Nghiên cứu quy trình bảo trì cột tháp viễn thông

Tài liệu Nghiên cứu quy trình bảo trì cột tháp viễn thông: 100T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª Nghiên cứu quy trình bảo trì cột tháp viễn thông Research in the telecommunications maintenance process Vũ Quốc Anh , Nguyễn Hải Quang Tóm tắt Báo cáo trình bày các cơ sở pháp luật và quy phạm kỹ thuật liên quan đến công tác bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam và quy phạm kỹ thuật bảo trì tháp viễn thông ở trên thế giới để từ đó xây dựng quy trình bảo trì tháp viễn thông cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Từ khóa: Bảo trì, tháp viễn thông Abstract The report presents the legal basis and the technical rules relating to the maintenance of construction works in Vietnam and normative technical maintenance of telecommunications towers in the world. From that, the construction process protection maintenance of telecommunication towers to suit the conditions in Vietnam is esblished. Keywords: Maintenance, telecommunications tower PGS.TS. Vũ Quốc Anh Khoa Xây dựng Trường Đại học Ki...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quy trình bảo trì cột tháp viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª Nghiên cứu quy trình bảo trì cột tháp viễn thông Research in the telecommunications maintenance process Vũ Quốc Anh , Nguyễn Hải Quang Tóm tắt Báo cáo trình bày các cơ sở pháp luật và quy phạm kỹ thuật liên quan đến công tác bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam và quy phạm kỹ thuật bảo trì tháp viễn thông ở trên thế giới để từ đó xây dựng quy trình bảo trì tháp viễn thông cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Từ khóa: Bảo trì, tháp viễn thông Abstract The report presents the legal basis and the technical rules relating to the maintenance of construction works in Vietnam and normative technical maintenance of telecommunications towers in the world. From that, the construction process protection maintenance of telecommunication towers to suit the conditions in Vietnam is esblished. Keywords: Maintenance, telecommunications tower PGS.TS. Vũ Quốc Anh Khoa Xây dựng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Email: vquocanh@gmail.com TS. Nguyễn Hải Quang Khoa Xây dựng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Email: quangnh@epu.edu.vn 1. Một số vấn đề về bảo trì các công trình dạng tháp Ở Việt Nam các công trình xây dựng nói chung và các công trình viễn thông nói riêng ngày càng phát triển, các trụ tháp được xây dựng cao ngày càng cao và được xây dựng ngày càng nhiều. Để công trình xây dựng sử dụng được theo như yêu cầu của thiết kế thì phải có chế độ bảo trì thích hợp. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề bảo trì tháp viễn thông từ đó đưa ra những khuyến cáo về quy trình bảo trì và nội dung các công việc cần thực hiện [8, 9, 10]. Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề bảo trì các công trình xây dựng nói chung đã được nhà nước quan tâm đưa vào luật, nghị định và thông tư [1, 2, 3, 4, 5] với mong muốn các công trình đã được xây dựng thì phải có chế độ bảo trì thích hợp để có thể sử dụng lâu dài theo quy định của thiết kế. Đặc điểm của các tháp viễn thông và các thiết bị của nó thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nó có những đặc điểm khác biệt so với các công trình xây dựng khác. Đó là, các công trình này thường bị tác động nhiều bởi môi trường, sự ăn mòn theo thời gian, chính vì lẽ đó mà vấn đề bảo trì các công trình tháp viễn thông càng phải được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, ở nước ta chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn về bảo trì riêng cho tháp viễn thông, kiến thức chuyên sâu về vấn đề này cũng chưa được tổng hợp, nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Việc vận hành kỹ thuật và bảo trì tháp viễn thông còn nhiều bất cập. Do đó, nghiên cứu đề xuất qui trình bảo trì cơ bản và mô hình tổ chức thực hiện bảo trì tháp viễn thông là phù hợp với điều kiện Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Bảo trì cột tháp viễn thông 2.1. Các quy định của pháp luật về công tác bảo trì [2] Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình bao gồm: Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình; Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình; Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình; Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình; Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; Quy định thời gian sử dụng của công trình; Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan; Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ; Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc; Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình. 101 S¬ 27 - 2017 Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt. Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình. 2.2. Quy phạm kỹ thuật về công tác bảo trì 2.2.1. Quy định về công tác kiểm tra Việc kiểm tra công trình được thực hiện theo các hình thức: Kiểm tra ban đầu; kiểm tra định kỳ; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra chi tiết. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường hoặc kiểm tra chi tiết có được Người sử dụng tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có năng lực phù hợp để thực hiện. Kiểm tra ban đầu được thực hiện sau 3 tháng kể từ thời điểm nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Đối với công trình sửa chữa và gia cường thì kiểm tra ban đầu được thực hiện ngay sau khi sửa chữa và gia cường xong. Kiểm tra ban đầu được tiến hành trên toàn bộ kết cấu công trình của công trình. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là bằng trực quan, kết hợp với xem xét các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công và hồ sơ thi công (nhật ký công trình, các biên bản kiểm tra đã có). Kiểm tra định kỳ được tiến hành đối với mọi kết cấu thuộc công trình. Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu hư hỏng của kết cấu trong quá trình sử dụng mà việc kiểm tra ban đầu, bất thường không nhận biết được. Từ đó có biện pháp xử lý sớm nhằm duy trì tuổi thọ công trình. Chủ công trình có thể tự kiểm tra hoặc thuê các đơn vị có chuyên môn phù hợp để thực hiện việc kiểm tra định kỳ. Đầu tiên công trình được khảo sát trực quan bằng nhìn và gõ nghe. Khi nghi ngờ có hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng thì có thể sử dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy mẫu để kiểm tra. Kiểm tra bất thường được tiến hành khi công trình có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của các yếu tố như bão, lốc, lũ lụt, động đất, trượt lở đất, va chạm với tàu xe, cháy, nổ, Yêu cầu của kiểm tra bất thường là nắm bắt được hiện trạng, đưa ra kết luận về yêu cầu xử lý, thực hiện sửa chữa, khắc phục. Kiểm tra chi tiết được thực hiện sau khi qua các kiểm tra ban đầu, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường thấy là có yêu cầu cần phải kiểm tra kỹ kết cấu để đánh giá mức độ xuống cấp và đề ra giải pháp sửa chữa. Kiểm tra chi tiết cũng được thực hiện đối với các chi tiết không quan sát được (thép ống thân cột anten) khi sau 3 lần kiểm tra định kỳ mà không phát hiện dấu hiệu xuống cấp. Kiểm tra phần thân tháp bao gồm: Kiểm tra cấu trúc thép của thân cột (thanh thép chủ, thanh giằng, vách xiên, thang cáp, thang leo, sàn công tác, sàn nghỉ): Đo đạc kích thước, đánh giá tình trạng hoen rỉ, kiểm tra mối hàn liên kết hoặc hệ bu lông liên kết trong cấu trúc cột; Dây co có bị trùng, có bố trí nhầm tầng, nhầm vị trí không; Cột nghiêng, không thẳng, vặn xoắn không; Bu lông tầng tháp trụ không được siết chặt; Các móng neo không tạo thành các góc cân đối; Tăng đơ đã tăng hết, không còn khoảng hở để sử dụng cho các lần tăng sau; Hệ thống khóa cáp lỏng; Các phụ kiện: tăng đơ, ma ní, bu lông nối đốt chưa được bôi mỡ chống rỉ ; Hệ thống cầu cáp, thang cáp, thang leo han rỉ, yếu, võng, sập; Kiểm tra độ chặt các bulông: phần trên cùng, phần giữa và phần cuối của tháp được kiểm tra. Các bulông phải xiết đủ độ chặt theo yêu cầu để bulông chỉ chịu lực kéo, không bị cắt, mặt làm việc là mặt ma sát của mối ghép liên kết; Kiểm tra 10% số bu lông, nếu không đạt thì sẽ tiến hành xiết và kiểm tra lại toàn bộ 100% số bu lông trên cột; Kiểm tra khe hở lắp ráp giữa các bản mã sau khi xiết bulông (tiêu chuẩn kỹ thuật khe hở ≤ 0,3mm); Kiểm tra độ nghiêng và lún của cột. Kiểm tra độ thẳng đứng của thân cột phải thực hiện trên hai phương vuông góc với lệch tiêu chuẩn cho phép. Thiết bị sử dụng là máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử. Mọi diễn biến của công tác kiểm tra đều được ghi chép đầy đủ dưới dạng biên bản, sổ nhật ký, bản vẽ, ảnh chụp để lưu giữ lâu dài tại đơn vị quản lý sử dụng công trình. Trên hình 1 thể hiện trình tự các bước bảo trì tháp viên thông. Qua quá trình kiểm tra ban đầu hoặc định kỳ hoặc bất thường nếu phát hiện có yếu tố không đảm bảo theo yêu cầu Hình 1. Sơ đồ thực hiện công tác bảo trì 102T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª của thiết kế thì tiến hành kiểm tra chi tiết. Sau khi kiểm tra chi tiết sẽ đưa ra kết luận có cần kiểm định không hay chỉ cần sửa chữa là được. Sau khi kiểm định (nếu cần) sẽ đưa ra kết luận là có sửa chữa hay kết thúc sử dụng công trình đó. Đối với quá trình kiểm tra định kỳ, nếu không có thấy yếu tố không đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế thì tiến hành bảo dưỡng định kỳ rồi lưu trữ hồ sơ để phục vụ kiểm tra. Đối với quá trình kiểm tra bất thường hoặc kiểm tra ban đầu nếu không thấy yếu tố không đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế thì tiến hành lưu trữ hồ sơ để phục vụ kiểm tra. 2.2.2. Quy định về công tác bảo dưỡng cột tháp Trong quá trình vận hành khai thác, do sự tác động của điều kiện tự nhiên như ô nhiễm, nắng, gió, mưa, các chi tiết kết cấu cột anten, nhà trạm, cầu cáp, tiếp đất, sẽ bị ăn mòn, lão hóa, bong rộp, theo thời gian, kể cả trong các trường hợp đã có các biện pháp phòng tránh cho kết cấu. Do đó, cần phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình. Bảo dưỡng được kết hợp sau khi kiểm tra định kỳ để tiết giảm chi phí, thời gian. Thời gian bảo dưỡng ở vùng ven biển không quá 24 tháng/lần. Các vùng còn lại không quá 30 tháng/lần. Nội dung bảo dưỡng cột tháp bao gồm: Lập phương án; Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, vật liệu; Dọn dẹp, phát quang cỏ, rác, dây leo bám xung quanh cột tháp; Xiết lại bu lông và bôi dầu mỡ cho bu lông nối đốt; Xiết lại bu lông, nếu các khe hở >0,3mm; Kiểm tra, xiết lại bu lông toàn bộ thân cột theo nguyên tắc từ dưới lên trên, với các bu lông rỉ nặng cần thay thế ngay trước khi làm công việc tiếp theo; việc thay thế cần tiến hành lần lượt từng chiếc. Nếu phát hiện các chi tiết kim loại han rỉ nặng (thanh giằng, bản mã, thanh ống,..) phải báo cáo người quản lý sử dụng để sớm lập phương án thay thế. Căn chỉnh độ thẳng đứng của cột (trong trường hợp cột nghiêng không lớn và sai lệch ít). Bôi mỡ toàn bộ tăng đơ, má ní, ốc xiết cáp. Tẩy bỏ, trát lại với các vị trí bong, rộp của móng cột, móng neo theo yêu cầu kỹ thuật. Lập hồ sơ kỹ thuật sau bảo dưỡng. Đề xuất, kiến nghị sau bảo dưỡng. Lập biên bản nghiệm thu tại chỗ có xác nhận của đơn vị sử dụng. 3. Kết luận Bảo trì công trình xây dựng là một tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn, đúng thiết kế của các bộ phận, hệ thống và toàn bộ công trình trong suốt quá trình khai thác sử dụng phục vụ con người. Chất lượng bảo trì ảnh hưởng rất lớn đến công năng sử dụng, tuổi thọ và giá trị tài sản của công trình xây dựng. Qui trình bảo tháp viễn thông ở Việt Nam phải được lập bởi nhà thiết kế ở giai đoạn thiết kế công trình, nội dung phải làm rõ được các vấn đề cơ bản ở tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, bao gồm: thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì; phương tiện thiết bị bảo trì; bộ phận, chi tiết phục vụ bảo trì; chế độ kiểm tra, kiểm định; kế hoạch bảo trì, nhà thầu và hợp đồng bảo trì, kinh phí bảo trì, phương thức tổ chức và thực hiện bảo trì. Nội dung thực hiện bảo trì tháp viễn thông ở Việt Nam thể hiện ở các công tác cơ bản: kiểm tra; vệ sinh, bảo dưỡng; sửa chữa và thay thế. Qua mô hình quản lý thực hiện bảo trì đề xuất áp dụng ở Việt Nam, Công ty có năng lực phù hợp với việc bảo trì có thay mặt chủ sở hữu chịu trách nhiệm bảo trì hệ kết cấu công trình. Chức năng quản lý bảo trì do Phòng vận hành khai thác phụ trách. Tổ quản lý bảo trì chủ động phối hợp với các bộ phận khác trực tiếp theo dõi giám sát quá trình thực hiện bảo trì. Nội dung bảo trì được thực hiện bởi các công ty chuyên nghiệp trong nước thông qua hợp đồng kinh tế với đơn vị quản lý sử dụng. Kiến nghị với người quyết định đầu tư cần cấp kinh phí bảo trì ngay trong quyết định đầu tư và được bàn giao cho Chủ sở hữu công trình ngay khi công trình được đưa vào sử dụng. Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội (2014) Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 2. Chính phủ (2015) Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng số: 46/2015/NĐ-CP. 3. Bộ Xây dựng (2016) Thông tư quy định một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình dân dụng số: 26/2016/TT- BXD. 4. Bộ Xây dựng (2017) Thông tư hướng xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng số:03/2017/TT-BXD 5. Bộ Xây dựng (2017) Quyết định số 55/QĐ-BXD về việc phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. Ngày 25/1/2017 6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014) Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo trì thiết bị tần số vô tuyến điện , Số: 29/2014/TT – BTTTT 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc tiếp đất cho các trạm viễn thông QCVN 9: 2010/BTTTT 8. “GUYED TOWER INSPECTION and MAINTENANCE”. Electronics Research, Inc. 9. “SELF SUPPORTING TOWER INSPECTION and MAINTENANCE”. Electronics Research, Inc. 10. “ANNEX E: TOWER MAINTENANCE AND INSPECTION PROCEDURES” 11. “Structural Standard for Antenna Supporting Structures and Antennas – Addendum2” TIA STANDARD TIA -222-G-2 12. “Structural Standards for Steel Antenna Towers and Antenna Supporting Structures” TIA/EIA STANDARD, TIA/EIA – 222 – F 13. “Tower test procedures the Torque Test and Paint Test”. HTC/ NORTEL CDMA 2000 – 1X PROJECT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf146_939_2163330.pdf
Tài liệu liên quan