Tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân xơ gan do rượu: tạp chí y - d−ợc học quân sự số 8-2018
27
NGHIấN CỨU NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN
HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN DO RƯỢU
Phạm Thị Dung1; Dương Quang Huy2
TểM TẮT
Mục tiờu: xỏc định nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhõn xơ gan do rượu và mối
liờn quan với mức độ xơ gan. Đối tượng và phương phỏp: nghiờn cứu tiến cứu, mụ tả cắt ngang
60 bệnh nhõn xơ gan do rượu và 20 người khỏe mạnh được xột nghiệm homocystein mỏu lỳc đúi
theo phương phỏp miễn dịch vi hạt húa phỏt quang tại Khoa Nội tiờu húa, Bệnh viện Quõn y 103.
Kết quả: nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhõn xơ gan do rượu (17,13 ± 15,31 àmol/l)
cao hơn cú ý nghĩa so với chỉ số tương ứng ở nhúm chứng (10,16 ± 2,04 àmol/l) (p = 0,046),
mức tăng cao nhất thấy ở nhúm xơ gan Child-Pugh C và 35,5% bệnh nhõn tăng homocystein
> 15 àmol/l. Nồng độ homocystein huyết tương cú tương quan thuận ớt chặt chẽ với điểm
Child-Pugh (hệ số tương quan r = 0,23, p < 0,05). Kết luận: homocystein huyết tương tăng cao
...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân xơ gan do rượu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
27
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN
HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN DO RƯỢU
Phạm Thị Dung1; Dương Quang Huy2
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân xơ gan do rượu và mối
liên quan với mức độ xơ gan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
60 bệnh nhân xơ gan do rượu và 20 người khỏe mạnh được xét nghiệm homocystein máu lúc đói
theo phương pháp miễn dịch vi hạt hóa phát quang tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103.
Kết quả: nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân xơ gan do rượu (17,13 ± 15,31 µmol/l)
cao hơn có ý nghĩa so với chỉ số tương ứng ở nhóm chứng (10,16 ± 2,04 µmol/l) (p = 0,046),
mức tăng cao nhất thấy ở nhóm xơ gan Child-Pugh C và 35,5% bệnh nhân tăng homocystein
> 15 µmol/l. Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận ít chặt chẽ với điểm
Child-Pugh (hệ số tương quan r = 0,23, p < 0,05). Kết luận: homocystein huyết tương tăng cao
ở bệnh nhân xơ gan do rượu, mức tăng liên quan đến mức độ xơ gan theo thang điểm
Child-Pugh.
* Từ khóa: Xơ gan do rượu; Homocystein.
Changes of Serum Homocysteine Level in Patients with
Alcoholic Cirrhosis
Summary
Objectives: To evaluate plasma homocysteine level in patients with alcoholic cirrhosis and
the relationship with the degree of cirrhosis. Subjects and method: Prospective, cross-sectional
descriptive study was carried out on 60 patients with alcoholic cirrhosis and 20 control subjects
in Digestive Department, 103 Military Hospital. Homocysteine concentration in plasma was determined
by Chemiluminescent Microparticle Immuno Assay (CMIA). Results: Plasma homocysteine
levels in patients with alcoholic cirrhosis was 17.13 ± 15.31 µmol/L, significantly higher than that
in control group (10.16 ± 2.04 µmol/L), p = 0.046 and increase in homocysteine more than
15 µmol/L, accounted for 35.0%. homocysteine levels were significantly positive correlated to
Child-Pugh score (correlation coefficient r = 0.25, p < 0.05). Conclusion: Homocysteine concentration
increased in alcoholic cirrhotic patients, the level of change related with the degree of cirrhosis
according to Child-Pugh classification.
* Keywords: Alcoholic cirrhosis; Homocysteine.
1. Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy (huyduonghvqy@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 20/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
28
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là một bệnh lý đặc trưng do
thay đổi cấu trúc các tiểu thùy gan bằng
tổ chức xơ, cục tân tạo, là hậu quả của
tổn thương gan mạn tính, lan tỏa, không
hồi phục, cuối cùng dẫn đến nhiều biến
chứng như xuất huyết tiêu hóa do tăng
áp cửa, hội chứng gan thận, hội chứng
gan phổi, ung thư gan [1], trong đó có
biến chứng rối loạn quá trình chuyển hóa
homocystein (Hcy). Rối loạn chuyển hóa
Hcy thường gặp ở bệnh nhân (BN) xơ gan
do rượu, là một yếu tố góp phần làm gia
tăng tình trạng nhiễm mỡ tại gan, kích
thích có hiệu quả hình thành tổ chức xơ,
làm tăng quá trình tiến triển của bệnh gan
do rượu [3]. Bên cạnh đó, tăng Hcy máu
còn ảnh hưởng đến chức năng thận, là
một trong các yếu tố nguy cơ xuất hiện
hội chứng gan thận cũng như tình trạng
huyết khối tĩnh mạch cửa (TMC)... [5, 7].
Vì vậy, đánh giá nồng độ Hcy máu và
điều trị giảm nồng độ Hcy máu đang là
một hướng đi mới, nhiều triển vọng, có ý
nghĩa trong theo dõi, dự phòng các biến
chứng và làm chậm tiến triển của bệnh
gan nói chung, trong đó có xơ gan do rượu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
Xác định nồng độ Hcy huyết tương và mối
liên quan với mức độ suy gan ở BN xơ
gan do rượu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
60 BN xơ gan do rượu điều trị nội trú tại
Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103
từ tháng 10 - 2017 đến 5 - 2018.
Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và xét
nghiệm có đẩy đủ 2 hội chứng kinh điển
là suy chức năng gan và tăng áp lực TMC
cùng với những thay đổi hình thái gan trên
siêu âm gan.
Loại khỏi nhóm nghiên cứu những
trường hợp xơ gan do căn nguyên virut,
do thuốc...., xơ gan kèm theo ung thư
biểu mô tế bào gan; đang có biến chứng
nặng như xuất huyết tiêu hóa hoặc có các
bệnh lý tim mạch, hô hấp, nội tiết kèm theo;
đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng
xét nghiệm nồng độ Hcy
* Nhóm chứng: 20 người khỏe mạnh,
nam giới, không có bệnh lý gan mật, nội tiết,
tim mạch... có phân bố tuổi tương đương
với nhóm bệnh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
có so sánh với nhóm chứng.
- Tất cả BN chọn vào nghiên cứu được
khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm
cận lâm sàng cần thiết để xác định hội
chứng suy chức năng gan và tăng áp lực
TMC. Phân loại mức độ xơ gan theo
thang điểm Child-Pugh (1973).
- Phương pháp định lượng Hcy huyết
tương: định lượng nồng độ Hcy huyết
tương cho tất cả BN nghiên cứu bằng
phương pháp miễn dịch vi hạt hóa phát
quang Chemiluminescent Microparticle
Immuno Assay (CMIA) trên máy Architect
ci16200 tự động (Hãng Roche Diagnostic)
tại Khoa Hóa sinh, Bệnh viện Quân y 103.
- Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần
mềm thống kê y học SPSS 18.0 và Excel
2010.
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
Nhóm chứng (n = 20) Nhóm nghiên cứu (n = 60)
Tuổi, giới n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
p
Nam 18 90,0 60 100,0
Giới Nữ 2 10,0 0 0,0
> 0,05
Tuổi trung bình 52,7 ± 8,4 52,3 ± 8,4 > 0,05
100% BN xơ gan trong nghiên cứu là nam giới, vì đối tượng lựa chọn là BN lạm dụng
rượu và nghiện rượu, phù hợp với hầu hết nghiên cứu về bệnh lý gan do rượu ở Việt Nam.
Tuổi trung bình của nhóm xơ gan 52,3 ± 8,4, cho thấy xơ gan thường gặp ở lứa tuổi
trung niên, Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa nhóm BN và nhóm chứng
(p > 0,05).
Bảng 2: Đặc điểm mức độ xơ gan ở nhóm BN xơ gan.
Mức độ xơ gan n Tỷ lệ %
Child-Pugh A 8 13,3
Child-Pugh B 27 45,0
Mức độ xơ gan
Child-Pugh C 25 41,7
Điểm Child-Pugh trung bình 9,2 ± 2,2
Mức độ suy chức năng gan chiếm đa số là Child-Pugh B và C (68,3%) với điểm
Child-Pugh trung bình 9,2 ± 2,2, cho thấy BN xơ gan nhập viện điều trị thường có biến
chứng với suy giảm chức năng gan nặng.
Bảng 3: Biến đổi nồng độ Hcy huyết tương ở BN xơ gan so với nhóm chứng.
Hcy huyết tương Nhóm chứng (n = 20) Nhóm xơ gan (n = 60) p
Nồng độ Hcy huyết tương trung bình (µmol/l) 10,16 ± 2,04 17,13 ± 15,31 0,046
Hcy ≤ 15 µmol/l 20 (100%) 39 (65,0%)
Hcy > 15 µmol/l 0 (0%) 21 (35,0%)
< 0,05
Nồng độ Hcy trung bình ở nhóm BN xơ gan trong nghiên cứu (17,13 ± 15,31 µmol/l)
cao hơn so với nồng độ Hcy ở nhóm chứng (10,16 ± 2,04 µmol/l), khác biệt có ý nghĩa
với p = 0,046, trong đó 35,0% BN có nồng độ Hcy tăng > 15 µmol/l. Nghiên cứu của
Culafic D.M và CS (2013) trên 35 BN xơ gan, đối chứng với 30 người khỏe mạnh cùng
tuổi và giới cũng cho kết quả tương tự, đó là nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm BN
xơ gan cao hơn rõ so với nhóm chứng (14,85 ± 5,40 so với 9,17 ± 1,994 µmol/l,
p < 0,001) [4].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
30
Cơ chế xơ gan do rượu gây tăng nồng
độ Hcy máu, là tổng hợp của nhiều yếu
tố. Trước hết, BN lạm dụng rượu thường
có tình trạng giảm axít folic trong máu, do
ăn uống và tiêu hóa kém, quá trình hấp
thu bị ức chế bởi rượu cũng như khả
năng lưu giữ vitamin B12, axít folic trong
tế bào gan giảm do tổn thương tế bào
(axít folic và vitamin B12 là cơ chất quan
trọng trong quá trình chuyển hóa Hcy).
Đồng thời, rượu và chất chuyển hóa
rượu là acetaldehyde còn ức chế trực tiếp
hoạt tính của enzym methionin synthetase
(dẫn đến giảm chuyển hóa Hcy thành
methionin) cùng với đáp ứng bù đắp
tăng hoạt tính của enzym betain/Hcy
methyltransferase, từ đó thúc đẩy quá
trình tổng hợp Hcy [3, 5].
Bảng 4: Mối liên quan giữa nồng độ
Hcy huyết tương với mức độ xơ gan theo
thang điểm Child-Pugh.
Mức độ
xơ gan
Nồng độ Hcy
huyết tương
(µmol/l)
p
Child-Pugh A 10,74 ± 3,02
Child-Pugh B 13,21 ± 6,53
Child-Pugh C 23,04 ± 21,35
pa-b = 0,31
pb-c = 0,02
pc-a = 0,046
Nồng độ Hcy huyết tương ở BN xơ
gan tăng dần theo mức độ xơ gan, từ
10,74 ± 3,02 µmol/l ở nhóm BN xơ gan
Child-Pugh A lên 23,04 ± 21,35 µmol/l ở
nhóm BN xơ gan Child-Pugh C, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bosy-Westphall A và CS nghiên cứu trên
168 BN xơ gan (2003) cũng ghi nhận
nồng độ Hcy tăng dần theo mức độ xơ
gan từ 16,4 ± 9,64 µmol/l ở nhóm xơ gan
Child-Pugh A lên 17,6 ± 8,74 µmol/l ở
nhóm xơ gan Child-Pugh B và 21,3 ±
12,64 µmol/l ở nhóm xơ gan Child-Pugh C
[2]. Kết quả cho thấy xơ gan với tình
trạng suy chức năng gan càng nặng sẽ
song hành với giảm khả năng lưu giữ và
chuyển hóa các vitamin nhóm B, trong đó
có vitamin B12, vitamin B6 và axítd folic
(vitamin B9) dẫn đến thiếu hụt những
vitamin này trong tế bào gan, từ đó ảnh
hưởng đến chuyển hóa Hcy (Hcy không
chuyển được thành methionin - con đường
tái methyl hóa) cũng như không tạo ra
cystein (con đường chuyển nhóm sulfur),
dẫn đến ứ Hcy trong tế bào gan, trào vào
máu, hậu quả là tăng cao nồng độ Hcy
trong máu [3].
Bảng 5: Mối tương quan giữa nồng độ
Hcy huyết tương với một số thông số đánh
giá chức năng gan và điểm Child-Pugh.
Các biến
tương quan
Hệ số
tương
quan (r)
p
Albumin (g/l) -0,25 < 0,05
Bilirubin toàn phần
(µmol/l)
0,10 > 0,05
Tỷ lệ prothrombin (%) 0,10 > 0,05
Nồng độ
Hcy
(µmol/l)
Điểm Child-Pugh 0,23 < 0,05
Nồng độ Hcy huyết tương có tương
quan nghịch ít chặt với nồng độ albumin
máu (hệ số tương quan r = -0,25, p < 0,05),
tương quan thuận ít chặt với điểm Child-
Pugh (hệ số tương quan r = 0,23, p < 0,05),
phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Ferre N và CS (2002): nồng độ Hcy huyết
tương liên quan với mức độ suy giảm
chức năng gan (mối tương quan nghịch
với hệ số tương quan r = -0,35, p < 0,05)
[6]. Kết quả này một lần nữa khẳng định
mối liên quan giữa nồng độ Hcy huyết
tương với mức độ suy chức năng gan ở
BN xơ gan rượu.
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
31
KẾT LUẬN
Nghiên cứu nồng độ Hcy huyết tương
ở 60 BN xơ gan do rượu có so sánh với
nhóm 20 người khỏe mạnh cùng tuổi,
chúng tôi nhận thấy:
- Nồng độ Hcy huyết tương ở BN xơ
gan do rượu (17,13 ± 15,31 µmol/) cao
hơn có ý nghĩa so với chỉ số tương ứng ở
nhóm chứng (10,16 ± 2,04 µmol/), p = 0,046,
mức tăng cao nhất thấy ở nhóm xơ gan
Child-Pugh C và 35,5% BN tăng Hcy
> 15 µmol/l.
- Nồng độ Hcy huyết tương ở BN xơ
gan do rượu có tương quan thuận ít chặt
chẽ với điểm Child-Pugh (hệ số tương
quan r = 0,23, p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Long. Xơ gan. Bệnh học Nội khoa,
tập 2. Nhà xuất bản Y học. 2012, tr.9-16.
2. Bosy-Westphal A, Ruschmeyer M, Czech N.
Determinants of hyperhomocysteinemia in
patients with chronic liver disease and after
orthotopic liver transplantation. Am J Clin Nutr.
2003, 77 (5), pp.1269-1277.
3. Chien Y, Chen Y, Peng H et al. Impaired
homocysteine metabolism in patients with
alcoholic liver disease in Taiwan. Alcohol.
2016, 34, pp.33-37.
4. Culafic M.D, Markovic M.L, Obrenovic
R.Z et al. Plasma homocysteine levels in
patients with liver cirrhosis. Vojnosanit Pregl.
2013, 70 (1), pp.57-60.
5. García-Tevijano E.R, Berasain C,
Rodríguez J.A et al. Hyperhomocysteinemia
in liver cirrhosis, mechanisms and role in
vascular and hepatic fibrosis. Hypertension.
2001, 38 (5), pp.1217-1221.
6. Ferré N, Gómez F, Camps J et al.
Plasma homocystein concentrations in patients
with liver cirrhosis. Clin Chem. 2002, 48 (1),
pp.183-185.
7. Woitas R.P, Stoffel-Wagner B, Poege U
et al. Increased Hcy in liver cirrhosis: A result
of renal impairment?. Clin Chem. 2002, 48 (5),
pp.796-797.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nong_do_homocystein_huyet_tuong_o_benh_nhan_xo_ga.pdf