Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên - Vũ Thị Hồng Nghĩa

Tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên - Vũ Thị Hồng Nghĩa: Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Vũ Thị Hồng Nghĩa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Môi trường Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: GS.TSKH Đặng Trung Thuận Năm bảo vệ: 2011 Abstracts. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phân tích hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cẩu. Keywords. Khoa học môi trường; Thái Nguyên; Chất lượng nước Content Sông Cầu là sông liên tỉnh, dài 290km, bắt nguồn từ Bắc Kạn và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có ý nghĩa rất to lớn về cung cấp nước cho các hoạt động KT- XH, duy trì các HST nước cho 6 tỉnh trên lưu vực: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng sông Cầu đã có những dấu...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên - Vũ Thị Hồng Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Vũ Thị Hồng Nghĩa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Môi trường Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: GS.TSKH Đặng Trung Thuận Năm bảo vệ: 2011 Abstracts. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phân tích hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cẩu. Keywords. Khoa học môi trường; Thái Nguyên; Chất lượng nước Content Sông Cầu là sông liên tỉnh, dài 290km, bắt nguồn từ Bắc Kạn và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có ý nghĩa rất to lớn về cung cấp nước cho các hoạt động KT- XH, duy trì các HST nước cho 6 tỉnh trên lưu vực: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng sông Cầu đã có những dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, do đó đề tài : “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn và thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu trong luận văn là : Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầu, khả năng tiếp nhận chất thải và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với cách tiếp cận Quản lý nước theo lưu vực sông, quản lý theo hướng phát triển bền vững và phân tích hệ thống theo mô hình DPSIR ( Động lực- Áp lực- Hiện trạng- Tác động- Phản hồi). Học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Thu thập, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước từ năm 2006 đến năm 2010 của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường tỉnh; + Điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu bổ sung vào 2 mùa: mùa khô ( tháng 4/ 2011) và mùa mưa ( tháng 8/2011); + Xử lý, thống kê, sử dụng phần mền Exel để vẽ đồ thị diễn biến chất lượng nước theo không gian, thời gian; + Phương pháp bản đồ để thiết lập các bản đồ về chất lượng nước, hiện trạng ô nhiễm, và các bản đồ dự báo chất lượng môi trường nước ứng với các phương án được xây dựng. Trên cơ sở các số liệu phân tích tại các điểm quan trắc, đã sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập: Bản đồ về hiện trạng môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thể hiện được các vị trí ô nhiễm trên từng đoạn sông và Sơ đồ phân đoạn ô nhiễm sông Cầu; + Phương pháp tính chỉ số WQI để đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông Cầu; + Phương pháp tính khả năng tiếp nhận chất thải của từng đoạn sông (theo thông tư 02/2009/TT-BTMTM). Trước hết, cần điểm qua về đặc điểm tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng núi Trung du Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,1km2, chiếm 1,08% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý: 20020’ vĩ độ Bắc và 105025’ kinh độ Đông. Về đặc điểm địa hình, độ cao trung bình Thái Nguyên là 200 – 300m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình trên địa phận Thái Nguyên thay đổi trong một khoảng lớn, từ điểm thấp nhất 20m tại xã Lương Phú huyện Phú Bình đến điểm cao nhất 1.592m trên đỉnh dãy núi Tam Đảo. Phía tây nam Thái Nguyên có dãy núi Tam Đảo án ngữ, kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam. Phía đông bắc và tây bắc có các dãy núi hình cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn bao quanh. Khí hậu Thái Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa trùng mùa nóng (tháng 5-10), mùa khô trùng với mùa lạnh (tháng 11-4). Về thủy văn: Ngoài dòng chính sông Cầu, còn có các phụ lưu cấp 1: sông Chợ Chu, Nghinh Tường, Sông Đu, Linh Nham và sông Công. Ở Thái Nguyên, tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt than đá, vật liệu xây dựng và các mỏ kim loại. Dân số Thái Nguyên là 1.124.786 người (năm 2009), trong đó dân số thành thị chiếm 25,62%, nông thôn chiếm 74,38%. Thái Nguyên hiện có 01 thành phố Thái Nguyên, 01 thị xã sông Công và 07 huyện; đang ĐTH và CNH. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 5 KCN, 20 CCN chủ yếu là ngành công nghiệp luyện kim , sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất giấy, khai khoáng, nhiệt điện, phân bố ở phía nam thành phố là chính. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế, tuy nhiên chính điều đó lại đặt Thái Nguyên đứng trước những thách thức to lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Cầu. Để nghiên cứu chất lượng dòng chính sông Cầu, học viên đã lấy mẫu dọc sông theo các vị trí : Quảng Chu (Chợ Mới- Bắc Kạn), Văn Lăng, Hòa Bình, Sơn Cẩm, Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bảy, Đập Thác Huống, Cầu Trà Vườn, Cầu Mây, Tân Phú, Cầu Vát- Bắc Giang. Học viên Đã xử lý tổng hợp hơn 300 mẫu phân tích từ Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường tỉnh. Bên cạnh đó, lấy và phân tích bổ sung 11 mẫu dọc dòng chính và 4 mẫu ở cửa các phụ lưu cấp 1 của sông, vào 2 thời điểm mùa khô và mùa mưa năm 2011. Các mẫu được phân tích theo 10 chỉ tiêu: pH, hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS, BOD5, COD, NH4, Coliform, Fe, As, Pb, Zn để nghiên cứu. Qua các kết quả phân tích mẫu nước, có thế đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến nay theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT (QCVN) như sau: - Trên toàn tuyến sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên, giá trị hàm lượng các thông số môi trường nước sông Cầu thay đổi trong một khoảng lớn theo mùa, theo năm và vị trí điểm quan trắc. Không có một điểm nào, mà ở đó tất cả các thông số môi trường đều cùng đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A2. - Theo chiều dòng chảy, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với hạ lưu. Đoạn sông Cầu bắt đầu từ địa phận Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đến địa phận xã Văn Lăng, tỉnh Thái Nguyên, chất lượng nước còn tương đối tốt, do ở khu vực này không có nhiều các nhà máy công nghiệp, dân cư sống thưa thớt nên chưa có vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. - Chất lượng nước sông Cầu từ vị trí xã Hòa Bình đến đập Thác Huống có dấu hiệu bị ô nhiễm, chủ yếu là bởi nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải của một số nhà máy, đặc biệt là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. - Chất lượng nước phía dưới đập Thác Huống, nơi có khu công nghiệp luyện kim Thái Nguyên đổ thải, đến Cầu Mây hầu hết các chỉ tiêu như chất hữu cơ, vi sinh đều có nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép đối với nguồn nước loại A2, điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng trầm trọng của khu công nghiệp này tới chất lượng nước sông Cầu. - Về vấn đề ô nhiễm kim loại nặng chỉ mới phát hiện hàm lượng cao của Pb tại một số điểm như Sơn Cẩm, Hoàng Văn Thụ, Cầu Trà Vườn là vượt quá ngưỡng cho phép đối với QCVN cột A2. Các nguyên tố khác đều nằm trong giới hạn của QCVN cột A2. - So sánh giữa mùa khô và mùa mưa có thể thấy rằng, vào mùa khô thường chất lượng nước sông Cầu kém hơn mùa mưa, ngoại trừ chỉ tiêu như TSS và một số chỉ tiêu như BOD5, COD tại một vài vị trí, có thể là do nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư, đô thị, nông nghiệp đưa chất ô nhiễm vào sông. - Các nguồn thải phân tán trên trên khắp địa phận Thái Nguyên theo các phụ lưu cấp 1 đổ vào sông Cầu không trực tiếp gây ô nhiễm dòng chính sông Cầu, mà chỉ góp phần thay đổi cục bộ chất lượng nước sông Cầu ở một vài nơi. Để làm sáng tỏ hiện trạng chất lượng nước dòng chính sông Cầu và đánh giá tổng quát mức độ ô nhiễm của nó, cần thiết phải sử dụng một chỉ tiêu môi trường mang tính định lượng và tổng hợp hơn, đó là Chỉ số chất lượng nước WQI . Chỉ số WQI là một đại lượng không có thứ nguyên, được nêu ra đầu tiên bởi EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ), là một công cụ hữu ích để đánh giá tổng thể chất lượng nước. Chỉ số WQI cũng được dùng để lập bản đồ đánh giá chất lượng nước công Cầu. Chỉ số chất lượng nước WQI được xác định như sau: WQI = ∑ Trong đó: Ci là nồng độ của một chất ô nhiễm đo được trong nước Cch là QCVN 08:2008/BTNMT đối với chất ô nhiễm đó, tiêu chuẩn A2- sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau xử lý phù hợp và B1- dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Qua số liệu phân tích năm 2011 và các số liệu thu thập được trong các năm trước đó, nhận thấy rằng các thông số môi trường nước sông Cầu có thể chia thành 2 nhóm để đưa vào công thức tính chỉ số chất lượng nước WQI, nhóm hữu cơ: BOD5, COD, NH4, i.=1 n Ci Cch i.=1 i.=1 Coliform và nhóm kim loại: Fe, Pb, As, Zn. Kết quả tính toán được trình bày trong các bảng dưới đây: Trên cơ sở WQI tính được, ta có thể phân loại và đánh giá chất lượng môi trường nước sông Cầu theo 3 mức độ ô nhiễm: không ô nhiễm (WQI ≤ 4) , ô nhiễm nhẹ (4 < WQI ≤ 6), ô nhiễm trung bình (WQI > 6). Dùng ký hiệu màu để thể hiện các mức độ ô nhiễm lên bản đồ: màu xanh- không ô nhiễm, màu vàng ô nhiễm nhẹ, và màu đỏ- ô nhiễm nặng. Bảng 1: Phân loại chất lượng nước theo WQI Loại WQI Giải thích I ≤ 4 Không ô nhiễm II 4-6 Ô nhiễm nhẹ III ≥ 6 Ô nhiễm trung bình Từ đó, ta có thể đánh giá được chất lượng nước tại các khu vực quan trắc mùa khô năm 2011 như sau: Bảng 2: Chất lượng nước tại các điểm quan trắc sông Cầu mùa khô năm 2011 Vị trí Chỉ số WQI hữu cơ (QCVN A2) Đánh giá chất lượng Chợ mới (Bắc Kạn) 1,8 Không ô nhiễm Văn Lăng 2,0 -nt- Hoà Bình 3,8 -nt- Sơn Cẩm 3,7 -nt- Hoàng Văn Thụ 6,1 Ô nhiễm trung bình Cầu Gia Bảy 4,3 Ô nhiễm nhẹ Đập Thác Huống 4,2 -nt- Cầu Trà Vườn 6,6 Ô nhiễm trung bình Cầu Mây 3,7 Không ô nhiễm Tân Phú 2,1 -nt- Cầu Vát (Bắc Giang) 3,1 -nt- + + + CNH4+ QCVN CBOD5 CCOD QCVN QCVN CColiform QCVN Chỉ số WQI hữu cơ = CPb QCVN + CAs Chỉ số WQI kim loại = CFe QCVN + + CZn QCVN QCVN Hình 1. Sơ đồ phân đoạn sông Cầu dựa trên chỉ số WQI hữu cơ Đối với các thông số kim loại, trên cơ sở WQI tính được, nhận thấy ngoại trừ vị trí Hoàng Văn Thụ thì sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại. Từ hiện trạng chất lượng nước sông Cầu ở trên, vấn đề đặt ra là những nguyên nhân gây nào gây nên ô nhiễm nước sông Cầu. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Cầu là do: Các nguồn thải công nghiệp, nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải y tế và nguồn thải nông nghiệp. Nguồn thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu ở các KCN là luyện kim, sản xuất than cốc, xi măng và vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, sản xuất giấy, khai khoáng, nhiệt điện. Đó là các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cao, nước thải của chúng đều được dẫn đổ ra sông Cầu. Theo thống kê đến nay tỉnh Thái Nguyên có 1468 cơ sở công nghiệp với lưu lượng nước thải gần 2 triệu m 3/tháng. Lượng thải trung bình năm giai đoạn 2005-2010 của các ngành sản xuất là: Khai khoáng 12.142.228 m3, luyện kim 6.093.540 m3, chế biến thực phẩm 197.724 m3, sản xuất vật liệu xây dựng 470.004 m3, giấy 550.320 m3, cơ khí 305.572 m3, nhiệt điện 87.840 m 3. Tổng lượng nước thải của hoạt động công nghiệp các loại ước tính 19.847.228 m 3 . Nguồn thải sinh hoạt: Những năm gần đây, nước sông Cầu ở nhiều nơi bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơ ở mức độ cao. Đó là do nước thải sinh hoạt từ các thành phố, thị xã, thị trấn, chủ yếu chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Cầu và các sông suối khác. Theo cơ sở dữ liệu của tỉnh, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình là 120l/người/ngày ở khu vực đô thị và 100 l/người/ngày ở khu vực nông thôn. Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng đến 150 l/ngày (ở đô thị) và 120 l/ngày (ở nông thôn) vào năm 2020. Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt năm 2010 là 64.998,4m3/ngày và tăng lên 119.073,4m3/ngày năm 2020 (tăng 1,83 lần). Nguồn thải y tế: Theo thống kê đến hết năm 2009, tỉnh Thái Nguyên có 493 cơ sở y tế với 3.885 giường bệnh, lượng nước thải y tế ước tính là 2.331 m3/ngày. Hiện chỉ có một số bệnh viện ở thành phố có hệ thống xử lý nước thải hoạt động tương đối hiệu quả, chất lượng nước sau xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải. Nhiều bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, nhưng hiệu quả không cao chất lượng nước sau xử lý không đáp ứng được tiêu chuẩn , nhưng thải trực tiếp vào các sông suối rồi đổ ra sông Cầu, mang theo nhiều hóa chất độc hại, các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn thải nông nghiệp: + Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học Các vùng sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Cầu, có thể gây những hậu quả không mong muốn đối với sinh vật và con người. + Do nước thải chăn nuôi Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn thải chính của các trang trại chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn,...là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước sông Cầu. Vậy trước những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra là liệu sông Cầu còn khả năng tiếp nhận thêm chất thải không? Dựa vào thông tư 02/2009/TT-BTNMT, học viên đã tính toán khả năng tiếp nhận chất thải đối với từng đoạn sông và đưa ra kết luận như sau: - Đoạn từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm: Còn khả năng tiếp nhận đối với tất cả các chất thải; - Đoạn từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn: Chỉ còn khả năng tiếp nhận chất thải: As, Zn; - Đoạn từ Cầu Trà Vườn đến hết tỉnh Thái Nguyên: Không có khả năng tiếp nhận các chất thải: TSS, BOD5, COD. Đây chính là cơ cở để cấp phép xả thải ra sông Cầu. Căn cứ vào hiện trạng chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nước sông Cầu, dưới đây đề xuất 5 nhóm giải pháp về quản lý nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước sông Cầu: 1. Nhóm giải pháp về luật pháp & chính sách 2. Nhóm giải pháp về quy hoạch & kế hoạch 3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật & công nghệ 4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục & nâng cao năng lực 5. Nhóm giải pháp về kinh tế - Đối với nhóm giải pháp 1: Dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý về môi trường: Luật bảo vệ môi trương 2005, nghị định hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và các văn bản khác của tỉnh. - Đối với nhóm giải pháp 2: Tuân thủ quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. - Đối với nhóm giải pháp 3 : Căn cứ vào nguồn thải chủ yếu chất ô nhiễm là hữu cơ và một số kim loại, do vậy đối với nguồn thải sinh hoạt để xử lý thích hợp các chất hữu cơ, đối với các nguồn công nghiệp để xử lý các kim loại - Đối với nhóm giải pháp 4: Vấn đề bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân và cả cộng đồng. Vì vậy, phải dùng nhiều hình thức khác nhau để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng về môi trường - Đối với nhóm giải pháp 5: Thực hiện nguyên tắc chủ đạo là “người gây ô nhiễm phải chi trả” Từ những trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận: 1. Sông Cầu trên địa phận Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh, cung cấp nước để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực. Nhưng nước sông Cầu đã có biểu hiện ô nhiễm; 2. Ô nhiễm nước sông Cầu chủ yếu là ô nhiễm do các chất hữu cơ và một số kim loại, nhưng sự ô nhiễm chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, một số nơi trung bình, mang tính cục bộ; 3. Dòng chính sông Cầu chảy theo địa phận tỉnh Thái Nguyên chia thành 5 đoạn, trong đó đoạn chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên (từ Hoàng Văn Thụ đến Cầu Trà Vườn) là ô nhiễm nhất; 4. Kết quả tính toán cho thấy, trên dòng chính sông Cầu, khả năng tiếp nhận chất thải khác nhau, trong đó, đoạn từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm, khả năng tiếp nhận chất thải cao nhất, tiếp đến là đoạn từ Cầu Trà Vườn đến hết tỉnh Thái Nguyên, cuối cùng đoạn từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn hầu như không còn khả năng tiếp nhận thêm chất thải. 5. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sông Cầu do các hoạt động công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị, y tế, chưa được xử lý triệt để. Trong đó nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là nguồn nước thải sinh hoạt đô thị từ thành phố Thái Nguyên. 6. Trước những tác động bất lợi đến chất lượng nước sông Cầu cần phải có các giải pháp khắc phục hiện trạng và bảo vệ bền vững lâu dài sông, bao gồm các nhóm giải pháp: luật pháp và chính sách, quy hoạch và kế hoạch, kỹ thuật và công nghệ, tuyên truyền- giáo dục và nâng cao năng lực, kinh tế. Tùy theo điều kiện thực tế cho phép có thể ưu tiên lựa chọn một nhóm hoặc tổ hợp vài nhóm giải pháp để khắc phục ô nhiễm nước sông Cầu. References 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006, Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Dự thảo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, Hà Nội 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT Quyđịnh đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, Hà Nội. 4. Cục Bảo vệ môi trường (2005), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm 2005, Hà Nội. 5. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm 2007, Hà Nội. 6. Cục Thống kê Thái Nguyên (2007), Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 7. Lưu Đức Hải- Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Nguyễn Thượng Hùng (1997), Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước, Tạp chí Địa chất thủy văn, Hà Nội . 9. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 11. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 12. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010, Thái Nguyên. 13. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch “Điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Thái Nguyên. 14. Phạm Xuân Sử, Tăng cường pháp lý trong quản lý tài nguyên nước. Hội thảo “Quản lý điều hành hiệu quả ngành nước”. 15. Đặng Trung Thuận (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Tổng cục môi trường (2009), Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Hà Nội. 17. Tổng cục môi trường (2010), Báo cáo tổng hợp năm 2010, nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá bổ sung các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai”, Hà Nội. 18. Lê Thị Thủy và NNK (2009), Báo cáo khoa học môi trường “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó”, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. . 19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên. 20. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên. 21. Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sông Cầu ( Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc) (2005), Đề án tổng thể “Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu”. 22. Viện khí tượng thủy văn (2005), Báo cáo hội thảo: “ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và một số giải pháp kỹ thuật liên quan”, Hà Nội 23. Viện Môi trường và Phát triển bền vững (2005), Đề tài: “Quản lý lưu vực sông ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững”, Hà Nội 24. Website hệ thống văn bản pháp quy ORTAL 25. Website của Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên 26. Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn 27. Website của Tổng cục Môi trường 28. Website Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên 29. Website của Viện chiến lược, chinh sách tài nguyên và môi trường bao-ve-moi-truong-quoc-gia-den-nam-2010-va-dinh-huong-den-nam-2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_quan_ly_chat_luong_nuoc_song_cau_tren_dia_ban_tinh_thai_nguyen_1765_2172349.pdf
Tài liệu liên quan