Tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai (♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus) - Lê Văn Dân: 65
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ LAI
(♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus)
Lê Văn Dân
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Cá trê lai là loài cá có giá trị kinh tế cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít
bị bệnh, ăn tạp, nuôi với mật độ dày và có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao.
Với nhiều ưu điểm như vậy, nhưng ở khu vực Bắc miền Trung chưa có nghiên cứu
nào về sản xuất giống đối tượng này để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy LRHa + Dom có hiệu quả kích thích cá trê vàng cái
Việt Nam rụng trứng. Đối với cá trê phi đực không cần sử dụng chất kích thích.
Các kết quả về tỷ lệ thành thục, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất
cá bột và tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương đều đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Từ khóa: Cá trê phi đực, cá trê vàng cái Việt Nam, LRHa , Dom, Moina.
1. Đặt vấn đề
Cá trê lai là một trong những loài có giá trị kin...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai (♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus) - Lê Văn Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ LAI
(♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus)
Lê Văn Dân
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Cá trê lai là loài cá có giá trị kinh tế cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít
bị bệnh, ăn tạp, nuôi với mật độ dày và có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao.
Với nhiều ưu điểm như vậy, nhưng ở khu vực Bắc miền Trung chưa có nghiên cứu
nào về sản xuất giống đối tượng này để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy LRHa + Dom có hiệu quả kích thích cá trê vàng cái
Việt Nam rụng trứng. Đối với cá trê phi đực không cần sử dụng chất kích thích.
Các kết quả về tỷ lệ thành thục, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất
cá bột và tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương đều đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Từ khóa: Cá trê phi đực, cá trê vàng cái Việt Nam, LRHa , Dom, Moina.
1. Đặt vấn đề
Cá trê lai là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm
ngon và được thị trường trong nước chấp nhận. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bị
bệnh, có thể chịu đựng tốt với các yếu tố bất lợi của môi trường, nuôi với mật độ dày, ăn
tạp, có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao.
Do có những ưu điểm vượt trội, cá trê lai dần trở thành đối tượng nuôi chủ yếu ở
nước ta với sản lượng 80 – 100 tấn/ha/năm. Nhiều mô hình nuôi cá trê lai ở các tỉnh như
Vĩnh Long, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đã
đem lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có
thể nói nghề nuôi cá trê lai thực sự đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, đưa họ
từng bước thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Nghề nuôi cá trê lai ngày càng phát
triển nhanh và mạnh nên con giống có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, sản
lượng và sự thành công của vụ nuôi.
Để giải quyết vấn đề cung cấp giống cá trê lai cho nhu cầu của người nuôi, các
Viện và Trung tâm nghiên cứu Thủy sản trong cả nước đã tiến hành sử dụng cá trê phi
cho lai với cá trê vàng hoặc cá trê đen để tạo con lai F1 được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhu cầu về giống cá trê lai đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ là rất lớn. Mặc dù
66
vậy, nhưng hầu hết các Trung tâm sản xuất giống cá nước ngọt đều chưa quen với việc
sản xuất đối tượng này. Cho đến hiện nay, nguồn giống cá trê lai chủ yếu cung cấp cho
người nuôi được các tư nhân hoặc các Trung tâm giống lấy chủ yếu ở các tỉnh miền
Nam. Việc vận chuyển cá da trơn đường xa, thường bị xay xát, mất nhớt, ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả của người nuôi.
Chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai ở Bắc miền Trung cụ thể
là ở Thừa Thiên Huế để chủ động sản xuất giống tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu phát triển
nuôi loài cá này nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, phục vụ cho phát triển kinh tế và xóa
đói giảm nghèo tại Bắc miền Trung có một ý nghĩa thiết thực và quan trọng.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 8/2011 tại Trung tâm giống
cá nước ngọt Cấp I – Cư Chánh, Thừa Thiên Huế. Cá trê vàng cái được di nhập từ miền
Nam, có trọng lượng hơn 150g, hơn 10 tháng tuổi, cá cái nuôi vỗ trong ao có diện tích
300m2, độ sâu 1,2m. Cá cái được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp CP có mã số 9950-S
(độ đạm: 35%, béo: 5%, xơ: 6%, độ ẩm tối đa 11%), cho ăn 3 - 4% trọng lượng thân/
ngày. Trong quá trình nuôi vỗ điều khiển các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích
hợp. Cá trê phi đực lớn hơn 8 tháng tuổi có trọng lượng lớn hơn 400g được mua tại
Thừa Thiên Huế, lựa chọn cá khỏe mạnh mập có nhiều mỡ, cá được thả nuôi trong bể
chỉ kích thích nước không cho ăn khoảng 2 - 3 tháng.
Chọn cá trê vàng cái có bụng to, mềm, lỗ sinh dục sưng, có màu hồng, trứng cá
có hiện tượng lệch cực. Cá đực có gai sinh dục dài phớt hồng hoặc tím [1]. Chất kích
thích sinh sản được thực hiện với LRHa + Dom, sử dụng với 3 liều khác nhau. Mỗi liều
được lặp lại 3 lần. Cá cái chỉ tiêm 1 lần, cá đực không tiêm. Cá cái sau khi tiêm khoảng
8 đến 9 giờ vuốt trứng vào thau, đồng thời mổ lấy tinh cá đực để tiến hành thụ tinh nhân
tạo. Tỷ lệ đực cái là 1:4 (cá đực và cái có trọng lượng tương đương).
Thời gian hiệu ứng là khoảng thời gian từ khi tiêm đến khi cá rụng trứng đồng
loạt. Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thành thục, tổng nhiệt hiệu ứng, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ
thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất cá bột, được tính toán theo Nguyễn Tường Anh (2008) và
Fravdin (1969). Các yếu tố môi trường đo bằng các thuốc thử do Thái Lan sản xuất.
Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA qua mô hình
GLM trên phần mềm Minitab Version 15.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ
Các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ là những yếu tố cực kỳ quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ nên cần theo
67
dõi thường xuyên. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ
được tổng hợp qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ
Nhiệt độ (oC) pH (mg/l) DO (mg/l) Các chỉ
tiêu
theo dõi Dao động
Trung
bình
Dao
động
Trung
bình
Dao
động
Trung
bình
NH4+
(mg/l)
Tháng
7/2011
27,0 – 33,5 30,2 6,5-7,0 7,3 3,0-4,0 4,1 0,10-
0,15
Tháng
8/2011
28,0 – 33,0 30,9 6,6-7,5 7,1 3,5-4,0 4,2 0,10-
0,15
Nhìn chung các yếu tố môi trường: pH, oxy hoà tan và NH4+ đều nằm trong
khoảng thích hợp cho sự thành thục của cá trê. Vào tháng 8 do nhiệt khá cao nên tảo
phát triển mạnh, màu nước xanh đậm có hiện tượng tảo tàn, để giải quyết điều này
chúng tôi thường xuyên thêm nước vào ao nuôi.
3.2. Tuổi, trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu
Tuỳ thuộc vào từng loài cá trê mà có độ tuổi, trọng lượng và kích thước thành
thục khác nhau. Xác định trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu của cá có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi vỗ.
Chúng tôi tiến hành cân trọng lượng và đo chiều dài cá bố mẹ. Kết quả cụ thể
thu được như sau:
Bảng 3.2. Tuổi, trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu
Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) Giới
tính
Số
con
Tuổi
(tháng) Min Max TB Min Max TB
♂ 30 10 310 550 404,8 ± 63,40 22,0 35 26,9 ± 2,69
♀ 30 12 200 420 277,7 ± 50,50 13,5 32 23,1 ± 5,56
Qua bảng 3.2 cho thấy, trọng lượng thành thục lần đầu nhỏ nhất của cá cái là
200g, lớn nhất là 420g, trung bình 277,7 ± 50,50g; trọng lượng của cá đực nhỏ nhất là
310 g và lớn nhất là 550 g, trung bình 404,8 ± 63,40g. Chiều dài cá cái thành thục từ
13,5 – 32,0 cm, trung bình 23,1 ± 5,56 cm; cá đực có chiều dài lớn hơn cá cái, từ 22 –
35 cm, trung bình 26,9 ± 2,69 cm. Cá trê phi đực 10 tháng tuổi có trọng lượng nhỏ hơn
nhiều so với cá nuôi trong thực tế, vì khi nuôi vỗ cá trê phi đực để cho tuyến sinh dục
phát triển tốt, khoảng 2 -3 tháng trước khi tham gia sinh sản không cho cá ăn mà chỉ
68
kích thích nước. Cá trê vàng cái Việt Nam có tuổi thành thục lần đầu là 12 tháng, cá trê
phi đực có tuổi thành thục lúc 10 tháng tuổi.
3.3. Tỷ lệ thành thục (TLTT)
Trước khi cho cá đẻ chúng tôi tiến hành kiểm tra tỷ lệ thành thục của cá nuôi vỗ.
Kết quả tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ được thể hiện qua bảng 3.3.
Nuôi vỗ cá cái bằng thức ăn CP mã số 9950-S (do Thái Lan sản xuất), cá trê cái
vàng Việt Nam có tỷ lệ thành thục dao động từ 70 – 82%, điều này có thể kết luận môi
trường ở Thừa Thiên Huế và thức ăn CP là khá thích hợp cho sự phát triển tuyến sinh
dục của cá trê vàng. Kết quả nuôi vỗ tái phát cho thấy, sau 24 ngày nuôi có 50% cá cái
thành thục, sau 30 ngày nuôi tái phát có 85% cá cái thành thục. Kết quả thành thục của
cá trê cái nuôi chính vụ và tái phát khá cao, điều này khẳng định nguồn cá trê vàng cái
nuôi vỗ ở Thừa Thiên Huế có thể hoàn toàn chủ động để sản xuất giống nhân tạo. Tỷ lệ
thành thục của cá trê phi đực rất cao, dao động 80 -100%.
Bảng 3.3. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ
Đực Cái
Ngày kiểm
tra Số con
kiểm tra
TLTT(%)
Số con
kiểm tra
TLTT(%)
9/7 10 100 20 70
14/7 5 100 42 75
19/7 6 80 6 80
4/8 6 100 6 82
3/8* - - 20 50
14/8* - - 40 85
Ghi chú: * (cá nuôi vỗ tái phát)
3.4. Kết quả sinh sản cá trê lai
Kết quả nghiên cứu về tổng nhiệt hiệu ứng của cá trê vàng cái được thể hiện ở
bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thời gian và tổng nhiệt hiệu ứng của cá trê vàng cái
Liều thuốc/kg cá Thời gian hiệu ứng (h) Tổng nhiệt hiệu ứng (0 h)
40µg LRHa + 2mg Dom 8h50/ 150
50µg LRHa + 2mg Dom 8h20 / 142
60µg LRHa + 2mg Dom 8h 136
69
Nhiệt độ giữ cá mẹ sau khi tiêm: 320C
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, khi sử dụng các liều (40µg LRHa + 2mg
Dom)/kg; (50µg LRHa + 2mg Dom)/kg; (60µg LRHa + 2mg Dom)/kg để kích thích
sinh sản cá trê vàng cái cho kết quả khác nhau về thời gian hiệu ứng và tổng nhiệt
hiệu ứng. Dựa vào kết quả này, chúng ta có thể tính được thời gian hiệu ứng khi sử
dụng tổ hợp các chất kích thích (LRHa phối hợp với Dom) với các liều trên để kích
thích sinh sản cá trê vàng cái.
Bảng 3.5. Kết quả kích thích cá trê sinh sản bằng LRHa + Dom
Lô
Số cá
cái
(con)
Tổng
trọng
lượng
(kg)
Liều tiêm
(μgLRHa+
mgDom)
/kg
Tỷ lệ
rụng
trứng
(%)
Thời
gian
hiệu
ứng
(h)
Tỷ lệ
thụ
tinh
(%)
Tỷ lệ
nở
(%)
Năng
suất cá
bột
(vạn/kg)
1A 9 3,34 40+2 88,8 8h45' 56,8 ±
3,1a
72,7 ±
1,1a
0,95
2A 9 3,42 50+2 100,0 8h25' 72,1 ±
1,8b
83,6 ±
1,6b
1,36
3A 9 3,31 60+2 88,8 8h10' 62,7 ±
3,7a
74,7 ±
2,3a
1,10
Ghi chú: - Ký hiệu a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác với P < 0,05.
- Nhiệt độ nước lúc cá đẻ và ấp là: 31-320C. Tỉ lệ đực : cái là 1:4.
- Cá đực không tiêm
Qua bảng 3.5 cho thấy, khi sử dụng LRHa + Dom làm chất kích thích cho tỷ lệ rụng
trứng cao, dao động từ 88,8 – 100%. Kết quả thu được cho thấy, khi kích thích sinh sản cá
trê vàng cái ở các liều lượng khác nhau trong cùng điều kiện nhiệt độ thì thời gian hiệu ứng,
sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, thời gian nở, tỷ lệ nở và năng suất cá bột là khác nhau.
Thời gian hiệu ứng ở các lô thí nghiệm nhanh nhất ở liều (60μg LRHa+2mg
Dom)/kg và chậm nhất ở liều (40μg LRHa+2mg Dom)/kg. Điều này chứng tỏ liều lượng
thuốc càng cao thì thời gian hiệu ứng càng nhanh. Mặc dù vậy, ta thấy tỷ lệ thụ tinh và
tỷ lệ nở ở liều (60μg LRHa+2mg Dom)/kg không đạt tỷ lệ cao nhất. Điều này xảy ra có
khả năng do liều lượng thuốc cao làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm sinh dục.
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất ở liều (50μg LRHa+2mg Dom)/kg lần lượt là 72,1%
và 83,6% đều cao hơn so với 2 liều còn lại và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê
(P < 0,05). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp nhất ở liều (40μg LRHa+2mg Dom)/kg (56,8%
70
và 72,7%). Vậy để thu được kết quả tốt ta nên áp dụng liều tiêm (50μg LRHa+2mg
Dom)/kg vào thực tiễn sản xuất.
Tỷ lệ thụ tinh thu được từ 56,8 đến 72,1% so với kết quả của Aiyelari và đồng
tác giả (2007) sử dụng 40 - 60 μg/kg LRHa, tỷ lệ thụ tinh đạt 68,6 – 78,9% và Đoàn
Khắc Độ (2008) sử dụng 60 μg/kg LRHa và 5 mg Dom, tỷ lệ thụ tinh đạt 70% thì ở
thí nghiệm của chúng tôi các kết quả thu được hơi thấp hơn. Sự sai khác này có thể
do cá bố mẹ bị xây xát trong quá trình vận chuyển, hoặc là cá chưa thích nghi với
điều kiện nuôi ở Thừa Thiên Huế. Trong khi đó ở thí nghiệm của Aiyelari và đồng
tác giả (2007), cá đưa vào nuôi vỗ là cá bản địa đã được lựa chọn kỹ. Sự sai khác
còn có thể do các điều kiện môi trường trong quá trình sinh sản, phương pháp ấp nở,
liều lượng thuốc.
Một điều khác đáng chú ý là năng suất cá bột ở các lô thí nghiệm đều ở mức thấp
(0,95 – 1,36 vạn/kg) do cá bố mẹ nuôi vỗ chưa tốt và cho đẻ trong điều kiện nhiệt độ
khá cao.
3.5. Kết quả ương cá bột lên cá hương
Cá sau khi nở được đưa vào ương ở bể Composite. Mực nước trung bình
khoảng 30 đến 40 cm. Nước dùng để ương là nước máy đã được sục khi trước đó
2 ngày.
3.5.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương
Môi trường tác động trực tiếp đến đời sống của động vật thủy sản. Với cá bột, cá
hương thì môi trường càng nhạy cảm, vì khả năng thích ứng của chúng kém. Do đó,
trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thường xuyên theo dõi yếu tố môi trường. Kết quả
được thể qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các yếu tố môi trường trong bể ương
Nhiệt độ
(oC)
pH
DO
(mg/l)
NH4+
(mg/l) Các chỉ tiêu
theo dõi
Dao động Trung
bình
Dao động Dao động Dao
động
Từ 6/8 -
30/8/2011
29,0 -
33,5
30,7 6,5 - 7,0 3,5 – 4,5 0 - 0,1
3.5.2. Kết quả ương cá trê lai
Kết quả sau 24 ngày ương bằng cách sử dụng thức ăn theo bảng 3.7 cho kết quả
tỷ lệ sống là 82% và chiều dài là 44,1mm là khá cao. Kết quả này tương đương với công
bố của Đoàn Khắc Độ (2008).
71
Bảng 3.7. Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê lai
Tuổi (ngày) Thức ăn Chiều dài (mm) Tỷ lệ sống (%)
1-2 Không cho ăn 2,4 100
3 - 5 Moina 5,6 -
6 - 11 Giun nước 12,5 -
12 - 17 Giun nước+ thức ăn
công nghiệp
20,6 -
18 - 23 Thức ăn công nghiệp
(TACN)
38,0 -
24 Thức ăn công nghiệp 44,1 82
Việc sử dụng Moina làm thức ăn cho cá bột trong những ngày đầu (ngày thứ 3
đến ngày thứ năm) là rất phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của cá bột, Moina chứa đầy
đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cá bột (protein:
56,86%, lipid: 7,75%, khoáng: 23,68%). Ngoài ra khi sử dụng Moina còn sống sẽ làm
giảm được ô nhiễm môi trường nước và tăng tính ăn của cá bột do giai đoạn còn nhỏ cá
bột thích ăn những thức ăn còn sống và chuyển động. Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 11
chúng tôi sử dụng giun nước để ương cá trê. Đã có một số nghiên cứu sử dụng các loại
thức ăn khác tự chế để ương cá trê trong giai đoạn này nhưng hầu hết đều thất bại. Thức
ăn cho cá trê ở giai đoạn đầu khá đắt và rất bị động, giun nước được mua từ miền Nam
giá (35.000 - 40.000đồng/lon), Moina mua ở Huế giá 50.000đồng/lon). Như vậy, để có
thể chủ động sản xuất giống cá trê và hạ giá thành sản phẩm cần phải nghiên cứu sản
xuất thức ăn tươi sống (Moina và giun nước).
Quy trình sản xuất giống cá trê lai:
72
Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cá cái hơn 10 tháng tuổi,
trọng lượng hơn 150g, nuôi
trong ao, cho ăn thức ăn công
nghiệp (Protein>35%)
- Cá không bị xây xát
- Quản lý các yếu tố môi trường
nằm trong khoảng thích hợp
- Cá đực hơn 8 tháng, trọng lượng
hơn 400g, nuôi trong bể kích
nước không cho ăn
- Mật độ 10 con/m2
Sinh sản nhân tạo
- Chọn cá bố mẹ cho đẻ:
+ Cá đực có gai sinh dục dài nhọn
+ Cá cái bụng to mềm, lỗ hậu môn lồi có màu
hồng, trứng tròn đều và lệch cực
- Kích thích sinh sản:
+ Cá cái: (dùng 50μgLRHa+2mg Dom) /kg cá cái,
tiêm 1 lần; Cá đực không tiêm
- Thụ tinh nhân tạo:
+ Sau 8 -9h vuốt trứng, tỷ lệ đực/cái là: 1/4
Ấp trứng
Đưa giá thể vào bể composit hoặc thau nhựa,
mật độ 3000 trứng/l. Hoặc rắc trứng lên khung
để sẵn trong bể, mật độ 3 - 4 trứng/cm2. Mức
nước 25 - 30cm
- Thay 1/2 nước ấp khi môi trường xấu
- Sục khí; cho dòng nước chảy liên tục
- Sau khi nở 2,5 - 3 ngày, chuyển sang bể để ương
thành cá giống
Ương cá bột lên cá
giống
- Ương trong bể xi măng;
composite
- Độ sâu 0,3 – 0,5m
- Mật độ ương: 2000con/m2
- Ngày 3-5: ăn Moina, ngày 6-11 ăn giun
nước, ngày 12 -18: giun nước +TACN, 19
-24: TACN
Sau khi ương 24
ngày, cá đạt kích cỡ
44,1mm, tỷ lệ sống
82%.
.
73
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Điều kiện môi trường ở Thừa Thiên Huế thích hợp cho sự thành thục tuyến
sinh dục của cá trê vàng Việt Nam và cá trê phi.
- Kết quả về tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất cá bột, tỷ lệ
sống cá hương đều đáp ứng các yêu cầu của sản xuất.
- Đã đưa ra được qui trình sản xuất giống cá trê lai phù hợp với điều kiện sinh
thái Thừa Thiên Huế đạt yêu cầu của sản xuất.
4.2. Đề nghị
Do thời gian, kinh phí có hạn và nguồn cá bố mẹ để đưa vào nuôi vỗ chưa hoàn
toàn chủ động cho nên còn nhiều vấn đề như: Nâng cao sức sinh sản của cá mẹ, ảnh
hưởng của các loại chất kích thích, phương pháp ấp và ảnh hưởng của thức ăn và hình
thức ương đến hiệu quả của sản xuất chưa được thực hiện , nên cần tiếp tục nghiên cứu
để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cần phải nghiên cứu sản xuất Moina và giun nước để chủ động nguồn thức ăn
cho cá trê ở giai đoạn từ khi hết noãn hoàng cho đến 14 ngày tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tường Anh, Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi, Nxb. Nông Nghiệp,
2008.
2. Đoàn Khắc Độ, Kỹ thuật nuôi cá trê (trê vàng lai và trê vàng), Nxb. Đà Nẵng, 2008.
3. Pravdin.I.F, Hướng dẫn nghiên cứu cá (dịch: Phạm Thị Minh Giang), Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội, 1973, 88 - 98.
4. Aiyelari, T.A., Adebayo, I.A and Osiyemi, A.S., Reproductive fitness of stressed female
broodstocks of Clarias gariepinus x C.macrocephalus, Journal of Cell and Animal
Biology Vol.1(5), (2007), 078 – 081.
5. Elsa Cabrita, Vanesa Robles and Paz Herráez, Methods in Reproductive Aquaculture
Marine and Freshwater Species. CRC Press, Taylor & Francis Group. Boca Raton,
London, New York, 2008.
74
STUDY ON ARTICICIAL REPRODUCTION OF HYBRID CATFISH
( ♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus)
Le Van Dan
College of Agriculture and Forestry, Hue University
Abstract. The hybrid catfish is one of the freshwater fish species having high
economic value, rapid growth, less diseases, omnivorousness and raised with
numerous density in the pond or cement tank. Despite such advantages, there have
been no studies or experiments on the artificial reproduction of this fish species in
order to satisfy the great demands of the local people on raising it. Results from the
study indicated that LRHa + Dom was significantly effective in inducing ovulation
of the yellow female catfish of Vietnam (♀C. Macrocephalus). For the male of
Clarias gariepinus, there is no need to use the gonadotropin. Results of the rate of
matureness, ovulation, fertilization and hatch as well as larvae productivity and
survival rate of raising from larvae to eperian were rather high and quite satisfy the
production requirements.
Keywords: The male of Clarias gariepinus, the yellow female catfish of Vietnam
(♀C. Macrocephalus), LRHa3, Dom, Moina.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61_4789_7778_2117779.pdf