Nghiên cứu phục tráng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống mướp đắng xanh tại Nghệ An

Tài liệu Nghiên cứu phục tráng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống mướp đắng xanh tại Nghệ An: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 552 NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MƯỚP ĐẮNG XANH TẠI NGHỆ AN Tạ Kim Bính1, Nguyễn Thị Xuyến1, Trần Thị Dung1, Nguyễn Thị Thanh1, Lê Tuấn Phong1, Trần Quang Hải1, Nguyễn Đức Chinh1 1Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Mướp đắng xanh (Momordica charantia L.) là giống địa phương truyền thống của Nghệ An có nhiều đặc điểm quý vì vậy việc phục tráng và nhân giống mướp đắng Xanh đã được tiến hành tại Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An từ năm 2011 – 2013. Kết quả là giống mướp đắng Xanh có độ dài từ 20- 22cm, dầy cùi lớn hơn 0,4cm, năng suất đạt trên 50 tấn/ha, phù hợp với sở thích của người dân. Thời vụ phù hợp cho nhân giống mướp đắng Xanh là vụ Xuân (25/2 – 5/3), mật độ, khoảng cách 16.600 cây/ha, 200 x 30cm, phân bón 20 tấn phân chuồng + 100kgN- 100kgP2O5 + 100kgK2O 100 kg Từ khóa: Mướp đắng xanh, công nghệ nhân giống, phục tráng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mướp đắng (Momordica charantia.L) hay còn gọi là k...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phục tráng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống mướp đắng xanh tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 552 NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MƯỚP ĐẮNG XANH TẠI NGHỆ AN Tạ Kim Bính1, Nguyễn Thị Xuyến1, Trần Thị Dung1, Nguyễn Thị Thanh1, Lê Tuấn Phong1, Trần Quang Hải1, Nguyễn Đức Chinh1 1Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Mướp đắng xanh (Momordica charantia L.) là giống địa phương truyền thống của Nghệ An có nhiều đặc điểm quý vì vậy việc phục tráng và nhân giống mướp đắng Xanh đã được tiến hành tại Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An từ năm 2011 – 2013. Kết quả là giống mướp đắng Xanh có độ dài từ 20- 22cm, dầy cùi lớn hơn 0,4cm, năng suất đạt trên 50 tấn/ha, phù hợp với sở thích của người dân. Thời vụ phù hợp cho nhân giống mướp đắng Xanh là vụ Xuân (25/2 – 5/3), mật độ, khoảng cách 16.600 cây/ha, 200 x 30cm, phân bón 20 tấn phân chuồng + 100kgN- 100kgP2O5 + 100kgK2O 100 kg Từ khóa: Mướp đắng xanh, công nghệ nhân giống, phục tráng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mướp đắng (Momordica charantia.L) hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Với thành phần các chất dinh dưỡng trong quả cao, mướp đắng từ xa xưa đã được sử dụng trong chế biến thực phẩm với các món ăn ngon và bổ dưỡng như: canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng đậu, nộm mướp đắng, mướp đắng salat Đó là các món ăn vừa bổ mát vừa chống viêm. Ngoài ra, mướp đắng còn có giá trị lớn trong đông y. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải nhiệt, trừ phiền, thanh tâm sáng mắt, giảm đau. Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ. Giống mướp đắng Xanh là giống địa phương truyền thống của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có nhiều đặc điểm quí. Tuy nhiên, trong sản xuất nói chung của người dân thì việc tự để giống, bảo quản giống còn phổ biến, hơn nữa mướp đắng Xanh là cây thụ phấn chéo, nên chất lượng hạt giống của các giống địa phương sử dụng trong sản xuất ngày càng bị suy giảm, lẫn tạp, sức khỏe hạt giống yếu. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm quả bị giảm, và nguồn gen gốc có nguy cơ bị thoái hoá dẫn đến hiện tượng xói mòn nguồn gen địa phương. Chính vì vậy, việc phục tráng nguồn gen mướp đắng Xanh, hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, tạo nguồn giống tốt phục vụ trở lại cho sản xuất tại chỗ ở vùng nguyên sản là việc làm hết sức có ý nghĩa, không chỉ giúp người nông dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen địa phương có giá trị sử dụng cao. Bài viết này trình bày kết quả phục tráng giống và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt giống mướp đắng Xanh thụ phấn tự do để cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Quần thể mướp đắng Xanh có nguồn gốc thu thập tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phục tráng giống mướp đắng Xanh Áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể cho cây giao phấn theo quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 553 Sơ đồ phục tráng mướp đắng xanh Vụ 1-Go D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 ....... D 500 Chọn ra 50 dòng ưu tú ?? Vụ 2-G1 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 .... D 50 Chọn ra 5 dòng tốt nhất ?? Vụ 3-G2 D1 D2 D3 D4 D5 Đối chứng ? Chon ra dòng đơn và dòng hỗn (giống siêu nguyên chủng) Vụ 3 (G2): Trồng so sánh và đánh giá 5- 10 dòng tốt nhất với giống đối chứng (giống ban đầu chưa phục tráng) để chọn ra dòng siêu nguyên chủng. Quá trình chọn lọc với mỗi vụ được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau: + Giai đoạn sau mọc 30-45 ngày: loại bỏ các cây yếu, thấp, các cây có hình thái lá, thân khác dạng, cây bị sâu bệnh. + Giai đoạn cây ra hoa, dựa vào đặc điểm hoa chọn những cây có hoa màu sắc, kích thước và hình dạng theo đúng tiêu chuẩn phục tráng. + Giai đoạn trước khi thu hoạch quả, dựa vào đặc điểm vỏ quả, kích thước quả. Sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn hộ nông dân chuyên trồng mướp đắng. Các thí nghiệm so sánh dòng được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích ô cơ sở 25m2/lặp. Kỹ thuật chăm sóc theo qui trình trồng và chăm sóc mướp đắng của Viện Nghiên cứu Rau quả. 2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Sử dụng giống mướp đắng Xanh đã được phục tráng để thực hiện các thí nghiệm xác định thời vụ gieo trồng, mật độ và chế độ phân bón phù hợp cho nhân giống - Thí nghiệm 1. Nghiên cứu xác định thời vụ thích hợp với 3 công thức thời vụ. (TV) TV1. Gieo cấy vào vụ xuân sớm (5/2), TV2. gieo cấy vào vụ chính (25/2), TV3. Gieo cấy vào vụ xuân muộn (25/3) Thí nghiệm trồng theo khoảng cách: hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 30cm; Phân bón sử dụng với lượng cho 1ha: Phân chuồng 20 tấn + 60kg N- 60kg P2O5 + 60kg K2O; Kỹ thuật trồng và chăm sóc theo qui trình của viện Nghiên cứu rau quả. - Thí nghiệm 2. Nghiên cứu xác định mật độ, khoảng cách trồng thích hợp với 4 công thức. MĐ1. 200 x 10cm, tương ứng: 50.000 cây/ ha, MĐ2. 200 x 20cm, tương ứng: 25.000 cây/ ha, MĐ3. 200 x 30cm, tương ứng: 16.700 cây/ ha, MĐ4. 200 x 40cm, tương ứng: 12.500 cây/ ha Thí nghiệm tiến hành vào vụ Xuân: gieo trồng vào 25/02/2012 và 25/02/2013, sử dụng phân bón với lượng cho 1ha: Phân chuồng 20 tấn + 60kgN- 60kgP2O5 + 60kgK2O; Kỹ thuật trồng và chăm sóc theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả. - Thí nghiệm 3. Nghiên cứu lượng phân bón thích hợp với 4 công thức (PB) PB1. Phân chuồng 20 tấn ha + 20kgN- 20kgP2O5 + 20kgK2O (Đ/C); PB2. Phân chuồng 20 tấn + 60kgN- 60kgP2O5 + 60kgK2O; PB3. Phân chuồng 20 tấn+ 100kgN- 100kgP2O5 + 100kgK2O; PB4. Phân chuồng 20 tấn+ 140kgN- 140kgP2O5 + 140kgK2O Thí nghiệm trồng vào vụ Xuân: gieo trồng vào 25/02/2012 và 25/02/2013 theo khoảng cách: hàng cách hàng 2m, cây cách cây 30cm; Kỹ thuật trồng và chăm sóc theo qui trình của Viện Nghiên cứu Rau quả. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 554 Mô tả đánh giá theo mẫu của Trung tâm Tài nguyên thực vật với cây mướp đắng. Đánh giá các tính trạng theo phương pháp của AVRDC. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật. Theo dõi mức độ nhiễm bệnh sương mai và phấn trắng bằng cách cho điểm theo thang điểm (0 - 9): Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 5.0 và phần mềm Excel 2003 trên máy vi tính. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ năm 2011-2013 tại Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An và Trung tâm TNTV, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phục tráng giống Giống mướp đắng Xanh, Nghệ An đang trồng đại trà so với giống gốc được lưu giữ tại Trung tâm TNTV cho thấy, giống mướp đắng Xanh ngoài sản xuất không sai khác nhiều về đặc điểm giống gốc đã được xác định. Bảng 1. Đặc điểm cây mướp đắng Xanh gốc và giống trồng ngoài sản xuất Chỉ tiêu Giống gốc Giống ngoài sản xuất Thân leo Dài 355 - 380 cm Dài 325 - 330 cm Lá Số lá/cây: Trung bình 32 lá, màu sắc: xanh nhạt, lá có xẻ thùy sâu Số lá/cây: Trung bình 28-30 lá, Màu sắc: xanh nhạt, Lá có xẻ thùy sâu Hoa Vàng Vàng Quả Dài quả (cm): 17-20cm, đường kính quả (cm):4-6cm, bề mặt quả: nhiều u vấu, độ dày thịt quả: 4-6mm, khối lượng TB quả: 190 g Dài quả (cm): 12-20cm, đường kính quả (cm): 3-6cm, bề mặt quả: nhiều u vấu, độ dày thịt quả:4-6mm, khối lượng TB quả: 120 g Màu quả Xanh Xanh Hạt Nâu sáng, hạt hình răng ngựa Nâu sáng, hạt hình răng ngựa. NS (tấn/ha) 46,3 39,8 Bảng 2. Đặc điểm quần thể mướp đắng Xanh Nghệ An được chọn lọc Chỉ tiêu Giống chọn lọc G1 Giống chọn lọc G2 Vụ Xuân 2012 Xuân hè 2013 Địa điểm Tân Sơn Quỳnh Lưu NA Trung tâm Tài nguyên TV Thời gian sinh trưởng (ngày) 120 123 Cao cây (cm) 340- 364 350 -360 Số lá/cây 32-33 32-33 Từ trồng - 50% ra hoa đực (ngày) 22 22 Từ trồng - 50% ra hoa cái (ngày) 33 33 Từ trồng - thu đầu tiên (ngày) 30 – 35 30-35 Chiều dài quả (cm) (19-20) (20-21) Rộng quả (cm) (4-5cm) (4-5cm) Dày thịt quả (cm) (0,4 -0,6 cm) (0.4-0,6cm) Màu vỏ quả Xanh Xanh Bề mặt vỏ quả Nhiều gai Nhiều gai Khối lượng quả (gam) 240-250 240-260 Năng suât quả (tấn/ ha) 49,0 52,0 Số hạt/ quả Nhiều hạt (20-21 hạt) Nhiều hạt (20-21 hạt) Dạng hạt và màu vỏ Nâu sáng, hạt tròn Nâu sáng, hạt tròn Năng suất hạt giống (kg/ha) 300 330 Tỷ lệ chọn lọc (%) 28,5 65,5 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 555 Tiêu chuẩn phục tráng giống mướp đắng Xanh: số lá trung bình 32 lá; lá màu xanh, có xẻ thùy sâu, Dài quả: >18 cm; Đường kính quả: 4-5 cm; Bề mặt quả: nhiều gai; Độ dày thịt quả: tối thiểu 0,4cm. Khối lượng trung bình quả >200g; quả màu xanh nhạt, chất lượng đắng ngọt. Tỷ lệ chọn lọc là 28,5%. Kết quả chọn lọc phục tráng giống mướp đắng Xanh Nghệ An qua các vụ được trình bày ở bảng 2. 3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống 3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất và chất lượng hạt mướp đắng Xanh Tuy nhiên với kết quả đánh giá thí nghiệm của đề tài tại xã Tân Sơn cho thấy, năng suất và chất lượng hạt đều đạt tốt nhất ở công thức thời vụ 2, vụ Xuân chính (gieo trồng 25 tháng 2). Nhân giống ở giai đoạn này hạt giống đảm bảo chất lượng có tỷ lệ nảy mầm đạt 94,5% và năng suất hạt trên ha đạt tới 340kg. Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chất lượng và năng suất hạt giống mướp đắng Xanh tại Quỳnh Lưu, Nghệ An (TB 2 năm 2012-2013) Chỉ tiêu Công thức Dài quả (cm) ĐK quả (cm) KL quả (kg) NS quả TT(tấn/ha) NS hạt (kg/ha) Tỷ lệ nảy mầm (%) 5/2 19,2 4,9 162,1 42,2 295 92,0 25/2 22,1 5,5 189,9 48,4 340 94,5 25/3 20,3 5,2 178,8 44,3 315 93,5 Trung bình 20,53 5,20 176,93 44,97 316,67 93,33 CV (%) 7,13 5,77 7,91 7,01 7,12 1,35 LSD.05 3,2 18,2 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất và chất lượng hạt mướp đắng Xanh Trồng ở khoảng cách 200 x 30cm, năng suất quả của mướp đắng Xanh đạt cao nhất 45,4 tấn/ha và năng suất hạt đạt 350 kg/ha, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đạt 95% và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% với các công thức còn lại. Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách đến năng suất và chất lượng hạt giống mướp đắng Xanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An- TB 2 năm 2012-2013) Chỉ tiêu Công thức Dài quả (cm) ĐK quả (cm) KL quả (kg) NS quả (tấn/ha) NS hạt (kg/ha) Tỷ lệ nảy mầm(%) 200 x 10 cm 21,2 5,5 191,8 39,2 315,0 95,0 200 x 20 cm 24,3 5,6 204,0 43,3 320,0 95,0 200 x 30 cm 25,1 5,8 211,9 45,4 350,0 95,0 200 x 40 cm 23,2 5,9 220,1 40,6 323,0 94,5 Trung bình 23,4 5,7 206,9 42,1 327,0 94,9 CV (%) 7,2 3,2 5,8 6,6 4,8 LSD.05 4,2 16,3 3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và chất lượng hạt mướp đắng Xanh Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng mức phân chuồng 20 tấn + 100 kg N + 100kgP2O5 + 100kg K2O để có thể đạt năng suất quả và hạt cao và chất lượng hạt cao nhất. 555 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 556 Bảng 5. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và chất lượng hạt giống mướp đắng Xanh, trồng vụ Xuân, tại Quỳnh Lưu, Nghệ An Chỉ tiêu Công thức Dài quả (cm) ĐK quả (cm) KL quả (kg) NS quả TT (tấn/ha) NS hạt (kg/ha) Tỷ lệ nảy mầm (%) 20N- 20P2O5 + 20K2O 21,8 5,5 196,2 39,2 315,0 95,5 60N- 60P2O5 + 60K2O 22,4 5,6 207,5 41,4 320,0 95,5 100N- 100P2O5 + 100K2O 24,2 5,9 220,6 46,7 363,2 95,5 140N- 140P2O5 + 140K2O 23,1 5,7 214,2 43,2 340,4 92,0 Trung bình 22,9 5,7 209,6 42,6 334,5 94,6 CV (%) 4,5 3,0 5,0 7,4 6,5 1,8 LSD.05 3,5 14,6 Ghi chú: nền - 20 tấn phân chuồng 3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại trong thời gian thí nghiệm Qua thời gian thực hiện các thí nghiệm nhân giống, đã theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây mướp đắng Xanh. Theo đánh giá, giống mướp đắng Xanh chỉ nhiễm nhẹ với bệnh sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh virus, nhưng bị ruồi đục trái ở mức trung bình (5 điểm). Bảng 6. Mức độ sâu bệnh hại trên các giống mướp đắng tham gia mô hình tại Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 2012- 2013 Chỉ tiêu theo dõi Mướp đắng Xanh Ruồi đục trái 5 Nhện đỏ 3 Bệnh phấn trắng-sương mai 3 Bệnh héo rũ 3 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua 2 năm 2011-2012 đã phục tráng được giống mướp đắng Xanh với tiêu chí cây sinh trưởng phát triển tốt, quả xanh dài 20- 22cm, dày cùi > 0,4cm, năng suất quả đạt >50 tấn/ha, cao hơn giống gốc 5,2 tấn/ ha; chất lượng ăn nấu đắng vừa phải phù hợp với sở thích của người dân. Thời vụ gieo trồng cho nhân giống mướp đắng Xanh phù hợp nhất: vụ Xuân, gieo trồng từ 25/2 đến 5/3; mật độ và khoảng cách trồng: 16.600 cây/ha và 200cm x 30cm, chế độ phân bón phù hợp để nhân giống là phân chuồng 20 tấn + 100 kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O. 4.2. Đề nghị Cho phát triển giống mướp đắng Xanh phục tráng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhân giống của đề tài tại các vùng có điều kiện tương tự như xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN&PTNN (2015). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mướp đắng. 2. Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan (2007). Sản xuất giống và công nghệ hạt giống. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tr. 10-27, 109-115; 3. Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Dương Kim Thoa (2008). Kỹ thuật canh tác rau ăn quả an toàn. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 4. Chadha D.L, 2009. AVRDC’s experiences within Marketing of Indigenous Vegetables– A Case Study on Commercialization of African Eggplant. In: species.org.au. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 557 ABSTRACT A study on improvement and multiplication of green bitter gourd in nghe an province Ta Kim Binh, Nguyen Thi Xuyen, Tran Thi Dung, Nguyen Thi Thanh, Le Tuan Phong, Tran Quang Hai, Nguyen Duc Chinh 1Plan Resources Center Muop Dang Xanh (Green bitter gourd) is indigenous cultivar traditional planted as a specific crop in Nghe An province. The study aimed to improve its growth characteristics, yield, quality and find out proper techniques for multiplication is, therefore necessary. Results conducted from experiments implemented in Tan Son commune, Quynh Luu district of Nghe An during 2011-2013 showed that this cultivar was significantly improved presented by bigger fruit (20-22cm long), thicker pulp (0.4cm up) and high yield (more than 50 tons/ha). In addition, the proper season for multiplication of 25. February to 5. March, the appropriate density of 16,600 plants/ha (200 x 30 cm distance) and fertilizer application of 20 tons farmyard + 100kg N + 100kgP2O5 + 100kgK2O were also reported. Keywords: Green bitter gourd; propagation techniques, re-selection; Người phản biện: TS. Ngô Thị Hạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_111_0444_2130198.pdf
Tài liệu liên quan