Tài liệu Nghiên cứu số hóa các phương pháp tính phần tử bắn và lượng sửa kỹ thuật trận địa pháo binh: Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 159
NGHIÊN CỨU SỐ HÓA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHẦN TỬ BẮN
VÀ LƯỢNG SỬA KỸ THUẬT TRẬN ĐỊA PHÁO BINH
Phạm Thị Hồng Thanh1*, Phan Văn Trị2
Tóm tắt: Bài báo xem xét những thực trạng khó khăn trong việc tính phần tử
bắn và lượng sửa kỹ thuật trận địa trong công tác Pháo binh hiện nay nói chung
và ở Lữ đoàn Pháo binh 75 nói riêng. Đồng thời, bài báo cũng đề xuất xây dựng
một hệ thống phần mềm số hóa các phương pháp tính phần tử bắn và lượng sửa kỹ
thuật trận địa pháo binh, hỗ trợ tính phần tử bắn và lượng sửa một cách tự động,
từ cấp chỉ huy tiểu đoàn đến cấp khẩu đội trong suốt quá trình chuẩn bị bắn và
thực hành bắn.
Từ khóa: Pháo binh; Phần tử bắn; Lượng sửa kỹ thuật.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với nghiệp vụ pháo binh ngoài trận địa, để đưa được viên đạn đến mục tiêu,
một khẩu pháo cần phải xác định được góc tầm, độ tà và hướng. Đó chính là phần
tử bắn. Phần tử bắn được tính toán d...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu số hóa các phương pháp tính phần tử bắn và lượng sửa kỹ thuật trận địa pháo binh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 159
NGHIÊN CỨU SỐ HÓA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHẦN TỬ BẮN
VÀ LƯỢNG SỬA KỸ THUẬT TRẬN ĐỊA PHÁO BINH
Phạm Thị Hồng Thanh1*, Phan Văn Trị2
Tóm tắt: Bài báo xem xét những thực trạng khó khăn trong việc tính phần tử
bắn và lượng sửa kỹ thuật trận địa trong công tác Pháo binh hiện nay nói chung
và ở Lữ đoàn Pháo binh 75 nói riêng. Đồng thời, bài báo cũng đề xuất xây dựng
một hệ thống phần mềm số hóa các phương pháp tính phần tử bắn và lượng sửa kỹ
thuật trận địa pháo binh, hỗ trợ tính phần tử bắn và lượng sửa một cách tự động,
từ cấp chỉ huy tiểu đoàn đến cấp khẩu đội trong suốt quá trình chuẩn bị bắn và
thực hành bắn.
Từ khóa: Pháo binh; Phần tử bắn; Lượng sửa kỹ thuật.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với nghiệp vụ pháo binh ngoài trận địa, để đưa được viên đạn đến mục tiêu,
một khẩu pháo cần phải xác định được góc tầm, độ tà và hướng. Đó chính là phần
tử bắn. Phần tử bắn được tính toán dựa trên các thông số như sau: Số liệu trận địa;
Đường đạn; Số liệu đài quan sát; Số liệu khí tượng; Số liệu đo đạc mục tiêu; Số
liệu bắn thử. Đội hình chiến đấu pháo binh cấp tiểu đoàn bao gồm Đài quan sát, Sở
chỉ huy tiểu đoàn và Trận địa bắn của các đại đội.
Đài quan sát sẽ làm nhiệm vụ đo đạc tọa độ, độ rộng, bề cao, bề sâu của các
mục tiêu, sau đó căn cứ vào vị trí tương đối của mình với các đại đội pháo binh
tham gia chiến đấu để tính phần tử đo đạc riêng cho các đại đội. Tuy nhiên, một
đại đội pháo binh thông thường bao gồm 3-4 khẩu pháo. Mỗi khẩu pháo có tọa độ
vị trí khác nhau, cũng như có đặc tính kỹ thuật khác nhau. Do đó, khi cung cấp
thông tin về cự ly, hướng bắn cho các đại đội, đài quan sát chỉ cung cấp các thông
số này so với 1 khẩu pháo được chọn làm Khẩu đầu đàn. Các khẩu khác, không
phải đầu đàn, trong đại đội sẽ căn cứ vào thông số mà đài quan sát cung cấp cùng
với các thông số riêng của mình như: độ lệch cao (chênh cao), độ lệch sâu (chênh
sâu) của mình so với khẩu đầu đàn, cùng 1 số độ lệch khác gây ra do đặc tính kỹ
thuật riêng của khẩu pháo mình để tính ra phần tử bắn riêng của khẩu. Đó chính là
lượng sửa.
Như vậy, đối với nghiệp vụ pháo binh, bài toán tính phần tử bắn và bài toán
tính lượng sửa là 2 bài toán rất quan trọng.
Hiện nay, việc tính toán phần tử bắn ở các đơn vị pháo binh được thực hiện chủ
yếu trên máy tính cầm tay Casio fx-5800. Với bài toán tính lượng sửa, chương
trình trên máy tính này chỉ hỗ trợ tính các lượng sửa điều kiện bắn như: lượng sửa
độ chênh khối lượng đạn, lượng sửa độ chênh sơ tốc so với pháo chuẩn, lượng sửa
khí tượng; chưa hỗ trợ tính lượng sửa kỹ thuật trận địa (lượng sửa độ chênh cao,
chênh cao, sai số đường ngắm, sai số góc tầm). Ở bài toán tính phần tử bắn, máy
tính chỉ hỗ trợ tính phần tử bắn giản đơn, chưa hỗ trợ tính phần tử bắn đầy đủ. Mặt
khác, các bài toán được cài đặt rời rạc dù thông tin có tính kết nối và có thể được
sử dụng lại; làm tăng thời gian tính toán. Mặt khác, các thông số về bảng bắn của
từng loại pháo đều phải tra và nhập thủ công vào chương trình, gây khả năng sai
sót và cũng làm tăng thời gian chuẩn bị phần tử.
Công nghệ thông tin
P. T. H. Thanh, P. V. Trị, “Nghiên cứu số hóa các phương pháp trận địa pháo binh.” 160
Trong quá trình thực hành bắn, Đài quan sát và Sở chỉ huy luôn phải theo dõi
kết quả bắn và phải liên tục điều chỉnh phần tử bắn cho các khẩu đội nếu kết quả
bắn chưa đạt ý định chiến đấu. Quá trình điều chỉnh phần tử bắn (sửa bắn) là quá
trình tính lại phần tử bắn do có sự thay đổi về điều kiện khí tượng, số liệu mục tiêu,
kết quả bắn... Nếu tính toán trên Casio fx-5800, do máy tính cầm tay này không có
chế độ kết nối thông tin giữa các bài tính nên dù chỉ điều chỉnh số liệu một vài
thông số thì các kế toán pháo binh vẫn phải nhập lại toàn bộ các thông số khác mặc
dù không thay đổi. Mỗi một đại đội gồm khoảng từ 3-4 khẩu có 01 kế toán, công
việc tính toán trong điều kiện bắn liên tục để đảm bảo thời gian quy định là khá
khó khăn và dễ gây sai sót, ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện, diễn tập.
Như vậy, yêu cầu xây dựng một hệ thống phần mềm và các thiết bị phần cứng
kèm theo giúp tính toán phần tử bắn và lượng sửa kỹ thuật cho các đơn vị pháo
binh phục vụ công tác huấn luyện, diễn tập giúp giảm thời gian tính toán cũng như
tăng tính chính xác so với việc tính toán và tra bảng thủ công; góp phần nâng cao
hiệu lực bắn ngay từ loạt đầu cho các khẩu đội pháo là rất cần thiết.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Mô hình hệ thống
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả đề xuất xây dựng một hệ thống phần
mềm tích hợp các phương pháp tính phần tử bắn và lượng sửa kỹ thuật trận địa
pháo binh, sử dụng kết quả của bài toán trước cho bài toán sau, hỗ trợ tính phần tử
bắn và lượng sửa một cách tự động, từ cấp chỉ huy tiểu đoàn đến cấp khẩu đội
trong suốt quá trình chuẩn bị bắn và thực hành bắn.
Trong thực hành diễn tập, huấn luyện, đội hình pháo binh chia làm 3 vị trí: Đài
quan sát, Sở chỉ huy tiểu đoàn và Trận địa pháo.
Đài quan sát thường bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc quan sát mục tiêu, không
bị che khuất, cách trận địa chính từ 6-10km. Trong cuộc diễn tập, trên Đài quan sát
có các khí tài quang học để quan sát mục tiêu và kết quả bắn, có các kế toán đại
diện cho các đại đội pháo, chiến sĩ thông tin và Chỉ huy của Lữ đoàn. Đài quan sát
được bố trí cố định, do đó có thể bố trí một khối thiết bị xử lý cố định để thao tác
phần mềm và nhận thông tin từ hệ thống.
Sở chỉ huy tiểu đoàn thường cách trận địa bắn khoảng 400-500m. Tại đây cũng
có kế toán của các đại đội pháo, có chiến sĩ thông tin và Chỉ huy Tiểu đoàn. Vị trí
Sở chỉ huy tiểu đoàn cũng cố định, được xây dựng công sự kiên cố, nên cũng có
thể bố trí một thiết bị xử lý cố định để lưu trữ dữ liệu chung, xử lý dữ liệu và
truyền thông tin đến các thiết bị khác cùng hệ thống.
Trận địa bắn là khu vực địa hình do một phân đội hoả lực pháo binh chiếm
lĩnh để thực hiện nhiệm vụ bắn. Trung đội trưởng hoặc khẩu đội trưởng chỉ huy tại
trận địa pháo có tính cơ động cao nên tổ đề tài sẽ bố trí cho trung đội trưởng một
thiết bị cơ động nhỏ gọn, có màn hình hiển thị thông tin để có thể thông báo hoặc
nhận lệnh từ các đơn vị cấp trên một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Mô hình kết nối thông tin trong hệ thống như sau:
Về phần mềm cài đặt trên các thiết bị, tương ứng với sự phân chia thiết bị và vai
trò ở trên, tác giả chia hệ thống tính toán phần tử bắn và lượng sửa kỹ thuật ở Lữ
đoàn Pháo binh thành 3 nhóm chức năng chính.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 161
Thông tin mục tiêu
Thông tin đài quan sát
Kết quả bắn quan sát
Hệ số sửa bắn
Kết quả bắn đã tính toán độ lệch
Thông tin khí tượng
Thông tin lý lịch pháo
Thông tin trận địa
Thông số trận địa
Phần tử bắn của khẩu 1
Phần tử sửa bắn khẩu 1
Thông số đo đạc mục tiêu
Phần tử bắn của khẩu 3
Phần tử sửa bắn của khẩu 3
Phần tử bắn của khẩu 2
Phần tử sửa bắn của khẩu 2
Hình 1. Mô hình kết nối thông tin giữa các thiết bị trong hệ thống.
Nhóm chức năng Đài quan sát:
- Chức năng quản lý thông tin trận diễn tập, huấn luyện: bao gồm thời gian, địa
điểm - vị trí diễn ra các tình huống luyện tập, diễn tập. Quản lý thông tin tiểu đoàn,
đại đội tham gia diễn tập, huấn luyện.
- Chức năng quản lý thông tin số liệu Đài quan sát: quản lý vị trí-tọa độ, độ cao,
hướng chuẩn của Đài quan sát.
- Chức năng tính và quản lý số liệu mục tiêu: tính và quản lý tên mục tiêu, tọa
độ, độ cao, độ rộng, độ sâu... của mục tiêu.
- Chức năng tính toán cự ly, phương vị mục tiêu cho các khẩu đội
- Chức năng hiển thị bản đồ bố trí trận địa huấn luyện, diễn tập: hiển thị vị trí
của đài quan sát, sở chỉ huy tiểu đoàn, các khẩu đội, mục tiêu trên nền bản đồ số.
- Chức năng tính và quản lý thông tin kết quả bắn: tính và quản lý độ lệch cự ly
và hướng của điểm nổ và cụm điểm nổ.
Nhóm chức năng tại Sở chỉ huy tiểu đoàn:
- Chức năng tính và quản lý thông tin số liệu trận địa: số lượng khẩu, loại pháo,
vị trí bố trí các khẩu của từng đại đội, giãn cách giữa các khẩu, chênh cao, chênh
sâu của các khẩu so với khẩu đầu đàn.
- Chức năng tính thông số kỹ thuật và quản lý thông tin số liệu đường đạn: Liều,
nhiệt độ liều, độ chênh sơ tốc các thông tin khác về lý lịch pháo làm căn cứ tính
lượng sửa kỹ thuật.
- Chức năng quản lý thông tin về điều kiện khí tượng: số thông báo khí tượng,
ngày giờ đo, độ cao đài khí tượng, áp suất, nhiệt độ, phương vị gió, tốc độ gió
Công nghệ thông tin
P. T. H. Thanh, P. V. Trị, “Nghiên cứu số hóa các phương pháp trận địa pháo binh.” 162
- Chức năng chuẩn bị đường đạn cho các khẩu: Chức năng này sẽ xác định
lượng sửa kỹ thuật cho các khẩu, bao gồm lượng sửa về tầm, lượng sửa về hướng,
lượng sửa khí tượng.
- Chức năng tính toán phần tử bắn cho các khẩu: tính toán phần tử đầu tiên và
phần tử lấy trên pháo.
- Chức năng sửa bắn: tính toán sửa bắn theo tầm và hướng.
Nhóm chức năng ở Khẩu đội:
- Chức năng xem lý lịch pháo của khẩu đội.
- Chức năng xem phần tử bắn riêng của khẩu đội.
- Chức năng lọc và xem kết quả bắn của khẩu đội.
2.2. Các phương pháp tính toán có liên quan
Khi tham gia vào quá trình chuẩn bị bắn và thực hành bắn, bộ đội pháo binh sử
dụng các phương pháp tính toán như sau:
- Phương pháp tính toán số liệu đo đạc mục tiêu: dùng để tính tọa độ mục
tiêu, tọa độ điểm nổ hoặc phương vị, cự ly mục tiêu hoặc điểm nổ.
- Phương pháp tính toán lượng sửa: trong quá trình bắn, đạn pháo chịu nhiều
ảnh hưởng của các yếu tố như địa hình, khí hậu, thời tiết cũng như các điều
kiện kỹ thuật riêng của pháo, do đó, phải hiệu chỉnh các yếu tố lượng sửa
này vào phần tử bắn của pháo. Lượng sửa bao gồm: lượng sửa điều kiện
khí tượng, lượng sửa điều kiện đường đạn, lượng sửa kỹ thuật trận địa.
- Phương pháp sửa bắn: Với mỗi bài bắn khác nhau, phương pháp sửa bắn sẽ
khác nhau. Cơ bản có 2 phương pháp là sửa bắn theo dấu điểm nổ (bài 4,
bài 4a, bài 7 thử thật) và sửa bắn dùng 2 đài giao hội (bài 3, bài 7 thử giả).
Hầu hết các phương pháp tính toán nêu trên đã được mô hình thành các công
thức toán học cụ thể, thuận lợi cho việc số hóa và tích hợp vào hệ thống. Tuy
nhiên, đối với phương pháp sửa bắn theo dấu điểm nổ với giãn cách lớn (bài 4a),
hiện nay, các đơn vị pháo binh vẫn sử dụng phương pháp thủ công là quay thước
SB-70. Để thuận lợi cho việc tích hợp bài sửa bắn này vào hệ thống phần mềm,
qua quá trình nghiên cứu, dựa vào các quy tắc và yếu lĩnh sửa bắn đồng thời dựa
vào bản chất của phương pháp quay thước, tác giả đã đề xuất giải pháp số hóa
phương pháp sửa bắn cho bài 4a, thử nghiệm cho kết quả tốt tương đương với
phương pháp sử dụng thước SB-70 nhưng cải thiện tốc độ đáng kể, đồng thời, có
thể sử dụng cho bài 4 và bài 7.
2.2.1. Phương pháp tính toán số liệu đo đạc mục tiêu
Tính toán số liệu đo đạc mục tiêu là bước đầu tiên để tính phần tử bắn. Tại bước
này, bộ đội pháo binh sẽ tính cự ly và phương vị của mục tiêu so với đài quan sát
và so với trận địa (ở đây là pháo đầu đàn). Như hình vẽ dưới đây thì sẽ tính đường
quan mục DQ, góc phương vị tạo bởi đường quan mục αQM; đường pháo mục DF
và góc phương vị tạo bởi đường pháo mục αFM.
Khi biết tọa độ của đài quan sát, tọa độ của trận địa, tọa độ mục tiêu (hoặc cự ly
ước tính và phương vị mục tiêu), số liệu đo đạc mục tiêu được tính theo các công
thức lượng giác (phương pháp thuận hoặc nghịch tọa độ).
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 163
Hình 2. Hình biểu diễn đường quan mục, pháo mục và các góc phương vị.
2.2.2. Phương pháp tính lượng sửa điều kiện khí tượng:
Lượng sửa độ chênh áp suất không khí (∆DA ) [4]:
∆DA = 0,1 ∆XAP x ∆A
Trong đó:
∆A : Độ chênh áp suất không khí tại trận địa.
∆XAP: Lượng sửa độ chênh áp suất không khi tra trong bảng bắn
Lượng sửa độ chênh nhiệt độ không khí (∆D t°K) [4]:
∆D t°K =-0,1 ∆X t°K x ∆ t°K
Trong đó:
∆X t°K: Lượng sửa bảng bắn tra ở cự ly tính và liều tính.
∆ t°K: Độ chênh nhiệt độ không khí tra trong thông báo, căn cứ độ cao đường đạn.
Lượng sửa thành phần gió dọc (∆Dgd) [4]:
∆Dgd = 0,1 ∆Xgd x Vgd
Trong đó:
∆Xgd: Lượng sửa bảng bắn tra theo cự ly tính và liều tính.
Vgd: tốc độ gió dọc. Dấu của lượng sửa theo dấu của Vgd.
Lượng sửa thành phần gió ngang (∆Hgn) [4]:
∆Hgn = 0,1 ∆Zgn x Vgn
Trong đó:
∆Zgn: Lượng sửa bảng bắn tra theo cự ly tính và liều tính.
Vgn: tốc độ gió ngang. Dấu của lượng sửa theo dấu Vgn.
Lượng sửa tổng hợp về tầm của điều kiện khí tượng bằng tổng các lượng sửa
thành phần (có tính tới dấu của từng thành phần). Lượng sửa tổng hợp về hướng
của điều kiện khí tượng bằng lượng sửa thành phần gió ngang.
Một số loại pháo có tầm bắn lớn phải tính thêm lượng sửa do trái đất quay.
Cách tính theo hướng dẫn riêng của bảng bắn.
Công nghệ thông tin
P. T. H. Thanh, P. V. Trị, “Nghiên cứu số hóa các phương pháp trận địa pháo binh.” 164
2.2.3. Phương pháp tính lượng sửa điều kiện đường đạn:
Lượng sửa độ chênh sơ tốc tổng hợp của pháo đầu đàn (∆DVo) [4]:
∆DVo = - ∆XVo x ∆Vo
Trong đó:
∆Xvo là lượng sửa sơ tốc 1% bảng bắn tra ở cự ly tính và liều tính.
∆Vo là độ chênh sơ tốc tổng hợp của pháo đầu đàn, là tổng của độ chênh sơ tốc
tổng hợp của pháo chuẩn tiểu đoàn và độ chênh sơ tốc của pháo đầu đàn so với
pháo chuẩn.
Lượng sửa độ chênh nhiệt độ liều thuốc [4]:
∆Dt°l = -0,1∆X t°l x ∆t°l
Trong đó:
∆X t°l : Là lượng sửa nhiệt độ liều 10oC bảng bắn tra ở cự ly tính và liều tính.
∆t°l : độ chênh nhiệt độ liều so với nhiệt độ liều tiêu chuẩn là 15oC
Các lượng sửa ∆Dt°l, ∆DVo: Tính quy chẵn đến một mét. Xác định dấu của
lượng sửa theo dấu của phép tính đại số.
2.2.4. Phương pháp tính lượng sửa riêng của pháo
Mọi khẩu pháo khi sử dụng đều có sai lệch nhất định so với lý thuyết và điều
kiện lập bảng bắn. Nguyên nhân là do: những sai số công nghệ khi chế tạo pháo và
độ rơ mòn của các chi tiết máy qua quá trình vận hành chiến đấu, sử dụng nhiều
lần; sai số do dùng đạn có trọng lượng khác với đạn tiêu chuẩn; sai lệch về sơ tốc
đầu đạn và vị trí đặt pháo. Đó chính là lượng sửa riêng của pháo, đặc trưng cho sự
thay đổi các đặc tính kỹ thuật của từng khẩu pháo so với tiêu chuẩn và so với khẩu
đầu đàn, được tính và sửa vào phần tử bắn nhằm nâng cao tính chính xác của phần
tử bắn. Lượng sửa riêng của khẩu đội có cách tính khác nhau tùy thuộc pháo đó có
phải là pháo đầu đàn hay không [2].
Lượng sửa độ chênh sai số sơ tốc (∆DV0F ) [4]:
∆DV0Fi = ∆V’0Fi x ∆XVo / ∆XLZ
Trong đó:
∆DV0Fi : lượng sửa độ chênh sơ tốc của khẩu i nào đó so với khẩu đầu đàn.
∆V’0Fi: độ chênh sơ tốc của khẩu i nào đó so với khẩu đầu đàn, được xác định
khi bắn kiểm tra pháo.
∆XVo: lượng sửa độ chênh sơ tốc ứng với độ chênh sơ tốc là 1% trong bảng
bắn.
∆XLZ: lượng thay đổi về tầm mỗi khi góc cao thay đổi 1 ly giác, được tra trong
bảng bắn.
Lượng sửa độ chênh khối lượng đạn (∆Dn) [4]:
∆Dn = (∆n x ∆Xn)/∆XLZ
Trong đó:
∆Dn: lượng sửa độ chênh khối lượng đạn.
∆Xn: lượng sửa tầm tính bằng m cho 1 dấu trọng lượng ghi trong bảng bắn.
∆n: số dấu khối lượng đạn ghi trên đầu đạn.
Lượng sửa độ chênh cao (∆Dh) [4]:
Thông tin
Tạp chí Nghi
Lư
Lư
tầm với th
ho
Lư
ghi
thu
Sử dụng l
Đối với pháo đầu đ
Đối với pháo không đầu đ
Trong đó:
∆Dh
∆h
DF: c
ợng sửa độ ch
Trong
∆Dbs
∆bs
ợng sửa sai số góc tầm với th
ặc bảo d
ợng sửa sai số đ
s
ật
Lư
Lư
Lư
Lư
i:
i:
ẵn trong lý lịch pháo
ợng sửa tầm:
ợng sửa h
ợng sửa tầm: ∆D = ∆DV
ợng sửa h
Hình 3.
khoa h
i: lư
độ ch
ự ly đo đạc mục ti
đó:
i: lư
ư
ên c
ợng sửa độ ch
ợng sửa độ ch
độ ch
ước góc bắn đ
ưỡng pháo.
ợng sửa ri
ọc công nghệ
ứu KH&CN
ênh cao c
ênh sâu c
ư
ư
Màn hình hi
ênh sâu (
ớng:
ớng: ∆H = ∆Hđn
ường ngắm (
àn
ΔD = ΔDgt + ΔDn
ủa khẩu không đầu đ
êng kh
ΔH = ΔH
quân s
ênh cao
êu..
∆Dbs)
ênh sâu kh
ủa khẩu i so với khẩu đầu đ
ư
àn
ển thị bảng tính l
ợc t
sau khi
ẩu đội
ự,
∆Dh
∆Dbs
ìm và ghi s
ΔH
đn
0F +
Số Đặc san
của khẩu i so với khẩu đầu đ
[4]
ước góc bắn (
đn)
∆Dgt + ∆Dn + ∆Dh + ∆Dbs
i =
:
i
ẩu i so với khẩu đầu đ
sửa chữa giá, kính ngắm hoặc bảo d
[3]
∆h
= ∆b
[2][4]
:
i/0,001DF
i
ẵn trong lý lịch pháo sau
CNTT
àn so v
/∆XLZ
:
ượng sửa ri
ΔDgt)
Lư
, 04
ới khẩu đầu đ
ợng sửa sai số đ
- 20
àn.
[2][4]
19
êng c
àn.
:
àn
Lư
ủa các khẩu đội
.
àn.
ợng sửa sai số góc
ường ngắm đ
khi sửa chữa
ưỡng kỹ
.
165
ược
Công nghệ thông tin
P. T. H. Thanh, P. V. Trị, “Nghiên cứu số hóa các phương pháp trận địa pháo binh.” 166
2.2.5. Phương pháp sửa bắn
2.2.5.1. Phương pháp sửa bắn theo dấu điểm nổ
Từ việc nghiên cứu yếu lĩnh sửa bắn chung và phương pháp quay thước thủ
công SB-70, tác giả đề xuất phương pháp sửa bắn có thể số hóa như sau:
- Bước 1: Từ cự ly (DQ) và phương vị (αQM) của mục tiêu quan sát được từ
đài quan sát và tọa độ của đài quan sát, bằng phương pháp lượng giác
(phương pháp thuận tọa độ), ta tính được tọa độ của mục tiêu.
- Bước 2: Sau khi dùng phần tử đầu tiên của khẩu đầu đàn bắn một phát,
được dấu điểm nổ đầu tiên, coi độ lệch tầm bằng một số nguyên lần khoảng
bao bọc hẹp. Độ lệch hướng ∆h thì tính theo quan sát. Đối với Ld <=40 thì
1 bao bọc hẹp là 100m, còn nếu Ld>40 thì bao bọc hẹp là 200m. Như vậy,
nếu coi điểm nổ là N thì ta có phương vị từ đài quan sát đến N (αQN) chính
là αQN = αQM + ∆H và DQN = DQ + 200m. Từ giá trị cự ly và phương vị
của N, ta tính được tọa độ điểm nổ bằng phương pháp thuận tọa độ. Ta tiếp
tục tính cự ly (DFN) và phương vị (αFN) từ trận địa đến N bằng phương
pháp nghịch tọa độ. Ta sẽ tính ra độ lệch của điểm nổ so với mục tiêu.
Độ lệch tầm ∆D = DFN – DF
Độ lệch hướng ∆H = αFN – αFM
Từ đó, suy ra lượng sửa tầm là: LST = ∆D / ∆XLZ
Với ∆XLZ là lượng thay đổi cự ly khi góc bắn thay đổi một ly giác.
Lượng sửa hướng là: LSH = ∆H.
Các lượng sửa đều tính bằng ly giác và được quy chẵn đến 1 ly giác. Dấu
của các lượng sửa theo dấu của phép toán đại số.
- Bước 3: Tiếp tục bắn. Nếu được dấu điểm nổ ngược lại, coi độ lệch tầm
bằng một nửa hoặc một phần khoảng bao bọc vừa tạo được, xác định lượng
sửa, tiếp tục sửa như bước 2.
- Quá trình bắn thử kết thúc khi ∆D ≤ 100m và ΔH ≤ 0-10.
Bảng 1 So sánh kết quả thực nghiệm của 2 phương pháp.
Sửa bắn lần 1 Sửa bắn lần 2 Sửa bắn lần 3 Thời gian tính
Phương pháp
quay thước
- LST: -45
- LSH: +16
- LST: +21
- LSH: -8
- LST: +8
- LSH: -6
3 phút
Phương pháp đề
xuất
- LST: -45
- LSH: +14
- LST: +22
- LSH: +7
- LST: +8
- LSH: +6
0.01 giây
*Phương pháp quay thước tính toán giá trị bằng cách ước lượng khoảng cách theo
các vạch kẻ sẵn trên thước, do đó sẽ có độ sai lệch nhất định tùy theo kinh nghiệm
và thủ thuật tính toán của kế toán viên pháo binh.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 167
Hình 4. Thước SB-70.
2.2.5.2. Phương pháp sửa bắn dùng 2 đài giao hội
Với trường hợp bắn thử dùng 2 đài giao hội, lượng sửa tầm được xác định theo
công thức [4]:
∆ =
∗ −
∗
Trong đó: DQt, DQf: cự ly quan mục của đài bên trái, đài bên phải.
αt, αf: độ LSH của điểm nổ đo tại đài trái và đài phải, mang dấu theo quy định
chung.
,
: là các hệ số giao hội, tính trước khi bắn, quy chẵn đến số nguyên.
Lượng sửa hướng được xác định theo công thức [4]:
∆H = (-α x SH) + (0,01∆D x GH)
Trong đó:
α là độ LSH của điểm nổ so với điểm quan sát mục tiêu đo bằng ly giác tại đài
chỉ huy. Đạn lệch trái thì α mang dấu -, đạn lệch phải α mang dấu +.
∆D là lượng sửa tầm tính bằng m.
SH, GH là các hệ số sửa bắn, tính trước khi bắn.
3. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất xây dựng một hệ thống tích hợp phần
mềm và các thiết bị phần cứng giúp cho việc tính toán phần tử bắn và các lượng
sửa kỹ thuật, lượng sửa khí tượng trong công tác pháo binh trở nên dễ dàng và
nhanh chóng, giảm thiểu khả năng sai sót so với phương pháp thủ công. Hệ thống
đang thử nghiệm và chuẩn bị ứng dụng tại Lữ đoàn Pháo binh 75/Quân khu 7;
hướng mở rộng là sẽ áp dụng rộng rãi trong các đơn vị pháo binh khác như Lữ
đoàn Pháo binh 434/Quân đoàn 4, Lữ đoàn Pháo binh 6/QK9...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tư lệnh Pháo binh, “Hướng dẫn sử dụng Máy tính Casio fx-5800 giải một
số bài toán pháo binh”, Tài liệu nội bộ (2009).
[2]. Lữ đoàn Pháo binh 75, “Giáo án huấn luyện kỹ thuật chuyên ngành trận địa,
Bài: Tính lượng sửa kỹ thuật trận địa”, Tài liệu nội bộ (2016).
Công nghệ thông tin
P. T. H. Thanh, P. V. Trị, “Nghiên cứu số hóa các phương pháp trận địa pháo binh.” 168
[3]. Phòng Quân huấn nhà trường – Binh chủng pháo binh, “Công tác trận địa
Pháo binh mặt đất”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2009).
[4]. N.T.Quân, “Quy tắc bắn và chỉ huy bắn pháo binh mặt đất – Tập 1”, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân (2017).
ABSTRACT
THE RESEARCH ON THE METHODS OF CALCULATING FIRING
ELEMENTS AND TECHNICAL BATTLE IN ARTILLERY
The paper examines the current difficult situations in calculating the
firing element and the amount of technical battle in field artillery in general
and in Artillery Brigade 75 in particular. At the same time, the article also
proposed to build a software system to digitize the method of calculating the
firing element and the artillery battlefield technical, to support the
calculation of firing element and automatic correction, from level The
battalion commander came to supply the squad during the shooting
preparation and shooting practice.
Keywords: Firing element; Artillery.
Nhận bài ngày 12 tháng 01 năm 2019
Hoàn thiện ngày 25 tháng 02 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019
Địa chỉ: 1 Viện Công nghệ thông tin, Viện KHCN quân sự;
2 Trường Sỹ quan thông tin.
* Email: hongthanh168@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_thanh_874_2150167.pdf