Nghiên cứu quản lý và vận hành

Tài liệu Nghiên cứu quản lý và vận hành: CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 7.1 Thi công: Quá trình thực hiện việc xây dựng trạm xử lý nước thải của công TNHH Thủy Sản Minh Khuê bao gồm các công tác chính sau: Thiết kế công trình Thi công xây dựng công trình Nhập khẩu thiết bị Gia công và lắp ráp thiết bị Lắp đặt thiết bị Lắp đặt hệ thống điện kỹ thuật Lắp đặt hệ thống đường ống cấp và thoát nước bên trong hệ thống xử lý Khởi động hệ thống, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Thủy Sản Minh Khuê. 7.1.1 Công trình: Công trình có đặc điểm: Công trình bao gồm nhiều công tác nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàn giữa các bộ phận thiết kế và thi công, cũng như giữa các ngành xây dựng, cơ khí, công nghệ. Cần kết hợp chặt chẽ với bên cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan tới quá trình thi công công trình như: lắp đặt đường ống cấp nước, lắp điện tới chân công trình, kiểm tra, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ. 7.1.2 Lực lượng thi côn...

docx11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quản lý và vận hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 7.1 Thi công: Quá trình thực hiện việc xây dựng trạm xử lý nước thải của công TNHH Thủy Sản Minh Khuê bao gồm các công tác chính sau: Thiết kế công trình Thi công xây dựng công trình Nhập khẩu thiết bị Gia công và lắp ráp thiết bị Lắp đặt thiết bị Lắp đặt hệ thống điện kỹ thuật Lắp đặt hệ thống đường ống cấp và thoát nước bên trong hệ thống xử lý Khởi động hệ thống, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Thủy Sản Minh Khuê. 7.1.1 Công trình: Công trình có đặc điểm: Công trình bao gồm nhiều công tác nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàn giữa các bộ phận thiết kế và thi công, cũng như giữa các ngành xây dựng, cơ khí, công nghệ. Cần kết hợp chặt chẽ với bên cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan tới quá trình thi công công trình như: lắp đặt đường ống cấp nước, lắp điện tới chân công trình, kiểm tra, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ. 7.1.2 Lực lượng thi công: Nguồn nhân lực trực tiếp thi công tại công trình bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân của các bộ phân liên quan bao gồm: Kỹ sư: Kỹ sư môi trường Kỹ sư điện Kỹ sư xây dựng Công nhân kỹ thuật: Thợ đường ống Thợ cơ khí Thợ lắp máy điện Thợ xây dựng Kỹ thuật viên vận hành 7.1.3 Biện pháp thi công: Việc tổ chức thi công được tiến hành theo phương pháp phân đoạn, phân đợt khái quát như sau: Xây dựng cơ bản: xây dựng bể, nhà điều hành, tường rào, đường đi nội bộ. Tiến hành thủ tục nhập khẩu toàn bộ thiết bị cần thiết. Chế tạo các thiết bị Lắp đặt hệ thống điện kỹ thuật. Chạy thử không tải, hiệu chỉnh hệ thống và các thong số công nghệ. Chạy khởi động hệ thống cho đến khi hệ thống hoạt động ổn định. Hướng dẫn đào tạo vận hành, và chuyển giao công nghệ cho công ty. Theo dõi và tư vấn kỹ thuật cho công ty sau khi chuyển giao công nghệ và nghiệm thu công trình. 7.1.4 Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật: 7.1.4.1 Từ thiết kế đến thi công: Căn cứ vào bản vẽ mặt bằng tổng thể và các bản vẽ chi tiết, xác định hiện trạng mặt bằng sẽ xây dựng các hạng mục xây dựng: kích thước, cao trình, vị trí. Xác định các sai số trong thiết kế và thực tế để thống nhất với công ty phương án giải quyết. Dựa trên các bảng vẽ thiết kế cơ bản đã có, lập các bảng vẽ triển khai cụ thể để chế tạo, gia công và lắp đặt các thiết bị, tủ điện điều khiển, đường ống kỹ thuật, đường dây điện… Đơn vị thi công sẽ xác định các vị trí chính xác các thiết bị trên mặt bằng hiện trạng theo thiết kế và mặt bằng hiện trạng. 7.1.4.2 Gia công các thiết bị: Trừ một số thiết bị sẽ nhập ngoại. Còn lại tất cả thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải được gia công tại địa phương. Các vật tư sử dụng để chế tạo các thiết bị sẽ được lựa chọn phù hợp với thiết kế và mới 100%. Tất cả các mối hàng sắt, thép không rỉ sẽ đảm bảo yêu cầu: chịu lực tốt, không rò rỉ, đạt yêu cầu mĩ thuật. Tất cả các thiết bị chịu áp sau khi gia công sẽ tiến hành thử mối hàn và thử áp bằng khí nén hay nước. Áp lực thử lớn gấp 2 lần áp lực sử dụng. Tất cả các thiết bị sắt thép đều được sơn bảo vệ chống ăn mòn hóa học. Tất cả các thiết bị sau khi gia công sẽ được chạy thử kiểm tra trước khi đưa đi lắp đặt. 7.1.5 Lắp đặt hệ thống thiết bị, đường ống công nghệ: Việc lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ được tiến hành sau khi đã định vị chính xác vị trí các thiết bị và các cao độ. Trong quá trình thi công, cao trình đường ống sẽ được kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ để đảm bảo chính xác. Phần lớn các đường ống công nghệ là ống sắt tráng kẽm và ống nhựa PVC. Thi công thép nối giữa các ống kim loại và ống nhựa. Các đường ống kim loại và ống nhựa được cố định bằng móc nhựa, móc sắt. Các đường ống có cao độ âm (<0) so với mặt đất hiện hành thì sẽ đi chìm và san lấp lại mặt bằng. Các đường ống ngầm chỉ được lấp sau khi đã thử nước và xử lý các chỗ rò rỉ. 7.1.6 Lắp đặt hệ thống đường điện kỹ thuật: Tất cả thiết bị điện, dây điện được lựa chọn phù hợp với công suất thiết bị và đảm bảo an toàn cho các đông cơ và người sử dụng. Tất cả các dây điện đều được đi trong máng dẫn hay ống PVC. Hạn chế tối đa các mối dây diện trên đường dẫn. Đối với các động cơ ở xa tủ điều khiển, ngoài thiết bị bảo vệ tại tủ điều khiển trung tâm còn có các cầu giao cắt động cơ tại vị trí thuận lợi để cắt điện khi cần thiết. Các động cơ điện sẽ hoạt động theo 2 chế độ: tự động và điều khiển bằng tay. 7.1.6.1 Công tác chạy thử không tải: Công tác chạy thử không tải được tiến hành ngay sau khi toàn bộ hệ thống xử lý lắp đặt xong và được tiến hành bằng nước sạch. Trong quá trình chạy thử, các thong số như áp lực, cường độ dòng điện làm việc của động cơ, lưu lượng bơm… được theo dõi và được điều chỉnh thích hợp. 7.1.6.2 Công tác khởi động hệ thống: Trong công tác này một số kỹ thuật chuyên môn được thực hiện như cấy bùn hoạt tính, đo đạt các thông số pH, COD, SS… của nước thải đầu vào và ra trong từng công đoạn xử lý nhằm xác định hiệu quả xử lý của hệ thống của từng công đoạn. Đồng thời qua đó cũng điều chỉnh các thông số hoạt động của tường bộ phận trong hệ thống xử lý. Công tác này được xem là hoàn tất khi các thông số hóa lý của nước thải sau xử lý đạt yêu cầu. 7.2 Quản lý và vận hành trạm xử lý nước thải: 7.2.1 Giai đoạn khởi động: 7.7.1.1 Bể UASB: Vì khí CH4, CO2 và hỗn hợp khí sinh vật khác được hình thành bởi hoạt động phân hủy của các vi sinh vật kỵ khí nên yêu cầu đầu tiên là bể UASB phải tuyệt đối kín. Vi khuẩn metan mẫn cảm cao với oxy, nếu không giữ kín sự hoạt động của vi khuẩn sẽ không bình thường và bể không có khả năng giữ khí. 7.2.1.1.1 Chuẩn bị bùn: Việc lựa chọn các vi sinh vật làm nguyên liệu cấy vào bể UASB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả xử lý của bể và sự hình thành hạt trong bể. Tùy theo tính chất và điều kiện môi trường của nước thải mà sử dụng bùn hoạt tính cấy vào bể xử lý khác nhau. Các loại bùn hoạt tính methan có thể sử dụng là bùn lấy từ hầm ủ khí sinh vật, bùn bể tự hoại, bùn hạt từ các công trình xử lý nước thải tương tự. Nồng độ bùn trong bể tùy theo mật độ vi sinh vật có trong bùn mà nồng độ bùn trong bể dao động từ 10 đến 20 (g/l). Trong điều kiện của công ty Thủy Sản Minh Khuê tốt nhất sử dụng bùn từ bể tự hoại. Thời gian và hiệu quả xử lý của bể UASB trong giai đoạn khởi động phụ thuộc vào sự thích nghi môi trường xử lý mới của các vi sinh vật. Quá trình thích nghi của vi sinh vật lên men kỵ khí diễn ra rất chậm, do đó thời giam thích nghi của bùn sẽ kéo dài trong khoảng 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25-300C, pH trung tính. Quá trình thích nghi của vi sinh vật có thể giải thích bằng ví dụ sau: Bùn tự hoại có chứa vi sinh vật phân hủy có quá trình phân hủy ethanol, acetate và propionate rất cao và phân hủy đường diễn ra rất thấp. Ở bể UASB trong giai đoạn khởi động tốc độ phân hủy này lại diễn ra ngược lại. Tốc độ phân hủy đường thu sản phẩm metan diễn ra là chủ yếu, đồng thời quá trình phân hủy protein, ethanol, acetate và propionate diễn ra chậm hơn dẫn đến hiệu quả xử lý của bể thấp. Sau khoảng 30 ngày các sản phẩm thu được từ các quá trình phân hủy rất đa dạng. Đặc biệt là sự xuất hiện của các sản phẩm phân hủy có cấu trúc đơn giản, sự đa dạng của các sản phẩm phát huy được chức năng phân hủy của tất cả các vi sinh vật có trong bể, hiệu quả xử lý được tăng lên. Từ đây tốc độ phân hủy của các vi sinh vật trong bể hoạt động như một thể thống nhất. Các chủng vi sinh vật khác nhau trong bể có thời gian thích nghi cũng khác nhau. Thời gian thích nghi của vi khuẩn lên men rất nhanh xảy ra trong ngày, trong khi đó thời gian thích nghi của các vi khuẩn phân hủy protein, axit béo, lipit lại chậm 3-10 ngày. 7.2.1.1.2 Kiểm tra bùn: Chất lượng bùn: hạt bùn phải có kích thước đều nhau, bán kinh của hạt khảng 0,6mm, bùn phải có màu đen sậm. Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành kiểm tra chất lượng và thành phần quần thể vi sinh vật của bể định lấy bùn sử dụng trước khi lấy bùn 5 ngày. 7.2.1.1.3 Vận hành: Công nghệ xử lý nước thải qua bể UASB được phát triển và ứng dụng rộng rãi do những tính chất ưu việt của các loại bùn hạt và cấu tạo bể xử lý đó là thiết bị tách bùn, khí, nước, nằm ngay trong bể. Có thể nói muốn vận hành bể UASB trước hết phải cấy nguyên liệu là vi sinh vật vào vì hệ sinh vật tự nhiên thường không đủ khả năng xử lý lượng lớn chất hữu cơ có trong nước thải, hoặc có thể phân hủy nhưng hiệu quả rất thấp. Quá trình lên men kỵ khí thường diễn ra rất chậm chạp. Khởi động hệ thống thực hiện các bước tiến hành như sau: Bơm nước thải chỉnh lưu lượng sao cho tải trọng bể đạt giá trị ổn định 2kgCOD/m3/ngày và tăng dần lên theo hiệu quả xử lý của bể đến 7kgCOD/m3/ngày. Chế độ hoạt động trong các tháng phụ thuộc vào lượng nước thải của công ty. Trong thực tế cần có sự kiểm tra chính xác nồng độ các chất để có sự điều chỉnh đáp ứng yêu cầu tối ưu của bể phản ứng. Để thời gian từ 3 đến 5 ngày bơm tuần hoàn 100% lượng nước thải với mục đích làm các vi sinh vật phục hồi. Sau đó duy trì chế độ hoạt động liên tục. Trong giai đoạn khởi động, lấy mẫu và phân tích là rất cần thiết vì chúng giúp cho người vận hành điều chỉnh đúng thông số hoạt động của các thiết bị, công trình xử lý. Thông số kiểm soát chỉ tiêu pH, nhiệt độ, lưu lượng, nồng độ COD, nồng độ MLSS được kiểm tra hàng ngày, chỉ tiêu BOD5, nitơ, photpho chu kỳ kiểm tra 1 lần/tuần. Các vị trí kiểm tra đo đạc là trước khi vào bể, trong bể, ra khỏi bể. Cần có sự kết hợp quan sát các thông số vật lý như mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày. Chú ý: Tất cả các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành cần được sửa chữa và khắc phục ngay. Thời gian khởi động kéo dài từ một đến vài năm. 7.2.1.2 Bể Aerotank: 7.2.1.2.1 Chuẩn bị bùn: Lựa chọn bùn chứa các vi sinh vật làm nguyên liệu cấy vào bể Aerotank có ý nghĩa quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả xử lý của bể. Bùn sử dụng là loại bùn xốp có chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tùy theo tính chất và điều kiện môi trường của nước thải mà sử dụng bùn hoạt tính cấy vào bể xử lý khác nhau. 7.2.1.2.2 Kiểm tra bùn: Chất lượng bùn: Bông bùn phải có kích thước đều nhau. Màu của bùn là màu nâu. Tuổi bùn không quá 3 ngày. Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành kiểm tra chất lượng và thành phần quần thể vi sinh vật của bể định lấy bùn sử dụng trước khi lấy bùn là 2 ngày. 7.2.1.2.3 Vận hành: Muốn vận hành bể Aerotank trước hết phải cấy nguyên liệu là vi sinh vật vào. Quá trình phân hủy hiếu khí và thời gian thích nghi của các vi sinh vật diễn ra trong bể Aerotank thường diễn ra rất nhanh, do đó thời gian khởi động rất ngắn. Các bước tiến hành như sau: Kiểm tra hệ thống nén khí, các van cung cấp khí. Cho bùn hoạt tính và bể Trong bể Aerotank, quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH của nước thải, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số pH, nhiệt độ, nồng độ COD, nồng độ MLSS, SVI, DO được kiểm tra hàng ngày, chỉ tiêu BOD5, nitơ, photpho chu kỳ kiểm tra 1 lần/tuần. Cần có sự kết hợp quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày. 7.2.2 Giai đoạn vận hành: 7.2.2.1 Bể UASB: 7.2.2.1.1 Đặc điểm của quá trình hoạt động: Hoạt động của bể phản ứng UASB cần được duy trì ở điều kiện thích hợp ví dụ pH trong khoảng từ 6,8-7,5. Nhiệt độ ổn định 30-330C, tải trọng hữu cơ đạt từ 7-10 kg/m3/ngày… Biểu hiện hoạt động của bể UASB là sự hình thành bùn hạt. Hạt được cấu tạo bởi các vi sinh vật với các ion khoáng như Ca, K, N, Mg, P, S, Fe và các muối vô cơ khác. Bể hoạt động tốt thể hiện bằng các chỉ số tốc độ bùn hạt hình thành ổn định, kích thước hạt bùn đều, bùn trong bể không có hiện tượng trương. Bể phản ứng UASB có thể tích không đổi, cơ chất hoạt động liên tục. Có thể xáo trộn dịch phân giải tạo khí metan bằng sự luân chuyển khí hay khuấy cơ học. Kết quả nguyên cứu cho thấy phần thể tích không được khuấy trộn có thể bị ảnh hưởng đến mức độ khử trong quá trình sinh metan do đó cần phải duy trì tốc độ dòng nước thải đi lên tạo nên sự khuấy trộn liên tục. Trong quá trình hoạt động nếu không khuấy trộn, khả năng lắng sinh khối sẽ tăng dần cùng với thời gian cuối cùng sẽ tạo thành lớp cặn lắng ở đáy bể. Cần chế độ thu bùn thích hợp để tránh hiện tượng bùn trong bể quá nhiều. 7.2.2.1.2 Các bước tiến hành: Lưu lượng nước thải vào 12,5 (m3/h), nồng độ COD duy trì trong khoảng 2300-3000 (mg/l). Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt cần duy trì chế độ hoạt động ổn định, tránh sự tăng giảm lưu lượng và nồng độ đột ngột. Chỉnh lưu lượng của bơm của NaOH và H2SO4 trong bể keo tụ sao cho pH đúng bằng 7. Quá trình hoạt động của hệ thống phải được kiểm tra theo dõi không chỉ ở giai đoạn khởi động mà tất cả quá trình vận hành. Vị trí, thống số kiểm soát giống giai đoạn khởi động, tần số lấy mẫu trong giai đoạn vận hành giảm xuống ½ lần. Giá trị của các thông số kiểm soát hầu hết giống với giai đoạn khởi động, chỉ có một vài thông số thay đổi như sau: Lượng bùn hạt hình thành lớn hơn. Lưu lượng khí thu được lớn hơn và ổn định theo thời gian. Một số điểm cần chú ý khi vận hành hoạt động bể UASB: Hoạt động của vi khuẩn sẽ không có hiệu quả nếu chất lượng hữu cơ lên men không trộn đều. Nếu bề mặt nước có lớp váng dày bao phủ cần phải khuấy trộn để phá tan lớp ván đó. Nước thải vào bể cần phải có hàm lượng các chất ổn định tránh hiện tượng gây sốc cho bể. Nhiệt độ tốt cho quá trình lên men tạo khí metan là 330C. Để hoạt động tốt cần giữ nhiệt độ bể không được dao động quá lớn. Để đảm bảo cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường thì pH của môi trường luôn phải trung tính hoặc hơi kiềm (6,8-7,2). Trong điều kiện này sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn sinh metan đạt giá trị cực đại. Do hoạt động lâu nên trong bể có thể tích lũy các ion NH4+, Ca, K, Na, Zn, SO4… Ở nồng độ cao quá các ion này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn sinh metan. Để khắc phục tình trạng trên người ta có thể lắng thu cặn sau một thời gian dài hoạt động. Nước thải khi ra khỏi bể UASB: nước thải sau bể xử lý UASB cần tiếp tục xử lý qua khâu xử lý sinh học hiếu khí để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường. 7.2.2.2 Bể Aerotank: Đối với hoạt động bể Aerotank giai đoạn khởi động rất ngắn nên sự khác với giai đoạn hoạt động không nhiều. Giai đoạn hệ thống đã hoạt động có số lần phân tích ít hơn giai đoạn khởi động. Ngoài ra cần quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày. 7.3 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý: Nhiệm vụ của trạm xử lý nước thải là đảm bảo xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn quy định một cách ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến sự phá hủy chế độ hoạt động bình thường của các công trình xử lý nước thải, nhất là các công trình xử lý sinh học. Từ đó dẫn đến hiệu quả xử lý thấp, không đạt yêu cầu đầu ra. Những nguyên nhân chủ yếu phá hủy chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý nước thải: Lượng nước thải đột xuất chảy vào quá lớn hoặc có nồng độ vượt quá nồng độ thiết kế. Nguồn cung cấp điện bị ngắt. Lũ lục toàn bộ hoặc một vài công trình. Tới thời hạn không kịp thời sữa chữa đại tu các công trình và thiết bị điện. Công nhân kỹ thuật và quản lý không tuân theo các quy tắc quản lý kỹ thuật, kể cả kỹ thuật an toàn. Quá tải có thể do lưu lượng nước thải chảy vào trạm vượt quá lưu lượng thiết kế do phân phối nước và bùn không đúng, không đều giữa các công trình hoạt do một bộ phận các công trình phải ngừng lại để đại tu hoặc sửa chữa bất thường. Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của từng công trình. Ngoài các số liệu về kỹ thuật còn phải chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của công trình. Để định rõ lưu lượng thực tế cần phải có sự tham gia chỉ đạo của các cán bộ chuyên ngành. Khi xác định lưu lượng của toàn bộ các công trình phải kể đến trạng thái làm việc tăng cương _ tức là một phần các công trình ngừng để sửa chữa hoặc đại tu. Phải đảm bảo khi ngắt một công trình để sửa chữa thì số còn lại phải làm việc với lưu lượng trong giới hạn cho phép và nước phải phân phối đều giữa chúng. Để tránh quá tải, phá hủy chế độ làm việc của các công trình, phòng chỉ đạo kỹ thuật _ công nghệ của trạm xử lý phải tiến hành kiểm tra một cách hệ thống về thành phần nước theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng. Nếu có hiện tượng vi phạm quy tắc quản lý phải kịp thời chấn chỉnh ngay. Khi các công trình bị quá tải một các thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ nước thải phải báo lên trên cơ quan cấp trên và các cơ quan thanh tra vệ sinh hoặc đề nghị mở rộng hoặc định ra chế độ làm việc mới cho công trình. Trong khi chờ đợi, có thể đề ra chế độ quản lý tạm thời cho đến khi mở rộng hoặc có biện pháp mới để giảm tải trọng đối với trạm xử lý. Để tránh bị ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng 2 nguồn điện độc lập. 7.4 Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn: 7.4.1 Tổ chức quản lý: Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ cấu lãnh đạo, thành phần các bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm tùy thuộc vào công suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải cả mức độ cơ giới và tự động hóa của trạm. Đối với trạm xử lý công suất nhỏ như xí nghiệp chế biến thủy hải sản Minh Khuê thì cần 03 cán bộ kỹ thuật để quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý. Tất cả các công trình phải có các hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ xung vào hồ sơ đó. Đối với tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ. Tiến hành sửa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoặc đã duyệt trước. Nhắc nhở những công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sửa chữa sai sót. Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về bộ phận kỹ thuật của trạm xử lý nước thải. Nguyên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chình các công trình và dây chuyền đó. Tổ chức cho các công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động. 7.4.2 Kỹ thuật an toàn: Khi công nhân mới làm việc phải đặc biệt chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy móc và thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiêp với nước thải. Mọi công nhân phải được trang bị quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động khác. Ở những nơi làm việc cạnh các công trình phải có các chậu rửa, tắm và thùng nước sạch. Các công việc liên quan đến Chlorine, NaOH, H2SO4 thì phải có hướng dẫn và quy tắc đặc biệt. 7.4.3 Bảo trì: Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra. Các công tác bảo trì hệ thống bao gồm: Hệ thống đường ống: Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rĩ hoặc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kiệp thời. Các thiết bị: Máy bơm: Hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra máy bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau: Nguồn điện cung cấp có bình thướng không. Cách bơm có bị kẹt bởi các vật lạ không. Động cơ bơm có bị cháy hay không. Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể. Động cơ khuấy trộn: Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các động cơ khuấy trộn Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua-roa. Các thiết bị khác: Định kỳ 3 tháng vệ sinh các thiết bị, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị (bằng cách cho nước sạch trong các thiết bị trong thời gian 30 – 60 phút). Đặc biệt chú ý xối nước mạnh vào các tấm lắng tránh trình trạng bám cặn trên bề mặt các tấm lắng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx15_CHƯƠNG 7.docx