Tài liệu Nghiên cứu sử dụng đầu rửa hút của máy nhũ tương hóa trong phẫu thuật đục thể thủy tinh ở trẻ em: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẦU RỬA HÚT CỦA MÁY NHŨ TƯƠNG HÓA
TRONG PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH Ở TRẺ EM
Võ Thị Chinh Nga*, Trần Thị Phương Thu **
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 50 trẻ với 58 mắt bị đục thể thủy tinh từ 2 đến 15 tuổi. Gồm 2 dạng lâm sàng: 41 ca
đục thể thủy tinh bẩm sinh và 17 ca đục thể thủy tinh do chấn thương và bệnh lý. Tất cả đều được phẫu
thuật bằng phương pháp rửa hút chất nhân bằng máy nhũ tương hoá pha lê thể và đặt kính nội nhãn (mềm
hoặc cứng). Kết quả khả quan, thị lực sau mổ 5/10 – 10/10 ở cả 2 nhóm chiếm 60,35%, 1/10 – 5/10 là
32,75% và dưới 1/10 là 6,8%. Về biến chứng, đục bao sau chiếm10,34%, sắc tố trên mặt kính nội nhãn
25,86%, đồng tử méo 19,34%. Các biến chứng khác chiếm tỉ lệ từ 1,72% đến 3,44%. Kết quả cho thấy việc
dùng máy nhũ tương hoá trong...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sử dụng đầu rửa hút của máy nhũ tương hóa trong phẫu thuật đục thể thủy tinh ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẦU RỬA HÚT CỦA MÁY NHŨ TƯƠNG HÓA
TRONG PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH Ở TRẺ EM
Võ Thị Chinh Nga*, Trần Thị Phương Thu **
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 50 trẻ với 58 mắt bị đục thể thủy tinh từ 2 đến 15 tuổi. Gồm 2 dạng lâm sàng: 41 ca
đục thể thủy tinh bẩm sinh và 17 ca đục thể thủy tinh do chấn thương và bệnh lý. Tất cả đều được phẫu
thuật bằng phương pháp rửa hút chất nhân bằng máy nhũ tương hoá pha lê thể và đặt kính nội nhãn (mềm
hoặc cứng). Kết quả khả quan, thị lực sau mổ 5/10 – 10/10 ở cả 2 nhóm chiếm 60,35%, 1/10 – 5/10 là
32,75% và dưới 1/10 là 6,8%. Về biến chứng, đục bao sau chiếm10,34%, sắc tố trên mặt kính nội nhãn
25,86%, đồng tử méo 19,34%. Các biến chứng khác chiếm tỉ lệ từ 1,72% đến 3,44%. Kết quả cho thấy việc
dùng máy nhũ tương hoá trong điều trị đục thể thủy tinh trẻ em làm giảm được các biến chứng và kết quả
chức năng thị giác tăng, duy trì thị giác tốt.
SUMMARY
VISUAL RESULTS AND POSTOPERATIVE COMPLICATIONS OF PHACOASPIRATION
METHOD IN PAEDIATRIC CATARACT
Tran Thi Phương Thu, Vo Thi Chinh Nga * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 *
2003: 14 - 18
This prospective study comprised 58 eyes of 50 children with congenital or traumatic cataract had
phacoaspiration method and posterior chamber IOL implantation. They were randomly divided in to 2
groups: 11 cases 2 years old to 5 years old (Group 1) and over 5 years old (Group 2). 41 cases congenital
cataract, 17 cases traumatic cataract. Primary posterior continuous curvilinear capsulorhexis (PCCC) and
anterior vitrectomy and posterior chamber intraocular lens implantation were performed for group 1,
phacoaspiration and posterior chamber IOL implantation were performed for group 2. Average follow- up
was 12,3 months.
For the visual acuity of two groups: 60,35% had achieved 5/10 – 10/10, 32,75% had 1/10 – 5/10 AC.
3,44% had under 1/10 AC. Postoperative complications: posterior capsular opacification 10,34%, Updraw
pupil 10,34%, Decentered IOL, pupillary capture, uveitis 3,44%, Pigment deposition on IOL 25,86%. The
results suggest that phacoaspiration method in pediatric cataract is useful. This method has tended to
decrease the complications (such as posterior capsular opacification, decentered IOL, updraw pupil) and
good visual results.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị đục thể thuỷ tinh trẻ em là vấn đề phức
tạp và khó khăn. Một trong những yếu tố tiên lượng
là chất lượng phẫu thuật. Nếu kỹ thuật mổ tốt sẽ
tránh nhựơc thị cho trẻ và đem lại thị lực tối ưu cho
trẻ. Cùng với sự phát triển của máy móc, dụng cụ
tinh vi, nhất là máy cắt thể pha lê, trong vài thập
niên gần đây, phẫu thuật đục thể thủy tinh trẻ em
đã có nhiều bước tiến lớn.
Tại nước ta, từ trước đến nay vẫn dùng kim
Simcoe để hút chất nhân nhưng tỉ lệ biến chứng
còn cao, tỉ lệ duy trì chức năng thị giác còn thấp.
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các nước tiên tiến
đều đã áp dụng kỹ thuật dùng đầu rửa hút của máy
nhũ tương hoá để điều trị đục thể thủy tinh ở trẻ
*Bệnh Viện Mắt TP Hồ Chí Minh
** Bộ Môn Mắt, Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Chuyên đề Nhãn khoa 14
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
em. Những năm gần đây, Bệnh viện Mắt được trang
bị máy phaco nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
kỹ thuật này trong điều trị đục thể thuỷ tinh ở trẻ
em Việt nam, để đánh giá những ưu khuyết điểm
của kỹ thuật này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân bị đục thể thủy tinh bẩm sinh hoặc
do chấn thương và bệnh lý.
Tuổi
Từ 2 đến 5 tuổi: 11 ca
Từ 6 đến 15 tuổi: 39 ca
Theo nghuyên nhân:
Đục bẩm sinh: 41 ca
Đục do chấn thương và bệnh lý: 17 ca.
Loại trừ đục thể thủy tinh kèm dị tật bẩm sinh
như: bất thường bán phần trước, giác mạc nhỏ,
nhãn cầu nhỏ, hoặc có tổn thương bán phần sau
trên siêu âm, tăng sinh pha lê thể võng mạc, tổ
chức hoá pha lê thể, đục thể thuỷ tinh kèm sẹo giác
mạc lớn ở trung tâm.
Phương pháp
Nghiên cứu thực nghiệm, tiền cứu, lượng giá
can thiệp. Tiến hành từ 12/2000 đến 9/2002 tại
Bệnh viện Mắt Tp HCM.
Phương tiện: Máy Universal 1 (U1). Kính hiển vi
phẫu thuật Zeiss. Máy đo khúc xạ cầm tay. Máy siêu
âm A, B. Bộ dụng cụ vi phẫu. Chất nhầy, chỉ silk
10/0. Kính nội nhãn mềm hoặc cứng.
Trước mổ, bệnh nhân được dùng thuốc nhỏ mắt
Atropin 1% và Ocufen 0,03% trước 1 ngày và nhỏ
dãn đồng tử bằng Mydriacyl 1% và Néosynéphrine
10% 3 lần trước mổ 1 giờ, cách nhau 15 phút.
Các bước phẫu thuật
- Tạo đường hầm giác mạc sát rìa phía thái
dương 3.2mm.
- Bơm chất nhầy vào tiền phòng. Xé bao trước
liên tục.
- Thủy tách nhân.
- Rửa sạch chất nhân bằng đầu rửa hút của máy
nhũ tương hoá với lực hút và tốc độ dòng chảy được
điều chỉnh trên máy.
- Đánh bóng bao sau và bao trước.
- Nếu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hoặc có bao sau vôi
hoá, chúng tôi xé bao sau và cắt sạch khoảng 1/3
khoang pha lê thể trước.
- Bơm chất nhầy tách vào tiền phòng và giữa 2
bao. Đặt kính vào trong bao. Nếu bao sau rách,
không nguyên vẹn thì đặt kính vào sulcus.
- Rửa sạch chất nhầy,khâu giác mạc 1 mũi chỉ
silk 10/0. Bơm Vancomycine pha loãng vào tiền
phòng. Chích kháng sinh, kháng viêm tại chỗ.
- Hậu phẫu: Dùng thuốc nhỏ kháng sinh, kháng
viêm tại chỗ, khám và theo dõi trung bình 3 ngày
sau mổ và sau đó hẹn tái khám 2 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 1 năm sau mổ.
KẾT QUẢ
Thị lực sau mổ
Sau mổ thị lực đều tăng. Khi xuất viện, tỉ lệ thị
lực trên 5/10 là 32,765. Sau 2 tháng, thị lực tăng
đáng kể, đặc biệt 2 trường hợp trước đậy không hợp
tác, nay trẻ đã nhìn được xa và chọn đồ chơi chính
xác khi bịt mắt lành. Khi điều chỉnh kính ở một số
trẻ lớn, thị lực tăng đáng kể.
Bảng 1 - Kết quả thị lực khi ra viện, 2 tháng và 6
tháng sau mổ
<1/
10
1/10 -
2/10
3/10-
4/10
5/10-
7/10
>7/10 Không
hợp tác
N 5 17 15 15 4 2 TL ra viện
% 8,62 29,31 25,86 25,86 6,90 3,45
N 4 6 8 26 14 0 TL sau 1
Ỉ2 tháng % 6,8 10,2 13,9 44,8 24,3
N 4 7 12 22 13 0 TL sau 6
tháng trở
lên % 6,8 12,1 20,8 37,9 22,4
Sau mổ 6 tháng có một số trường hợp bị giảm
thị lực do đục bao sau, kính cài trên mống hoặc sắc
tố trên mặt kính. Bốn trẻ bị nhược thị, sau thời gian
tập nhược thị, thị lực vẫn không tăng.
Chuyên đề Nhãn khoa 15
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Bảng 2 - Kết quả thị lực theo nguyên nhân
<1/10 1/10-
2/10
3/10-
4/10
5/10-
6/10
/7/10 Tổng
cộng
N 4 3 7 20 7 41
Bs
% 9,75 7,31 17,07 48,78 17,07 100
N 0 4 5 2 6 17 CT+B
L 5 23,52 29,41 11,76 35,29 100
Trong nhóm đục do chấn thương thị lực tăng
đều hơn và tăng cao. Trong nhóm bẩm sinh thị lực
tăng ít chủ yếu là do trẻ bị nhược thị do phát hiện
trễ, điều trị muộn.
Biến chứng
Biến chứng trong mổ ít gặp, chủ yếu ở nhóm
chấn thương, trong đó biến chứng rách bao sau
gặp nhiều nhất, chiếm 5,17%. Ngoài ra các biến
chứng khác đều chỉ gặp 1 trường hợp.
Bảng 3 – Biến chứng trong mổ và hậu phẫu
BS CT & BL Tổng
n % n % n %
1. Biến chứng trong
lúc mổ
- Phù giác mạc
- Phòi mống
- Rách bao sau
- Máu tiền phòng
- Màng fibril
2. Biến chứng hậu
phẫu
- Màng fibril
- Sắc tố trên IOL
- Viêm MBĐ
- Tăng áp
- Phù võng mạc
2
1
1
2
2
4,8
2,4
2,4
4,8
4,8
1
2
1
1
1
3
2
3
1
1
5,8
11,7
5,8
5,8
5,8
17,6
11,7
17,6
5,8
5,8
1
2
3
2
2
5
4
3
1
1
1,72
3,44
5,17
3,44
3,44
8,62
6,89
5,17
1,72
1,72
Biến chứng muộn hay gặp nhất là sắc tố trên
mặt kính. Biến chứng đục bao sau và đồng tử méo
gặp 6/58 chiếm 10,34%. các biến chứng khác gặp ít
hơn, chỉ gặp 1 đến 2 trường hợp. Trong đục bao sau,
3 trường hợp điều trị bằng laser bao sau cho kết quả
tốt, thị lực tăng. Hai trường hợp phải phẫu thuật lại
để cắt bao sau. Sau mổ thị lực có tăng hơn trước mổ.
Sau mổ mắt vẫn cần theo dõi để phòng ngừa phản
ứng viêm muộn. Phản ứng này có thể nhẹ, không
rầm rộ nên cha mẹ trẻ không để ý đưa trẻ đi tái
khám kịp thời.
Bảng 4 – Biến chứng muộn
BS CT & BL Tổng
n % n % n %
Sắc tố trên mặt IOL
Đục bao sau
Đồng tử méo
IOL cài trên mống
Lệch IOL khỏi tâm
Viêm MBĐ
Phù hoàng điểm
7
2
2
1
17,1
4,8
4,8
2,4
8
4
4
2
1
2
1
47
23,5
23,5
11,7
5,8
11,7
5,8
15
6
6
2
2
2
1
25,86
10,34
10,34
3,44
3,44
3,44
1,72
BÀN LUẬN
Phương pháp mổ
Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp
đều được mổ bằng phương pháp dùng đầu rửa hút
của máy nhũ tương hoá để hút chất nhân. Vì đặc
tính thể thuỷ tinh đục của trẻ em rất mềm nên
không cần dùng đến đầu phaco và các kỹ thuật
phaco.
Việc dùng đầu rửa hút với áp lực nước mạnh, tốc
độ dòng chảy trung bình là 25ml/ phút có thể duy trì
được tiền phòng ổn định. Đầu rửa hút tròn, nhẵn,
lực hút và tốc độ dòng chảy có thể điều chỉnh trên
màn hình tùy từng phẫu thuật viên hoặc tuỳ hình
thái đục. Theo nhiều tác giả(2,3), duy trì tiền phòng
ổn định là một điểm mấu chốt thành công. Khi tiền
phòng ổn định sẽ ít đụng chạm đến mống ít làm
tổn thương mống. Tổn thương mống là một tai biến
hay gặp trong phẫu thuật thể thuỷ tinh ở trẻ em.
Đồng tử không bị thu lại do tiền phòng trồi sụt. Ít
đụng chạm đến giác mạc vì vậy biến chứng ở giác
mạc cũng ít đi.
Kỹ thuật xé bao ở trẻ em cũng là một thách thức
đối với các nhà Nhãn Nhi. Bao của trẻ mỏng nhưng
dai và đàn hồi rất khó xé. Tuy vậy dưới chất nhầy,
thì vẫn có thể xé bao được. Xé bao liên tục làm cho
việc đặt kính vào trong bao được thực hiện dễ dàng
và an toàn.
Chuyên đề Nhãn khoa 16
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Biến chứng
Nhóm bẩm sinh
Bảng 5 – Biến chứng trường và sau mổ
Đục
bao
sau
Lệch
tâm
IOL
Đ.tử
méo
Sắc tố
tiết tố
Màng
fibrin
IOL
kẹt
trên
mống
Tăng
áp
Sharma N.
(1999)
n = 39
87.2 33.3 38.5 30.8 30.8 30.8
Lê K.Xuân
Tôn.K.Thanh
(1999)
N = 81
54.2 14.8 12.3 30.8 1.2
Vasavada
(2000)
n = 40
0 36 0 72,4 0 0 0
V T Chinh Nga
(2002)
N = 41
4,8 2,4 4,8 17,1 0 0 0
Pvalue
.0001
.049
.0008
.0005
.0007
.05
.49
.24
.66
.001
.0004 .0004
Tỉ lệ đục bao sau của chúng tôi là 4,8% khác các
tác giả khác có ý nghĩa thống kê(test ξ2, p < 0.05).
Tỉ lệ kính lệch tâm so với Sharma N và Vasavada A.
là có ý nghĩa thống kê(p < 0.005).Tỉ lệ đồng tử méo
là 4,8%, so với Lê K. Xuân (dùng kim Simcoe) 14,8%
có ý nghĩa thống kê (p = 0.05). Nhưng so với
Vasavada cùng phương pháp gần tương đương (p =
0.49). Tỉ lệ sắc tố, tiết tố không khác với các tác giả
khác.
Nhóm chấn thương và bệnh lý
Bảng 6 - Đối chiếu với các tác giả khác cùng
nguyên nhân chấn thương
Đục
bao
sau
Lệch
IOL
Đ.tử
méo
Sắc
tố-
tiết
tố
Màng
fibrin
IOL
kẹt
trên
mống
Viêm
MBĐ
Tăng
áp
Phù
HĐ
Pandey
S.K
1999
n = 20
60 5 10 20 45
Lêâ T
Xuyêân
2000
N = 52
36,5 3,85 27 44 9,6 3.85 1,9 3.85
Đục
bao
sau
Lệch
IOL
Đ.tử
méo
Sắc
tố-
tiết
tố
Màng
fibrin
IOL
kẹt
trên
mống
Viêm
MBĐ
Tăng
áp
Phù
HĐ
Võõ TC
Nga
2002
n = 17
23,5 5,8 23,5 47 10 11,7 11,7 5.8 5,8
Pvalue
.058
.49
1.0
.38
1.0
.94
.97
.66
.25
.05
.148
1.0
Đối chiếu với các tác giả khác: Đục bao sau,
lệch IOL, sắc tố, màng fibrin của chúng tôi không
khác tác tác giả khác. Viêm màng bồ đào: Tỷ lệ
11,7% có cao hơn so với nghiên cứu của Lê T.T.
Xuyên 1.9% (test χ2, hiệu chỉnh Yates p = 0.923).
Nhưng thấp hơn Pandey S.K có ý nghĩa thống kê (p
= 0.05).
Kết quả thị lực
Mục đích cuối cùng của điều trị đục thể thuỷ
tinh là trả lại chức năng thị giác cho trẻ. Vì vậy kết
quả thị lực luôn luôn được chú ý đến.
Bảng 7 - Đối chiếu thị lực với các tác giả khác
trong đục bẩm sinh
Số mắt 5/10
LêK Xuân
(1999)
N = 81 33,3 34,6 14,8 17,2
Hosal B.M
(1999)
N = 49 28,5 16,3 18,3 36,7
VTC Nga
(2002)
N = 41 9,7 7,3 17,2 65,8
Thị lực < 2/10: tỷ lệ sau mổ của chúng tôi thấp
hơn các tác giả khác có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)
Thị lực 3/10 – 4/10: Tỉ lệ 17,2% tương đương các tác
giả khác là 14,8% và 18,3% (p = 0.416 và p =
0.96).Thị lực > 5/10: 65.8% đạt kết quả cao hơn so
với Lê Kim Xuân, Tôn T Kim Thanh 17.2% (p <
0.05) và Hosal B.M 36,7% (p < 0.05)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian theo
dõi từ 5 tháng đến 21 tháng (trung bình 12 tháng)
Kết quả thị lực đạt khá cao sau 2 tháng. Khi tái
khám có nhiều trẻ khi đo khúc xạ thì thị lực đạt
10/10. Những trẻ này có độ loạn thị trung bình là
61D đến 62D.
Chuyên đề Nhãn khoa 17
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Bảng 8 - So sánh kết quả thị lực với các tác giả
khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 AINSWORTH JONH R., SANDS COHEN, ALEX V.
LEVIN, DAVID S. ROOTMAN. Pedietric cataract
management with variations in surgical technique and
aphakic optical correction. Ophthalmology 1997: 104:
1096 – 1101.
Số
mắt
<1/10
%
1/10-
2/10
%
3/10-
4/10
%
> 5/10
%
Lê Thanh Xuyên N =
52
7,6 15,45 25% 52
Suresh K Pandey N =
20
5 10% 85
Võ T Chinh Nga N =
17
23,52 29,41 47,07
2 DAHAN ELIE. Pedietric cataract surgery.
Ophthalmology Myron Yanoff 1999: 4: 30. Mosby
3 D. KOCH DOUGLAS, THOMAS KOHNEN.
Retrospective comparison of techniques to prevent
secondary cataract formation after posterior chamber
intraocular lens implantation in infants and children. J
Cataract Refract Surg 1997: 23: 657 – 662.
Nhóm chấn thương thì kết quả thị lực trên 1/10
của phương pháp mổ này gần giống với các tác giả
dùng phương pháp hút bằng kim Simcoe, nhưng
hầu như không có trừơng hợp nào thị lực kém dưới
1/10 tuy thị lực trước mổ rất kém.
4 JENSEN A A, BASTI S. When may the posterior
capsule be preserved in pediatric intraocular lens
surgery. Ophthalmology 2002. 104(2):324 – 328.
5 LÊ THỊ THANH XUYÊN. Xử trí đục thể thuỷ tinh
chấn thương và đặt kính nội nhãn ở trẻ em từ 5 đến 15
tuổi. Luận văn chuyên khoa II – 2000.
6 LÊ KIM XUÂN, TÔN KIM THANH. Kết quả chức năng
phẫu thuật đặt thể thuỷ tinh nhân tạo điều trị đục thể
thuỷ tinh bẩm sinh một mắt. Nội san nhãn khoa 2000:
3; 12-23.
KẾT LUẬN
Phương pháp mổ dùng đầu rửa hút chất nhân
của máy nhũ tương hoá đã cho thấy sự an toàn
trong mổ. Với ưu điểm là một hệ thống khép kín, có
lực hút mạnh nhưng an toàn, luôn luôn duy trì tiền
phòng tốt làm cho phẫu thuật viên thao tác dễ dàng
hơn trong nội nhãn, mà không gây đụng chạm gây
tổn thương tổ chức nội nhãn. Vì vậy có thể áp dụng
trong phẫu thuật đục thể thuỷ tinh trẻ em. Điều này
được chứng minh bằng kết quả là tỉ lệ tai biến trong
mổ rất thấp. Biến chứng sau mổ thấp và kết quả thị
lực tăng rất khả quan.
7 PANDEY K. SURESH, JAGAT RAM, LILIANA
WERNER ET AL. Visual results and postoperative
complications of capsular bag and ciliary sulcus
fixation of posterior chamber intraocular lenses in
children with traumatic cataracts. J Cataract Refract
Surg 1999: 25: 1576 – 1584.
8 SHAMA NAMRATA, NEELAM PUSHKER ET AL.
Complications of pedietric cataract surgery and
intraocular lens implantation. J Cataract Refract Surg
1999: 25: 1586 – 8.
9 VASAVADA R.ABHAY, RUPAL H. TRIVEDI. Role of
optic capture in congenital cataract and intraocular
lens surgery in children. J Cataract refract Surg 2000:
26: 824 – 8
Chuyên đề Nhãn khoa 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_dung_dau_rua_hut_cua_may_nhu_tuong_hoa_trong_p.pdf