Tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân vi sinh cố định đạm từ bùn thải nhà máy bia Việt Nam - Võ Thị Kiều Thanh: TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 137-144
137
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM
TỪ BÙN THẢI NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
Võ Thị Kiều Thanh*, Lê Thị Ánh Hồng, Phùng Huy Huấn
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)thanhvtk@itb.ac.vn.
TÓM TẮT: Nhà máy bia Việt Nam (VBL) thải ra lượng bùn khô khoảng 6 tấn/ngày, bùn thải có thành
phần nitơ tổng 1,86%, photpho tổng 7,17%, kali 0,108%, Zn 856,89 mg/kg, Cu 89,60 mg/kg, Ni 43,20
mg/kg, Pb 8,88 mg/kg, Mn 93,55 mg/kg, Co 2,99 mg/kg, Fe 2800 mg/kg và Cr 200,46 mg/kg. Bùn thải
này được tận dụng như vật liệu thô làm phân vi sinh cố định đạm. Với các chủng Rhizobium sp.: RH1,
RH2, RH3, RH4 và Azotobacter sp. sau 2 tuần ủ trên chất mang có tỷ lệ phối trộn bùn thải:than bùn là 3:1,
có độ ẩm 45%, pH = 7, nhiệt độ phòng, với lượng giống 40 ml/100 g. Chúng tôi thu được kết quả với số
lượng tế bào lần lượt là 2,37 × 109 kl/g, 2,9 × 109 kl/g, 3,65 × 109 kl/g, 2,77 × 109 kl/g, 6,18 × 109 kl/g. Số
lượng tế...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân vi sinh cố định đạm từ bùn thải nhà máy bia Việt Nam - Võ Thị Kiều Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 137-144
137
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM
TỪ BÙN THẢI NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
Võ Thị Kiều Thanh*, Lê Thị Ánh Hồng, Phùng Huy Huấn
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)thanhvtk@itb.ac.vn.
TÓM TẮT: Nhà máy bia Việt Nam (VBL) thải ra lượng bùn khô khoảng 6 tấn/ngày, bùn thải có thành
phần nitơ tổng 1,86%, photpho tổng 7,17%, kali 0,108%, Zn 856,89 mg/kg, Cu 89,60 mg/kg, Ni 43,20
mg/kg, Pb 8,88 mg/kg, Mn 93,55 mg/kg, Co 2,99 mg/kg, Fe 2800 mg/kg và Cr 200,46 mg/kg. Bùn thải
này được tận dụng như vật liệu thô làm phân vi sinh cố định đạm. Với các chủng Rhizobium sp.: RH1,
RH2, RH3, RH4 và Azotobacter sp. sau 2 tuần ủ trên chất mang có tỷ lệ phối trộn bùn thải:than bùn là 3:1,
có độ ẩm 45%, pH = 7, nhiệt độ phòng, với lượng giống 40 ml/100 g. Chúng tôi thu được kết quả với số
lượng tế bào lần lượt là 2,37 × 109 kl/g, 2,9 × 109 kl/g, 3,65 × 109 kl/g, 2,77 × 109 kl/g, 6,18 × 109 kl/g. Số
lượng tế bào đạt được này thấp hơn so với số lượng tế bào được ủ trên than bùn. Nghên cứu này góp phần
giảm tải ô nhiễm, giảm giá thành loại bỏ chất thải và giảm giá thành sản xuất phân vi sinh.
Từ khóa: Azotobacter, Rhizobium, bùn thải khô, cố định đạm, phân vi sinh.
MỞ ĐẦU
Trong sản xuất phân vi sinh, một trong
những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả
kinh tế là việc lựa chọn chất mang đảm bảo đầy
đủ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật tồn tại và
phát triển, không gây độc đối với vi sinh vật và
cây trồng, đồng thời chất mang này phải dồi
dào, giá thành rẻ, dễ tìm và một trong các chất
hữu cơ có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ
vi sinh đó là lượng bùn thải từ các hệ thống xử
lý nước thải.
Dân số trên thế giới ngày càng tăng, nhu cầu
cần thiết phục vụ cho cuộc sống ngày càng
nhiều, lượng chất thải cũng như bùn thải thải ra
môi trường cũng tăng lên. Thông thường, lượng
bùn thải này được xử lý bằng cách đổ ra biển,
đem chôn lấp hay đốt đều đòi hỏi tốn chi phí rất
cao [6, 16]. Trong khi đó, chính lượng bùn thải
giàu chất hữu cơ, nitơ, photpho này có thể được
sử dụng như là nguồn dinh dưỡng cho cây
trồng.
Tại Vương quốc Anh, hàng năm có khoảng
18 triệu tấn bùn thải được bón cho nông nghiệp
như nguồn phân hữu cơ, cũng như có khoảng
hơn 60% lượng bùn thải của Hoa Kỳ được bón
cho mùa màng [16]. Theo tài liệu của Hội đồng
liên minh châu Âu (1999-2001), có 40% lượng
bùn thải của các nước châu Âu được tái sử dụng
lại cho nông nghiệp [16]. Khi tái sử dụng bùn
thải ứng dụng trong nông nghiệp, nhiều nhà
khoa học đã lo ngại đến một số yếu tố tồn tại
trong bùn thải có thể gây tác động ảnh hưởng
xấu đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Qua nhiều nghiên cứu, phần lớn các nhà khoa
học trong lĩnh vực này cho rằng, sự rủi ro khi
đưa bùn thải ứng dụng trong nông nghiệp là
không đáng kể. Tuy nhiên, cần phải có những
nghiên cứu phân tích về các chỉ tiêu kim loại
nặng (Zn, Cu, Ni, Cr, Pb) giá trị pH đạt yêu cầu
trước khi đưa vào sử dụng [5, 6, 7].
Nghiên cứu tại Quebec (Canada) của một số
tác giả [5, 6] cho thấy, bùn được tạo ra từ quá
trình xử lý nước thải sinh họat và nước thải
công nghiệp duy trì được sự phát triển của nhiều
dòng vi khuẩn cố định đạm khác nhau bởi vì
trong bùn thải có các thành phần dinh dưỡng và
các yếu tố phát triến cho các loài vi khuẩn cố
định đạm như C, N, P, Ni, Cu, Zn....
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Giống Rhizobium từ những nốt sần của cây
đậu xanh (ở Thủ Dầu Một, Bình Dương) kí hiệu
là RH1, cây đậu phộng (ở quận 9, tp. Hồ Chí
Minh), kí hiệu là RH2, cây đậu đũa (ở Thủ Dầu
Một, Bình Dương), kí hiệu là RH3, đậu đen (ở
Bảo lộc), kí hiệu là RH4. Chúng tôi phân lập và
bảo quản tại Viện Sinh học nhiệt đới, phòng
Công nghệ biến đổi sinh học trên môi trường
YMA; giống vi khuẩn Azotobacter từ Viện Kỹ
thuật Nông nghiệp Thái Lan cung cấp, bảo quản
tại Viện Sinh học nhiệt đới, phòng Công nghệ
Kieu Thanh Vo Thi, Anh Hong Le Thi, Huy Huan Phung
138
biến đổi sinh học trên môi trường LG; giống cây
đậu xanh, đậu đen và đậu phộng được cung cấp
từ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam; than bùn được mua từ cơ sở Hiệp Phát
đường Lê Bá Hương, Ấp 1, Lê Minh Xuân, tp.
Hồ Chí Minh; bùn thải được cung cấp từ nhà
máy bia Việt Nam.
Phương pháp
Các phương pháp thực hiện: phương pháp
tuyển chọn khả năng cộng sinh của các chủng
với cây chủ “phương pháp cầu giấy” [17];
phương pháp (8038) so màu với thuốc thử
Nessler - máy so màu DR/2400 để xác định khả
năng cố định đạm của vi khuẩn Azotobacter;
phương pháp xử lý than bùn và bùn thải làm
chất mang; phương pháp đếm khuẩn lạc;
phương pháp nhiễm lên cây kiểm tra số lượng
Rhizobium.
Phương pháp tạo chế phẩm
Bước 1: Bốn chủng Rhizobium được đánh
giá tuyển chọn có hiệu lực cộng sinh cho từng
lọai đậu và chủng Azotobacter được đưa vào lên
men nhân nhanh sinh khối trong điều kiện nhiệt
độ phòng, sau 48 giờ đạt mật độ vi khuẩn là 109
tế bào/ml dịch lên men.
Bước 2: Chuẩn bị 1 kg than bùn và bùn thải
tỷ lệ 1:3, pH = 6,8, có độ ẩm của chế phẩm
đạt 45%, vào các bao polypropylene (22 32
cm). Đóng gói hấp khử trùng lần 1 ở 121oC,
30 phút, để qua 48 giờ sau hấp khử trùng lần 2
tại 121oC, 15 phút để diệt những bào tử còn
sót lại.
Bước 3: Nhiễm 400 ml dịch lên men vào
các bao polypropylene đã chuẩn bị ở bước 2.
Sau 2 tuần, chúng tôi thu được từng chế phẩm
vi sinh (gồm 5 loại cho 5 chủng).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần dinh dưỡng của bùn lắng
Thành phần dinh dưỡng của bùn lắng bao
gồm các thành phần photpho, nitơ, kali, mùn..
đây là các yếu tố quan trọng để đánh giá khả
năng có thể tận dụng bùn lắng làm phân bón hữu
cơ trong nông nghiệp. Chúng tôi xem xét một số
tiêu chuẩn: nếu sử dụng bùn lắng làm phân bón
hữu cơ thì thành phần các chất dinh dưỡng cần
đạt tổng N: 0,3-0,8%; tổng P: 0,1-0,2%; tổng K:
0,2-0,3%; CaO: 0,4-1,8%; C/N: 20-25%.
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của bùn thải được chọn làm thí nghiệm so với thành phần dinh
dưỡng của bùn thải khi sử dụng làm phân bón đối với cây trồng
Tổng N
(%)
Tổng P (%) Tổng K (%) pHKCl Mùn
Bùn thải và
Than bùn được
chọn làm thí
nghiệm
Bùn Thải 1,86 7,17 0,108 6,0-7,5
Than Bùn 0,6 0,2 < 0,01 2,8
Thành phần
dinh dưỡng
trong bùn thải
khi sử dụng
làm phân bón
Nghèo dinh
dưỡng 0,08 < 0,06 < 1-2
Trung bình dinh
dưỡng 0,09-0,15 0,06-1 2-4
Khá dinh dưỡng > 0,3 > 0,2 > 8
Dựa vào thành phần dinh dưỡng phân tích
được trong bùn thải ở bảng 1 so với thành phần
dinh dưỡng bùn thải khi sử dụng làm phân bón
(Trung tâm nghiên cứu Khoa học kỹ thuật và
Khuyến nông), chúng tôi có nhận xét như sau:
hàm lượng Nitơ (N) của bùn thải là 1,86%; hàm
lượng photpho (P) của bùn thải là 7,17% so với
thành phần dinh dưỡng bùn thải khi sử dụng
làm phân bón lần lượt tương ứng là > 0,3%;
> 0,2%, vì vậy, có thể kết luận bùn thải thuộc
vào loại khá giàu dinh dưỡng và đạt chất lượng
về dinh dưỡng để dùng làm phân bón hữu cơ.
Hàm lượng kali (K) của bùn thải là 0,108%, so
với thành phần dinh dưỡng bùn thải khi sử dụng
làm phân bón cần phải đạt từ 0,2-0,3%, có nghĩa
là không đạt chất lượng về hàm lượng K.
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 137-144
139
Ngoài ra, trong bùn thải còn có các chất ô
nhiểm vi lượng là các chất thông thường ở nồng
độ rất nhỏ (ppm), tuy nhiên, chúng lại gây
những ảnh hưởng rất đáng kể do chúng là các
chất rất khó phân hủy sinh học, có độc tính cao,
có khả năng tích lũy (bioaccumulation) và
khếch đại (biomagnification) theo chuỗi thức ăn
sinh học, một số chất có khả năng gây ung thư
và biến đổi gen.
Bảng 2. Hàm lượng kim loại nặng của bùn thài từ nhà máy bia Việt Nam (mg/kg hay ppm)
Chỉ
tiêu
phân
tích
Hàm lượng kim loại nặng của bùn thài từ nhà máy Bia
Việt Nam (Kết quả kiểm nghiệm - mã số 242/AS -
Cetnarm - Trường đại học Nông lâm tp. Hồ Chí Minh)
Hàm lượng kim loại nặng
trong bùn của các trạm xử
lý nước thải dùng làm phân
bón trong nông nghiệp [16]
Hàm lượng (mg/kg) Phương pháp Hàm lượng (mg/kg
Zn 856,89 ACIAR ASS 019-2007 2550
Cu 89,60 ACIAR ASS 007-2007 704
Ni 43,20 ACIAR ASS 014-2007 58
Cr 200,46 ACIAR ASS 006-2007 176
Pb 8,88 ACIAR ASS 015-2007 492
Co 2,99 ACIAR ASS 005-2007
Fe 2800 AOAC 990.08-2000
Mn 93,55 ACIAR ASS 012-2007
Cd 12
Hg 6
Sau khi phân tích mẫu bùn thải (bảng 2) với
hàm lượng Cu, Zn, Ni và Pb lần lượt là 89,6
mg/kg, 856,98 mg/kg, 43,2 mg/kg, 8,88 mg/kg so
với hàm lượng Cu, Zn, Ni và Pb trong bùn của các
trạm xử lý nước thải dùng làm phân bón trong
nông nghiệp (bảng 2) lần lượt 704 mg/kg, 2550
mg/kg, 58 mg/kg, 492 mg/kg. Như vậy, mẫu bùn
thải đã đạt được hàm lượng KLN cho phép để làm
phân bón và hàm lượng KLN này cũng là vi lượng
cần thiết cho cây trồng. Hàm lượng Cu cần thiết
cho quá trình tổng hợp leghemoglobin, khi thiếu
đồng, cây bộ Đậu thường tạo ra những nốt sần nhỏ
bé và nằm rãi rác trên khắp bộ rễ. Hàm lượng Co
đạt 2,99 mg/l, Co cũng có tác dụng đáng kể đối
với việc nâng cao sản lượng và nâng cao hoạt
động cố định nitơ của cây bộ Đậu. Fe đạt 2800
mg/l. Fe, Co, Cu... có tác dụng như những chất
trung gian vận chuyển điện tử trong quá trình oxy
hóa khử có enzyme xúc tác. Mn đạt 93,55 mg/kg
cũng được coi là nguyên tố vi lượng cần thiết đối
với vi khuẩn nốt sần [10].
Hàm lượng Cr trong mẫu bùn chúng tôi
phân tích được là 200,46 mg/kg cao hơn so với
hàm lượng Cr (bảng 2) 176 mg/kg.
Khảo sát tỷ lệ chất mang
Khảo sát số lượng tế bào vi sinh cố định
đạm sau 2 tuần ủ trên chất mang có độ mịn =
10-40 µm theo các tỷ lệ phối trộn với lượng
giống 40 ml/100 g chế phẩm có độ ẩm là 45%,
ở nhiệt độ phòng, chúng tôi thu được được kết
quả ở hình 1.
Bằng phương pháp xử lý thống kê phân tích
phương sai mẫu ANOVA, mức ý nghĩa là 0,05,
chúng tôi chưa thấy sự khác biệt giữa số lượng
vi sinh được nuôi cấy trên than bùn và bùn thải
với các tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, kết quả này
chứng tỏ có thể sử dụng được bùn thải từ công
ty bia Việt Nam làm phân bón sinh học. Dựa
vào kết quả ở hình 1, chúng tôi chọn tỷ lệ than
bùn (TB) và bùn thải (BT) là 1:3, do nó có hiệu
quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
So với những chế phẩm vi sinh thương mại
đã được sử dụng trong thế kỷ trước mà chúng đã
góp phần gia tăng sức sản xuất trên cánh đồng,
thì số lượng tế bào vi khuẩn trong sản phẩm của
chúng tôi trong nghiên cứu này cũng đạt tiêu
chuẩn phân bón Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (2001) [3].
Một chế phẩm vi sinh tốt phải được chuẩn
Kieu Thanh Vo Thi, Anh Hong Le Thi, Huy Huan Phung
140
bị với giống Rhizobium được lựa chọn cho hiệu
quả cố định nitơ cao ở những điều kiện đất
trồng, với sự khác nhau rất lớn của cây chủ, mà
còn có tính đặc trưng cao để cạnh tranh cho sự
hình thành nốt sần và có thể kích thích sự thích
ứng của cây chủ. Giống Rhizobium phải sống
sót trong thành phần của chế phẩm, duy trì
những thuộc tính của nó trong suốt thời gian
bảo quản. Chúng chịu được những yếu tố gây
sốc như môi trường acid, sự sấy khô, nhiệt độ
cao và thuốc trừ sâu hóa học. Nhưng yếu tố
quan trọng để đánh giá chất lượng là số lượng
Rhizobium sống sót cao và ít hoặc không bị
nhiễm bẩn [14].
Hình 1. Ảnh hưởng của chất mang lên sinh trưởng của vi sinh vật trong chế phẩm
Ở các nước như Ôxtrâylia, Netherland,
Rwanda và Thái Lan đã quy định tiêu chuẩn tế
bào Rhizobium/1 g sản phẩm vi sinh thay đổi
trong khoảng 5 × 107 - 1 × 109 [6]. Ở Canada,
tiêu chuẩn được thiết lập dựa trên số tế bào
Rhizobium tối thiểu bám trên hạt: 103 tế bào
Rhizobium/hạt nhỏ (cỏ ba lá và linh lăng), 104
trên hạt trung bình (mungbean, pieonpea,
sainfoin) và 105 trên hạt lớn (đậu nành, đậu Hà
Lan, bean). Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng
được đề nghị sự tồn tại của số lượng vi khuẩn là
105 trên hạt lớn tăng 106 [14] bởi vì sản lượng
của đậu nành tăng cùng với số lượng
Rhizobium. Pháp đã xác định tiêu chuẩn tối
thiểu của tế bào Rhizobium là 106/hạt đậu nành
[9], bởi vì, nó chỉ ra rằng chỉ có một phần nhỏ
chế phẩm vi sinh được ứng dụng kết hợp với hạt
sau khi canh tác. Tuy nhiên, không có qui định
ở Hoa Kỳ và vương quốc Anh, ở đó chất lượng
sản phẩm và tỷ lệ ứng dụng phụ thuộc vào
khuyến cáo của nhà sản xuất [8]. Để đáp ứng
tiêu chuẩn cho những sản phẩm nhiễm trên hạt,
số lượng Rhizobium yêu cầu trong chế phẩm vi
sinh dạng lỏng hoặc dạng rắn phụ thuộc vào loại
cây đậu chủ (kích cở hạt) và trên tỷ lệ ứng dụng
của sản phẩm được khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Ví dụ, những chế phẩm vi sinh được bán ở
Canada
vào năm 1997 (CFIA, 1997); số lượng
Rhizobium tối thiểu được yêu cầu để phân loại
sản phẩm đạt yêu cầu thay đổi từ 2 × 106 đến
1,3 × 109 tế bào Rhizobium/1 g hoặc ml sản
phẩm [5].
Khảo sát tỷ lệ giống
Chúng tôi khảo sát tỷ lệ giống trên chất
mang là than bùn và bùn thải tỷ lệ 1:3, pH = 6,8,
độ ẩm 45%, với tỷ lệ giống cấy vào 100 g chất
mang như sau: mẫu 1: 20 ml giống; mẫu 2: 30
ml giống; mẫu 3: 40 ml giống; mẫu 4: 50 ml
giống.
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 137-144
139
Kết quả được biểu diễn dưới dạng đồ thị
(hình 2) để so sánh số lượng tế bào trong một
gram chất mang, chúng tôi nhận thấy, mẫu 3 với
lượng giống cấy vào là 40 ml/100 g chất mang
có độ ẩm 45% cho số lượng tế bào cao > 109 tế
bào/g chất mang và tương đương với mẫu 4 là
mẫu mà chúng tôi nhiễm lượng giống cao nhất
50 ml/100 g chất mang, kết quả này cũng phù
hợp với công bố của nhà sản xuất phân bón vi
sinh ở Thái Lan [15]. Do đó, chúng tôi chọn số
lượng giống là 40 ml/100 g chất mang để sản
xuất chế phẩm vi sinh.
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống lên số lượng vi sinh vật trong chế phẩm
Kết quả đánh giá hiệu lực cộng sinh của chế
phẩm 1 trên cây họ Đậu
Để kiểm tra khả năng cộng sinh của chế
phẩm Rhizobium, chúng tôi sử dụng phương
pháp tính ước lượng số Rhizobium bằng cách
nhiễm lên cây. Với n = 2, s = 10, độ pha loãng
tối thiểu 10-1. Ghi nhận số cây có nốt sần
trong phần thực nghiệm (+), số cây không có
nốt sần (-) thu được kết quả ở bảng 3, hình 3 và
4 [17].
Bảng 3. Số lượng vi khuẩn thu được khi nhiễm chế phẩm 1 lên cây đậu
Đối chứng Đậu xanh Đậu phộng Đậu đũa Đậu đen
RH1 0 5,8 × 107 0 0 0
RH2 0 1,7 × 101 5,8 × 107 0 1,7 × 101
RH3 0 0 0 5,8 × 107 0
RH4 0 0 0 0 1,7 × 101
Nhiễm lên những cây mọc tốt. Sau 5 tuần
kiểm tra lượng nốt sần trên các cây, chúng tôi
thu được kết quả như sau: cây dùng để đối
chứng thì không có nốt sần; chủng vi khuẩn
RH1 được phân lập từ cây đậu xanh thì tạo nốt
sần cho cây đậu xanh; chủng vi khuẩn RH2
được phân lập từ cây đậu phộng thì tạo nốt sần
cho cây đậu phộng, cây đậu xanh và cây đậu
đen; chủng RH3 được phân lập từ cây đậu đũa
thì tạo nốt sần cho cây đậu đũa; chủng RH4
được phân lập từ cây đậu đen thì tạo nốt sần cho
cây đậu đen.
Kieu Thanh Vo Thi, Anh Hong Le Thi, Huy Huan Phung
142
Hình 3. Cây nhiểm chế phẩm vi sinh cố định đạm cộng sinh
Hình 4. Nốt sần và bộ rễ sau 3 tuần nhiễm các chủng vi khuẩn
Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu
trước đây là mỗi loại vi khuẩn chỉ xâm nhiễm
được lên một nhóm cây nhất định trong họ Đậu.
Thí dụ: các nhà khoa học ở Việt Nam cho biết,
vi khuẩn nốt sần điền thanh hoa vàng
(S. cannabana) có thể tạo cả nốt sần trên điền
thanh hạt tròn (S. paludosa) và ngược lại, trong
khi đó, không có khả năng tạo nốt sần lên các
loại đậu khác (đậu xanh, đậu đũa, đậu phộng,
đậu nành...) [11].
Cũng có trường hợp vi khuẩn nốt sần xâm
nhập được vào những loại đậu không đặc hiệu
đối với chúng. Khi đó, chúng chỉ có thể tạo ra
rất ít nốt sần và cố định nitơ rất yếu [11]. Có tác
giả cho rằng, nhờ đặc điểm này mà vi khuẩn nốt
sần có thể tồn tại lâu dài trong những vùng đất
không có mặt loại đậu đặc hiệu đối với chúng.
Nhân tố quyết định tính chuyên hóa của vi
khuẩn nốt sần tồn tại trên ADN của chúng. Có
thể dùng nhiều tác nhân lý, hóa hoặc sinh học
để làm thay đổi tính chuyên hóa này [11].
KẾT LUẬN
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của
nhà máy bia Việt Nam có thành phần các chất:
nito tổng 1,86%, photpho tổng 7,17%, kali
0,108%, Zn 856,89 mg/kg, Cu 89,60 mg/kg, Ni
43,20 mg/kg, Pb 8,88 mg/kg, Mn 93,55 mg/kg,
Co 2,99 mg/kg, Fe 2800 mg/kg, Cr 200,46
mg/kg, được tận dụng như vật liệu thô làm phân
vi sinh cố định đạm.
Các chủng Rhizobium sp.: RH1, RH2, RH3,
RH4 và Azotobacter sp. sau 2 tuần ủ trên chất
mang có tỷ lệ phối trộn bùn thải: than bùn là
3:1, có độ ẩm 45%, pH = 7, nhiệt độ phòng, với
lượng giống 40 ml/100 g số lượng tế bào đạt
được lần lượt là 2,37 × 109 kl/g, 2,9 × 109 kl/g,
3,65 × 109 kl/g, 2,77 × 109 kl/g, 6,18 × 109 kl/g
đều đạt tiêu chuẩn phân bón Việt Nam - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 137-144
143
1. Anne Willems, 2007. The Taxonomy of
Rhizobia: an overview, first international
meeting on Microbiat Phosphate
solubization. Springer: 3-14.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -
Cục Trồng trọt - Trung tâm Khuyến nông
quốc gia, 2007. Các văn bản mới quản lý
nhà nước về phân bón. Nxb. Nông nghiệp,
Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2001. Tuyển tập tiêu chuẩn Việt Nam, tập 3.
Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm,
1991. Hội thảo sản xuất và sử dụng phân
sinh-hóa từ than bùn, lần thứ nhất, tp. Hồ
Chí Minh.
5. Ben Rebah F., Tyagi R. D., Prevost D., Rao
Y. Surampalli, 2002. Wastewater Sludge as
a New Medium for Rhizobial Growth,
Water Qual. Res. J. Canada.
6. Ben Rebah F., Prevost D., Tyagi R. D.,
2001. Wastewater sludge as a substrate for
growth and carrier for rhizobia: the effect of
storage conditions on survival of
Sinorhizobium meliloti. Bioresource
Technology, 83: 145-151.
7. Ben Rebah F., Prevost D., Yezza A., Tyagi
R. D., 2007. Agro-industrial waste materials
and wastewater sludge for rhizobial
inoculant production, Bioresource
Technology, 98.
8. Brockwell J., 2004. Abundant, cheap
nitrogen for Autralian farmers: a history of
Australian Nodulation and Nitrogen
Fixation Conferences, Soil Biology&
Biochemistry.
9. Catroux G., 1991. Inoculant quality
standards and controls in France.
10. Nguyễn Lân Dũng, 1984. Vi sinh vật đất và
sự chuyển hóa của các hợp chất cacbon,
nitơ. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến,
Phạm Văn Ty, 1980. Vi sinh vật học, tập 2.
Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội.
12. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị
Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp,
Cái Văn Thanh, 2000. Phương pháp phân
tích đất-nước-phân bón-cây trồng. Nxb.
Giáo Dục, Hà Nội.
13. Lupwayi N. Z., Olsen P. E., Keyser H. H.,
Collins M. M., Singleton P. W., Rice H. J.,
2000. Inoculant quality and its evaluation.
Field Crops Res., 65: 259-270.
14. Olsen P. E., Rice W. A., Bordeleau L. M.,
Biederbeck V. O., 1994. Analysis and
regulation of legum inoculants in Canada:
the needs for an increase in standards. Plant
Soil, 161: 127-134.
15. Technical training on biofertilizer inoculant
production, 2004. A cooperative Training
program by The Inwent - Capacity Buiding
international, Germany and Inwent-
Regional ASEAN office, Makati city, The
Philippines and Institute of Agricultural
Technology, Suranaree University of
Technology, Nakhon Rachasima, Thailand.
16. Báo cáo tổng hợp, 2000. Nghiên cứu các
biện pháp bảo vệ môi trường trong
hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ bùn
lắng kênh rạch tp. Hồ Chí Minh, viện Môi
trường và Tài nguyên, đại học quốc gia tp.
Hồ Chí Minh.
17. Vincent J. M., 1970. A Manual for the
Practical Study of the Root-Nodule
Bacteria, International Biologycal
Programme Handbook No.15.
Kieu Thanh Vo Thi, Anh Hong Le Thi, Huy Huan Phung
144
A STUDY ON N-FIXING BIOFERTILIZER PRODUCTION
WITH DRY SLUDGE FROM WASTEWATER TREATMENT
PROCESSES OF VIETNAM BREWERY LIMITED
Kieu Thanh Vo Thi, Anh Hong Le Thi, Huy Huan Phung
Institute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
The wastewater treatment processes of Vietnam Brewery Limited (VBL) generated about 6 ton/day dry
sludge which it contains 1.86% total Nitrogen, 7.17% total phosphor, 0.108% Kali, 856.89 mg kg-1 Zn, 89.60
mg kg-1 Cu, 43.20 mg kg-1 Ni, 8.88 mg kg-1 Pb, 93.55 mg kg-1 Mn, 2.99 mg kg-1 Co, 2,800 mg kg-1 Fe, 200.46
mg kg-1 Cr.... This dry sludge can be used as a raw material to produce N-fixing biofertilizer is considered as
a new alternative for recycling. Bacterial species: Rhizobium sp.: RH1, RH2, RH3, RH4 and Azotobacter sp.
had been inoculated with the mixture of dry sludge and peat (3:1), Ao = 45%, pH = 7, room temperature, 40
ml/100g broth culture. The results showed that the cell count reached 2.37 × 109 cfu g-1, 2.9 × 109 cfu g-1,
3.65 × 109 cfu g-1, 2.77 × 109 cfu g-1, 6.18 × 109 cfu g-1, respectively. The quantity of cells per gram of
inoculants in this experiment was lower in dry sludges than in peat based carrier. These new practices
contribute in reducing the pollution load. Consequently, this can decrease the cost of sludge disposal and the
cost of N-fixing biofertilizer production.
Keywords: Dry sludge, carrier, N-fixing, sludge disposal, biofertilizer.
Ngày nhận bài: 21-6-2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1791_5734_1_pb_3606_2180556.pdf