Tài liệu Nghiên cứu nồng độ hormon tuyến cận giáp ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103: TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
77
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HORMON TUYẾN CẬN GIÁP Ở
BỆNH NHÂN GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Lê Văn Toản1; Bùi Văn Mạnh2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát là một biến chứng ở bệnh nhân suy
thận mạn tính và tồn tại sau ghép, có ảnh hưởng đến chức năng thận ghép. Mục tiêu: khảo sát
nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hormon
tuyến cận giáp huyết thanh với một số yếu tố ở bệnh nhân ghép thận. Đối tượng và phương
pháp: nghiên cứu cắt ngang 92 bệnh nhân sau ghép thận, theo dõi định kỳ tại Bệnh viện Quân
y 103. Thu thập số liệu về nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và một số đặc điểm của
bệnh nhân sau ghép. Kết quả: 66,3% bệnh nhân tăng hormon tuyến cận giáp và không bệnh
nhân nào có nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp hơn bình thường. Nồng độ hormon tuyến cận
giáp có tương quan thuận mức độ vừa với thời gian lọc máu trước ghép (r =...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nồng độ hormon tuyến cận giáp ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
77
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HORMON TUYẾN CẬN GIÁP Ở
BỆNH NHÂN GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Lê Văn Toản1; Bùi Văn Mạnh2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát là một biến chứng ở bệnh nhân suy
thận mạn tính và tồn tại sau ghép, có ảnh hưởng đến chức năng thận ghép. Mục tiêu: khảo sát
nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hormon
tuyến cận giáp huyết thanh với một số yếu tố ở bệnh nhân ghép thận. Đối tượng và phương
pháp: nghiên cứu cắt ngang 92 bệnh nhân sau ghép thận, theo dõi định kỳ tại Bệnh viện Quân
y 103. Thu thập số liệu về nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và một số đặc điểm của
bệnh nhân sau ghép. Kết quả: 66,3% bệnh nhân tăng hormon tuyến cận giáp và không bệnh
nhân nào có nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp hơn bình thường. Nồng độ hormon tuyến cận
giáp có tương quan thuận mức độ vừa với thời gian lọc máu trước ghép (r = 0,36 và p = 0,001),
chưa thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian sau ghép và mức lọc cầu thận. Kết luận:
66,3% bệnh nhân tăng hormon tuyến cận giáp huyết thanh và nồng độ hormon tuyến cận giáp
tương quan thuận mức độ vừa với thời gian lọc máu trước ghép.
* Từ khóa: Ghép thận; Nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh.
Study on Parathyroid Hormone Concentration in Kidney Transplant
Recipients at 103 Military Hospital
Summary
Introduction: Secondary hyperparathyroid hormone is a complication of chronic kidney failure
and still exists after transplantation, affects to kidney graft function. Objectives: To investigate
the plasma parathyroid hormone concentration and its relation to some factors of kidney
transplant recipients. Subjects and methods: Cross-sectional study in 92 patients after
transplantation. Plasma parathyroid hormone concentration and some characteristics of patients
after kidney transplant at 103 Military Hospital were collected. Results: 66.3% of patients with
elevation of plasma parathyroid hormone concentration and no patient with hypo-concentration
of plasma parathyroid hormone. There was a positive correlation between plasma parathyroid
hormone concentration and the length of pre-transplantation hemodialysis (r = 0.36 và p = 0.001);
there was no significant relationship between the length of time post-transplantation and GFR.
Conclusions: 66.3% of patients with elevation of plasma parathyroid hormone concentration after
transplantation. There was a positive correlation between plasma parathyroid hormone
concentration and the length of pre-transplantation hemodialysis.
* Keywords: Kidney transplant; Parathyroid hormone concentration.
1. Học viện Hậu cần
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Mạnh (drmanhbui@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 02/10/2018
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
78
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn tính giai đoạn cuối gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có
rối loạn hormon tuyến cận giáp đòi hỏi
bệnh nhân (BN) phải được điều trị bằng
các biện pháp điều trị thay thế thận. Ghép
thận là biện pháp điều trị tối ưu để phục
hồi chức năng thận và cải thiện chất
lượng cuộc sống của BN. Cường chức
năng tuyến cận giáp thường gặp ở BN
suy thận mạn, là hậu quả của phối hợp
các rối loạn do suy thận mạn gây ra: tăng
nồng độ phosphat máu, giảm nồng độ
canxi máu, giảm tổng hợp calcitriol và
một số rối loạn khác [1, 2]. Sau ghép
thận, mức độ hồi phục chức năng của
tuyến cận giáp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: mức độ suy thận trước ghép, thời gian
lọc máu trước ghép, mức độ cường tuyến
cận giáp trước ghép... Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm:
- Khảo sát nồng độ hormon tuyến cận
giáp huyết thanh ở BN sau ghép thận tại
Bệnh viện Quân y 103.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ
hormon tuyến cận giáp huyết thanh với
một số yếu tố ở BN ghép thận.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
92 BN được ghép thận, điều trị và theo
dõi sau ghép tại Bệnh viện Quân y 103 từ
năm 2011 - 2016. Thời gian nghiên cứu
từ 10 - 2016 đến 7 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN ghép thận
≥ 3 tháng, điều trị và theo dõi định kỳ tại
Bệnh viện Quân y 103; tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN mất chức năng
thận ghép, đang điều trị bằng các phương
pháp khác; đang sốt hoặc nhiễm trùng tiến
triển; không theo dõi đầy đủ theo kế hoạch.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
* Các bước nghiên cứu:
- Lập mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Hẹn BN lịch tái khám. Khi BN đến
khám: khám lâm sàng, đánh giá tiêu
chuẩn lựa chọn theo yêu cầu, lấy máu xét
nghiệm theo kế hoạch.
- Tổng hợp và phân tích số liệu theo
thuật toán thống kê.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Dữ liệu lâm sàng: tuổi, giới, thời gian
phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối,
thời gian bắt đầu lọc máu chu kỳ, thời gian
ghép thận, nguồn ghép thận, loại thuốc
chống thải ghép đang dùng và liều lượng;
BMI; mức lọc cầu thận (công thức MDRD
- Modification of Diet in Renal Disease).
- Dữ liệu cận lâm sàng: ure, creatinin,
protein máu, albumin máu bằng máy xét
nghiệm tự động AU 400/640 và ARCHITECT.
- Định lượng nồng độ hormon tuyến
cận giáp:
+ Lấy khoảng 2 ml huyết tương (buổi
sáng, nhịn đói) hòa với heparin/EDTA,
sodium citrat (bảo quản > 25ºC trong
24 giờ; 2 - 8ºC trong 3 ngày). Xét nghiệm
thực hiện trên máy DXI 800.
+ Nguyên lý: đo dựa vào nguyên lý
miễn dịch điện hóa phát quang theo
nguyên tắc Sandwich mẫu.
+ Giới hạn đo: 1,2 - 5.000 pg/ml; giá trị
bình thường: 10 - 60 pg/ml.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá sử
dụng trong nghiên cứu:
- Mức lọc cầu thận: tính theo công
thức MDRD.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
79
Bảng 1: Phân độ giai đoạn bệnh thận mạn theo Hội Thận học Hoa Kỳ (2012) [4].
Giai đoạn
Mức lọc cầu thận
(ml/phút)
Mô tả
Giai đoạn 1 ≥ 90 Bình thường hoặc cao
Giai đoạn 2 60 - 89 Giảm nhẹ
Giai đoạn 3a 45 - 59 Giảm nhẹ - trung bình
Giai đoạn 3b 30 - 44 Giảm trung bình - nặng
Giai đoạn 4 15 - 29 Giảm nặng
Giai đoạn 5 < 15 Suy thận
- Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hormon tuyến cận giáp huyết thanh: giảm: < 10 pg/ml;
bình thường 10 - 60 pg/ml; tăng: > 60 pg/ml.
* Xử lý số liệu: trên máy tính bằng chương trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Giới tính, tuổi:
Trong 92 BN, có 69 BN nam (75%), 23 BN nữ (25%); tuổi trung bình 40,09 ± 10,67.
Như vậy, BN nam chiếm đa số, độ tuổi còn khá trẻ.
* Phân bố BN theo thời gian lọc máu:
10 BN (10,9%) chưa lọc máu; 52 BN (55,4%) lọc máu < 12 tháng và 30 BN (33,7%)
lọc máu ≥ 12 tháng.
Bảng 2: Phân bố BN theo thời gian sau ghép.
Thời gian sau ghép (tháng) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
3 - 12 25 27,2
13 - 36 28 30,5
> 36 39 42,4
Trung bình (tháng) 35,07 ± 30,67 (3 - 167)
Tỷ lệ BN ghép thận < 36 tháng là chủ yếu (57,7%).
* Phân bố BN theo nguồn thận ghép:
45 BN (48,9%) được ghép thận từ người hiến thận sống cùng huyết thống; 45 BN
(48,9%) từ người hiến thận sống không cùng huyết thống; chỉ 2 BN (2,2%) được hiến
từ người chết não. Như vậy, BN nhận thận hầu hết từ người cho sống (97,8%).
* Mức lọc cầu thận tại thời điểm nghiên cứu:
2 BN (2,2%) có mức lọc cầu thận ≥ 90 ml/phút; 46 BN (50%) có mức lọc cầu thận
60 - 89 ml/phút; 33 BN (35,8%): 45 - 59 ml/phút; 10 BN (10,9%): 30 - 44 ml/phút; 1 BN
(1,1%): 15 - 29 ml/phút. Mặc dù chỉ có 1 thận hoạt động, nhưng phần lớn BN có mức
lọc cầu thận > 45 ml/phút.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
80
Bảng 3: Phân bố BN theo nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh.
Nồng độ hormon tuyến cận giáp (pg/ml) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
< 10 0 0
10 - 60 31 33,7
> 60 61 66,3
Nồng độ trung bình 77,34 ± 35,95
Khoảng 2/3 số BN sau ghép vẫn có tăng nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh.
y = 0.691x + 66.78
R² = 0.139
10
60
110
160
210
260
0 50 100 150
N
ồ
n
g
đ
ộ
P
T
H
h
u
yế
t
th
a
n
h
(
p
g
/m
l)
Thời gian lọc máu trước ghép (tháng)
Biểu đồ1: Tương quan giữa hormon tuyến cận giáp và thời gian lọc máu trước ghép.
Nồng độ hormon tuyến cận giáp có mối tương quan thuận mức độ vừa với thời gian
lọc máu trước ghép (r = 0,36; p < 0,001).
Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp với thời gian sau ghép.
Thời gian sau
ghép (tháng)
Nồng độ hormon tuyến cận giáp
Bình thường Tăng
Số lượng
(n = 31)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(n = 61)
Tỷ lệ (%)
3 - 12 10 32,3 15 24,6
12 - 36 9 29 19 31,1
> 36 12 38,7 27 44,3
p 0,79 0,15
Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết
thanh với thời gian sau ghép.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
81
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp với mức lọc cầu thận.
Mức lọc cầu thận
(ml/phút)
Nồng độ hormon tuyến cận giáp
Bình thường Tăng
Số lượng
(n = 31)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(n = 61)
Tỷ lệ (%)
≥ 60 12 38,7 36 59
< 60 19 61,3 25 41
p 0,20 0,15
Chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết
thanh với mức lọc cầu thận.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 33,7% BN
có nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết
thanh trong giới hạn bình thường, giá trị
trung bình 46,49 ± 8,99 pg/ml; 66,3% BN
có nồng độ hormon tuyến cận giáp tăng,
giá trị trung bình 93,07 ± 34,32 pg/ml;
không BN nào có nồng độ hormon tuyến
cận giáp thấp hơn giá trị bình thường.
Nồng độ hormon tuyến cận giáp trung
bình (73,34 ± 35,95 pg/ml) lớn hơn có ý
nghĩa thống kê so với nồng độ hormon
tuyến cận giáp máu người bình thường
(10 - 60 pg/ml) (p < 0,01). Nguyễn Thị
Kim Thủy và CS nghiên cứu nhóm BN lọc
máu chu kỳ thấy nồng độ hormon tuyến
cận giáp trung bình cao hơn rất nhiều
(324,64 ± 287,32 pg/ml) (p < 0,001) [2],
tương đương với kết quả của Botha J.F,
Botha J.R (1997) [3]. Theo Ohood Abass
Ibrahim (2016), nồng độ hormon tuyến
cận giáp huyết thanh nhóm BN sau ghép
thận không khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với nhóm chứng [6].
Tony Amin và CS (2016) nghiên cứu
trên 679 BN sau ghép thận ít nhất 3 tháng,
kết quả cho thấy 10% BN có nồng độ
hormon tuyến cận giáp huyết thanh trong
giới hạn bình thường, 90% BN có nồng
độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh
cao hơn giá trị bình thường [7].
Nghiên cứu của Douthat W.G, Carlos
Raul Chiurchui, Pablo Ulises Massari ở
Argentina (2012) cho thấy cường tuyến
cận giáp sau ghép thận chiếm tỷ lệ lớn.
Trong 365 BN tại thời điểm ghép thận,
58% BN có nồng độ hormon tuyến cận
giáp cao > 250 pg/ml; 12,4% tăng canxi
huyết [4].
Nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết
thanh ở BN ghép thận liên quan với một
số yếu tố trước và sau ghép. Chúng tôi
thấy nồng độ hormon tuyến cận giáp
huyết thanh có liên quan với thời gian lọc
máu trước ghép. Kết quả cho thấy nồng
độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh có
mối tương quan thuận mức độ vừa, có ý
nghĩa thống kê với thời gian lọc máu
trước ghép (r = 0,36 và p = 0,001). Thời
gian lọc máu càng dài, nồng độ hormon
tuyến cận giáp càng tăng cao. Giai đoạn
đầu bệnh thận, khi nồng độ canxi máu
giảm, nồng độ hormon tuyến cận giáp
tăng, bệnh thận mạn càng kéo dài làm
cho tình trạng cường tuyến cận giáp kéo
dài, đến giai đoạn nhất định làm biến đổi
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
82
cấu trúc tuyến cận giáp. Vì vậy, sau khi
ghép thận, nồng độ canxi không giảm,
nhưng nồng độ hormon tuyến cận giáp
vẫn tăng kéo dài. Trên thế giới, nhiều
trung tâm đề nghị cắt tuyến cận giáp để
điều trị tình trạng cường tuyến cận giáp
kéo dài sau ghép thận. Tuy nhiên, chúng
tôi chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa
giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp
huyết thanh và thời gian sau ghép.
Một số nghiên cứu cho thấy, cường
tuyến cận giáp sau ghép thận chiếm tỷ lệ
cao, mức độ tăng hormon tuyến cận giáp
chủ yếu liên quan với thời gian điều trị
suy thận trước ghép và mức độ hormon
tuyến cận giáp tăng trong giai đoạn trước
ghép [4, 5, 6]. Trong 365 BN tại thời điểm
ghép thận thấy 58% BN có nồng độ
hormon tuyến cận giáp > 250 pg/ml;
12,4% tăng canxi huyết [4]. Theo Fredrick
(2013) [5], nồng độ hormon tuyến cận
giáp huyết thanh ở thời điểm 6 tháng sau
ghép thận giảm thấp hơn so với vừa
ghép, giảm từ 19 - 71%.
Nhiều nghiên cứu đề cập đến mối liên
quan giữa nồng độ hormon tuyến cận
giáp huyết thanh với chức năng thận
ghép cho thấy nồng độ hormon tuyến cận
giáp và mức lọc cầu thận trước và sau
ghép biến đổi rất rõ theo xu hướng ngược
nhau: khi mức lọc cầu thận cải thiện,
nồng độ hormon tuyến cận giáp giảm dần
[7]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, mối quan hệ đó chưa thể hiện.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 92 BN sau ghép thận đang
theo dõi định kỳ tại Bệnh viện Quân y 103
chúng tôi rút ra một số kết luận:
- 33,7% BN có nồng độ hormon tuyến
cận giáp huyết thanh trong giới hạn bình
thường; 66,3% BN có hormon tuyến cận
giáp tăng và không BN nào có nồng độ
hormon tuyến cận giáp thấp hơn bình
thường.
- Nồng độ hormon tuyến cận giáp có
mối tương quan thuận mức độ vừa với
thời gian lọc máu trước ghép (r = 0,36 và
p = 0,001), nhưng chưa thấy mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với thời gian
sau ghép và mức lọc cầu thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Thanh Vân. Nghiên cứu
nồng độ beta-crosslaps, hormon tuyến cận
giáp huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn
giai đoạn cuối. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Dược Huế. 2015.
2. Nguyễn Thị Kim Thủy. Nồng độ Ca, P,
hormon tuyến cận giáp huyết thanh và tình
trạng loãng xương ở bệnh nhân suy thận mạn
lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học Thực hành.
2011, 771 (6).
3. Botha, J.R Botha. Parathyroid function
after successful renal transplantation. S Afr J
Surg. 1997, 35 (3), pp.113-116.
4. Duothat W.G, Carlos Raul Chiuchiu,
Pablo Ulises Massari et al. New options for
the management of hyperparathyroidism after
renal transplantation. World J Transplant.
2012, Jun.
5. Fredrick, M Kalokola. Serum calcium,
phosphate and parathyroid hormone levels in
kidney transplant recipients. University of
Nairobi. 2013.
6. Ohood Abass Ibrahim, Gad Allah Modawe,
Abd Elkarim A Abdrabo. Assessment of
calcium phosphorus and parathyroid hormone
in Sudanese patients with renal transplantation.
Journal of Medical and Biological Science
Research. 2016, 2 (1), pp.1-4.
7. Tony Amin, P Toby Coates, Jeffrey
Barbara. Prevalence of hypercalcaemia in a
renal transplant population: A single centre
study. International Journal of Nephrology.
2016, Article ID 7126290, 5 pages.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nong_do_hormon_tuyen_can_giap_o_benh_nhan_ghep_th.pdf