,03a 38,54b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê tại α=0,05. 3.2. Ảnh hưởng của phân compost đến một số chỉ tiêu về lá rau muống khi thu hoạch Sự phát triển bộ lá rau muống có liên quan chặt chẽ đến năng suất cuối cùng bởi nếu rau có bộ lá khỏe sẽ tăng khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng và tích lũy vật chất khô. Bên cạnh đó rau muống là loại rau ăn lá nên chỉ tiêu này liên quan đến năng suất và phẩm chất rau. Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy so với công thức đối chứng (bón 100% phân vô cơ), các công thức bón phân compost cho các chỉ tiêu về số lá xanh, dài lá, rộng lá, diện tích lá, chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá thấp hơn. Tuy nhiên, bón phân compost kết hợp bón 50% lượng đạm vô cơ sẽ kích thích sự phát triển của bộ lá rau muống so với chỉ bón thuần phân compost. Cụ thể là bón 30 tấn phân compost + 50% phân hóa học làm tăng đáng kể các chỉ số về bộ lá, đặc biệt là số lá và khối lượng diện tích lá không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI - THS. LÊ THỊ HƯƠNG XUÂN  110 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân compost đến một số chỉ tiêu về lá rau muống khi thu hoạch Công thức Số lá Xanh Dài lá (cm) Rộng lá (cm) LA (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2đất) SLW (g/dm2 lá) I (đ/c) 14,03a 24,66a 2,41a 2,456a 1,769a 0,316a II 11,53c 21,26c 1,96d 2,134d 1,536d 0,257c III 13,73a 22,68b 2,19b 2,329b 1,677b 0,301ab IV 11.43c 19,90d 1,92d 2,267c 1,632c 0,280b V 12.80b 21,89bc 2,09c 2,292bc 1,651bc 0,309a 3.3. Ảnh hưởng của phân compost đến sự tích lũy và phân bố vật chất của cây rau muống Khối lượng tươi trên cây lúc thu hoạch là kết quả hoạt động tích lũy vật chất trong suốt đời sống của cây, đồng thời biểu hiện khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của tế bào. Khối lượng tươi của rau muống ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 33,68 - 44,58 g/cây. Trong đó tổng khối lượng tươi của cây và của các bộ phân thân, lá, rễ ở công thức bón 100% phân vô cơ cao hơn so với các công thức bón phân compost. Trong các công thức sử dụng phân compost, việc bón kết hợp phân compost với phân vô cơ (15 - 30 tấn phân compost/ha + 50% phân vô cơ) đã cho các chỉ tiêu về khối lượng tươi hơn cao hơn so với các công thức chỉ bón thuần phân compost. Tương tự, tỷ lệ chất khô của các công thức bón phân compost cũng đều thấp hơn so với công thức đối chứng (9,33%), dao động trong khoảng 8,86 - 9,04%. Các công thức II, III, V có tỷ lệ chất khô không sai khác nhau về mặt thống kê. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân compost đến sự tích lũy và phân bố vật chất của rau muống Khối lượng tươi (g/cây) Công thức Thân Lá Rễ Tổng Tỷ lệ chất khô (%) I (đ/c) 24,54a 15,91a 4,14a 44,58a 9,33a II 19,67d 13,17c 3,59b 36,42d 9,09b III 23,05b 14,38b 4,03a 41,46b 9,03bc IV 18,05e 12,51c 3,12c 33,68e 8,86c V 21,19c 14,03b 3,97a 39,16c 9,04bc NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN   111 3.4. Ảnh hưởng của phân compost đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất rau muống Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng, phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây, đồng thời nó cũng là mục tiêu cuối cùng được người sản xuất hướng tới. Kết quả thử nghiệm phân compost trên rau muống cho các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân compost đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất rau muống Công thức Mật độ (cây/m2) Khối lượng TB (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSSV (tấn/ha) NSKT (tấn/ha) I (đ/c) 72 44,58a 32,10a 23,47a 21,20a II 72 36,09d 26,23d 17,60c 15,87c III 72 41,46b 29,85b 21,87ab 19,73ab IV 72 33,68e 24,25e 16,80c 14,93c V 72 39,16c 28,20c 20,53b 18,53b Năng suất lý thuyết (NSLT) của rau muống ở các công thức thí nghiệm dao động từ 24,25-32,10 tấn/ha. Trong đó, công thức bón 100% phân vô cơ (đ/c) có NSLT cao nhất (32,10 tấn/ha). Bón 30 tấn compost/ha+50% phân vô cơ cho NSLT (29,85 tấn/ha) cao hơn so với bón 15 tấn compost/ha+50% phân vô cơ (NSLT đạt 28,20 tấn/ha), hoặc chỉ bón thuần 15 tấn/ha (NSLT đạt 26,23 tấn/ha) và 30 tấn/ha phân compost (NSLT đạt 24,25 tấn/ha). Năng suất sinh vật học (NSSV) của các công thức dao động từ 16,80-23,47 tấn/ha. So với bón phân compost, bón 100% phân hóa học cho rau muống vẫn cho NSSV trội hơn. Tuy nhiên nếu bón 30 tấn compost/ha+50% phân vô cơ chỉ tiêu này không sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Năng suất kinh tế (NSKT) của rau muống dao động trong khoảng 14,93 - 21,20 tấn/ha, tương tự nếu bón 30 tấn compost/ ha + 50% phân vô cơ thì NSKT của rau muống cũng cho sự sai khác không đáng kể so với bón 100% phân hóa học. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc bón phân compost giúp cây rau muống sinh trưởng và cho năng suất tốt khi bón kết hợp với 50% lượng phân hóa học. 3.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân composst cho rau muống Sản xuất phân compost ít tốn kém bởi nông dân có thể tận dụng các phế phụ phẩm hữu cơ trong nông nghiệp làm nguyên liệu ủ phân, tận dụng công lao động nhàn rỗi để ủ phân làm lời. Việc bổ sung một số chất phụ gia và chế phẩm sinh học (dung dịch EM thứ cấp) vào khối ủ đã kích thích khu hệ vi sinh vật hoạt động mạnh TS. NGUYỄN ĐÌNH THI - THS. LÊ THỊ HƯƠNG XUÂN  112 và rút ngắn thời gian ủ phân [2], [4]. Để sản xuất 1 tấn phân compost từ rác thải hữu cơ cần đầu tư là 125,000đ. Trong đó, chi phí mua dung dịch EM là 25,000đ/tấn, vôi bột và các chất phụ (NPK, rỉ đường, cám gạo) là 100,000đ. Hoạch toán hiệu quả kinh tế khi bón phân compost cho cây rau muống được thể hiện qua bảng 3.5. Trong đó, sự khác nhau về tổng chi ở các công thức là do việc thay thế lượng phân compost, phân chuồng và phân bón hóa học. Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của trồng rau muống ở các công thức thí nghiệm CT Tổng chi (1.000đ) Tổng thu (1.000đ) Lãi (1.000đ) So với đ/c (1.000đ) I (đ/c) 39,420 84,800 45,380 - II 33,850 63,480 29,630 -15,750 III 34,760 78,920 44,160 -1,220 IV 31,975 59,720 27,745 -17,635 V 32,885 74,120 41,235 -4,145 Chi chú: Tổng chi phí trồng 1 ha rau muống theo thông thường là 39.420.000đ. Trong đó, giống (50 kg/ha) 2.850.000đ; công lao động (200 công/ha) 26.000.000đ; phân bón (phân chuống, phân compost và NPK) 10.570.000đ; giá rau muống tại ruộng 4.000/kg. Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, tuy rau muống an toàn sử dụng phân compost chỉ mới tính theo giá bán rau thông thường nhưng nhìn chung rau muống bón 100% phân vô cơ cho lãi cao hơn so với các công thức bón compost. Nếu bón 30 tấn hoặc 15 tấn phân compost kết hợp 50% lượng phân vô cơ sẽ cho hiệu quả thấp hơn không đáng kể đồng thời giảm được 50% lượng phân hóa học bón cho rau. Kết quả này chưa thực sự phản ánh hết hiệu quả của phân compost đến năng suất rau xanh bởi lẽ đây chỉ mới là kết quả thu hoạch của vụ trồng đầu tiên. Theo tập quán canh tác của người dân ở miền Trung, rau muống có thể thu hoạch được 4-5 lứa tùy vào mức độ chăm sóc. Rau muống thu lứa đầu tiên có chất lượng tốt nhất và được dùng làm rau, các lứa thu sau chất lượng kém hơn và thường được dùng làm chất xanh trong chăn nuôi [5]. Nghiên cứu của Carter (2004) và Cao Ngọc Điệp (2011) cho thấy phân compost có tác dụng nuôi dưỡng đất hàng năm, cung cấp cho đất mùn và các khoáng chất cần thiết, qua đó đất sẽ ngày càng tốt lên và làm cho năng suất cây trồng tăng theo hàng năm [1], [2]. Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng. Về lâu dài một khi nhà nước có những chính sách và biện pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp để khuyến khích nông dân sản xuất rau an toàn và rau hữu cơ thì việc tận dụng rác thải hữu cơ và công lao động trong gia đình để sản xuất phân compost là giải pháp giúp giảm giá thành và tạo ra sản phẩm an toàn và mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN COMPOST CHO RAU MUỐNG CẠN   113 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Rau muống được trồng theo phương pháp thông thường có các chỉ tiêu về cao cây, đường kính thân, số lá cao hơn so với rau chỉ được bón thuần phân compost (15 tấn và 30 tấn). Tuy nhiên, so với rau muống được bón 15 hoặc 30 tấn phân compost kết hợp với 50% phân hóa học, các chỉ tiêu này ít sai khác về mặt thống kê. Bón 30 tấn phân compost kết hợp 50% phân hóa học so với mức bón 50kg N+20kg P2O5+15kg K2O cho NSSV và NSKT không sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Xét về hiệu quả kinh tế, trồng rau muống bón 100% phân vô cơ cho hiệu quả kinh tế cao nhất với gần 45 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu bón 30 tấn phân compost kết hợp 50% phân hóa học cho rau muống thì vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao (44 triệu đồng/ha theo giá bán rau thông thường) đồng thời giảm được một lượng phân hóa học trong sản xuất. 4.2. Kiến nghị Bước đầu khuyến cáo người dân trồng rau ăn lá ở khu vực miền trung sản xuất và sử dụng phân composst liều lượng 30 tấn+50% phân hóa học so với mức bón thông dụng (50kg N+20kg P2O5+15kg K2O) trong sản xuất rau quả an toàn. Tiếp tục hoàn thiện sản xuất phân compost với các loại phế thải nông nghiệp khác nhau nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carter M. R. , J. B. Sanderson, J. A. MacLeod (2004), “ Influence of compost on the physical properties and organic matter fractions of a fine sandy loam throughout the cycle of a potato rotation”; Journal of Soil Science, 84(2): 211- 218. [2] Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Vân Anh và Trần Thị Giang ( 2011), “Hiệu quả của phân hữu cơ - vi sinh trên năng suất và chất lượng rau xanh trồng trên đất phù sa tại tỉnh Long An”; Tạp chí Khoa học; Trường Đại học Cần Thơ. [3] Lê Đức (2000), “Bước đầu nghiên cứu khả năng thu hút và tích luỹ chì trong bèo tây và rau muống trong nền đất bị ô nhiễm”, Thông báo khoa học các trường đại học - Hà Nội. [4] Nguyễn Thanh Hiền (2005), Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ; Nxb. Nghệ An. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI - THS. LÊ THỊ HƯƠNG XUÂN  114 [5] Lê Thị Khánh; Giáo trình cây rau; Nxb. Đại học Huế, 2009. [6] Kumar, B.S.D.; I..Berggren and A.M. Martensson (2001), “Potential for improving pea production by co-inoculation with fluorescent Pseudomonas and Rhizobium”, Plant and Soil, 229: 25-34. [7] Molla, A.H.; Z.H. Shamsuddin; M.S. Halimi, M. Morziah and A.B. Putch (2001); “Potential for enhancement of root growth and nodulation of soybean co- inoculated with Azospirillum and Bradyrhizobium in laboratory systems”, Soil Biol. Biochem. 33: 457-463. [8] Okon, Y. and Y. Kapulnik(1996), “Development and function of Azospirillum inoculated roots”. Plant and Soil 90, 3-16. [9] Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2007), Kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn và chế biến xuất khẩu; Nxb. Hà Nội. Title: A STUDY ON USAGE OF COMPOST FERTILIZER FOR WATER SPINACH IN SUMMER-AUTUMN SEASON IN CENTRAL VIETNAM NGUYEN DINH THI LE THI HUONG XUAN TRAN THI NGAN TRAN THI MAI Hue University of Agriculture and Forestry Abstract: Organic waste, including fish waste, straw, soya bean waste, and brewer’s grains, was handled and incubated with EM (effective micro-organisms) probiotic to create a useful compost resource. This was then used to fertilize water spinach in the summer crops 2012-2013 in Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam. Our findings showed that the application of 30 tons compost/ha+50% recommended mineral fertilizer improves leaves index, dry matter and the yield of water spinach without statistical difference compared to amendment of 100% mineral fertilizer. A compost application rate of 30 tons/ha+50% mineral fertilizer for water spinach brings high economic efficiency, reduces a significant amount of chemical fertilizers usage, meets the growing demand for safe vegetables of consumers, and minimizes the organic waste in agriculture. Keywords: water spinach, compost, growth and development, yield.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12147_4446_2134874.pdf
Tài liệu liên quan