Tài liệu Nghiên cứu, phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy, độ rọi tại viện đo lường Việt Nam: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 127
NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUẨN
THANG ĐỘ NHẠY, ĐỘ RỌI TẠI VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM
Cao Xuân Quân*, Hoàng Ngọc Dũng, Lê Ngọc Hiếu,
Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Huyền
Tóm tắt: Trong lĩnh vực đo lường quang tại Việt Nam, hệ thống chuẩn thang độ
nhạy độ rọi rất cần thiết được phát triển. Hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng
để phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi, đó là phương pháp sử dụng nguồn
sáng chuẩn (đèn chuẩn cường độ sáng) và phương pháp so sánh với quang kế chuẩn
đã biết giá trị thang độ nhạy độ rọi. Tuy nhiên, các phương pháp được phát triển ra
hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi với mục tiêu có độ không đảm bảo đo nhỏ.
Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy
độ rọi (VMI-PR-006) dùng để hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn, dựa
trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã biết.
Từ khóa: Đo...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy, độ rọi tại viện đo lường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 127
NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUẨN
THANG ĐỘ NHẠY, ĐỘ RỌI TẠI VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM
Cao Xuân Quân*, Hoàng Ngọc Dũng, Lê Ngọc Hiếu,
Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Huyền
Tóm tắt: Trong lĩnh vực đo lường quang tại Việt Nam, hệ thống chuẩn thang độ
nhạy độ rọi rất cần thiết được phát triển. Hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng
để phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi, đó là phương pháp sử dụng nguồn
sáng chuẩn (đèn chuẩn cường độ sáng) và phương pháp so sánh với quang kế chuẩn
đã biết giá trị thang độ nhạy độ rọi. Tuy nhiên, các phương pháp được phát triển ra
hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi với mục tiêu có độ không đảm bảo đo nhỏ.
Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy
độ rọi (VMI-PR-006) dùng để hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn, dựa
trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã biết.
Từ khóa: Đo lường quang, Thang độ nhạy độ rọi (A/lx), Quang kế chuẩn, ĐLVN 257:2014.
1. GIỚI THIỆU
Thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx) có vai trò đặc biệt quan trọng
dùng để thiết lập cường độ sáng, quang thông, độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn,
độ rọi chuẩn [1,6,7,8]. Đặc biệt, trong nội dung ĐLVN 257:2014, yêu cầu kỹ thuật
đối với quang kế chuẩn dùng để kiểm định phương tiện đo độ rọi là được dẫn xuất
từ thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn với độ không đảm bảo đo mở rộng U ≤
1,0% (k=2) [9].
Hiện nay, hầu hết các phòng Đo lường quang học tại các Viện Đo lường Quốc
gia (NMIs-National Institute of Metrology) đã nghiên cứu phát triển hệ thống
chuẩn thang độ nhạy độ rọi trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã
biết thang độ nhạy độ rọi (A/lx). Trong phương pháp này, thang độ nhạy độ rọi
chuẩn (A/lx) của quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn được xác định dựa trên thang độ
nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx) đã biết. Thang độ nhạy độ rọi quang kế
chuẩn cần hiệu chuẩn được tính biểu thức sau [1, 3, 4]:
T RT
T v
v R R
v
y sy
s
E y CCF
(1)
trong đó, Tvs ,
R
vs tương ứng là độ nhạy độ rọi của quang kế cần hiệu chuẩn và
quang kế chuẩn (A/lx), Ty , Ry tương ứng là dòng quang đo được từ quang kế cần
hiệu chuẩn và quang kế chuẩn (A), RCCF là hệ số hiệu chính màu và được tính
theo biểu thức[3]:
dSe
dVe
dVe
dSe
CCF
relt
t
s
rels
(2)
Vật lý
C. X. Quân, H. N. Dũng, , “Nghiên cứu, phát triển hệ thống Viện Đo lường Việt Nam.” 128
trong đó, se là phân bố phổ nguồn sáng A (CIE illuminant A), te là phân bố phổ
nguồn sáng dùng cho hiệu chuẩn độ nhạy độ rọi đo bằng thiết bị đo phổ bức xạ, relS
là độ nhạy phổ tương đối của quang kế chuẩn, V là hàm độ nhạy phổ mắt người.
Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu phát triển hệ thống chuẩn thang
độ nhạy độ rọi. Phương pháp hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn
cần hiệu chuẩn là phương pháp so sánh với thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn
tại các khoảng cách khác nhau. Chúng tôi đã sử dụng hệ thống chuẩn thang độ
nhạy độ rọi được nghiên cứu phát triển (VMI-PR-006) để tiến hành hiệu chuẩn
thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (P11FOT-AG*; S/N: 12B236) và có tính
đến hệ số En.
2. THỰC NGHIỆM
Trong bài báo này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu xây dựng hệ thống
chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-PR-006 do nhóm nghiên cứu chế tạo tại VMI
đã sử dụng quang kế chuẩn (model: P30SCT; S/N: 09B622; U= 0,8%; Hãng
LMT-Đức) và thiết bị đo dòng nhỏ (Pico-ammeter, Keithley 6485) để đo dòng
quang. Đối tượng nghiên cứu là quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn (P11FOT-
AG*; S/N: 12B236). Sơ đồ hệ thống chuẩn VMI-PR-006 được biểu diễn trên
hình 1.
Hình 1. Sơ đồ hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi (VMI-PR-006).
Chúng tôi sử dụng đèn chuẩn Tungsten halogen (P = 1kW, FEL) được lắp đặt
trên giá trắc quang và căn chỉnh thông qua thiết bị định tâm bằng laser. Điều kiện
làm việc của đèn chuẩn với nhiệt độ màu TC = 2700 K ÷ 3200 K được xác định
thông qua thiết bị đo phổ bức xạ CS-2000A (Konica Minolta, Japan).
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 129
3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
Điều kiện làm việc của đèn được xác định bằng cách khảo sát ảnh hưởng của điện
áp đến nhiệt độ màu đặc trưng của đèn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
tăng dòng nuôi cho đèn chuẩn đến khi đèn chuẩn phát xạ ra nhiệt độ màu đặc trưng
(CT = 2856K), thời gian thực hiện tăng dòng nuôi t 2 phút. Đồ thị sự phụ thuộc
của nhiệt độ màu vào điện áp của đèn chuẩn được biểu diễn trong hình 2 dưới đây.
Hình 2. Đồ thị phụ thuộc của nhiệt độ màu vào điện áp của đèn chuẩn.
Từ kết quả thu được trên hình 2, chúng ta có thể xác định được điều kiện làm
viêc của đèn chuẩn. Như vậy, vùng điện áp (V) cung cấp làm cho đèn chuẩn phát
xạ ra bức xạ có nhiệt độ màu đặc trưng CT = 2856 K được xem là vùng điện áp
(V) được lựa chọn để làm việc của đèn chuẩn. Có thể thấy, điện áp làm việc của
đèn chuẩn là khoảng U = 92,12 V 92,23 V.
Để đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) dùng để
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx). Chúng tôi tiến hành
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn (P11FOT-
AG*; S/N: 12B236, hãng LMT, Germany) được thực hiện trên hệ thống chuẩn
VMI-PR-006 (VMI). Kết quả thu được được tổng hợp trong bảng 1 và 2 dưới đây.
Bảng 1. Kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn ( P11FOT-AG*)
trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006.
TT
Mức độ
rọi chuẩn
(lx)
Dòng quang
(nA)
Giá trị độ nhạy được xác
định trên hệ VMI-PR-006
Sv, (A/lx)
1 100 2445,937 24,46
2 300 7325,385 24,42
3 500 12257,88 24,52
4 1000 24506,25 24,51
5 2000 49420,00 24,71
Vật lý
C. X. Quân, H. N. Dũng, , “Nghiên cứu, phát triển hệ thống Viện Đo lường Việt Nam.” 130
Bảng 2. Ước lượng độ không đảm bảo đo phép hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi
của quang kế chuẩn ( P11FOT-AG*)[5,6].
Các thành độ
không đảm
bảo đo
Mô tả Độ không đảm bảo
đo chuẩn thành
phần tương đối
)(yur [%]
Hệ số
nhạy
ic
yuc ri
%
repRr yu Gây ra bởi các phép
đo lặp quang kế chuẩn
0,01 1 0,01
alignRyru Gây ra bởi việc lắp đặt
quang kế chuẩn
0,01 1 0,01
instrument
R
r yu )(
Gây ra bởi dòng nuôi
đèn chuẩn 0,01 6 0,06
straylightRr yu Gây ra bởi ánh sáng
phông
0,01 1 0,01
cal
R
vr Su Độ không đảm bảo đo
quang kế chuẩn
0,40 1 0,40
repTyru Gây ra bởi các phép
đo lặp quang kế chuẩn
cần hiệu chuẩn
0,01 1 0,01
straylightTr yu Gây ra bởi ánh sáng
phông
0,08 1 0,08
instrumentTr yu Gây ra bởi dòng nuôi
đèn chuẩn
0,01 12 0,12
alignTyru Gây ra bởi việc lắp đặt
quang kế chuẩn cần
hiệu chuẩn
0,12 1 0,12
r reprou Độ tái lặp hệ thống
chuẩn
0,12 1 0,12
Tvcr Su , Độ không đảm bảo đo
tổng hợp
0,46
Tvr SU ; k=2 Độ không đảm bảo đo
mở rộng
0,92
Độ không đảm bảo đo mở rộng thu được khi hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi
quang kế chuẩn (P11FOT-AG*) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 có giá trị là U =
0,92% với hệ số phủ k = 2. Kết quả này cho phép nhận thấy hệ thống chuẩn VMI-
PR-006 được nghiên cứu xây dựng có độ chính xác cao tương đương với các hệ
thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi trong khu vực. Để khẳng định kết luận này,
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 131
chúng tôi tiến hành so sánh kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế
chuẩn trên hai hệ thống chuẩn VMI-PR-006 và KRISS [2]. Kết quả so sánh được
chỉ ra trong bảng 3 sau đây.
Bảng 3. Kết quả so sánh phép hiệu chuẩn độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn giữa
hai hệ đo VMI-PR-006 và KRISS[7,8,9].
Mức độ rọi
(lx)
Độ nhạy độ rọi
Sv (nA/lx)
Sai lệch tuyệt đối
Sv (nA/lx)
VMI-PR-006 KRISS VMI-PR-006 / KRISS-1
100 24,46 24,47 0,0004
300 24,42 24,56 0,0057
500 24,52 24,62 0,0041
1000 24,51 24,74 0,0093
2000 24,71 24,92 0,0084
Từ bảng 3, dễ dàng nhận thấy, chênh lệch độ nhạy độ rọi trung bình tại các mức độ
rọi ((VMI-PR-006/KRISS)-1) là: 0,0093 (nA/lx) ~ 0,93%.
Với kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn (P11FOT-AG*;
S/N: 12B236) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) và hệ thống chuẩn của
(KRISS) [2], với chỉ số En đã được tính có giá trị En = 0,69 < 1.
4. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-
PR-006 sử dụng để tiến hành hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn. Kết
quả khi sử dụng hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-PR-006 để tiến hành
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (P11FOT-AG*) đạt được độ
không đảm bảo đo mở rộng ước lượng khoảng U = 0,92%, k = 2. Chúng tôi đã tiến
hành so sánh kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn (P11FOT-
AG*; S/N: 12B236) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) và hệ thống chuẩn
của (KRISS), với chỉ số En đã được tính có giá trị En = 0,69 < 1.
Có thể kết luận rằng, hệ thống chuẩn VMI-PR-006 mà chúng tôi nghiên cứu xây
dựng trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã biết thang độ nhạy độ
rọi (A/lx) có độ chính xác cao tương đương với hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ
rọi của các NMIs trong khu vực.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Viện Đo lường Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. CasimerDeCusatis, “Handbook of Applied photometry”, Spinger, 1998.
[2]. KRISS, “Certificate of Calibartion for photometer head P11FOT-AG/SN:
12B236”, 2015.
[3]. Yoshihiro Ohno, “NIST measurement services: Photometric calibrations”,
NIST Special Publication 250-37, pp.13-14, 1997.
Vật lý
C. X. Quân, H. N. Dũng, , “Nghiên cứu, phát triển hệ thống Viện Đo lường Việt Nam.” 132
[4]. KRISS, “Illuminance Responsivity, Tungsten source, illuminance meter (CMC
1.2.1): Center for Temperature and Light”, Division of Physical Metrology,
2010.
[5]. “Hướng dẫn đánh giá và trình bày độ không đảm bảo đo”, ĐLVN 131:2004.
[6]. Luminous intensity calibration procedure: PR-CP-02.
[7]. Cao Xuân Quân, “Độ nhạy độ rọi – Quy trình hiệu chuẩn”, V11.M-01.10
[8]. Cao Xuân Quân,“Phương tiện đo độ rọi-Quy trình hiệu chuẩn”, V11.M-03.10
[9]. “Phương tiện đo độ rọi - Quy trình kiểm định: ĐLVN 257:2014”, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2014.
ABSTRACT
REASEARCH AND DEVELOPMENT
OF ILLUMINACE RESPONSIVITY SCALE STANDARD SYSTEM
AT THE VIETNAM METROLOGY INSTITUTE
In the field of Photometry and Radiometry in Vietnam, Metrology, the
Illuminance responsivity standard system need to be developed. Nowadays,
there are two methods to develop the Illuminance responsivity scale standard
system. One of them uses a standard light source (Luminous intensity
standard lamp) and the other is the method of comparison with a standard
photometer head with Illuminance responsivity value. However, the methods
developing Illuminance responsivity scale standard system with objective are
small uncertainty. In this work, the Illuminance responsivity scale standard
system (VMI-PR-006) using to calibrate illuminance responsivity of
photometer based on the method of comparison with a used standard
photometer head.
Keywords: Photometry and Radiometry, Illuminance responsivity scale (A/lx), Standard photometer, ĐLVN
275 : 2014.
Nhận bài ngày 12 tháng 10 năm 2016
Hoàn thiện ngày 16 tháng 11 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017
Địa chỉ: Viện Đo lường Việt Nam;
*Email: quancx@vmi.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_quan_5146_2151796.pdf