Tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy thận của bệnh nhân tim ngừng đập: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 221
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
LẤY THẬN CỦA BỆNH NHÂN TIM NGỪNG ĐẬP
Nguyễn Anh Tài*, Lê Thanh Liêm*, Trần Quang Vinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm kiếm các tiêu chuẩn quyết định ngừng hồi sức trong quá trình chết tim có kiểm soát để nhận
thận hiến từ những bệnh nhânh (BN) có bệnh lý nặng mà khả năng hồi sức nội khoa không thành công - nhằm
làm tiền đề cho phát triển nguồn thận hiến từ người cho chết tim ngừng đập
Phương pháp: Tiến cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt trường hợp BN điều trị tại các khu vực hồi sức tích cực
Bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi chú trong đến các yếu tố quyết định thời điểm ngừng hồi sức và thời gian từ lúc
ngưng hồi sức đến khi BN tử vong - tình trạng không hồi phục của bệnh lý, điểm Wincosin và huyết áp tâm thu.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp xây dựng tiêu chuẩn quyết định ngừng hồi sức trong hiến tạng từ người ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy thận của bệnh nhân tim ngừng đập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 221
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
LẤY THẬN CỦA BỆNH NHÂN TIM NGỪNG ĐẬP
Nguyễn Anh Tài*, Lê Thanh Liêm*, Trần Quang Vinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm kiếm các tiêu chuẩn quyết định ngừng hồi sức trong quá trình chết tim có kiểm soát để nhận
thận hiến từ những bệnh nhânh (BN) có bệnh lý nặng mà khả năng hồi sức nội khoa không thành công - nhằm
làm tiền đề cho phát triển nguồn thận hiến từ người cho chết tim ngừng đập
Phương pháp: Tiến cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt trường hợp BN điều trị tại các khu vực hồi sức tích cực
Bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi chú trong đến các yếu tố quyết định thời điểm ngừng hồi sức và thời gian từ lúc
ngưng hồi sức đến khi BN tử vong - tình trạng không hồi phục của bệnh lý, điểm Wincosin và huyết áp tâm thu.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp xây dựng tiêu chuẩn quyết định ngừng hồi sức trong hiến tạng từ người cho tim
ngừng đập.
Kết quả: 35 BN thuộc phân nhóm Maastricht III (15 BN - 42,9%) và IV (20 BN - 57,1%) đồng ý tham gia
đánh giá ngừng hồi sức có kiểm soát để đánh giá quá trình chết tim ngừng đập tại các khu vực hồi sức tại Bệnh
viện Chợ Rẫy (11/2014-11/2015). Chấn thương sọ não nặng (82,9% và đột quị não nặng (11,4%) là những
nguyên nhân phổ biến nhất trong nghiên cứu chúng tôi. Không có sự khác biệt lớn về tuổi, giới tính và chỉ số khối
cơ thể giữa hai phân nhóm Maastricht III và Maastricht IV. Nguyên nhân tử vong là khác biệt rõ nhất giữa hai
phân nhóm nghiên cứu: chấn thương sọ não nặng là nguyên nhân duy nhất trong Maastricht IV – Chấn thương
sọ não nặng, Đột quị não, Nhồi máu cơ tim và Trạng thái động kinh là những nguyên nhân tử vong trong
Maastricht III - p=0,047. Tất cả BN trong nghiên cứu chúng tôi đều tử vong trong vòng 60 phút sau khi ngừng
hồi sức có kiểm soat. không có sự khác biệt về thời gian thiếu máu nóng giữa 2 phân nhóm nghiên cứu (p=0,11).
Phân tích bằng Kaplan-Meier: phân nhóm Masstricht III - BN có điểm Wincosin càng cao (19 - 24) có thời gian
thiếu máu nóng càng ngắn; không có sự liên quan giữa trị số huyết áp tâm thu (≤55mmHg) tại thời điểm trước
ngừng hồi sức với thời gian tử vong (p=0,212). Phân tích hồi qui Cox: biểu đồ hàm sống sót tích lũy giữa 2 tiêu
chuẩn thang điểm Wincosin sau khi đã hiệu chỉnh về tiêu chuẩn huyết áp tâm thu - thang điểm Wincosin là tiêu
chuẩn có thể dự đoán thời gian chết tim sau ngừng hồi sức có kiểm soát trong nghiên cứu của chúng tôi
(p=0,047).
Kết luận: Thang điểm Wisconsin là yếu tố dự đoán có giá trị khả năng tử vong trong vòng 60 phút sau khi
ngừng hồi sức có kiểm soát ở BN thuộc phân nhóm Maastricht III và nên sử dụng để quyết định thời điểm ngừng
hồi sức ở các BN hiến tạng từ người chết tim ngừng đập
Từ khóa: Người hiến tạng tim ngừng đập; dự đoán; chức năng thận.
ABSTRACT
FACTORS AFFECTING THE KIDNEY FUNCTION OF NON-HEART-BEATING DONORS
Nguyen Anh Tai, Le Thanh Liem, Tran Quang Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 221 - 229
Purpose: Renal function, pathological background, the main pathological process and resuscitation of
candidates... can affect kidney function and kidney donor may not have enough quality to transplant. To
contribute to kidney donor selection from non-heart-beating donors (NHBDs) that can have enough graft
* Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Anh Tài ĐT: 0913724242 Email: anhtaintk@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 222
function, we performed a study to find the factors that can affect kidney function of NHBDs.
Methods: Prospective, cross-sectional descriptive case series of patients were treated in the intensive care
areas Cho Ray Hospital., we collected variables such as age, sex, cause of death, history, coordinate diseases, kidney
function (biochemistry, general urinalysis, ultrasound,...) at three different time: (1) enrollment (2) decision to
stop resuscitation and (3) declared circulation death. We evaluated the above parameters change over time and
analyzed to find the factors that made these changes
Results: 35 patients subgroup Maastricht III (15 patients - 42.9%) and IV (20 patients - 57.1%) agree
participate in controlled withdrawal of life-support to evaluate cardiac arrest deaths at the intensive care areas of
Cho Ray Hospital (11/2014 - 11/2015). We did not find any change in parameters between the time decision to
stop resuscitation and the time declared circulation death. Thus, the factors that able to affect kidney function of
donor only can be found during the time between enrollment and decision to stop resuscitation.
There were no significant differences in resuscitation time between Maastricht III and IV. 02 parameters:
BUN and Creatinine had changed (p <0.005) and had trend to deteriorate. But, when we analyzed in subgroup,
only Creatinine in Maastricht III has significant changed from enrollment to the time declared circulation death p
= 0.03 (-0.7 - -0.03). 11 variants in Maastricht III subgroup had relation with change in creatinine (Pearson
correlations and Regression - Linear test) but only 3 variants had significant role in Regression – Linear
multivariate: Creatinine at the enrolment, Proteinuria at the enrolment and the resuscitation time. We created an
equation to predict the value of creatinine at the time decision to stop resuscitation: Creatinine at the time decision
to stop resuscitation = 0,437 + 0,69x (Creatinine at the enrolment) + 0,041x (the resuscitation time) + 0,003x
(Proteinuria at the enrolment).
Conclusions: Our study has found 3 factors affecting the ability to select the good renal function in
Maastricht III of NHBDs and in its relation was showed in predictive equitation. We suggest some conclusions:
1) This equation should be used widely to calculate to predict the kidney function of candidates in Maastricht III;
2) The proteinuria of the kidney donor candidates is an important marker of renal function changes during
resuscitation take care; and 3) Shorten the time of unnecessary resuscitation will help to get a better donor kidney
function of NHBDs.
Keywords: Non-heart-beating donors (NHBDs); predict; kidney function.
ÐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận giúp cải thiện kéo dài thời gian
sống và chất lượng sống của BN (BN) bệnh thận
giai đoạn cuối. Tuy nhiên, kết quả ghép thận tùy
thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng thận hiến,
quá trình thu hồi thận, bảo quản, điều trị sau khi
ghép thận. Tiêu chuẩn người cho tạng mở rộng
(expanded criteria donor – ECD)(11) cho phép
thận hiến được nhận từ người có tuổi cao hơn,
kèm một số bệnh cơ bản và từ nguồn người chết
tim ngừng đập.
Để góp phần vào đánh giá kết quả ghép thận
từ người cho chết tim ngừng đập, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu (NC) những yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng lấy thận của BN chết tim ngừng
đập – đánh giá sự thay đổi chất lượng thận hiến
từ người chết tim ngừng đập. Tình trạng thận
của ứng viên hiến thận chết tim ngừng đập,
bệnh nền, bệnh lý chính và quá trình hồi sức...dự
đoán ảnh hưởng chức năng thận của ứng viên và
kết quả NC sẽ đóng góp vào chiến lược chọn lựa
và đảm bảo chất lượng nguồn thận hiến này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện NC tiến cứu, cắt ngang
mô tả hàng loạt trường hợp: các BN có bệnh lý
chấn thương sọ não, đột quị não, bệnh thần kinh
nặng khác hoặc bệnh tim nặng đang điều trị tại
các khu vực Hồi sức tích cực ngoại thần kinh,
Nội thần kinh và Hồi sức tim mạch từ tháng 11
năm 2014 đến tháng 11 năm 2015 thỏa các tiêu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 223
chuẩn chọn bệnh, tiêu chuẩn loại trừ, đồng ý hồi
sức đến giai đoạn cuối cùng và có ý kiến hội
chẩn các chuyên khoa liên quan khẳng định hồi
sức tiếp tục kéo dài là không còn hiệu quả cũng
như không có lợi cho người bệnh đưa vào NC.
Các dữ liệu cơ bản về dịch tễ học của đối
tượng NC và tình trạng bệnh lý, tiền căn và
chất lượng thận được ghi nhận. Đây là NC
trên người chết tim ngừng đập có kiểm soát
(Maastricht III và IV) để tìm kiếm những yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng lấy thận đủ tiêu
chuẩn cho ghép thận, vì vậy chúng tôi thu
thập các biến số trên ở 02 thời điểm: 1) thời
điểm đưa vào nghiên cứu và 2) trước khi
quyết định ngừng hồi sức. Để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy thận của
BN chết tim ngừng đập. Chúng tôi thu thập
nhiều biến số như tuổi, giới, nguyên nhân
chết, tiền căn, các bệnh lý phối hợp, chức năng
thận (về sinh hóa, tổng phân tích nước tiểu,
siêu âm về hình thái và Doppler tưới máu
thận), diễn tiến quá trình chăm sóc đồng thời
đánh giá những biến đổi các thông số trên
theo thời gian từ lúc tuyển chọn BN vào NC
đến khi ngừng hồi sức.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để
xử lý và phân tích.
KẾT QUẢ
Từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm
2015, 35 BN thuộc phân nhóm Maastricht III
và IV đồng ý hồi sức đến giai đoạn cuối và
tham gia NC tại các khu vực Hồi sức thuộc
Bệnh viện Chợ Rẫy.
Khi khảo sát sự thay đổi chức năng thận ở
thời điểm ngừng hồi sức và thời điểm chết tim
chúng tôi không tìm thấy được sự thay đổi nào
ngoài sự thay đổi về tưới máu thận (do ngừng
tuần hoàn – không còn tưới máu thận). Điều này
có thể là do thời gian theo dỏi ngừng hồi sức có
kiểm soát ngắn (≤60 phút theo điều kiện thận
hiến từ người chết tim ngừng đập) để tạo biến
đổi các thông số sinh hóa về chức năng thận.
Như vậy những yếu tố có khả năng ảnh hưởng
đến lấy thận của BN tim ngừng đập chỉ được
khảo sát tại các thời điểm: chọn lựa BN, quá trình
hồi sức và thời điểm quyết định ngừng hồi sức.
Bảng 1: Các yếu tố có thể liên quan chọn lựa thận
hiến từ người chết tim ngừng đập
Yếu tố nguy cơ
Đối tượng nghiên cứu
Số lượng Tỉ lệ %
Giới tính nam 30 85,7
Tuổi
< 50 27 77,1
50 – 64 07 20
≥ 65 01 2,9
BMI
< 25 34 97,1
25 – 29 01 2,9
≥ 30 00 00
Creatinin:
mg%
< 1,5 27 77,1
1,5 – 2 02 5,7
> 2 06 17,1
Tiền căn
Đái tháo đường 01 2,9
Hút thuốc lá 11 31,4
uống rượu nhiều 14 40
bệnh mạch vành 01 2,9
suy tim 01 2,9
bệnh thận 01 2,9
Chấn thương sọ
não nặng 29 82,9
Nhồi máu não 02 5,7
Xuất huyết não 02 5,7
Nhồi máu cơ tim 01 2,9
Trạng thái động kinh 01 2,9
Maastricht
III 15 42,9
IV 20 57,1
Đa số BN trong NC là nam giới (85,7%). Có
77,1% BN dưới 50 tuổi; chỉ có 22,9% từ 50 tuổi trở
lên (được xếp vào đối tượng hiến thận mở rộng
theo tiêu chuẩn tuổi), trong đó chỉ có 2,9% BN có
tuổi ≥ 65. Đa số BN có BMI < 25 (97,1%) và không
có đối tượng nào béo phì (BMI >30: 0%).
Khi đưa vào NC: 27 BN (77,1%) có trị số
creatinin < 1,5 mg% và 06 BN (17,1%) có creatinin
> 2 mg%. BN thuộc phân nhóm Maastricht III và
phân nhóm Maastricht IV là 42,9% và 57,1% (15
và 20 BN). Nguyên nhân tử vong trong nhóm
nghiên cứu cao nhất là chấn thương sọ não nặng
– chiếm 92,9%; các nguyên nhân khác lần lượt là
Nhồi máu não (5,7%), xuất huyết não (5,7%),
Trạng thái động kinh (2,9%) và Nhồi máu cơ tim
(2,9%). Khảo sát về tiền căn ghi nhận: uống rượu
và hút thuốc lá chiểm tỉ lệ khá cao (lần lượt là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 224
40% và 31,4%); tiếp theo đó là tăng huyết áp với
tỉ lệ 11,4%; trong khi đó tiền căn đái tháo đường,
đột quị não chỉ chiếm 2,9% và chỉ có 2,9% ghi
nhận có bệnh thận trước đó.
Bảng 2: Chức năng thận và thời gian hồi sức ở phân
nhóm Maastricht III và IV trước ngừng hồi sức
Đặc điểm
Maastricht III
(15)
Maastricht IV
(20)
Giá tri
p
B.U.N 26,2(±16,95) 27(± 14,15) 0,88
Creatinin 1,94(± 0,97) 1,97(± 1,45) 0,94
Natri máu 159,27(±11,2) 150,6(±20,62) 0,15
Kali máu 3,8(±1,74) 3,99(±1,62) 0,75
Thời gian hồi sức
(TB, ngày)
4,4 5,5 5,1
NC của chúng tôi gồm BN thuộc phân nhóm
Maastricht III và IV, chức năng thận ở 02 nhóm
bệnh nhân này ở thời điểm ngừng hồi sức có thể
khác nhau do khác biệt về nguyên nhân tử vong,
bệnh lý nền và nhiều yếu tố khác trong quá trình
hồi sức. Để tìm hiểu sự khác biệt này lên chức
năng thận ở hai nhóm bệnh nhân trên chúng tôi
phân tích và trình bày ở bảng 2.
Không có sự khác biệt nào có ý nghĩa về
chức năng thận giữa hai phân nhóm
Maastricht III và IV ở thời điểm trước ngừng
hồi sức (p>0,05).
Các biến số đánh giá về thận có thể thay đổi
trong quá trình hồi sức và được đánh giá nhiều
lần trong quá trình hồi sức. Chúng tôi sử dụng
phân tích paired - samples test để đánh giá sự
thay đổi này và trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Sư thay đổi trong các biến số đánh giá thận của ứng viên hiến thận
Thời điểm vào NC Thời điểm ngừng hồi sức Giá trị p (KTC 95%)
BUN: trung bình mg% (độ lệch chuẩn) 21,97 (9,52) 26,66 (15,18) 0,032 (-8,9 - -0,4)
Creatinine: trung bình mg% (độ lệch chuẩn) 1,42 (0,63) 1,95 (1,25) 0,012 (-0,9 - -0,13)
Na 151,8 154,3 0,33
K 3,78 3,91 0,88
Tổng phân tích
nước tiểu
Protein niệu trung bình 39,3 37,2 0,827
Hồng cầu trung bình 182,3 149,5 0,411
Bạch cầu trung bình 10 21,67 0,2
Hình thái thận
Thận Phải bình thường 0,324
Thận trái bình thường 0,324
Doppler động mạch
thận phải (%)
Tưới máu tốt 0,084
RI gốc thận bình thường 0,16
RI rốn thận bình thường 0,16
Doppler động mạch
thận trái (%)
Tưới máu tốt 0,084
RI gốc thận bình thường 0,16
RI rốn thận bình thường 0,16
Chỉ có 02 chỉ số sinh hóa về chức năng thận
là BUN và Creatinin có sự biến đổi rõ rệt
(p<0,005) và theo khuynh hướng xấu đi. Các biến
số khác đánh giá tình trạng thận: điện giải đồ
máu (Natri và Kali), tổng phân tích nước tiểu,
siêu âm thận và Doppler tưới máu thận không
ghi nhận sự biến đổi quan trọng (p > 0,005).
Cũng với phân tích paired - samples test,
chúng tôi tìm kiếm sự khác biệt về thay đổi chức
năng thận ở 2 nhóm Maastricht III và IV và trình
bày ở bảng 4.
Bảng 4: Sư thay đổi chức năng thận ở 2 nhóm ứng viên hiến thận.
PL Maastricht Đặc điểm
Thay đổi chức năng thận
Thời điểm vào NC Thời điểm ngừng hồi sức Giá trị p (KTC 95%)
III
BUN (TB) 23,5 26,2 0,3 (-8,2 – 2,9)
Creatinin 1,5 1,9 0,03 (-0,7 - -0,03)
Na 155 159 0,27 (-12,8 – 3,9)
K 3,6 3,8 0,64 (-1,1 – 0,7)
IV BUN (TB) 20,8 27 0,06 (-12,7 – 0,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 225
PL Maastricht Đặc điểm
Thay đổi chức năng thận
Thời điểm vào NC Thời điểm ngừng hồi sức Giá trị p (KTC 95%)
Creatinin 1,33 1,97 0,07 (-1,3 - 0,05)
Na 149,6 150,6 0,8 (-11,1 – 9,1)
K 3,9 4 0,9 (-1,1 – 1)
Thay đổi rõ rệt về chức năng thận ghi nhận ở
BN thuộc Maasticht III qua trị số Creatinin
(p=0,03). Do đó, chúng tôi sẽ tập trung phân tích
trên nhóm Maastricht III và tìm kiếm những yếu
tố ảnh hưởng đến thay đổi creatinin từ lúc tuyển
chọn ứng viên đến ngay trước khi quyết định
ngừng hồi sức.
Sử dụng phép kiểm hồi qui tuyến tính cho
các biến số liên tục và phép kiểm pearson
correlation cho các biến phân loại, kết quả sự liên
quan đơn biến có ý nghĩa thống kê với sự thay
đổi creatinin trong quá trình chọn lựa thận để
nhận ở BN chết tim ngừng đập thuộc phân
nhóm Maastricht III và trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Liên quan đơn biến với sự thay đổi creatinin ở BN Maastricht III.
Đặc tính Giá trị p Đặc tính Giá trị p
Tiền căn thận mạn 0,044 BUN vào NC 0,012
Phân suất tống máu (EF) vào NC 0,042 Creatinin vào NC 0,001
Phân suất tống máu (EF) lúc ngừng hồi sức 0,018 CKMB vào NC 0,003
Phép kiểm Pearson correlations
Protein nước tiểu vào NC 0,044
GCS vào NC 0,044
BUN lúc ngừng hồi sức 0.007
Số ngày nằm viện 0,02
Thời gian dùng vận mạch 0,016
Phép kiểm Regression - Linear
11 biến số về lâm sàng và cận lâm sàng: tiền
căn bệnh thận mạn, phân suất tống máu, BUN
vào NC, Creatinin vào NC, CKMB vào NC,
Protein nước tiểu vào NC, GCS vào NC, BUN lúc
ngừng hồi sức, số ngày nằm viện và thời gian
dùng vận mạch liên quan đến thay đổi creatinin
trong quá trình từ lựa chọn ứng viên đến trước
khi ngừng hồi sức chủ động trong nhóm
Maastricht III.
Phân tích hồi qui đa biến 11 biến số trên
chúng tôi ghi nhận 03 biến số: nồng độ Creatinin
vào NC, Số ngày nằm viện và Protein nước tiểu
vào NC có liên quan có ý nghĩa thống kê trong
phương trình dự đoán sự thay đổi creatinin. Sử
dụng phép hồi qui tuyến tính cho 3 biến số này,
kết quả trình bày ở bảng 6, 7, và hình 1.
Bảng 6: Mô hình hồi qui tuyến tính của các biến số trong phương trình với chức năng thận ngay trước khi
ngừng hồi sức
Mô hình
Unstandardized
Coefficients t Sig.
95.0% Confidence Interval for
B
Collinearity Statistics
B Std. Error Lower Bound Upper Bound Tolerance VIF
(Hằng số) 0,437 0,348 1,256 0,238 -0,338 12212
Creatinin vào NC 0,690 0,221 3,118 0,011 0,197 1,183 0,797 1,255
Số ngày nằm viện 0,041 0,055 0,746 0,473 -0,082 0,165 0,811 1,233
Protein nước tiểu vào NC 0,003 0,002 1,797 0,103 -0,001 0,008 0,954 1,048
Bảng 7: Khả năng dự đoán của mô hình hồi qui tuyến tính
ANOVA
a
Mô hình Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1
Regression 6,554 3 2,185 7,270 0,007b
Residual 3,005 10 0,300
Total 9,559 13
a.Biến số độc lập: Creatinin trước khi ngừng hồi sức b. Dự đoán: Creatinin vào NC, Số ngày nằm viện và Protein nước
tiểu vào NC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 226
Mối liên hệ giữa Creatinin trước khi ngừng
hồi sức và 03 biến số độc lập được thể hiện
trong phương trình hồi qui chuẩn hóa
Creatinin trước khi ngừng hồi sức = 0,437 +
0,69x(Creatinin vào NC) + 0,041x(Số ngày nằm
viện) + 0,003x(Protein nước tiểu vào NC)
Chức năng thận trước khi ngừng hồi sức có
quan hệ tuyến tính mạnh nhất với Creatinin vào
NC (Beta: 0,69), thứ hai là số ngày nằm viện
(Beta: 0,041) và thứ ba là Protein nước tiểu vào
NC (hệ số Beta: 0,003). Các hệ số Beta này đều >
0: cả 3 biến số trên tác động thuận chiều về chức
năng thận lúc ngừng hồi sức (càng lớn thì chức
năng thận càng xấu trước khi ngừng hồi sức tức
là khả năng lấy được thận có chức năng còn tốt
để ghép sau chết tim càng thấp).
Hình 1: Mô hình hồi qui tuyến tính: Creatinin vào NC, Số ngày nằm viện và Protein nước tiểu vào NC dự đoán
chức năng thận (Creatinin) trước khi ngừng hồi sức
Với r = 0,83 cho thấy sự tương thích của mô
hình với biến quan sát rất lớn và chức năng thận
trước khi ngừng hồi sức gần như có thể được dự
đoán được bằng: Creatinin vào NC, Số ngày nằm
viện và Protein nước tiểu vào NC.
BÀN LUẬN
Kết quả lâu dài của ghép thận từ người chết
tim ngừng đập đã và đang có nhiều cải thiện(Error!
Reference source not found.). Tuy nhiên, khó để dự đoán
một kết quả ghép thận sẽ có kết quả tốt hoặc
không tốt vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
có chất lượng thận hiến. Nghiên cứu của chúng
tôi sử dụng ECD(11) và thang điểm thận hiến
(kidney donor profile index score – KDPI)(3,4) -
hoàn toàn chỉ dựa trên đặc tính từ người hiến
thận – để chọn lựa ứng viên hiến thận sau chết
tim. Các thông số theo hai tiêu chuẩn này đều
được đánh giá vào thời điểm tuyển chọn ứng
viên, không phải thời điểm trước khi ngừng hồi
sức hoặc thời điểm tuyên bố tử vong. Quan niệm
hiến tạng từ người chết tim ngừng đập chưa
được ủng hộ rộng rải ở nước ta (kể cả chết não
mặc dù đã có luật hiến tạng), do đó phần lớn BN
được yêu cầu hồi sức đến cuối cùng trước khi có
quyết định hiến tạng - những đánh giá vào thời
điểm chọn ứng viên có thể không còn phù hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 227
Thời gian hồi sức trung bình trong NC của
chúng tôi là 5,1 ngày (4,4 ngày trong nhóm
chết tim và 5,5 ngày trong nhóm chết não –
bảng 2) –khá dài và đủ để thay đổi chức năng
thận so với khi tuyển chọn ứng viên. Bảng 3
chứng minh sự thay đổi chức năng thận qua
02 chỉ số BUN và Creatinine xảy ra trong quá
trình hồi sức từ khi tuyển chọn ứng viên đến
khi quyết định ngừng hồi sức chủ động là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05 – chức năng thận
của ứng viên có khuynh hướng xấu đi trong
quá trình hồi sức. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự như nghiên cứu của
Stewart D và cộng sự(5) từ Richmond và
Cleveland khi đánh giá Creatinine trong chỉ số
KDPI ở thời điểm tuyển chọn ứng viên hiến thận
từ người chết tim ngừng đập và thời điểm trước
khi ngừng hồi sức: 10% ứng viên chết tim
ngừng đập có sự khác biệt lên đến 11 điểm
KDPI. Ảnh hưởng biến đổi của nồng độ
creatinin trong đánh giá chất lượng thận hiến
qua giá trị KDPI trước lúc ngừng hồi sức đến
kết quả thận ghép đang được được nghiên cứu
thêm. BN trong NC của chúng tôi có thời gian
hồi sức kéo dài, thay đổi chức năng thận ghi
nhận rõ ràng giữa 2 thới điểm do đó điều này
cần lưu ý khi chọn lựa thận hiến cũng như
người nhận phù hợp trong tương lai.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy chỉ có bệnh
nhân thuộc nhóm Maastricht III có biến đổi
chức năng thận rõ nét nhất qua chỉ số
Creatinine (p=0,03). Tính không ổn định về
tuần hoàn là yếu tố khác nhau quan trọng giữa
02 nhóm BN Maastricht III và IV ở NC này.
Đây là nghiên cứu chết tim ngừng đập có
kiểm soát đầu tiên ở nước ta – các ứng viên
Maastricht IV (đã được chẩn đoán chết não)
đưa vào nghiên cứu có huyết áp tâm thu cao
hơn ứng viên Maastricht III. BN thuộc
Maastricht IV chắc chắn sẽ tử vong khi ngừng
hồi sức, các bệnh nhân này thường không
được hồi sức đến cùng (liều thuốc vận mạch
thường thấp hơn và thời gian hồi sức thường
ngắn hơn một khi huyết áp tâm thu có khuynh
hướng giảm dần). Ngược lại, các bệnh nhân
thuộc Maastricht III thường được hồi sức đến
cùng với tinh thần còn nước còn tát – theo
mong muốn của người thân và cả nổ lực của
đội ngủ hồi sức (liều thuốc vận mạch thường
cao hơn và thời gian hồi sức thường dài hơn).
Thời điểm ngừng hồi sức chúng tôi áp dụng
thang điểm Wisconsin (Maastricht III) và trị số
huyết áp tâm thu ≤ 50 mmHg (cho cả hai phân
nhóm Maastricht III và IV).
Quá trình hồi sức ứng viên hiến tạng từ
nguồn chết tim có kiểm soát phải tuân thủ
nguyên tắc bệnh nhân chỉ trở thành nguồn cung
cấp tạng hiến sau khi chết và phải đảm bảo việc
cung cấp tạng hiến không phải là nguyên nhân
gây ra cái chết cho người hiến tạng(Error! Reference source
not found.). Mandell MS và Manara AR trong các báo
cáo của mình(1,2) ghi nhận đội ngủ hồi sức cảm
thấy không hài lòng giữa chăm sóc giai đoạn
cuối của bệnh nhân và hiến tạng do cảm thấy sự
đối nghịch giữa nổ lực hồi sức và quyết định
ngừng hồi sức để lấy tạng hiến từ người cho chết
tim ngừng đập. Những lý do trên giúp giải thích
được những khác biệt cơ bản trong hồi sức cho
hai phân nhóm Maastricht III và IV của chúng
tôi và giải thich sự biến đổi chức năng thận (biểu
hiện qua chỉ số Creatinine) ghi nhận rõ rệt ở
phân nhóm Maastricht III.
Có nhiều lý do để ứng viên hiến thận sau
chết tim ngừng đập không có thể cho được thận
hiến – trong đó tổn thương thận hiến do tưới
máu kém, huyết khối và/hoặc giảm chức năng
trước khi thật sự trở thành thận hiến và sử dụng
ghép cho người nhận(6). Kết quả nghiên cứu
chúng tôi chứng minh rõ ràng ý kiến này – chức
năng thận của ứng viên hiến thận từ người chết
tim ngừng đập chịu ảnh hưởng của quá trình hồi
sức trước khi có quyết định ngừng hồi sức có
kiểm soát. Ảnh hưởng này được chứng minh
trong phân nhóm Maastricht III.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cung cấp
hệ thống tính điểm chức năng thận vào thời
điểm quyết định ngừng hồi sức có kiểm soát dựa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 228
vào lâm sàng và cân lâm sàng trước đó – theo
phương trình tuyến tính:
Creatinin trước khi ngừng hồi sức = 0,437 +
0,69 x (Creatinin vào nghiên cứu) + 0,041 x (Số
ngày nằm viện) + 0,003 x (Protein nước tiểu vào
nghiên cứu).
Chức năng thận ở thời điểm quyết định
ngừng hồi sức được xem xét như một lần nữa
đánh giá thận hiến có đủ điều kiện để trở
thành nguồn thận hiến thật sự hay không?
(lần đánh giá trước đó để chọn lựa ứng viên
hiến thận từ người chết tim ngừng đập – sử
dụng tiêu chuẩn người cho tạng mở rộng và
thang điểm thận hiến (KDPI).
Theo kết quả trên, ngoài chức năng thận ban
đầu của ứng viên hiến thận, protein/nước tiểu và
số ngày nằm viện điều có liên quan tuyến tính
đến chức năng thận trước khi ngừng hồi sức.
Protein/nước tiểu trong nghiên cứu chúng tôi
chứng tỏ là yếu tố dự đoán độc lập mạnh và liên
quan tuyến tính với chức năng thận trước khi
ngừng hồi sức. Protein/nước tiểu là một đánh
dấu sinh học quan trọng của tổn thương thận
tiềm tàng. Chức năng thận sẽ dễ dàng trở nên tốt
hơn hay xấu đi liên quan đến điều trị và điều
này đã được chứng minh trong nghiên cứu
chúng tôi: biến đổi chức năng thận trong quá
trình hồi sức liên quan tuyến tính với
protein/niệu trước đó. Protein/niệu ở tất cả các
dạng (albuminuria, micro-albuminuria, và
nonalbumin pro- teinuria) đều có thể là chỉ số
sinh học có liên quan đến kết quả này.
Thời gian nằm viện hồi sức tích cực chăm sóc
giai đoạn cuối (cận tử) càng dài trong tình trạng
suy đa cơ quan, phải hổ trợ hô hấp – tuần hoàn
làm gia tăng tình trạng thiếu máu, thiếu oxy cho
mô trong cơ thể. Vì vậy, chức năng các cơ quan
cũng sẽ có khuynh hướng xấu đi và trở thành
suy đa cơ quan (đặc biệt nếu có tình trạng suy
giảm trước đó ở các cơ quan) nếu tình trạng
bệnh lý ban đầu và suy hô hấp – tuần hoàn
không được hoặc không thể cải thiện được sớm.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đã chứng minh
rõ điều này ở chức năng thận: biến đổi chức
năng thận liên quan tuyến tính thuận với thời
gian nằm hồi sức của bệnh nhân.
Phương trình về các yếu tố ảnh hưởng lấy
thận từ người chết tim ngừng đập thuộc phân
nhóm Maastricht III này chỉ gồm 02 biến số về
chức năng thận của ứng viên hiến thận lâm sàng:
creatinin, protein/nước tiểu và 01 biến số về thời
gian nằm viện – khá đơn giản, thuận lợi và có
thể sử dụng thường qui trong thực hành - cung
cấp dự đoán tốt khả năng thận hiến đủ điều kiện
về chức năng để tham gia những bước tiếp theo
trong qui trình lấy thận và ghép thận từ người
chết tim ngừng đập.
KẾT LUẬN
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
cung cấp được 03 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
lấy thận từ người chết tim ngừng đập: chỉ số
creatinine ban đầu của ứng viên (người cho thận
tiềm năng từ người chết tim ngừng đập), thời gian
nằm viện hồi sức trước khi ứng viên trở thành
người chết cho thận đủ điều kiện và Protein/nước
tiểu của ứng viên. Hơn nữa, nghiên cứu này còn
cho thấy 03 yếu tố liên quan lấy thận từ người
chết tim ngừng đập trên có sự liên quan tuyến
tính với chức năng thận ở thời điểm ngừng hồi
sức và sự liên quan này được xây dựng thành
phương trình tính toán. Từ kết quả này, chúng tôi
gơi ý một số kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng lấy thận từ người chết tim ngừng đập: 1)
Phương trình tính tóan chức năng thận ở thời
điểm trước khi ngừng hồi sức nếu được sử dụng
rộng rải sẽ có giá trị trong dự đoán thận hiến từ
ứng viên có thể trở thành thận hiến có đủ điều
kiện (từ người cho) của người chết tim ngừng
đập; 2) Protein/nước tiệu của ứng viên hiến thận
từ người chết tim ngừng đập là một đánh dấu
quan trọng về sự biến đổi chức năng thận trong
quá trình hồi sức lấy thận; 3) Phương trình tính
toán phối hợp (chức năng thận: creatinin,
protein/nước tiểu và thời gian nằm viện) chứng tỏ
các giá trị tốt hơn về khả năng thận hiến từ người
cho chết tim ngừng đập có đủ điều kiện thật sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 229
hay không trước khi ngừng hồi sức và các bước
tiếp theo trong quá trình ghép thận từ người chết
tim ngừng đập thuộc phân nhóm Maastricht III và
4) Rút ngắn thời gian hồi sức không cần thiết sẽ
góp phần đáng kể đảm bảo chức năng thận hiến
của người chết tim ngừng đập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali AA, Freed D, Large S (2013). The Donation after
Circulatory Death Donor can be a Source of Organs for
Cardiac Transplantation. J Clin Exp Cardiolog, S9:007.
doi:10.4172/2155-9880.
2. Bernat JL, D’Alessandro AM, Port FK, et al (2006). Report of a
national conference on donation after cardiac death. Am J
Transplant, 6(2):281-291.
3. Centers for Medicare & Medicaid Services (2006). Department
of Health and Human Services. Medicare and Medicaid
Programs: Conditions for Coverage for Organ Procurement
Organizations (OPOs); Final Rule. Fed Reg, 71:30981-31054.
4. Cooper JT, Chin LT, Krieger NR, et al (2004). Donation after
cardiac death: the University of Wincosin experience with
renal transplantation. Am J Transplant, 4(9):1409-4.
5. DeVita MA, Snyder JV, Grenvik A (1993). History of organ
donation by patients with cardiac death. Kenn Inst Ethics J,
3(2):113–129.
6. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(2006). Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác. Luật số 75/2006/QH11, khóa XI, kỳ họp thứ 10, ngày 29
tháng 11 năm 2006.
7. Sampson BG, et al (2013). Is donation after cardiac death
reducing the brain-dead donor pool in Australia?. Critical Care
and Resuscitation, 15(1):21-27.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhung_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_lay_than_cua.pdf