Nghiên cứu phát triển cây vừng trong hệ thống canh tác có lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười

Tài liệu Nghiên cứu phát triển cây vừng trong hệ thống canh tác có lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 722 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY VỪNG TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC CÓ LÚA VÙNG ĐẤT XÁM ĐỒNG THÁP MƯỜI Trần Thị Hồng Thắm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười TÓM TẮT Vùng đất xám Đồng Tháp Mười, vừng là cây trồng luân canh tăng vụ đạt hiệu quả kinh tế khá cao trên đơn vị diện tích đất. Nhưng kỹ thuật canh tác của nông dân theo hướng quãng canh, vì vậy năng suất còn thấp so với tiềm năng. Các nghiên cứu bổ sung hợp phần kỹ thuật để hoàn thiện quy trình trồng vừng trên đất lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười được thực hiện trên 4 huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ (Long An) và Hồng Ngự (Đồng Tháp). Kết quả mô hình canh tác vừng áp dụng quy trình cải tiến cho thấy năng suất trung bình 1,14 tấn/ha tăng hơn so với kỹ thuật canh tác của nông dân là 0,21 tấn/ha và lợi nhuận cũng tăng hơn 24,2%. Đặc biệt, lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất của cơ cấu lúa Đông Xuân-vừng Xuân Hè-lúa Hè Thu tăng hơn cơ cấu lúa Đông Xuân...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển cây vừng trong hệ thống canh tác có lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 722 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY VỪNG TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC CÓ LÚA VÙNG ĐẤT XÁM ĐỒNG THÁP MƯỜI Trần Thị Hồng Thắm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười TÓM TẮT Vùng đất xám Đồng Tháp Mười, vừng là cây trồng luân canh tăng vụ đạt hiệu quả kinh tế khá cao trên đơn vị diện tích đất. Nhưng kỹ thuật canh tác của nông dân theo hướng quãng canh, vì vậy năng suất còn thấp so với tiềm năng. Các nghiên cứu bổ sung hợp phần kỹ thuật để hoàn thiện quy trình trồng vừng trên đất lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười được thực hiện trên 4 huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ (Long An) và Hồng Ngự (Đồng Tháp). Kết quả mô hình canh tác vừng áp dụng quy trình cải tiến cho thấy năng suất trung bình 1,14 tấn/ha tăng hơn so với kỹ thuật canh tác của nông dân là 0,21 tấn/ha và lợi nhuận cũng tăng hơn 24,2%. Đặc biệt, lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất của cơ cấu lúa Đông Xuân-vừng Xuân Hè-lúa Hè Thu tăng hơn cơ cấu lúa Đông Xuân-lúa Hè Thu là 82,9%. Từ khóa: Cây vừng, quy trình, năng suất, lợi nhuận, Đồng Tháp Mười I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng Tháp Mười (ĐTM) có diện tích tự nhiên là 696.496 ha, trong đó đất xám chiếm 16,10% (Phan Liêu và ctv., 1998). Đây là vùng do điều kiện đất đai, nước tưới cho nên thời gian đất bỏ hóa giữa vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu khoảng 70-90 ngày. Trong khi đó tình trạng độc canh cây lúa trong nhiều năm đã làm phát sinh nhiều sâu bệnh hại, dẫn đến lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ngày càng tăng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và lợi nhuận từ sản xuất độc canh cây lúa cũng không cao. Hiện nay, ở vùng ĐTM cây vừng cũng đã được đưa vào luân canh tăng vụ trên đất lúa đạt hiệu quả cao, nhưng so với cây lúa thì giống vừng chọn tạo được áp dụng trong sản xuất không nhiều, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về canh tác vừng cũng còn hạn chế, vì thế diện tích cây vừng chưa phát triển nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, mặc dù vùng này tiềm năng để phát triển cây vừng còn rất lớn. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu phát triển cây vừng trong hệ thống canh tác có lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười” được thực hiện là rất cần thiết vì nó đáp ứng được nhu cầu thực tế của sản xuất và thực hiện chủ trương của Chính phủ là tăng cường đa dạng hóa cây trồng nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây vừng (Sesamum indicum L) 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Các nghiên cứu được thực hiện trên vùng đất xám của huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ (Long An) và huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), đây là các huyện có cơ cấu cây trồng chính lúa Đông Xuân-vừng Xuân Hè-lúa Hè Thu. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Thí nghiệm so sánh một số giống vừng triển vọng; - Thí nghiệm liều lượng bón phân cho vừng; - Thử nghiệm thời kỳ bón phân cho vừng; - Thử nghiệm số lần tưới nước cho vừng; - Thử nghiệm thời điểm thu hoạch vừng; - Xây dựng mô hình. 2.3. Phương pháp 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại. Diện tích ô: 50m2. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 723 - Thử nghiệm được bố trí theo kiểu lô rộng không lặp lại. Diện tích ô: 100m2 - Mô hình: Quy mô diện tích: 2 ha/mô hình x 4 mô hình 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phân tích tương tác các giống với môi trường theo mô hình Eberhart S.A. and W.L. Russell (1966). - Số liệu được tính toán theo chương trình EXCEL và chương trình MSTAT-C. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. So sánh một số giống vừng triển vọng 3.1.1. Đặc điểm nông học - Thời gian sinh trưởng (TGST): Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào đặc tính giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Các giống vừng đen (ĐH1, NA2, VL, MĐ, VĐ3) và vừng vàng có thời gian sinh trưởng biến động từ 63- 69 ngày sau gieo, thời gian sinh trưởng các giống vừng trắng (V6, TQ36, BB1, ES122, VM62) từ 67-72 ngày sau gieo. Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các giống vừng phù hợp với cơ cấu mùa vụ của địa phương là lúa Đông Xuân-vừng Xuân Hè-lúa Hè Thu. - Thời gian ra hoa (TGRH): Thời gian bắt đầu ra hoa của các giống vừng đen biến động từ 22-25 ngày sau gieo, các giống vừng trắng và vừng vàng từ 24-28 ngày sau gieo. Nhìn chung các giống ra hoa tương đối tập trung, thuận lợi cho việc thu hoạch. - Chiều cao cây: Kỹ thuật canh tác không làm đất (sạ chay), bón phân với liều lượng thấp, vụ Xuân Hè nhiệt độ cao, không mưa, không tưới, chiều cao cây sẽ thấp. Chiều cao cây ảnh hưởng đến số lượng trái trên cây. Chiều cao cây của các giống vừng biến động từ 67,0 - 142,3cm, trong đó thấp nhất là giống ES122 (67,0-88,5 cm) và cao nhất là giống BB1 (134,3-142,3).. - Chiều cao đóng trái: Chiều cao đóng trái là đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến số lượng trái trên cây và ảnh hưởng đến khả năng cơ giới hóa khâu thu hoạch. Nhìn chung chiều cao đóng trái của các giống vừng biến động từ 31,5-64,5 cm, ngoại trừ 2 giống vừng đen là VĐ3 và VL chiều cao đóng trái khá cao từ 44,8-64,5cm. 3.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 1. Năng suất và chỉ số môi trường của một số dòng/giống vừng, vụ Đông Xuân 2012-2013 tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp TT Tên giống Tân Hưng (T/ha) Vĩnh Hưng (T/ha) Hồng Ngự (T/ha) Đức Huệ (T/ha) Trung bình 4 huyện NS (T/ha) So với đc T/ha (%) 1 V6 1,210 ab 1,277 a 1,117 a-c 1,235 b-e 1,210 0,281 30,2 2 TQ36 1,197 ab 1,200 a-c 1,147 ab 1,395 ab 1,235 0,306 32,9 3 BB1 1,153abc 1,187 a-c 1,117a-c 1,281 b-d 1,185 0,256 27,6 4 ES122 0, 967 d 0,997 d 0,987 bc 0,850 f 0, 950 0,021 2,3 5 VM62 1,040 b-d 1,087 b-d 1,030 bc 1,196 c-e 1,088 0,159 17,1 6 ĐH1 1,273 a 1,220 ab 1,263 a 1,453 a 1,303 0,374 40,3 7 NA2 1,237 a 1,233 ab 1,243 a 1,358 a-c 1,268 0,339 36,5 8 VL 0,980 cd 0,977 d 0,943 c 1,089 e 0,997 0,068 7,3 9 MĐ 1,180 ab 1,183 a-c 1,223 a 1,237 b-e 1,206 0,277 29,8 10 VĐ3 1,033 b-d 1,050 cd 0,987 bc 1,159 de 1,057 0,128 13,8 11 Địa phương (đ/c) 0,952 d 0, 980 d 0,940 c 0,845 f 0,929 - - CV (%) 9,29 8,22 9,40 8,44 LSD.05 0,179 0,162 0,179 0,170 Năng suất TB 1,111 1,126 1,091 1,191 Chỉ số môi trường (Ij) -0,019 -0,003 -0,039 0,061 Giống Đối chứng: Vừng vàng (Hồng Ngự); vừng đen (Đức Huệ); vừng trắng (Vĩnh Hưng, Tân Hưng). Năng suất của các giống vừng trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 724 - Số trái/cây: Qua kết quả theo dõi từ vụ Đông Xuân 2012-2013 và Xuân Hè 2013, nhận thấy: Số trái/cây của giống vừng V6 và ES122 trung bình cao nhất từ 61,1-63,0 trái. Tuy nhiên giống ES122 trái nhỏ, có 2 múi, trong trái có chứa khoang rỗng lớn nên trái rất mềm, dễ bị nứt vỏ, vì vậy năng suất không cao. - Khối lượng 1.000 hạt: Khối lượng hạt phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống. Khối lượng 1.000 hạt của các giống trung bình dao động từ 1,97g-2,66g, cao hơn đối chứng. Giống ĐH1 có khối lượng 1.000 hạt cao nhất, dao động từ 2,62-2,66 g. - Năng suất: Qua kết quả bảng 1, 2nhận thấy: giống V6, TQ36 năng suất đạt trung bình từ 1.210-1.269 kg/ha, tăng hơn đối chứng 23,4%-32,9%; nhóm vừng đen có giống ĐH1, NA2 năng suất đạt trung bình từ 1.268-1.303 kg/ha, tăng hơn đối chứng là 26,0-40,3%. - Chỉ số môi trường: Dựa vào giá trị của chỉ số môi trường cho thấy: giá trị từ cao đến thấp thứ tự là Đức Huệ > Vĩnh Hưng > Tân Hưng > Hồng Ngự (Đông Xuân 2012-2013). Điều đó có nghĩa là tương ứng theo thứ tự mức thuận lợi giảm dần là: Đức Huệ> Vĩnh Hưng > Tân Hưng > Hồng Ngự. Vụ Xuân Hè 2013, giá trị từ cao đến thấp thứ tự là Tân Hưng > Vĩnh Hưng > Hồng Ngự > Đức Huệ. Điều đó có nghĩa là tương ứng theo thứ tự mức thuận lợi giảm dần là: Tân Hưng> Vĩnh Hưng > Hồng Ngự > Đức Huệ. Điểm nào có giá trị môi trường cao sẽ thuộc về điểm có môi trường thuận lợi và năng suất trung bình của các giống ở điểm đó sẽ cao và ngược lại. Bảng 2.Năng suất và chỉ số môi trường của một số dòng/giống vừng, vụ Xuân Hè 2013 tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp TT Tên giống Tân Hưng (T/ha) Vĩnh Hưng (T/ha) Hồng Ngự (T/ha) Đức Huệ (T/ha) Trung bình 4 huyện NS (T/ha) So với đc T/ha (%) 1 V6 1,280 a-c 1,327 a 1,273 a 1,195 a-c 1,269 0,261 25,9 2 TQ36 1,240 a-c 1,263 ab 1,213 ab 1,258 a 1,244 0,236 23,4 3 BB1 1,213 a-c 1,240 a-c 1,183 a-c 1,257 a 1,224 0,216 21,4 4 ES122 1,057 bc 1,080 b-d 0,973 d 0,859 f 1,017 0,009 0,9 5 VM62 1,173 a-c 1,150 a-d 1,073 b-d 1,115 cd 1,128 0,120 11,9 6 ĐH1 1,263 a-c 1,287 ab 1,307 a 1,237 ab 1,274 0,266 26,4 7 NA2 1,360 a 1,277 ab 1,287 a 1,157 bc 1,270 0,262 26,0 8 VL 1,070 bc 1,027 d 1,027 cd 0,982 ef 1,026 0,018 1,8 9 MĐ 1,290 ab 1,247 a-c 1,253 a 1,123 cd 1,228 0,220 21,8 10 VĐ3 1,167 a-c 1,170 a-d 1.063 b-d 0,926 f 1,082 0,074 7,3 11 Đ.Phương (đ/c) 1,047 c 1,043 cd 0,987 d 0,957f 1,008 - - CV (%) LSD.05 11,55 10,23 8,10 10,01 0,235 0,209 0,162 0,188 Năng suất TB 1,196 1,192 1,149 1,087 Chỉ số môi trường (Ij) 0,040 0,036 -0,007 -0,069 Giống Đối chứng: Vừng vàng (Hồng Ngự); vừng đen (Đức Huệ); vừng trắng (Vĩnh Hưng, Tân Hưng). Năng suất của các giống vừng trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; - Chỉ số ổn định (s2di): Không tìm thấy giá trị ổn định (s2di) = 0. Tuy nhiên, ở cả 2 vụ Đông Xuân và Xuân Hè các giống đều có chỉ số này tiến gần tới giá trị (0) thể hiện tính ổn định. - Chỉ số thích nghi (bi): Giống có chỉ số (bi) gần tới 1, thể hiện tính thích nghi rộng là giống đối chứng (Đông Xuân), VĐ3, VL (Xuân Hè); các giống có chỉ số bi thích nghi với điều kiện bất thuận là MĐ, V6 (Đông Xuân); các giống khác có chỉ số thích nghi điều kiện thuận lợi. Các giống ĐH1, NA2, V6 và TQ36 cần được khuyến cáo và sản xuất theo từng điều kiện cụ thể (theo chỉ số môi trường). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 725 Bảng 3. Phân tích chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của một số dòng/giống vừng trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2013 tại tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp Tên giống Đông Xuân 2012- 2013 Xuân Hè 2013 Năng suất trung bình (tấn/ha) Chỉ số thích nghi (bi) Chỉ số ổn định (s2di) Năng suất trung bình (tấn/ha) Chỉ số thích nghi (bi) Chỉ số ổn định (s2di) V6 1,210 a 0,8820 0,0019 1,269 a 1,2350 -0,0051 TQ36 1,235 ab 2,5029 -0,0023 1,244 ab 1,2550 -0,0090 BB1 1,185 bc 1,6274 -0,0027 1,224 abc 1,1206 0,0012 ES122 0, 950 e -1,4257 -0,0015 1,017 d 0,9993 -0,0021 VM62 1,088 cd 1,7383 -0,0026 1,128 bcd 1,1327 -0,0058 ĐH1 1,303 a 2,0587 0,0012 1,274 a 1,2431 -0,0078 NA2 1,268 ab 1,2750 -0,0019 1,270 a 1,2201 0,0011 VL 0,997 de 1,4462 -0,0026 1,026 d 1,0079 -0,0057 MĐ 1,206 ab 0,3125 -0,0018 1,228 ab 1,1794 -0,0012 VĐ3 1,057 d 1,6779 -0,0027 1,082 cd 1,0176 0,0120 Địa phương (đ/c) 0,929 e -1,0955 -0,0010 1,008 d 0,9900 -0,0045 CV (%) 8,10 9,12 LSD.05 0,096 0,113 3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến năng suất vừng Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến Năng suất vừng trong vụ Xuân Hè (2013, 2014) tại một số huyện thuộc tỉnh Long An và Đồng Tháp Công thức Năng suất Xuân Hè 2013 Năng suất Xuân Hè 2014 tấn/ha So với đối chứng tấn/ha So với đc tấn/ha (%) tấn/ha % 30 N-60P2O5-90 K2O 0,64 -0,21 -24,7 0,87 0,08 10,1 60 N-60 P2O5-90 K2O 0,75 -0,10 -11,8 0,99 0,20 25,3 90 N -60 P2O5-90 K2O 1,19 0,34 40,0 1,18 0,39 49,4 90 N-60 P2O5-60 K2O 1,09 0,24 28,2 1,10 0,31 39,2 Đối chứng 0,85 - - 0,79 - - NS trung bình của Tân Hưng, Đức Huệ (Xuân Hè 2013); NS trung bình của Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Hồng Ngự (Xuân Hè 2014); Đ/c Tân Hưng 61 N-66 P2O5-15 K2O; Đ/c Đức Huệ 72 N-40P2O5-30 K2O; Đc Hồng Ngự 40 N-40 P2O5-30 K2O. - Năng suất: Xét về năng suất, ở công thức bón 90 N-60 P2O5-90 K2O và 90 N-60 P2O5-60 K2O đạt cao hơn ở công thức bón lượng đạm thấp 30 N-60 P2O5-90 K2O và 60 N-60 P2O5-90 K2O. Năng suất ở công thức 90 N-60 P2O5-90 K2O đạt trung bình từ 1,18-1,19 T/ha, tăng hơn đối chứng từ 40,0-49,4%; công thức bón đối chứng của nông dân đạt năng suất từ 0,79-0,85 T/ha. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phụ Chu, 2001 và Ngô Thị Lam Giang, 2006. - Hiệu quả kinh tế + Nếu xét về hiệu quả đồng tiền đầu tư thì ở công thức 90 N-60 P2O5-90 K2O và 90 N- 60 P2O5-60 K2O đầu tư trung bình thấp nhất (1 kg vừng đầu tư từ 14.159 đ-14.861 đ). Ở công thức bón đối chứng của nông dân có vốn đầu tư trung bình cao hơn (1 kg vừng đầu tư 17.652 đ- 17.996 đ). Ở công thức bón 30 N-60 P2O5-90 K2O có vốn đầu tư trung bình cao nhất (1kg vừng đầu tư 18.102 đ-24.608 đ). + Xét về lợi nhuận thì ở công thức bón 90 N-60 P2O5-90 K2O trung bình của 4 huyện đạt cao nhất từ 31.531.000 đ/ha-31.941.000 đ/ha, tăng hơn công thức bón đối chứng từ 60,9-73,5%. Lợi nhuận đạt thấp nhất ở công thức 30 N-60 P2O5-90 K2O đạt 10.491.000 đ/ha-19.921.000 đ/ha. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 726 Bảng 5. Hiệu quả của một số liều lượng phân bón cho cây vừng trong vụ Xuân Hè (2013; 2014) tại một số huyện thuộc tỉnh Long An và Đồng Tháp Đvt: 1.000 đ/ha/năm Công thức Xuân Hè 2013 Xuân Hè 2014 Lợi nhuận Đầu tư/kg vừng (%) Lợi nhuận so với đ/c Lợi nhuận Đầu tư/kg vừng (%) Lợi nhuận so với đ/c 30 N-60 P2O5-90 K2O 10.491 24,608 -47,1 19.921 18,102 9,6 60 N-60 P2O5-90 K2O 14.447 21,737 -27,2 24.287 16,468 33,6 90 N-60 P2O5-90 K2O 31.941 14,159 60,9 31.531 14,279 73,5 90 N-60 P2O5-60 K2O 28.491 14,861 43,6 28.901 14,726 59,0 Đối chứng 19.846 17,652 - 18.173 17,996 - Giá bán vừng: 41.000 đ/kg 3.3. Ảnh hưởng của các thời kỳ bón phân đến năng suất vừng Bảng 6. Năng suất và lợi nhuận của vừng với các thời kỳ bón phân, vụ Xuân Hè 2014 tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp Công thức Năng suất Lợi nhuận tấn/ha So với đ/c (%) 1.000 đ/ha So với đ/c (%) 1 đợt: Lót (đ/c) 0,95 - 22.901 - 2 đợt: Lót và 20 NSG 1,21 27,4 33.411 45,9 3 đợt: Lót, 20, 30 NSG 1,01 6,3 25.061 9,4 4 đợt: Lót, 20, 30, 40 NSG 0,94 -1,1 22.041 -3,8 5 đợt: Lót, 20, 30, 40, 50 NSG 0,71 -25,3 12.461 -45,6 Số liệu trung bình của 4 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ, Hồng Ngự. Giá bán vừng: 41.000 đ/ha Qua kết quả bảng 6, nhận thấy: Ở công thức bón 2 đợt năng suất trung bình đạt 1,21 T/ha, tăng hơn công thức đối chứng 27,4%. Ở công thức bón 4 đợt và 5 đợt năng suất thấp hơn, từ 0,71-0,94 T/ha. Theo Dương Minh (2005), vừng cần bón phân sớm và sử dụng các loại phân dễ tiêu. Kết quả này phù hợp với kết quả của Viện Nghiên cứu dầu thực vật, thời kỳ bón phân cho vừng hiệu quả nhất là 2 đợt: bón lót và bón thúc 20-25 ngày sau gieo. Xét về lợi nhuận, ở công thức bón 2 đợt đạt cao nhất 33.411.000 đ/ha tăng hơn công thức bón đối chứng là 45,9%, thấp nhất là công thức bón 5 đợt 12.461.000 đ/ha. 3.4. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất vừng Đối với vừng, gieo vào vụ Xuân Hè đây là thời gian nắng nhiều, nhiệt độ cao, không mưa, ẩm độ trung bình từ 75-78%. Vì vậy, việc tưới nước đủ ẩm cho vừng sinh trưởng phát triển là rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất. Qua kết quả thực hiện, nhận thấy: Ở công thức tưới 6 lần (1, 10, 20, 30, 40, 50 NSG), năng suất trung bình đạt cao nhất 0,95 T/ha. Ở công thức tưới 1 lần (1 NSG), vừng sinh trưởng rất kém, năng suất đạt 0,31 T/ha. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dan Burden, 2005: Vừng là cây chịu hạn, nhưng khô hạn cũng là yếu tố làm giảm năng suất và sản lượng, cả giai đoạn sinh trưởng vừng cần lượng mưa tối thiểu 50-70 mm, nhất là giai đoạn nảy mầm, cây con và ra hoa. Xét về lợi nhuận, ở công thức tưới 6 lần đạt cao nhất 23.000.000 đ/ha, còn đối với các công thức tưới 1, 2 (1, 10 NSG) và 3 lần (1, 10, 20 NSG) nhìn chung lợi nhuận tương đối thấp, từ 2.381.000 đ-8.091.000 đ/ha. 3.5. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất vừng Ở công thức thu hoạch 70 ngày sau gieo đối với giống vừng trắng V6 và vừng đen ĐH1 năng suất ở 4 huyện đều đạt khá cao từ 1,02- 1,19 T/ha. Ở cả 2 giống vừng trắng V6 và vừng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 727 đen ĐH 1 năng suất có chiều hướng giảm ở công thức 75 ngày sau gieo, có thể giảm là do trái chín bị nứt, hạt rơi xuống đất; Nếu thu hoạch giai đoạn 60 ngày sau, trái chưa chín, năng suất đạt thấp từ 0,51-0,55 T/ha Xét về lợi nhuận ở công thức thu hoạch 70-75 ngày sau gieo của 4 huyện đều đạt cao từ 25.539.000-27.712.000 đ/ha. Còn ở công thức thu hoạch 60 ngày sau gieo lợi nhuận đạt thấp 5.326.000 đ/ha. 3.6. Xây dựng mô hình Từ những thí nghiệm hợp phần kỹ thuật, đã hoàn thiện quy trình canh tác vừng trên đất xám. Kết quả áp dụng quy trình ở các mô hình nhận thấy: Mô hình canh tác theo quy trình cải tiến lợi nhuận trung bình đạt 30.651.000 đ/ha, tăng hơn đối chứng 5.968.000 đ/ha, đạt 24,2%. Bảng 7. Lợi nhuận của sản xuất vừng theo quy trình canh tác cải tiến, Xuân Hè 2015 tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp Đvt: 1.000 đ/ha/năm Công thức Vĩnh Hưng Tân Hưng Đức Huệ Hồng Ngự Trung bình Lợi nhuận so với đối chứng (1.000 đ/ha) (%) Quy trình cải tiến 31.351 25.751 32.951 32.551 30.651 5.968 24,2 Nông dân (đ/c) 23.300 22.050 26.784 26.600 24.683 - - đối chứng Vĩnh Hưng: 39 N-53 P2O5-22,5 K2O; đối chứng Tân Hưng: 29 N-43 P2O5-15 K2O; đối chứng Hồng Ngự:40 N-40 P2O5-30 K2O; đối chứng Đức Huệ: 72N-40 P2O5 -30 K2O. Giá bán vừng: 40.000 đ/kg Kết quả bảng 8, nhận thấy: Mô hình 2 lúa-1 màu có tổng lợi nhuận/ha/năm trung bình là 65.162.500 đ, tăng hơn cơ cấu cây trồng 2 lúa là 29.533.000 đ (82,9%). Mặt khác, trồng vừng Xuân Hè, vụ lúa Hè Thu phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và lúa cho năng suất cao hơn các chân đất không có luân canh vừng từ 1.000 - 1.200 kg (Trịnh Hoàng Việt, 2015). Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng lúa Đông Xuân (2014-2015)-vừng Xuân Hè (2015)-lúa Hè Thu (2015) tại 4 huyện của tỉnh Long An và Đồng Tháp Đvt: 1.000 đ/ha/năm Cơ cấu cây trồng Vĩnh Hưng Tân Hưng Đức Huệ Hồng Ngự Trung bình So với đối chứng (đ) (%) Lúa ĐX-lúa HT (đ/c) 40.444 41.328 27.170 33.576 35.629,5 - - Lúa ĐX-vừng XH-lúa HT 68.169 63.907 61.085 67.489 65.162,5 29.533 82,9 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Các giống vừng V6, TQ36, ĐH1, năng suất đạt trung bình cao từ 1.210 kg/ha-1.303 kg/ha, tăng hơn đối chứng 23,4%-40,3%. - Liều lượng bón phân để vừng đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là công thức 90 kgN+ 60 kgP2O5+kg90 K2O/ha. - Thời kỳ bón phân cho vừng tốt nhất ở giai đoạn lót và 20 ngày sau gieo. - Số lần tưới nước cho vừng thích hợp khoảng 6 lần/vụ. - Vụ Xuân Hè, giống V6 và ĐH1 thời điểm thu hoạch tốt nhất 70 ngày sau gieo. - Mô hình canh tác cải tiến đạt năng suất trung bình cao hơn ngoài mô hình là 0,21 tấn/ha và lợi nhuận tăng hơn 5.968.000 đ/ha (24,2%). - Cơ cấu cây trồng lúa Đông Xuân-vừng Xuân Hè-lúa Hè Thu có tổng thu/ha/năm trung bình là 65.126.500 đồng, cao hơn cơ cấu cây trồng 2 lúa là 29.533.000 đồng (82,9%). 4.2. Đề nghị Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT tiếp tục hỗ trợ kinh phí để Chuyển giao kỹ thuật canh tác vừng cho nông dân. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 728 - Vụ Khoa học, Công nghệ & Môi trường - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu phát triển cây vừng trong hệ thống canh tác có lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười”, năm 2012-2015. - Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Viện KHKTNN miền Nam, Viện KHNN Việt Nam đã tạo điều kiện để thực hiện đề tài này. - Cám ơn các CBKH của Trung tâm NCPTNN Đồng Tháp Mười, Viện KHKTNN miền Nam và Trung tâm Khuyến nông 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp đã nhiệt tình phối hợp trong suốt quá trình triển khai đề tài. - Cám ơn lãnh đạo địa phương và nông dân trên các địa bàn triển khai đã nhiệt tình giúp đỡ và hợp tác trong suốt quá trình thực hiện đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Minh. 2005. Giáo trình cây vừng, tài liệu trực tuyến, Đại học Cần Thơ. 2. Ngô Thị Lam Giang, 2006. Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong phát triển cây có dầu ngắn ngày ở phía Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KC06-02. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật. 3. Nguyễn Phụ Chu. 2001. Kỹ thuật sản xuất vừng chất lượng. Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đậu đỗ. 4. Phan Liêu. 1998. Tài nguyên đất Đồng Tháp Mười. NXB NN 5. Trịnh Hoàng Việt, 2015. Canh tác cây mè theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong cơ cấu chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả. Hội thảo khoa học Cây vừng-Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu vừng ở Đồng Tháp Mười, Hội thảo khoa học tháng 6/2015. 6. Viện Nghiên cứu dầu Thực vật (2005), Tài liệu bướm Quy trình kỹ thuật trồng vừng. 7. Dan Burden. 2005. Sesame Profile ABSTRACT A study on sesame development in rice cropping based system on acrisols of Dong Thap Muoi Tran Thi Hong Tham Sesame can be rotated with other crops in rice-based cropping system aimed to achieve high economic efficiency per unit of land area on Acrisols of Dong Thap Muoi. Since extensive farming techniques have been mainly applied by farmers recently the low yield of sesame (much lower than its potential one was, therefore reported. Because of that, a further study on cultivating technologies of sesame planted in Acrisols of Dong Thap Muoi was implemented in four districts: Vinh Hung, Tan Hung, Duc Hue (Long An) and Hong Ngu (Dong Thap). The studies showed that the application of improved techniques in sesame cultivation obtained an average yield of 1.14 tonnes/ha, 0.21 tonnes/ha higher than farmer’s practices that made profit earned by farmers increased 24.2%. In particular, a land area unit profit given from cropping system of Winter-Spring rice, Spring-Summer sesame and Summer-Autumn rice increased 82.9% compared to the two-rice cropping system (Winter-Spring and Summer-Autumn). Keywords: Sesame, process, yield, profits, The Plain of Reeds Người phản biện: TS. Nguyễn Thế Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_247_982_2130565.pdf
Tài liệu liên quan