Tài liệu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng: CHƯƠNG I
NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNCƠBẢNVÀKINHNGHIỆM
VỀKHẢNĂNGCẠNHTRANHTRONGĐẤUTHẦU
CỦADOANHNGHIỆPXÂYDỰNG
1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để cóđược dựán giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủđầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh 88/2003/NĐ-CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dựán đầu tư.
Đối với Nhà nước, đ...
103 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNCƠBẢNVÀKINHNGHIỆM
VỀKHẢNĂNGCẠNHTRANHTRONGĐẤUTHẦU
CỦADOANHNGHIỆPXÂYDỰNG
1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để cóđược dựán giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủđầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh 88/2003/NĐ-CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dựán đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủđầu tư (bên mời thầu) theo chếđộ công khai tuyển chọn nhà thầu.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên quan đến dựán (gói thầu):
- Chủđầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dựán đầu tư của mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khẳnng thực hiện nhiệm vụ của dựán đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu cóđủ năng lực tham dựđấu thầu.
- Chỉđịnh thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để thương thảo hợp đồng.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
- Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng chung trong một túi hồ sơ.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giáđược đựng trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt sốđiểm từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp hồ sơ về giá.
- Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dựán lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dựán chìa khóa trao tay.
Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau
- Dự liệu đầy đủ
- Đánh giá công bằng
- Trách nhiệm phân minh
- Bí mật
- Ba chủ thể
Đấu thầu là chếđộđược áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủđầu tư, nhà thầu và cả nền kinh tế quốc dân.
Đối với chủđầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủđầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dựán đầu tư trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tưđược tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn. Đấu thầu cũng giúp chủđầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉđịnh thầu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủđầu tư phải am hiểu sâu sắc quy chếđấu thầu và cóđược đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, cóđạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giáđúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu cóđủ năng lực thực hiện yêu cầu công trình.
Đối với nhà thầu, việc thực hiện chếđộđấu thầu sẽ phát huy được tính chủđộng, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông tin về dựán, vềđối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác. Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích luỹđược thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước cóđủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học đểđánh giáđúng thực lực của các chủđầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thựuc hiện quá trình đầu tư.
1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng
Theo C.Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, sựđấu tranh giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoáđể thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ông cũng coi cạnh tranh là một trong những quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
P.A.Samuelson cho rằng, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường.
Từđiển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: canh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.
Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải, song có nhiều điểm chung. Đó là:
- Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thểđều hướng tới chiếm đoạt).
- Có ràng buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ. Đó làđặc điểm nhu cầu của khách hàng, ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường.
- Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và trong không gian không cốđịnh.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nhất định. Vấn đềđặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà phải để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những thủđoạn không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chếđến mức tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Đó là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.1.1. Tiếp cận về cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có thể tiếp cận theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình các doanh nghiệp xây dựng ganh đua nhau đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, tiến độ thi công để xây dựng công trình thoả mãn một cách tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu.
Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua hết sức gay gắt nhằm mục đích trúng thầu. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chỉ bó hẹp ở khâu đấu thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với những đối thủ khác nhau trong những khoảng thời gian, địa điểm khác nhau, do đó quan niệm theo nghĩa hẹp này sẽ khó xác định được toàn diện các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu
Theo nghĩa rộng: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sựđấu tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình và bàn giao theo yêu cầu của chủđầu tư. Có thể hiểu cạnh tranh theo nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng theo sơđồ dưới đây:
Sơđồ 1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Tìm kiếm thông tin
Tham gia đấu thầu
Hoàn thành bàn giao
Ký hợp đồng
Thực hiện
hợp đồng
Chuẩn bị vàđưa ra biện pháp
Doanh nghiệp phải chủđộng tìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu để có sự chuẩn bị tham gia đấu thầu.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hai trường hợp xảy ra là trượt thầu hoặc trúng thầu. Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng luôn luôn phải tìm kiếm các thông tin để tiếp cận các cuộc đấu thầu. Phân tích vàđánh giá thông tin đểđưa ra các quyết sách đúng đắn trong việc tham gia đấu thầu.
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng (chủđầu tư- bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủđầu tư là các công trình có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giácả hợp lý). Còn mục tiêu của nhà thầu làđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất vàít rủi ro nhất.
- Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi có nhiều chủđầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng công nghệđộc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm xảy ra trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.
- Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau (cạnh tranh giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế của mình về chất lượng, thời gian thi công và chi phí xây dựng công trình. Cạnh tranh, một mặt, sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp; mặt khác, sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh sẽtạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, vìđó là cơở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, kýđược nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, đấu thầu xây dựng có thể xem là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Để thắng thầu được nhiều dựán đầu tư, doanh nghiệp phải có thực lực cạnh tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ tín với chủđầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủđầu tư hiện tại và chủđầu tư tiềm năng.
Để dự thầu doanh nghiệp phải tiếp cận với hàng loạt vấn đề, từ khâu thiết kếđến thi công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hoạt động thi công phải được triển khai thực hiện theo một trình tự công nghệ nghiêm ngặt (kỹ thuật và tổ chức thi công) đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và tiết kiệm nhất. Để thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế mong muốn thì d xây dựng phải có bộ máy quản lýđủ năng lực đểđiều hành sản xuất. Nếu hoạt động đấu thầu xây dựng được xem là hoạt động đầu tiên trong quan hệ giữa doanh nghiệp xây dựng với chủđầu tư, thì hoạt động bàn giao công trình hoàn thành có thể xem là hoạt động cuối cùng. Những công trình bàn giao cho chủđầu tưđược xem là những sản phẩm đãđược thị trường chấp nhận. Hoạt động này có quan hệ tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động thầu xây dựng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bàn giao công trình đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian xây dựng thì uy tín cua doanh nghiệp trên thị trường xây dựng được đề cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bàn giao những công trình xây dựng không đảm bảo như cam kết hợp đồng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
1.2.2. Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên trong) của doanh nghiệp, trong dó có các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Có nội lực làđiều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất cả các nội lực đóđể phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, khả nưng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực đóđể tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn đến mức tối đa các đòi hỏi của thị trường.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là toàn bộ những năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra các lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp không cỉ là lợi thế về sản phẩm (chất lượng, giá cả) mà còn có các lợi thế về nguồn lực đểđảm bảo sản xuất ra sản phẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực). Để tồn tại và phát triển bền vững phải không ngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp nhằm tạo ưu thế về mọi mặt như chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công, giá cả v.v.. so với các đối thủ. Trước yêu cầu ngày càng cao vàđa dạng của khách hàng, nếu doanh nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sự thất bại trong cạnh tranh làđiều khó tránh khỏi. Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, buộc các nhà thầu phải tìm mọi biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là việc các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ năng lực có thểđể giành lấy phần thắng, phần hơn trước các đối thủ cùng tham dự thầu.
1.2.2.2. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Đểđánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu, chủđầu tư căn cứ vào những chỉ tiêu chủyếu sau của nhà thầu sau:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu;
- Tài chính;
- Tiến độ thi công;
- Giá dự thầu.
Trong các chỉ tiêu trên, chủđầu tưđặc biệt chú trọng đến ba chỉ tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp xây dựng sử dụng như những phương thức trọng tâm trong quá trình cạnh tranh đấu thầu, cụ thể:
Phương thức 1: Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Trong đấu thầu, chỉtiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt đảm bảo được hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng thấu cao.
Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố nó thể hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp xây dựng như:
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp;
- Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến;
- Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giá bỏ thầu của doanh nghiệp cóưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở: Năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dựán,địa điểm của dựán, phong tục tập quán của địa phương có dựán được thi công.
Việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà thầu nhưđể kiếm lợi nhuận, công ăn việc làm hay mở ra thị trường mới. Một nhà thầu thường xây dựng các mức giá khác nhau với những mục tiêu đạt được khác nhau. Tuỳ theo từng công trình cụ thể, tiềm lực nguồn lao động, khả năng về vốn, thiết bị máy móc v.v.. mục tiêu tham gia đấu thầu có chính sách định giá khác nhau trong việc quyết định giá bỏ thầu.
Phương thức 2: Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng công trình là tập hợp các thuộc tính của công trình trong điều kiện nhất định về kinh tế kĩ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau về tính cơ, lý, hoá của công trình mà chủđầu tưđặt ra.
Doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình. Đó làđiều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp xây dựng. Nâng cao chất lượng công trình cóý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng công trình tăng lên sẽ góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường.
- Nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đãđề ra.
Trong phương thức cạnh tranh bằng chất lượng công trình, các nhà thầu xây dựng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết thực hiện của công trình đang được tổ chức đấu thầu xây dựng mà còn cạnh tranh với nhau qua chất lượng các công trình khác đã vàđang được xây dựng.
Chất lượng là một trong những yêu cầu chủ yếu đối với mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng của sản phẩm là công trình xây dựng lại càng là một yếu tố quan trọng, cũng chính vì vậy mà chất lượng công trình là một công cụ mạnh để cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
Phương thức 3: Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của doanh nghiệp trong công tác thi công công trình. Chịu sựảnh hưởng về sự cam kết đối với chất lượng, an toàn lao động và thời hạn bàn giao công trình. Thông qua tiến độ thi công của các công trình đã vàđang thi công, chủđầu tư có thểđánh giá nhà thầu về các khía cạnh tranh độ quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy móc thiết bị, nhân lực của nhà thầu.
1.2.3. Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.3.1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh
Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu.
Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh nghiệp, qua đó có thểđánh giáđược hiệu quả, chất lượng của việc dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng của các công trình trúng thầu.
Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.
Tỷ lệ này được tính như sau:
Tính theo số dựán (hoặc số gói thầu dự thầu)
T1 = x 100 (%) (1)
Trong đó: T1: Là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu
Dtt: Là số dựán (số gói thầu) thắng thầu
Ddt: Là số dựán (số gói thầu) dự thầu
Tính theo giá trị dựán (hoặc gói thầu)
T2 = x 100 (%) (1)
Trong đó: Là tỷ lệ trúng thầu theo giá trị dựán (gói thầu)
Gtt: Là giá trị của các dựán (gói thầu) trúng thầu
Gdt: Là giá trị của các dựán (gói thầu) dự thầu
1.2.3.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Về năng lực và kinh nghiệm
Đây là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dựán (gói thầu). Chỉ tiêu này thể hiện khả năng hiện có của mỗi một nhà thầu về tổng thể khả năng trên các mặt: Kinh nghiệm, trình độ nhân lực, khả năng về tài chính với những tiêu chuẩn nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dựán (gói thầu). Tiêu chuẩn này được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu
Tiêu chuẩn
Nhà thầu
Kinh nghiệm (K)
Nhân lực (N)
Tài chính (T)
NT1
K1
N1
T1
NT2
K2
N2
T2
…
…
…
…
NTn
Kn
Nhà nước
Tn
Trong đó:
- K là tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu: Được đánh giá bằng số năm kinh nghiệm hoạt động hoặc số lượng các hợp đồng quy mô tương tựđã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây với các điều kiện tương tự.
- N là tiêu chuẩn nhân lực của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng, trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật.
- T là tiêu chuẩn năng lực tài chính của nhà thầu được đánh giá bằng chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.
- n: Số nhà thầu tham dự, i = 1 ¸ n
Nhà thầu được xác định làđủ năng lực kinh nghiệm để tham gia dự thầu khi:
Ki ≥ Ko với (i = 1¸ n)
Ni ≥ Ko với (i = 1¸ n)
Ti ≥ Ko với (i = 1¸ n)
Trong đó:
Ko: Mức kinh nghiệm tối thiểu của nhà thầu
No: Số lượng và trình độ nhân lực tối thiểu của nhà thầu;
To: Khả năng về tài chính tối thiểu của nhà thầu.
Ko, No, To được bên mời thầu qui định cụ thểđối với từng gói thầu tuỳ tính chất, qui mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công của từng dựán (gói thầu).
Về mặt kỹ thuật
Chỉ tiêu này là tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ công trình.
- Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng: đòi hỏi nhà thầu dự thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị với tính hợp lý và khả thi (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu). Trên cơ sởđáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của công trình. Đưa ra sơđồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường hợp lý.
- Tiến độ thi công là thời gian cần thiết để nhà thầu thi công hoàn thành công trình. Tiến độ thi công phải được bố trí một cách tuần tự khoa học nhằm sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu cần có sự nghiên cứu địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc vật liệu v.v.. qua đó bố trí thi công các hạng mục, các phần việc hợp lý nhằm đưa ra được tổng thời gian thi công công trình ngắn nhất. Mức độđảm bảo tổng tiến độ quy định và sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phân việc công trình có liên quan.
Về mặt giá:
Chỉ tiêu về giá là một chỉ tiêu kinh tế, có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không vàảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức dự toán, đơn giá ca máy, giá vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác. Nếu tất cả các nhà thầu đều tính đúng, tính đủ theo chếđộ quy định thì sẽ có giá dự thầu giống nhau (có sai khác phần nào là do phương pháp kỹ năng tính toán) vàđiều này sẽ làm mất đi tính cạnh tranh trong đấu thầu. Vấn đềđặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn, đây chính là khả năng cạnh tranh về giá của các nhà thầu.
Khả năng cạnh tranh về giá của các nhà thầu có thể xác định qua công thức sau:
KG = (3)
Trong đó:
KG: Là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu.
GA: Là giá gói thầu (giá dự toán được duyệt)
Gi: Là giá dự thầu của nhà thầu thứ i [(i = n ¸ (n-1)]
Với quy chếđấu thầu hiện nay, nhà thầu thứ j muốn thắng trong cuộc cạnh tranh về giá phải có:
KGj ≤ KG và KGj < KGi " i [i = 1¸ (n-1)] n: là số nhà thầu dự thầu điều này cũng đồng nghĩa với:
KGj ≤ KA và KGj < KGi " i [i = 1¸ (n-1)]
Trong thực tế việc xây dựng giá dự thầu để có thể trúng thầu là cực kỳ quan trọng và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực thực hiện dựán như nguồn vật tư, vật liệu, hệ thống giao thông, điện nước, đời sống và dân trí của nhân dân trong khu vực có công trình xây dựng. Đây là những yếu tố khá quan trọng trong việc xem xét giá bỏ thầu.
- Đặc điểm yêu cầu của dựán: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ cụ thể về mã hiệu, chủng loại vật tư, loại hình dựán cũng là những yếu tốđể các nhà thầu cân nhắc đưa ra tỷ lệ giảm giá hợp lý.
Tiêu chí về giá thực chất là tổng thể của hai tiêu chí trên. Bởi vì năng lực kinh nghiệm; trình độ kỹ thuật là những vấn đề có tính quyết định đến việc đưa ra mức giá dự thầu của nhà thầu.
1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
1.3.1.1. Tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật , công nghệ, lao động phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá trị. Hoạt động sản xuất - kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất - kinh doanh.
Trước hết khả năng tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở qui mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất - kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Mặt khác, đểđánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp xây dựng, cần xem xét cơ cấu giữa vốn cốđịnh và vốn lưu động.
Một doanh nghiệp xây dựng với khả năng tài chính cao, có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ hội đểđầu tư tăng thiêt bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu thi công vàđòi hỏi của qui trình công nghệ hiện đại. Đồng thời giữ luôn được uy tín đối với nhà cung cấp vật tư và các tổ chức tín dụng.
Năng lực tài chính mang tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu. Nóđược xét trên hai phương diện:
- Với những công trình đã thắng thầu, năng lực tài chính mạnh giúp cho doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tốt, tiến độ thi công đảm bảo tạo uy tín và niềm tin cho chủđầu tư.
- Trong đấu thầu, khả năng tài chính là một trong những tiêu chuẩn đểđánh giá nhà thầu. Điều quan trọng hơn là một doanh nghiệp với khả năng tài chính mạnh, cho phép đưa ra quyết định giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý hơn.
Trong đấu thầu quốc tế, nếu xét trên phương tiện tài chính, các doanh nghiệp trong nước thường mất ưu thế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, các nhà thầu trong nước thường phải liên doanh với nhà thầu nước ngoài và kết cục nếu trúng thầu thường là những nhà thầu phụ.
1.3.1.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công
Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cốđịnh của doanh nghiệp. Nó là thước đo cho trình độ kỹ thuật là thể hiện năng lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.
Năng lực về máy móc thiết bịđược chủđầu tưđánh giá cao, bởi nó liên quan nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công. Đểđánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau:
- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị.
- Tính đồng bộ: Thiết bịđồng bộ làđiều kiện đểđảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệđó sản xuất ra.
- Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp, từđó nó có tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tính đổi mới: là sựđáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công. Trong đấu thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủđầu tư. Một nhà thầu có năng lực máy móc thiết bị mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh vàđặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu hợp lý.
1.3.1.3. Nhân lực
Đây là yếu tố cơ bản vàđặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp chủđầu tưđặc biệt chú trọng đến vấn đề:
- Cán bộ quản trị cấp cao (Ban Giám đốc doanh nghiệp). Là những cán bộ quản trị cấp cao, họ quyết định sự thành công hay thất bị của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những quyết định kinh doanh của mình. Một trong những chức năng chính của các quản trị viên cao cấp là xây dựng chiến lược hành động và phát triển của doanh nghiệp. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo, trình độ các hoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp và các mối quan hệ; sâu xa hơn nữa là tinh thần đoàn kết, hợp lòng của cán bộ công nhân cũng như của êkíp lãnh đạo. Điều này vừa tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp, vừa tạo ra uy tín đối với chủđầu tư.
- Cán bộ quản trị cấp trung gian. Đội ngũ cấp chỉ huy trung gian đứng trên cấp quản trị viên cơ sở và dưới cấp quản trị cao cấp. Với cương vị này, họ vừa quản trị các quản trị cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác. Ở cấp này các quản trị viên có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc được thực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung.
Đểđánh giáđiểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủđầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh: một là, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và luật pháp của từng thành viên trong ê kíp quản lý và hai là, cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hoá cũng như khả năng đa dạng hoá của doanh nghiệp.
- Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân. Đây làđội ngũ các nhà quản trịở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị của một doanh nghiệp. Thông thường họđược gọi làđốc công, tổ trưởng, trưởng ca. Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc cụ thể hàng ngày đểđưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị này lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công công trình.
Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản trị (tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu về công việc màđơn vịđang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi người lao động, mới tạo ra được sựủng hộ, lòng nhiệt thành từ phía người lao động, mới tạo ra được sựủng hộ. Tuy nhiên, lãnh đạo đơ vị giỏi cũng chưa đủ, mà còn cần cóđội ngũ lao động với trình độ tay nghề chuyên sâu, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc. Họ chính là những người trực tiếp thực hiện những ý tưởng, chiến lược và chiến thuật kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo cấp trên, những người tạo nên chất lượng công trình và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.1.4. Hoạt động marketing
Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc giành ưu thế trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữđược vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Với mục đích và yêu cầu đãđược đề ra, hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác. Ứng dụng của nghệ thuật quảng cáo để mở rộng thị trường, tuyên truyền doanh nghiệp mình cho nhiều khách hàng biết.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng không giống như các doanh nghiệp công nghiệp là các doanh nghiệp này có thểđưa sản phẩm của mình ra thị trường cho khách hàng chọn mua. Ngược lại, họ cần phải dựa vào danh tiếng của mình để khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản phẩm cần thiết. Giữa các doanh nghiệp xây dựng có sự cạnh tranh trực tiếp đó là sự so sánh về danh tiếng.
Danh tiếng thành tích của doanh nghiệp có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dựán. Do vậy, trước khi đấu thầu, làm tốt công tác quảng cáo sẽ tăng thêm mức độ tin cậy của chủđầu tưđối với doanh nghiệp, từđó nâng cao tỷ lệ trúng thầu.
1.3.1.5. Khả năng liên doanh, liên kết
Liên doanh, liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tếđể tạo ra sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, khả năng tài chính. Đây là một trong những yếu tốđánh giá khả năng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng với những dựán có quy mô lớn, những yêu cầu đôi khi vượt khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh tranh đấu thầu.
Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnh tranh, vấn đề mở rộng các quan hệ liên danh, liên kết dưới những hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và phù hợp. Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thểđáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của những công trình có quy mô lớn và mức độ phức tạp cao.
Liên danh, liên kết trong dự thầu xây dựng có nhiều hình thức. Mỗi hình thức có sự thuận lợi, phù hợp riêng cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Song các hình thức trên đều được dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
- Liên kết:
Liên kết có thể thực hiện theo chiều ngang tức là khả năng liên kết của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành đểđảm nhận các dựán lớn; liên kết theo chiều dọc tức là liên kết của doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp sản xuất nguyên nhiên vật liệu hoặc trang thiết bị (nhờđó làm giảm được giá thành xây dựng ở mức tối đa).
- Liên danh tham gia dự thầu:
Là hình thức các nhà thầu liên kết với nhau thành một nhà thầu để tham dự thầu. Năng lực của nhà thầu này là năng lực tổng hợp của tất cả các nhàthầu độc lập. Điều này sẽ tăng sức mạnh về tài chính, nhân lực, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của chủđầu tư.
- Tập đoàn xây dựng:
Là hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế, thúc đẩy nâng cao trình độ tập trung vốn trong ngành xây dựng.
Tập đoàn xây dựng có thể hoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng. Với tiềm năng mạnh mẽ về kinh tế và kỹ thuật, tập đoàn xây dựng có vị trí và khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng.
Như vậy, việc mở rộng hình thức liên danh liên kết là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng. Liên kết kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển chuyên môn hoá một cách có hiệu quả, khai thác được thế mạnh, khắc phục mặt yếu trong quá trình thực hiện dựán đầu tư.
1.3.1.6. Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu. Một nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ dự thầu không đảm bảo các yêu cầu của tổ chức mời thầu.
Tổ chức lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải qua các bước nghiên cứu hồ sơ mời thầu (công việc này đòi hỏi phải tỷ mỷ, nghiêm túc, hiểu rõđầy đủ nội dung và yêu cầu của hồ sơ mời thầu); điều tra môi trường đấu thầu; điều tra môi trường đấu thầu; điều tra dựán đấu thầu; khảo sát hiện trường xây dựng công trình; lập phương án thi công; xây dựng giá dự thầu…
- Điều tra môi trường đấu thầu, đó là việc điều tra các điều kiện thi công, tự nhiên, kinh tế và xã hội của dựán, những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới phương án thi công và cuối cùng là giá thành công trình. Điều tra đặc điểm vị trí của hiện trường thi công như vị tríđịa lý, điều kiện địa hình, địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc; điều kiện cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, giá cả, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ; điều kiện cung cấp thầu phụ chuyên nghiệp và lao động phổ thông; khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm. Hàng loạt số liệu, thông tin cần điều tra xác định trong một thời gian ngắn nói lên kết quả tiêu thụ phụ thuộc vào tổ chức, trình độ chuyên môn, phương tiện của đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu.
- Điều tra dựán đấu thầu đòi hỏi phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu; mức độ phức tạp về kỹ thuật của công trình; yêu cầu tiến độ, thời hạn hoàn thành hạng mục và hoàn thành tổng thể công trình; nguồn vốn; phương thức thanh toán; uy tín, năng lực công tác của tổ chức giám sát.
- Lập phương án thi công công trình là khâu cóảnh hưởng quyết định đến giá dự thầu.
- Công tác xác định giá dự thầu là một khâu có nội dung phức tạp với những yêu cầu nghiêm ngặt phải tuân thủ, đây là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu. Công việc này đòi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộ phận chuyên môn khác.
Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là công việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian thường rất hạn chế. Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước
Cơ chế chính sách của Nhà nước cóảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Tác động trực tiếp đến các vấn đề tín dụng, về chống độc quyền; về thuế; các chếđộđãi ngộ, hỗ trợ; bảo vệ môi trường v.v.. Các tác động này có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp.
Sựổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm tăng khả năng cạnh tranh quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Một trong những bộ phận của yếu tố chính trịảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Mức độổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi của pháp luật, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Chủđầu tư
Chủđầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến dựán trước pháp luật. Do vậy, chủđầu tư cóảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng công trình.
Với chủđầu tư có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tạo nên việc cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từđó chọn ra nhà thầu trúng thầu là thoảđáng, chính xác, ngược lại dễ tạo nên sự quan liêu trong đấu thầu.
1.3.2.3. Cơ quan tư vấn
Công tác tư vấn gồm các khâu: Tư vấn thiết kế; tư cấn đấu thầu; tư vấn giám sát. Các khâu này có thể do một hoặc nhiều tổ chức tư vấn thực hiện.
- Tư vấn thiết kế là tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm thiết kế, xác định giá trị dự toán của công trình. Khi hồ sơ thiết kế thiếu chính xác dẫn đến việc lập dự toán thiếu chính xác và từđó dẫn đến khó khăn trong phê duyệt giá gói thầu công trình.
- Tư vấn đấu thầu giúp chủđầu tư làm công tác đấu thầu bao gồm các công việc: Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; giúp chủđầu tưđánh giá so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu, tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xet chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, đề xuất ý kiến chọn thầu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt khi các nhà thầu có khả năng trúng thầu tương đương. Do đó, kinh nghiệm, trình độ và sự công tâm, khách quan của tư vấn cóảnh hưởng rất lớn tới việc trúng thầu của nhà thầu.
- Tư vấn giám sát thi công: Thực hiện việc theo dõi kế hoạch tiến độ của đơn vị nhận thầu; kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công trình. Đôn đốc đơn vị nhận thầu thực hiện toàn diện hợp đồng.
Với chức năng, nhiệm vụ nặng nề như trên, cơ quan tư vấn luôn đi sát mọi hoạt động của nhà thầu trong quá trình thi công công trình. Trong điều kiện còn nhiều kẽ hở, bất cập về chính sách quản lý xây dựng cơ bản như hiện nay càng làm tăng vai tròảnh hưởng của cơ quan tư vấn đối với nhà thầu.
1.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố cóảnh hưởng trực tiếp nhất đối với khả năng trúng thầu của doanh nghiệp. Số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu. Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tất cả các đối thủ tham gia dự thầu. Tức là phải đảm bảo được năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại với tất cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh các bên sẽ bộc lộ tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành ưu thế trên thị trường.
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, sựđa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới.
Hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh là các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm mục tiêu tăng nguồn vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến, thâm nhập thị trường và kỹ năng quản lý. Việc này, một mặt tạo ra sức phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, phần yếu thế trước mặt thường nghiêng về các doanh nghiệp trong nước, làm giảm cơ hội trúng thấu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.
1.3.2.5. Các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp cóảnh hưởng lớn đến việc cung ứng các yếu tốđầu vào cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị cóưu thế có thể gây áp lực với các khách hàng để thu lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụđi kèm.
Các yếu tố làm tăng thế mạnh của người bán - nhà cung cấp như trường hợp số lượng người cung cấp ít; không có hàng thay thế khác và không có các nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt thì lúc này các doanh nghiệp mua hàng bị sức ép đáng kể từ nhà cung cấp làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nếu không có phương án giải quyết tốt.
Giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Khả năng thương lượng về giá cả của các nhà cung cấp tuỳ thuộc vào mức lãi và chất lượng hàng hoá (hay dịch vụ) mà họ dựđịnh cung ứng cho doanh nghiệp.
Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động vào khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng những loại vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo đúng tiến độ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc gây ra sự khan hiếm giả tạo. Các nhà cung cấp có thể gây áp lực mạnh khi có những điều kiện sau:
- Độc quyền cung cấp một loại vật tư thiết yếu cho doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp;
- Loại vật tư cung cấp là yếu tốđầu vào quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi nhà cung cấp có nhiều điều kiện thuận lợi để gây áp lực với doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp với quy mô lớn lại tìm cách để cải thiện vị trí của mình bằng cách tác động đến một hay nhiều yếu tố nói trên. Doanh nghiệp có thểđe doạ hội nhập dọc bằng cách thâm nhập vào kinh doanh ngành hàng này như mua lại các cơ sở cung cấp hàng cho chính họv.v..
Đối với thị trường xây dựng, danh tiếng, sựđảm bảo của nhà cung cấp cóảnh hưởng rất lớn đến chủđầu tư do có sự liên quan trực tiếp đến chất lượng công trình. Vì vậy, tạo được những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp có danh tiếng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu nói riêng, tăng thế mạnh của doanh nghiệp nói chung.
Đối với một số dựán doanh nghiệp không đáp ứng đủ về vốn, phải tìm kiếm, huy động từ các nguồn khác, như vay ngắn hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với cộng đồng tài chính thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, có thể tham gia dự thầu các dựán có quy mô lớn.
1.4. Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
Từ năm 1993 trở lại đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho các dựán xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó, các nguồn vốn vay chủ yếu là từ các tổ chức tài trợ như WB, ADB, OECF cũng như từ các nước trong khu vực. Việc triển khai thực hiện các dựán này thường áp dụng quy chếđấu thầu quốc tế với các quy định theo thông lệ chặt chẽ của các tổ chức cho vay. Các nhà thầu quốc tế có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh đã tham gia đấu thầu thi công những công trình này bao gồm các nhà thầu đến từ Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… Trong sốđó, một số nhà thầu đã chiếm lĩnh vàđứng vững tại thị trường xây dựng Việt Nam như: Taisei, Sumitomo của Nhật Bản; BEC của HongKong; HIG. Công ty cầu đường Thượng Hải, Trung Quốc…
Các nhà thầu này đã chiến thắng và thực hiện khá tốt, có hiệu quả nhiều gói thầu có giá trị lớn thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, thủy điện. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực về tài chính, kinh nghiệm chưa đủ mạnh đểđáp ứng yêu cầu là nhà thầu chính thực hiện các dựán đấu thầu quốc tế, do đó chủ yếu phải làm thầu phụđể từng bước nâng cao năng lực của mình.
Qua xem xét quá trình các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu và thực hiện dựán xây dựng tại Việt Nam cho thấy một số bài học kinh nghiệm giúp cho các nhà thầu này thắng thầu và thắng thầu có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh khá phức tạp ở thị trường xây dựng Việt Nam.
1.4.1. Phân chia khu vực các nhà thầu trong cùng một quốc gia
Trong các gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi có sự tham gia của nhiều nhà thầu từ các quốc gia khác nhau. Trong mỗi nước lại có rất nhiều nhà thầu cùng có mục tiêu thâm nhập thị trường xây dựng Việt Nam. Tuỳ từng gói thầu thuộc địa bàn, lĩnh vực, nguồn vốn cụ thể mà các nhà thầu trong một quốc gia họp bàn và phân chia nhau để tham gia đấu thầu, đặc biệt là các nhà thầu Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung quốc. Thực tế cho thấy, họ thực hiện việc phân chia này bằng hai hình thức chủ yếu: một là, nhà thầu chuẩn bị tham gia đấu thầu từng gói thầu cụ thể và hai là, một số nhà thầu chuẩn bị tham gia với tư cách vệ tinh tạo thế cho các nhà thầu chính có khả năng, cóđiều kiện thắng thầu.
Ở Việt Nam, công việc này thuộc về vai tròđiều tiết của Hiệp hội nhà thầu, nhưng thực tiễn điều đó chưa làm được, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh quyết liệt, thạm chí nhiều nhà thầu bỏ giá thấp, không thực tế, gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
1.4.2. Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường
Đa số các nhà thầu có tiềm lực mạnh thường có chiến lược cạnh tranh, chiến lược đấu thầu dài hạn đểđạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xây dựng Việt Nam. Họđặt kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn với các mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu, đểđặt chân được vào thị trường họchấp nhận giảm lợi nhuận, kéo dài thời gian khấu hao máy móc thiết bị, giảm số lượng cán bộ trong bộ máy quản lý… thậm chí có sự hỗ trợ của Công ty mẹđể thắng thầu. Trong số này có thể thấy nhà thầu Taisei của Nhật Bản, trong khi thực hiện gói thầu xây dựng quốc lộ 5, km 0-47; nhà thầu Kukdong của Hàn Quốc thực hiện gói thầu Hợp đồng 2 Hà Nội - Vinh. Sau đó và hiện nay các nhà thầu này đã chiếm lĩnh thị trường xây dựng Việt Nam với rất nhiều gói thầu khác.
1.4.3. Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ
Các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu xây dựng các công trình tại Việt Nam về cơ bản phải sử dụng các nhà thầu phụ của nước sở tại để tham gia xây dựng công trình theo quy định các hồ sơ thầu hoặc để giảm chi phíđấu thầu. Việc lựa chọn được chính xác các nhà thầu phụ sẽ tạo điều kiện cho các nhà thầu chính tăng khả năng thắng thầu, đồng thời tăng khả năng thực hiện dựán sau thắng thầu một cách có hiệu quả. Bởi vậy, các nhà thầu nước ngoài thường tìm hiểu rất kỹ các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về:
- Năng lực tài chính
- Kinh nghiệm thi công các công trình
- Uy tín thương hiệu
- Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
- Năng lực máy móc, thiết bị thi công…
vàđặc biệt là tìm hiểu kỹ về mục tiêu của nhà thầu phụ tại thời điểm đấu thầu. Tại thời điểm đó, nếu nhà thầu phụ có quá nhiều công việc đang triển khai hoặc nghi ngại vì lực lượng sẽ bị dàn trải khi thực hiện dựán, tất nhiên họ sẽ không nhiệt tình với công việc mới và sẽđưa ra giá thầu phụ cao hơn. Ngược lại, nếu nhà thầu phụđang đợi việc thì phải xem xét lại khả năng cạnh tranh của nhà thầu phụ, uy tín của nhà thầu phụ trên thị trường…
Nhìn chung các nhà thầu nước ngoài rất chú trọng tới khả năng này. Các nhà thầu Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc kiểm tra rất cụ thể tỉ mỉ các nhà thầu phụ Việt Nam khi tham gia liên danh đấu thầu. Trong lĩnh vực tham gia, thường một số Tổng công ty như Cienco 1, Cienco 8, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn… là các nhà thầu phụ có uy tín.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện năng lực của bản thân mỗi doanh nghiệp không đủ mạnh thì việc lựa chọn nhà thầu phụ, nhà thầu liên danh trong đấu thầu cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng để tăng khả năng thắng thầu cũng như thực hiện dựán sau thắng thầu.
1.4.4. Kinh nghiệm quan hệ với chủđầu tư và các cơ quan quản lý Nn địa phương
"Nhập gia tuỳ tục". các nhà thầu nước ngoài thực hiện rất tốt công việc này. Việc quan hệ tốt với chủđầu tư ngoài việc gây thiện cảm, nhưng cái chủ yếu là nắm bắt thông tin nhanh hơn và xử lý thông tin tốt hơn. Về nguyên tắc có quy định nghiêm ngặt trong quan hệ với chủđầu tư, nhưng thực tếđể thắng thầu cần bám sát các chủ thể trên để nắm chắc điều kiện tình hình, sự thay đổi về các nội dung hồ sơ thầu, các cuộc họp giữa chủđầu tư với nhà thầu tham gia để có sựđiều chỉnh phù hợp, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dựán.
Việc quan hệ tốt với các cơ quan quản lý chính quyền địa phương đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý có liên quan đến dựán, nhà thầu và nhất là công việc giải phóng mặt bằng và các công việc khác. Các nhà thầu nước ngoài đều có sử dụng các nhân viên giỏi người bản xứ (các nhà tư vấn) để giúp họ thực hiện tốt chức năng này, hoặc là tận dụng nhà thầu phụ bản xứ.
1.4.5. Kinh nghiệm về sử dụng vàđiều động thiết bị
Ngoài thiết bị thi công do các nhà thầu phụ cung cấp và tự thực hiện, các nhà thầu nước ngoài cũng cần sử dụng, điều động một số thiết bị của mình để thực hiện dựán. Việc tính toán được thực hiện ngày từ khi lập hồ sơ dự thầu. Các thiết bịđang dùng ở cá dựán khác được tính toán tiến độ rất kỹđể vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồng thời giảm chi phíđấu thầu.
Việc này đã tạo điều kiện cho Kukdong thắng thầu và thực hiện tốt hợp đồng sau khi thắng thầu.
1.4.6. Kinh nghiệm vận dụng sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước
Yếu tố này rất quan trọng thể hiện trên 2 mặt:
- Bảo đảm của Nhà nước về uy tín của nhà thầu.
- Sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu, tạo điều kiện cho nhà thầu tích luỹ kinh nghiệm và bổ sung năng lực tài chính…
Các nhà thầu Trung Quốc luôn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương khi tham gia các công việc xây dựng ở Việt Nam… Chẳng hạn, nhà thầu HISD khi tham gia đấu thầu dựán sân vận động quốc gia MỹĐình; nhà thầu SFEECO (Thượng Hải) tham gia dựán Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Một số nhà thầu của Nga, Ucraina trong khi tham gia các dựán thuỷđiện ở Việt Nam, thậm chí khi trượt thầu còn có sự can thiệp của Chính phủ hoặc Đại sứ quán các nước này tại Việt Nam…
Trong điều kiện năng lực của các nhà thầu Việt Nam hiện nay còn yếu thì sự hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng. Thực ra chúng ta chưa quan tâm đầy đủđến vấn đề này. Hiện tại, Nhà nước mới hỗ trợ bằng cách thực hiện chỉđịnh thầu đối với một số công trình giao thông, thuỷđiện lớn hoặc thực hiện các hình thức đầu tư xây dựng theo hình thức EPC, BT, BOT… còn sự hỗ trợ tài chính cho các nhà thầu Việt Nam cũng cần phải được xem xét để tạo thế cho các doanh nghiệp.
1.4.7. Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp
Đây là một bài học kinh nghiệm rất quan trọng, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật về xây dựng, các quy chế, chế tài vềđấu thầu, quản lý dựán ở Việt Nam còn nhiều bất cập, các dựán đầu tư vừa thiết kế, vừa thi công, hồ sơđấu thầu chưa hoàn chỉnh, thường có phát sinh lớn… Các nhà thầu nước ngoài rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên đã tận dụng tối đa để tạo lợi thế cho mình, chẳng hạn:
- Tất cả các thay đổi về hồ sơ, thiết kế phát sinh đều được cập nhật đầy đủ;
- Các sai sót của chủđầu tư về hồ sơ, điều hành đều có biên bản chặt chẽ;
- Các chậm trễ do giải phóng mặt bằng gây thiệt hại chờđợi của lao động, thiết bị thi công của bên nhà thầu đều được lập thành hồ sơ có xác nhận của chủđầu tư, giám sát thi công…
1.4.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán
Việc quay vòng vốn có hiệu quả rõ ràng, giải ngân nhanh khối lượng công việc đã thực hiện tạo điều kiện giảm lãi suất vay và thúc đẩy tiến độ thi công. Các nhà thầu nước ngoài đặc biệt quan tâm thực hiện chặt chẽ việc lập hồ sơ thanh toán, đểđảm bảo tiến độ giải ngân kịp thời. Các doanh nghiệp Việt Nam rất chậm trễ trong khi thực hiện các nội dung này. Chi phí lãi vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong ki tiền của dựán (hay gói thầu) do chính mình thực hiện lại không giải ngân được…
CHƯƠNG 2
PHÂNTÍCHVÀĐÁNHGIÁKHẢNĂNGCẠNHTRANH
TRONGĐẤUTHẦUCỦACÁCDOANHNGHIỆPXÂYDỰNG
NƯỚCTATHỜIGIANQUA
2.1. Tổng quan về tình hình đấu thầu và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở nước ta những năm qua.
Sau 15 năm chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá bao cấp sang cơ chế thị trường, ngành xây dựng đã có những bước chuyển và trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ chủ yếu là những cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, đến nay các nhà thầu xây dựng nước ta đã có sự phát triển lớn mạnh, thực thi được những công trình xây dựng có quy mô ngày càng lớn và kỹ thuật hiện đại, nhờđó góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Tính đến cuối năm 2006, năng lực của ngành xây dựng nước ta có khoảng trên 5000 nhà thầu xây lắp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với gần 30 Tổng công ty 90, 1500 doanh nghiệp nhà nước, số còn lại là các nhà thầu thuộc các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, hiện cả nước có trên 30 nhà thầu liên doanh, gần 100 nhà thầu xây lắp nước ngoài thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau (số liệu của Hiệp hội xây dựng Việt Nam). Với một lực lượng hùng hậu như vậy, công tác đấu thầu xây dựng đang diễn ra trong sự cạnh tranh hết sức gay gắt, quyết liệt. Chẳng hạn, chỉ tính riêng trong lĩnh vực giao thông đã có sự tham gia của một loạt các Tổng công ty lớn thuộc các bộ ngành khác nhau, trải dài trên tất cả các vùng, miền của đất nước (Bảng 3).
Bảng 3: Năng lực của một số Tổng công ty xây dựng giao thông năm 2006
TT
Tên TCT
Trực thuộc Bộ
Tổng tài sản (tỷđồng)
Tổng giá trị MMTB (Tỷđồng)
Tổng số lao động (người)
1
CIENCO 1
GTVT
1580
439
9160
2
CIENCO 4
GTVT
1210
327
6128
3
CIENCO 5
GTVT
985
319
5230
4
CIENCO 6
GTVT
1053
325
6321
5
CIENCO 8
GTVT
1229
250
4916
6
Thăng Long
GTVT
1115
402
6697
7
Sông Đà
Xây dựng
1176
182
7021
8
Trường Sơn
Quốc phòng
700
381
5680
Nguồn: Báo cáo của các Tổng công ty năm 2006
Từ nguồn lực này cho thấy các Tổng công ty xây dựng của ta có tiềm lực và quy mô, phạm vi hoạt động còn quá nhỏ bé so với các công ty trtong khu vực và trên thế giới (ví dụ năng lực tài chính, các công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...gấp hàng chục lần so với các Tổng công ty xây dựng Việt Nam - xem phụ lục 4 và phụ lục 5). Ngoài các Tổng công ty này, còn có hàng nghìn doanh nghiệp độc lập khác tham gia xây dựng công trình giao thông.
Trên thực tế tổ chức đấu thầu xây dựng đã phát huy tác dụng tích cực. Việc tổ chức đấu thầu xây dựng đã góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của chủđầu tư và kể cả nhà thầu. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, tính từ năm 2004 tới nay, hoạt động đấu thầu đã mang lại những lợi ích khá lớn, tiết kiệm mỗi năm khoảng từ 4000 - 5000 tỷđồng cho ngân sách nhà nước. Ví dụ, tính riêng các dựán đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được triển khai trong năm 2006 thuộc Bộ Xây dựng quản lý thực hiện cho thấy đấu thầu đã làm giảm được một lượng tiền khá lớn (Bảng 4)
Bảng 4: Tổng hợp kết quảđấu thầu năm 2006
Đơn vị tính: tỷđồng
Tổ chức
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
Ghi chú
1. Bộ xây dựng
1778
4137,01
3740,26
396,75
2. TCT xây dựng Hà Nội
1149
5465,90
2728,94
2736,96
3. TCT xây dựng Sông Hồng
150
481,37
462,79
18,58
4. TCT xây dựng Sông Đà
396
1003,50
935,19
68,31
5. TCT VINACONEX
922
1722,73
1113,73
609
6. TCT LICOGI
174
2517,07
1113,62
1403,45
7. TCT xây dựng miền Trung
207
430,09
419,35
10,74
8. TCT lắp máy Việt Nam
35
78,40
58,80
19,60
9. v.v.
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Thống kê, Bộ Xây dựng
(Ghi chú: Số liệu có tính minh hoạ, không tổng hợp được vì chưa đầy đủ và một sốđơn vị khi thống kê có sự tính trùng giữa phần đấu thầu và dự thầu).
Kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng được thể hiện tập trung qua chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu, giá trị công trình trúng thầu và xác suất trúng thầu (tỷ lệ trúng thầu tính theo số công trình và theo giá trị) qua thí dụở bảng dưới đây.
Bảng 5: Kết quả tham gia đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng năm 2006
Tên doanh nghiệp
Số công trình dự thầu
Số công trình thắng thầu
% CTTT/CTDT
Giá trị công trình dự thầu (tỷđồng)
Giá trị công trình trúng thầu (tỷđồng)
% GTTT/GTDT
1. TCT xây dựng Hà Nội
1410
493
43,9
4900
1081
22,1
2. TCT LICOGI
189
78
41,3
3500
1300
37,1
3. TCT xây dựng CTGT8
36
21
58,3
370
120
32,4
4. Công ty XD 19 LICOGI
57
21
36,8
342
102
29,8
5. Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội
20
4
20
120
20
16,7
Nguồn: Báo cáo của Phòng đấu thầu và Quản lý dứan của các doanh nghiệp.
Thực chất của đấu thầu là tổ chức sự cạnh tranh giữa các nhà thầu và mức độ của sự cạnh tranh đóở mỗi thời kỳ mang sắc thái riêng. Việc nắm vững những sắc thái này rất cóý nghĩa trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có những đặc điểm chung sau đây:
- Các doanh nghiệp mới bắt đầu làm quen với phương thức đấu thầu xây dựng. Tuy chếđộđấu thầu xây dựng đã có từ năm 1994, nhưng giao thầu và chỉđịnh thầu vẫn còn áp dụng, nên thực sự các doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện đấu thầu trong những năm gần đây, trong khi đó chếđộ này đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, so với các nhà thầu nước ngoài, ta còn yếu cả về tiềm lực và kinh nghiệm làđiều dễ hiểu. Vấn đề là cần tìm giải pháp để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách này càng sớm càng tốt.
- Môi trường pháp lý cho việc tổ chức sự cạnh tranh chưa rõ ràng. Chúng ta chưa có luật cạnh tranh và luật chống độc quyền (đang dự thảo và xin ý kiến Quốc hội). Tương tự như vậy, trong xây dựng chúng ta mới ban hành Luật xây dựng (Quốc hội thông qua tháng 12/2003) nhưng cho tới nay vẫn chưa có hướng dẫn thi hành, chưa có Luật (hay Pháp lệnh) vềđấu thầu xây dựng... Giá trị pháp lý thấp của quy chếđấu thầu cũng là một cản trở lớn đối với việc tổ chức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng hiện nay.
- Điều kiện cạnh tranh chưa thật bình đẳng, nhất là giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ,doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành, doanh nghiệp trong vùng và ngoài vùng. Thực tếưu thế trong đấu thầu thường thuộc về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong ngành (thuộc Bộ chủ quản, Sở chủ quản) hoặc doanh nghiệp trong vùng.
- Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng hiện nay còn mang nặng tính ngắn hạn, theo từng dựán, gói thầu là chủ yếu. Điều đó xuất phát từđòi hỏi về giải quyết việc làm, thu nhập vàđời sống trước mắt của đội ngũ lao động ở từng doanh nghiệp và do vậy, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc đưa ra những định hướng cạnh tranh có tính chiến lược và tạo lập tiềm lực dài hạn của doanh nghiệp.
- Sự thắng thầu (hay trượt thầu) của nhà thầu còn quá lệ thuộc vào phía chủ quan của chủđầu tư hay Hội đồng xét thầu. Việc đưa ra các tiêu chuẩn chủ quan, thiếu căn cứ, thiếu nhất quán... nhằm lựa chọn nhà thầu thân cận loại bỏ các nhà thầu có tiềm lực thực sự là một thực tếđau lòng, song vẫn còn tiếp diễn ở một số nước đấu thầu hiện nay. Điều đó, một mặt là vi phạm nguyên tắc trao thầu, đi ngược lại mục đích đấu thầu và nguy hại hơn là làm giảm động lực của nhà thầu trong việc tìm cách tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá thật chính xác thành tựu và kể cả những hạn chế của đấu thầu xây dựng là một việc làm không phải là dễ dàng. Tuy vậy, qua khảo sát thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu tình huống điển hình và nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta có thể nêu lên những mặt được chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, việc xác định mục đích trúng thầu đang làđộng lực quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ ràng rằng chỉ có trúng thầu mới tạo ra sự tăng trưởng và phát triển ổn định, giải quyết việc làm vàđảm bảo thu nhập cho người lao động. Hơn thế nữa, trúng thầu không phải bằng mọi cách, mọi giá như trước đây, mà phải bằng cách tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
- Thứ hai, thông qua việc tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện các dựán hay gói thầu, các doanh nghiệp tích luỹđược nhiều kinh nghiệm trong lập hồ sơ dự thầu và tổ chức thực hiện hợp đồng sau trúng thầu. Đây là bước quan trọng để thực hiện các bước trong lộ trình tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: từđấu thầu trong nước đến đấu thầu có yếu tố nước ngoài và tiếp đến là tham gia đấu thầu quốc tế.
- Thứ ba, nhờ nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố tài chính và tài sản trong việc tăng khả năng cạnh tranh, nên các doanh nghiệp đã coi trọng việc gia tăng năng lực tài chính với việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từđó mà làm tăng thêm năng lực tài sản thông qua việc đầu tư mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, nghiên cứu vàứng dụng các công nghệ thi công tiên tiến.
- Thứ tư, vì thi công công trình sau trúng thầu ngày càng đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng, tiến độ và chi phí, nên cán bộ, công nhân viên ởcác doanh nghiệp đều luôn chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề của mình. Các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đã chú trọng lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh và quản lý kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, tổ chức thi công theo dây chuyền, đồng thời kết hợp đa dạng hoá, tận dụng các nguồn lực khác và tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Thứ năm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉđược nâng lên thông qua đấu thầu trong nước, mà còn tạo ra vị thế của mình trong tham gia đấu thầu có yếu tố nước ngoài. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp đã bắt đầu tham gia và thắng thầu đối với các dựán và gói thầu quốc tế (ví dụ Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng VINACONEX, Tổng công ty xây dựng giao thông 8 và Tổng công ty xây dựng giao thông 4...).
2.2. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thông qua kết quảđiều tra xã hội học.
Để nắm sâu hơn những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu xây dựng và qua đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp, chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô nhỏ với 30 doanh nghiệp xây lắp thuộc các lĩnh vực hoạt động và quy mô khác nhau. Có 15 doanh nghiệp đã trả lời phiếu điều tra (xem phụ lục 1 và phụ lục 2) và sau đây là một số kết quả tổng hợp chủ yếu về thực trạng tình hình này:
- Thứ nhất, theo các lĩnh vực hoạt động. Trong số 15 doanh nghiệp xây lắp có 14 lượt doanh nghiệp trả lời là có tham gia xây dựng công nghiệp, 13 lượt có tham gia xây dựng giao thông, 14 lượt tham gia xây dựng dân dụng, 9 lượt tham gia xây dựng thủy lợi và 10 lượt doanh nghiệp tham gia xây dựng khác. Điều đó, chứng tỏ rằng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực chuyên môn hoá theo thế mạnh, trong đó tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng và tiếp đến là lĩnh vực xây dựng giao thông, các doanh nghiệp đã có chúý tới việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động.
- Thứ hai, xét về quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhìn chung quy mô doanh nghiệp ở mức trung bình và dưới trung bình là chủ yếu. Đây là một cản trở lớn trong cạnh tranh đấu thầu, nhất là trong đấu thầu có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, theo kết quảđiều tra giá trị trung bình về một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp điều tra tính cho năm 2006 như sau:
+ Tổng số lao động (người): 1890
+ Tổng vốn kinh doanh (tỷđồng): 281
+ Tổng doanh thu (tỷđồng): 320
+ Tổng giá trị TSCĐ (tỷđồng): 54
+ Giá trị xây lắp (tỷđồng): 286
- Thứ ba, về kết quả tham gia đấu thầu. Nếu tính theo chỉ tiêu trung bình qua các năm kết quảđó thể hiện như sau:
Bảng 6: Tổng hợp kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp
điều tra qua các năm 2002 – 2006.
STT
Tiêu thức
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Số công trình tham gia đấu thẩutungbình
42
65
105
156
145
2
Giá trị các công trình tham gia đấu thầu trung bình (tỷđồng)
125
376
356
295
275
3
Số công trình thắng thầu trung bình
24
31
44
55
53
4
Giá trị các công trình thắng thầu trung bình
65
67
89
94
110
5
Số lượng công trình thắng thầu có quy mô lớn trung bình
2
3,7
5,4
7
6,4
6
Giá trị công trình có quy mô lớn trung bình (tỷđồng)
Không XĐ
34
27
21
36
(Ghi chú: Theo bản tổng hợp này,số lượng công trình thắng thầu trung bình và giá trị công trình thắng thầu đạt khá hơn so với số liệu thống kê trên đây vì trong kết quảđiều tra áp dụng cho cảđối tượng là Tổng công ty và công ty xây dựng độc lập).
- Thứ tư, nhận định về kết quả tham gia đấu thầu và nguyên nhân thắng thầu. Từ kết quảđiều tra cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng cần chú trọng giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau đâu:
+ Nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu và hiện trường thi công (100%).
+ Lập hồ sơ dự thầu tốt (92,86%)
+ Chọn phương án thi công phù hợp (92,86%0
+ Đưa ra giá dự thầu thấp(71,43%)
+ Các kinh nghiệm khác (57,4%)
- Thứ năm, về nguyên nhân có thể dẫn đến trượt thầu. Đồng thời với việc khẳng định các vấn đề chủ yếu cần tập trung giải quyết, các doanh nghiệp cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản sau đây có thểđưa doanh nghiệp đến chỗ trượt thầu:
+ Nắm thông tin về gói thầu không chính xác (85,71%)
+ Đưa ra giá dự thầu cao (85,71%)
+ Khả năng tài chính thấp (73,43%)
+ Thiếu kinh nghiệm quản lýđiều hành thực hiện dựán sau khi trúng thầu (71,43%).
+ Sai sót về hồ sơ dự thầu (42,86%)
+ Năng lực thi công kém (21,43%)
+ Những nguyên nhân khác (28,57%)
Có thể nói những đánh giá tổng hợp này là hướng gợi mở về bài học kinh nghiệm thắng thầu và thua thầu có giá trị tham khảo tốt cần được nghiên cứu, cụ thể hoá và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
- Thứ sáu, vềđánh giá các nhân tốảnh hưởng. Đánh giá về những nhân tốảnh hưởng khách quan (môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng) và nhân tố chủ quan đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, doanh nghiệp cho rằng mức độ tác động của các nhân tố có khác nhau, trong đó có thể chia làm các nhóm chính sau đây (Ghi chú: mức điểm cao nhất trong khi đánh giá là 5):
+ Nhóm nhân tố có tác động mạnh gồm: quyền lực của chủđầu tư (4,28điểm); khả năng của các đối thủ cạnh tranh (4,21 điểm) và khả năng của chính bản thân doanh nghiệp (4,00 điểm).
+ Nhân tố tác động ở mức trung bình có cơ chế, chính sách của Nhà nước (3,50 điểm);
+ Nhân tố tác động ở mức độ yếu hơn thuộc về nhân tố khác, ví dụ quan hệ với chủđầu tư, tác động của các chủ thể khác có liên quan... (2,28 điểm).
2.3. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng qua thực tiễn một số doanh nghiệp điển hình.
2.3.1. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12 (TCT xây dựng sông Đà).
2.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty.
Khác với các công ty xây dựng khác, ngay từ thời kỳđầu hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên của công ty đã bắt tay vào xây dựng một số công trình trọng điêm của quốc gia, đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như: nhà máy thủy điện Hoà Bình, Trị An, Vĩnh Sơn, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn...Từ những công trình lớn này công ty đang ngày càng được hoàn thiện hơn về nhiều mặt và ngày càng có thế mạnh và khẳng định uy tín trên thị trường xây dựng. Hơn nữa vận động trong cơ chế thị trường, đặc biệt thực hiện chếđộđấu thầu đã tạo cho công ty cơ hội khẳng định mình. Ví dụ, năm 2005 ngoài 7 công trình được thực hiện mà chủđầu tưchính là công ty (hoặc các đơn vị chi nhánh của công ty), công ty đã tiếp thịđấu thầu 60 dựán, trong đó trúng thầu là 42 dựán, đạt 70%. Đặc biệt hơn, vào tháng 01/2006, phòng thị trường của công ty được thành lập đểđảm trách mảng đấu thầu mà trước đó chức năng này được thực hiện ở phòng kế hoạch- kỹ thuật. Điều đó thể hiện tầm quan trọng, cũng nhưđịnh hướng của ban lãnh đạo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu thầu để theo kịp với cơ chế thị trường bằng bước đột phá trong cơ chế quản lý. Hoạt động đóđã mang lại hiệu quả tích cực, sau một thời gian hoạt động, phòng thị trường đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc tiếp thịđấu thầu, góp phần quan trọng vào kết quả thắng thầu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 7: Kết quả tham gia đấu thầu năm 2005 và2006.
Năm
Số công trình tiếp thịđấu thầu
Số công trình trúng thầu
Giá trị công trình trúng thầu (tỷđồng)
Chỉ số tương đối theo số lượng (%)
Chỉ số tương đối theo giá trị (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
2005
47
30
62,181
64
62
2006
55
42
83,034
76,36
70,21
Nguồn: Phòng thị trường công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12
2.3.1.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12.
- Khả năng về nhân lực
Với 6400 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 267 có trình độđại học và trên đại học bao gồm kỹ sư các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, máy xây dựng, cử nhân kinh tế... cùng với hàng nghìn thợ cả, lực lượng lao động cơ bản của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 như sau:
Bảng 8: Lực lượng lao động của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải
sông Đà 12
STT
Trình độ
Số lượng (người)
%
A
Cán bộ khoa học
227
16,56
1
Trên đại học
1
0,04
2
Đại học
226
7,66
3
Cao đẳng các loại
24
0,9
4
Trung cấp
162
6,20
5
Sơ cấp
20
0,76
B
Công nhân kỹ thuật
1852
70,95
1
Công nhân xây dựng
64
2,45
2
Công nhân cơ giới
692
26,51
3
Công nhân lắp máy
129
4,94
4
Công nhân cơ khí
146
5,59
5
Công nhân sản xuất vật liệu
818
31,34
6
Công nhân khảo sát
3
0,15
C
Lao động phổ thông
300
11,49
D
Nhân viên bán hàng
25
2.00
Nguồn: Phòng thị trường, công ty xây lắp- vật tư- vận tải sông Đà 12.
Mặc dù trong đấu thầu xây dựng, phương án kỹ thuật thi công là căn cứ rất quan trọng – là một trong ba điều kiện cơ bản để chủđầu tư lựa chọn nhà thầu khi tổ chức đấu thầu xây lắp. Song theo cách nhìn nhận của công ty, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phương án thi công. Tuỳ theo yêu cầu về số lượng và trình độ, kinh nghiệm của lực lượng lao động, công ty luôn tìm cách đưa ra phương án thi công phù hợp với yêu cầu của chủđầu tư. Nói cách khác, phương án thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhân lực, từ việc xem xét khả năng của nguồn nhân lực mà công ty đưa ra được phương án thi công tối ưu.
Tình hình nhân sự như hiện nay, bậc thợ trung bình của công nhân là 3,0 phần lớn được đào tạo tại các trường lớp chính quy lại kinh qua làm việc ở các công trường lớn, cộng với hàng năm công ty đều có chính sách tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ có năng lực tốt và luôn quan tâm đến vấn đềđào tạo bằng nhiều hình thức hình thức khác nhau, công ty đã bước đầu đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường nói chung và chủđầu tư nói riêng.
- Khả năng về máy móc thiết bị
Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 trực thuộc Tổng công ty xây dựng sông Đà, nên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ, bổ sung năng lực lẫn nhau. Ví dụ, trong Tổng công ty có trạm thí nghiệm xây dựng miền Bắc, đóng tại thị xã HàĐông cóđầy đủ máy móc thiết bị thí nghiệm hiện đại (Anh, Mỹ, Pháp, Đức, CHLB Nga...) để kiểm nghiệm vật liệu cho các công trình mà công ty đã tham dự từ trước tới nay. Đây là một điều kiện đểđảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng nguyên vật liệu của công ty theo đúng tiêu chuẩn vàđáp ứng yêu cầu của chủđầu tư. Cùng với cơ sở kiểm nghiệm trên, máy móc thiết bị thi công của công ty đa dạng về chủng loại, số lượng lớn, đảm bảo đủ năng lực và tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của các chủđầu tư trong và ngoài nước. Điều đáng nói là số máy móc thiết bị này giá trị còn lại khá lớn (>75%), những thiết bị xe máy chủ yếu được mua sắm vào những năm gần đây. Với năng lực thiết bị xe máy như vậy công ty đủ sức hoàn thành nhiều công trình với yêu cầu kỹ thuật cao. Hơn nữa, với hệ thống chi nhánh xí nghiệp rộng khắp đi đôi với sự phân bố thiết bị xe máy rộng đã tạo điều kiện cho công ty có tính cơđộng hơn trong quá trình luân chuyển máy móc thiết bị, giảm thiểu chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ công trình này đến công trình khác. Hiện tại công ty có thể cùng một lúc tham gia thi công nhiều công trình, tại nhiều địa bàn khác nhau mà vẫn đảm bảo điều kiện kỹ thuật xe máy.
- Khả năng về nguyên vật liệu
Trong thư mời thầu chủđầu tư luôn quy định một cách rõ ràng vềđịnh mức, chủng loại, thậm chí cả nhãn hiệu, tên nhà sản xuất nguyên vật liệu... Đây là một yếu tố cơ bản của đầu vào (chiếm giá trị từ 65 -75% giá dự toán xây lắp) để tạo ra sản phẩm xây dựng (đầu ra). Công ty luôn chú trọng bảo đảm đúng yêu cầu chất lượng nguyên vật liệu thi công công trình, đồng thời kết hợp sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm... Công ty luôn củng cố và mở rộng, thiết lập tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp để bảo đảm tính cơđộng theo công trình. Do đặc trưng sản phẩm xây dựng thường sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau: đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép, vật liệu gỗ, vật liệu điện... nên việc nắm bắt được các điều kiện cung ứng giúp công ty luôn chủđộng trong quá trình cung cấp. Từ những định hướng này giúp công ty luôn chủđộng trong việc lập kế hoạch nguyên vật liệu và tổ chức cung ứng theo yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của chủđầu tư. Công ty luôn chú trọng nắm bắt thông tin về thị trường giá cả, theo dõi sát mức đơn giá nguyên vật liệu, đối chiếu cân đối với định mức của chủđầu tưđể giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu... Công ty đang cóđịnh hướng mở rộng sản xuất kinh doanh từng bước phát huy thế mạnh nhằm chủđộng một phần trong cung ứng nguyên vật liệu (ví dụđưa nhà máy sản xuất thép đi vào hoạt động, triển khai dựán khai thác cát thi công, đầu tư chiều sâu vào nhà máy xi măng sông Đà...). Đây là những hoạt động chủ yếu của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, phấn đấu trở thành doanh nghiệp không những có khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn hó xây lắp mà còn đảm bảo được yêu cầu về cung ứng nguyên vật liệu và vận tải đúng như tên gọi của nó.
- Khả năng về tài chính
Theo quy chếđấu thầu hiện hành, công ty muốn tham gia dự thầu bất cứ một công trình nào thì yêu cầu bắt buộc phải có một lượng tiền bảo lãnh theo giá dự thầu hoặc bằng một mức tiền quy định. Đây là một khoản tiền “ứng trước” bắt buộc, đặc biệt trong cùng một thời gian muốn tham gia nhiều công trình, các công trình có giá trị lớn thì lượng tiền này không phải là nhỏ. Thứ nữa, sản phẩm xây dựng thường có chu kỳ sản xuất dài ít nhất là 6 tháng, do đó vòng quay vốn lưu động lâu hơn so với các hoạt động khác...Từ những đặc thù trên cho thấy đểđủ sức hoạt động và có sức cạnh tranh trên thị trường xây lắp nói riêng, công ty phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh thể hiện ở khả năng tài chính tự có của công ty, khả năng huy động vốn của công ty cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Khả năng tài chính tự có của công ty thể hiện ở lượng vốn cốđịnh có cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xây dựng, lượng vốn lưu động và quỹ tích luỹ phát triển sản xuất, không những bảo toàn được vốn mà còn tiếp tục tăng tiềm lực tài chính của mình bằng cách từng bước cổ phần hoá doanh nghiệp, huy động nguồn tài chính tự có của cán bộ công nhân viên.
Bảng 9: Bảng tổng hợp tình hình tài chính của Công ty 2004 – 2006.
Đơn vị: tỷđồng
Năm
2004
2005
2006
1. Tổng giá trị tài sản có
125
121
181
2. Tổng giá trị tài sản lưu động
94
94
142
3.Tổng số nợ phải trả
99
93
151
4. Giá trị ròng
26
28
30
Nguồn: Phòng tài chính kế toán, công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12.
- Khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
Hiện nay nước ta đang thực hiện lộ trình hội nhập ASEAN và tiến tới gia nhập WTO, nguyên tắc lộ trình hội nhập là cắt bỏ dần các rào cản và không phân biệt đối xử. Mặt khác theo thống kê trong 5 năm qua tổng số vốn đầu tư vào xây dựng tăng gấp gần 2 lần so với 5 năm trước, với sự ra đời của hàng loạt công ty xây dựng trong và ngoài nước, thị trường xây dựng ngày càng sôi động và mang tính cạnh tranh gay gắt. Nhận thức được vấn đềđó với quyết định thành lập phòng thị trường nhưđãđề cập ở trên, công ty thực hiện chuyên nghiệp hoá mảng thị trường nói chung và công tác đấu thầu nói riêng. Giờđây hoạt động đấu thầu được thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của phòng thị trường cùng với sự trợ giúp của phòng kỹ thuật và các phòng ban khác... Điều này đã làm cho chất lượng hồ sơ dự thầu của công ty nâng cao, công ty tiếp thịđược xúc tiến tốt hơn không chỉ với thị trường trong nước, thị trường có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế. Những thông tin về công trình, về cung ứng thiết bị mà công ty cần mua sắm... đều được tập hợp ở một đầu mối để xem xét, nếu khả thi sẽđược tiến hành.Bên cạnh những hợp đồng thắng thầu trong nước, công ty đã thắng thầu một số gói thầu có vốn nước ngoài (ví dụ như nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc...).Cùng với kinh nghiệm thi công với các chuyên gia nước ngoài (tại công trình thủy điện Hoà Bình) khả năng hội nhập của công ty là rất lớn. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay công ty cần nỗ lực nhiều và cần có những giải pháp nhanh chóng nâng cao tiêu chuẩn năng lực nhà thầu của mình để theo kịp yêu cầu của thị trường xây dựng khu vực và thế giới.
- Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty.
Cùng hoạt động với hơn 5000 doanh nghiệp xây dựng trong nước và gần 100 nhà thầu nước ngoài, rõ ràng công ty đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, xét trên góc độ tham gia dự thầu với bề dày kinh nghiệm và những loại công trình mà công ty đã tham gia và có kế hoạch tiếp thị thì hiện nay các đối thủ chủ yếu của công ty là VINACONEX, LICOGI, Công ty xây dựng số 1, Công ty xây dựng Tây Hồ... Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu so sánh khả năng của các công ty này.
Bảng 10. Tổng doanh thu và thị phần của công ty so với các đối thủ
cạnh tranh
Đơn vị: Tỷđồng
Tên công ty
Năm 2005
Năm 2006
GTTTSL
TP (%)
GTTSL
TP (%)
XLVTVT Sông Đà 12
325
10,39
434
10,19
Vinaconex
1769
52,24
2354
55,29
Licogi
1011
29,86
1113
26,14
Công ty xây dựng số 1
160
4,72
220
5,16
Công ty xây dựng Tây Hồ
121
2,79
136
3,22
Nguồn: Phòng thị trường Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tuy giá trị sản lượng của công ty có tăng, nhưng thị phần của công ty lại giảm xuống, trong khi đó doanh thu và thị phần của các đối thủ cạnh tranh (trừ Licogi) đều tăng lên. Mặt khác tất cả các công ty đều có một cơ chế quản lý trong đó thị trường (hoặc quản lý dựán) ra đời sớm và có kinh nghiệm lâu năm, nên khả năng nắm bắt thông tin và công tác tiếp thịđấu thầu khá hiệu quả. Ngoài ra mỗi công ty đều có thế mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động, ví dụ, VINACONEX là công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn, công ty còn có thế mạnh trong việc xây dựng trường học, các khu mậu dịch, trung tâm thương mại (như trung tâm thương mại Tràng Tiền công ty vừa thi công hoàn thành), các dựán mà công ty trúng thầu thường có giá trị lớn và uy tín công ty thật sự mạnh trên thị trường xây dựng. Để cạnh tranh với các công ty trên đây, công ty cần khai thác các khả năng tiềm ẩn như kỹ thuật tiên tiến, các biện pháp thi công tối ưu, khả năng tin học hoá hệ thống quản lý vàđiều hành thi công.
2.3.1.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty.
Về những thành tựu Công ty đãđạt được
Là công ty sớm phải tự bươn chải trong cơ chế thị trường nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn so với các đơn vị bạn trong Tổng công ty. Với 6400 cán bộ công nhân viên chức, công ty đã góp phần vào việc thi vàđưa vào hoạt động nhiều công trình lớn nhỏ. Chẳng hạn, đó là các nhà máy thuỷđiện Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn... Từ những công trình lớn này, nhiều công nhân đã trưởng thành nhanh chóng thông qua tự rèn luyện, học hỏi và cùng làm việc bên cạnh các kỹ sư chuyên gia nước ngoài. Đứng vững trong cơ chế thị trường, công ty đã thực sự trưởng thành với giá trị xây lắp liên tục tăng cũng như hoạt động đấu thầu ngày càng được chuyên môn hoá. Đặc biệt năm 2006, tỷ lệ trúng thầu của công ty đạt 64% là một bước tiến vượt bậc. Cùng với đó là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành nghề khác của công ty. Điều đó không những thể hiện chiến lược đúng đắn của công ty mà còn mang lại một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết được tình trạng lao động dư thừa sau khi công trình thủy điện lớn như Hoà Bình, Yaly... được hoàn thành. Ví dụ, khi dựán nhà máy thép của công ty đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng mới của công ty.
Về những hạn chế.
Hoạt động đấu thầu của công ty trong thời gian qua đãđạt được những thành tựu đáng kể, song so với yêu cầu phát triển và khả năng của mình, công ty vẫn còn gặp phải một số hạn chế.
- Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức, công tác tiếp thị, tìm kiếm cơ hội đấu thầu và nghiên cứu hồ sơ dự thầu của công ty chưa thực hiện tốt, nên dẫn đến bỏ giá dự thầu cao là một nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đấu thầu.
- Tổ chức thiết kế thi công một số dựán chưa phù hợp, việc bố trí thi công công trình nhiều lúc chồng chéo, gây khó khăn trong điều hành thực hiện, nên kéo dài thời gian thi công công trình.
- Khả năng tài chính còn hạn chế: tỷ lệ vốn nợ/tổng vốn là 76% (năm 2006) dẫn đến khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc vào các ngân hàng, hơn nữa vốn vay lớn công ty phải trả một khoản tiền lãi khá cao.
- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ, việc đầu tư chưa thật hiệu quả.Cộng với nó là chưa xác định rõ những lĩnh vực trọng điểm để tiến hành đầu tưđúng hướng. Yêu cầu chất lượng ngày một cao, nhưng hiện tại công ty chưa áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nào. Đội ngũ cán bộ chưa phát huy được trình độ năng lực vốn có, chưa thiết lập được tác phong làm việc công nghiệp trong toàn công ty.
Về nguyên nhân của các hạn chế
- Nguyên nhân khách quan có thể kểđến như: do quy chếđấu thầu và quản lýđầu tư xây dựng của Nhà nước còn những hạn chế dẫn đến nhiều tiêu cực trong đấu thầu, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn hoặc việc chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường tuy mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, áp lực màđiều kiện nội tại công ty đang chưa thể thích nghi ngay được, nên bước chuyển đổi trong thực tế so với yêu cầu còn chậm.
- Nguyên nhân chủ quan có thể kểđến như: Hạn chế của công ty trong việc thu nhập thông tin thị trường và thông tin đấu thầu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phương pháp thi công hiện đại; chưa áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000; thiếu luận cứ trong ra quyết định tranh thầu và xây dựng chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng...
2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội.
2.3.2.1. Tổng quan về công ty
Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội được thành lập vào năm 1996, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Công ty chuyên nhận thầu chế tạo thiết bị công nghệ, gia công kết cấu thép, lắp đặt và xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: 1giám đốc, 2 phó giám đốc (1PGĐđiều hành sản xuất và 1 PGĐ kinh tế – kỹ thuật) và các phòng chức năng (Tổ chức – lao động – tiền lương, Tài chính – kế toán, Vật tư – thiết bị, Kinh tế – kỹ thuật, Hành chính).
Cơ cấu sản xuất của công ty bao gồm các đơn vị sản xuất chuyên môn hoá như sau:
- Bộ phận điều hành quản lý chung các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 1: thi công các công trình dân dụng công nghiệp, thực thi khâu hoàn thiện kỹ thuật cao tại khu vực Hà Nội.
- Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 2: thi công công trình thủy điện, ví dụ xây dựng nhà máy thủy điện Yaly, tỉnh Gia Lai.
- Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 4: thi công công trình thủy điện, ví dụ xây dựng nhà máy thuỷđiện Phả Lại 2, tỉnh Hải Dương.
- Tổng đội lắp máy 1: chuyên môn lắp đặt máy móc thiết bị cho các công trình do công ty thi công với chất lượng cao.
- Tổng đội lắp máy số 2:điều động thi công lắp đặt máy móc thiết bị khi Tổng công ty thi công ở hai hay nhiều công trình.
- Tổng đội xây dựng: thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Đội lắp điện, thí nghiệm vàđiều chỉnh.
- Xưởng cơ khí xây dựng.
- Xưởng sửa chữa cơ giới.
2.3.2.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh của công ty.
Về lao động
Tính đến tháng 9 năm 2006, lực lượng lao động của công ty có 1113 người, trong đó nhân viên quản lý là 105 người, 1008 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, 83 trong số 105 nhân viên quản lý có trình độ từđại học trở lên. Lao động trực tiếp đều đã qua các trường lớp đào tạo. Với đội ngũ lao động như vậy, có thể nói công ty cóđội ngũ lao động có chất lượng. Hiện nay công ty vẫn quan tâm và tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ nhân viên trong toàn bộ công ty.
Về máy móc, thiết bị thi công
Công ty sử dụng nhiều loại thiết bị, xe cơ giới. Số thiết bị này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản cốđịnh của công ty. Các máy móc, thiết bị này chủ yếu nhập từ Liên Xôđã sử dụng trong thời gian dài, quá nửa sốđã khấu hao hết 50% giá trị. Đầu tư mua máy móc thiết bị mới là cần thiết đối với công ty. Năm 2006, công ty đãđầu tư khoảng 4,5 tỷđồng để trang bị thêm xe, máy thi công. Cũng trong năm này công ty đãđầu tư 1,5 tỷđồng trong việc sửa chữa và nâng cấp các tài sản cốđịnh hiện có.
Về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu làđầu vào chủ yếu của công trình xây dựng (chiếm 60 – 70% giá trị công trình). Hiện nay công ty sử dụng hai nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu: nguồn do chủđầu tư cung cấp và nguồn mua trên thị trường hoặc công ty tự sản xuất. Đối với nguyên liệu do chủđầu tư cung cấp, bộ phận vật tư tại đội công trình chịu trách nhiệm quản lý. Đối với nguồn nguyên liệu từ phía công ty, công ty giao toàn bộ quyền chủđộng quản lý cho các đơn vị thành viên trên cơ sởđơn giá dự toán, lấy dự toán chi phí, kế hoạch chi phíđể kiểm tra, giám sát mua bán vật tư t hiết bị tại các đơn vị thành viên.
Về vốn sản xuất
Tính đến cuối năm 2006, tổng tài sản của công ty đạt khoảng 69 tỷđồng. Trong đó tài sản lưu động vàđầu tư ngắn hạn chiếm gần 69%. Vốn nợ chiếm gần 59% trong tổng số nguồn vốn của công ty. Khả năng thanh toán của công ty trong những năm gần đây là tương đối tốt (tỷ suất thanh toán hiện tại nằm vào khoảng từ 1,2 – 1,4).
2.3.2.3. Thực trạng hoạt động dự thầu của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội.
Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội mới chỉ thực sự tham gia các dự thầu trong những năm gần đây, kể từ khi quy chếđấu thầu được ban hành. Công ty đã tham gia dự thầu hơn 60 công trình lớn nhỏ khác nhau, chủ yếu là các dựán và gói thầu trong nước.
Kết quả hoạt động dự thầu của công ty qua một số năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 11: Kết quả trúng thầu của Công ty trong các năm 2004 – 2006.
Năm
Công trình dự thầu
Công trình trúng thầu
Giá trị trúng thầu bình quân một số công trình
(tỷđồng)
Tỷ lệ trúng thầu (%)
Số lượng
Giá trị (tỷđồng)
Số lượng
Giá trị (tỷđồng)
Số lượng
Giá trị
2004
10
312,6
3
149
49,67
30
46,3
2005
19
158,7
8
47,8
5,975
42,1
30,1
2006
20
120,28
4
20,632
5,518
20
17,2
2004 – 2006
49
591,58
15
217,432
14,495
30,61
36,75
Từ bảng trên cho thấy năm 2004 tuy công ty trúng thầu 3 công trình, nhưng là những công trình có giá trị lớn. Tỷ lệ trúng thầu về mặt số lượng đạt 30%, nhưng về giá trịđạt đến 46,3%. Sang năm 2005 số các công trình trúng thầu cao hơn nhiều so với năm 2004. Tỷ lệ trúng thầu về số lượng đạt cao (42,1%), tuy nhiên giá trị một công trình trúng thầu của năm 2005 thấp hơn rất nhiều so với công trình của năm 2004 (khoảng bằng 1/8). Vì thế tỷ lệ trúng thầu về giá trị của năm này chỉđạt 30%.
Năm 2006 số lượng các công trình trúng thầu giảm mạnh chỉ bằng 1/2 của năm 2005. Giá trị của công trình trúng thầu tiếp tục giảm so với năm 2005. Tỷ lệ trúng thầu trên cả hai phương diện số lượng và giá trị của năm 2006đều thấp.
Đánh giá chung cho cả 3 năm, số lượng các công trình trúng thầu là 15 trên 49 công trình tham gia dự thầu, đạt tỷ lệ 30,61%. Giá trị trúng thầu bình quân 14,495 tỷđồng/1 công trình.Tỷ lệ trúng thầu về mặt giá trịđạt 36,75%.
2.3.2.4. Tác động của hoạt động dự thầu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng lớn của công tác dự thầu. Năm 2004 doanh thu tăng cao so với năm 2003 là do ngoài các công trình do Tổng công ty giao. Công ty đã thắng thầu trong các công trình xây lắp do Công ty tự tìm kiếm và dự thầu. Năm 2005 và2006 số các công trình thắng thầu vẫn tăng, nhưng giá trị trúng thầu bình quân một công trình thấp, vì vậy mức doanh thu năm 2005 và năm 2006 giảm so với năm 2004 (bảng 12).
Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng doanh thu (đồng)
44149091891
59292534986
75366855038
57381487186
59804503855
Tổng số LĐBQ
1700
1815
2194
2165
2161
Lương BQ tháng (đ/LĐ)
721000
804000
1050000
1100000
1312004
Lợi tức sau thuế (đ)
806337162
827291773
1493639606
1313639971
1352496995
Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán, công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội.
Qua bảng này cho thấy: lợi nhuận 3 năm 2004 – 2006 tăng mạnh so với các năm 2002 – 2003. Lợi nhuận tăng do nhiều yếu tố. Năm 2004 lợi nhuận tăng cao nhất cũng là năm có doanh thu cao nhất. Năm 2005 và2006, doanh thu không cao hơn năm 2002 và2003 nhưng lợi nhuận đã tăng được hệ số sử dụng máy móc thiết bị (hệ số sử dụng 0,87 so với định mức là 0,9). Ngoài ra công ty bố trí hợp lý lao động, sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hơn.
2.3.2.5. Những mặt mạnh và hạn chế của công ty trong công tác dự thầu xây dựng
Qua kết quả trên cho thấy công tác dự thầu công ty đã có những điểm mạnh sau:
- Tiến độ thi công: trong quá trình tham gia dự thầu, công ty đãđề cao lợi thế của việc đề xuất tiến độ thi công ngắn. Công ty chú trọng đến các biện pháp tổ chức thi công hợp lýđể rút ngắn thời gian thi công. Nhờ lợi thế này, công ty đã vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác.
- Giá dự thầu: Công ty thường giảm giáđể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc đưa ra giá thấp kết hợp với tiến độ thi công nhanh đã giúp cho công ty thắng thầu các công trình, đặc biệt đối với các công trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao.
- Năng lực thiết bị xe máy thi công: Công ty cóđủ năng lực máy móc thiết bị cho việc lắp đặt các công trình đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện này tạo thuận lợi cho công ty có thể thắng thầu các công trình lớn.
- Năng lực tài chính: Đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, yêu cầu về vốn không lớn, Công ty có thể huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn tại các ngân hàng, quỹ tín dụng. Ngoài ra, công ty còn có nguồn vốn tự tích lũy.
- Công ty có lợi thế làđược sử dụng tư cách pháp nhân của Tổng công ty, có một hồ sơ kinh nghiệm tốt và một đội ngũ lao động lành nghềđông đảo. Yếu tố này tác động và hỗ trợ rất lớn đến khả năng thắng thầu của công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa biết tận dụng lợi thế này một cách tối đa.
Mặc dùđã khẳng định được chỗđứng và uy tín trên thị trường xây lắp, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nhưng cũng có thể nói rằng hiệu quả của hoạt động dự thầu của công ty chưa cao. Số lượng các công trình trúng thầu còn hạn chế và giá trị trúng thầu đều thấp. Có kết cục như vậy do công ty còn có các hạn chế nhất định.
- Tổ chức công tác dự thầu chưa tốt. Việc nắm bắt thông tin về các dựán có thể tham gia dự thầu và các đối thủ cạnh tranh còn chưa kịp thời và chính xác. Lực lượng làm công tác dự thầu còn mỏng và kiêm nhiệm nhiều việc. Thiếu cán bộ có kiến thức toàn diện đáp ứng được yêu cầu phức tạp của quá trình lập hồ sơ dự thầu.
- Giá bỏ thầu chưa sát, quá cao hoặc quá thấp. Nhiều công trình trúng thầu nhưng giá thấp nên không đảm bảo hiệu quả trong thực thi. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng.
- Chưa đề xuất được các giải pháp kỹ thuật thi công hợp lý, độc đáo nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
- Khả năng về vốn của Công ty hạn chế, khi nhận thầu các công trình có quy mô lớn, Công ty phải huy động từ các nguồn khác nhau và phải chịu gánh nặng về lãi suất tiền vay.
- Công nghệ và thiết bị xe máy thi công hiện tại của công ty một phần lạc hậu và một phần sử dụng kém hiệu quả.
2.3.3. Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
2.3.3.1. Những thông tin chung về Tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 thành lập năm 1956 (đổi tên thành Tổng công ty năm 1995), là doanh nghiệp Nhà nước, có HĐQT, TGĐ, các phòng ban nghiệp vụ và 24 đơn vị thành viên là các công ty xây dựng, chi nhánh và trung tâm.
Chức năng, nhiệm vụ chính:
- Xây dựng các công trình giao thông (trong và ngoài nước)
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, thủy lợi, điện...
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, đồ mộc.
- Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công.
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông
- Xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh vật tư thiết bị giao thông
- Kinh doanh khác (khách sạn, nhà nghỉ, văn phòng làm việc, du lịch, tiền tệ, điều dưỡng...).
2.3.3.2. Một số khả năng chính
Khả năng lao động.
Hiện nay Tổng công ty có khoảng 7600 lao động, trong đó hợp đồng dài hạn khoảng 4600 người, hợp đồng ngắn hạn khoảng 3000 người (trình độđại học, cao đẳng chiếm 20,83%).Tuy nhiên, Tổng công ty còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành giỏi về lĩnh vực quản lý kinh tế, về chuyên môn kỹ thuật.
Cán bộ quản lý xí nghiệp, đội, chủ công trình phần lớn được đề bạt trong thời kỳ bao cấp nên ít sáng tạo, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.
Cán bộ kỹ thuật thụđộng, không được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên (nhất là với đội ngũ cán bộ trẻ). Lực lượng công nhân lành nghề yếu, không đồng bộ giữa các loại ngành nghề, loại bậc thợ.
Khả năng về máy móc thiết bị.
Tổng công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ cao trong sản xuất, bảo đảm sản xuất liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bên mời thầu.Tuy nhiên, với năng lực máy móc thiết bị như hiện nay, Tổng công ty mới chỉ giành được ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ trên thị trường trong nước. Khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị lớn hoặc có sự tham gia của nhà thầu quốc tế, Tổng công ty gặp nhiều khó khăn do công nghệ kém hơn đối thủ cạnh tranh, máy móc thiết bị thi công chưa đồng bộ.
Khả năng tài chính:
Theo số liệu tài chính năm 2003 của Tổng công ty thì:
- Tổng số tài sản có khoảng: 130 tỷđồng
- Tài sản lưu động: 85 tỷđồng
- Tổng số vốn nợ phải trả: 119 tỷđồng
- Tài sản nợ lưu động: 78 tỷđồng
- Vốn luân chuyển: 7 tỷđồng
Với tình hình tài chính như trên, có thể thấy Tổng công ty rất khó khăn trong dự thầu những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài.
2.3.3.3. Tình hình dự thầu của Tổng công ty trong thời gian qua.
Kết quảđấu thầu:
Tổng công ty đã tham gia đấu thầu năm 1996. Đấu thầu là phương thức chính để Tổng công ty cóđược hợp đồng xây lắp các công trình. Tổng công ty đã mạnh dạn tham gia đấu thầu những công trình quan trọng mang tính quốc gia vàđấu thầu quốc tế. Trong 5 năm gần đây, đã tham gia đấu thầu hơn 100 công trình với tổng giá trị trên 1200 tỷđồng, đã trúng thầu 58 công trình với tổng giá trị trúng thầu khoảng 430 tỷđồng, trong đóđã có 5 công trình thi công tại Lào (đây là các công trình được tổ chức đấu thầu quốc tế).
Bảng 13: kết quảđấu thầu của Tổng công ty giai đoạn 2003 – 2006.
Năm
Công trình dự thầu
Công trình thắng thầu
Giá trị bình quân 1 công trình thắng thầu (tỷđ)
Xác suất trúng thầu (%)
SL
G.T (tỷđ)
SL
G.T (tỷđ)
Về SL
Về GT
2003
20
499
9
224
24,9
45
44,9
2004
19
163
10
28
2,7
52,6
16,6
2005
28
118
15
38
2,5
53,4
32,2
2006
36
370
21
120
5,7
58,3
32,4
Tổng số
103
1150
55
409
7,44
53,4
35,6
Nguồn: Phòng Kinh tế, Tổng công ty xây dựng giao thông 8
Qua bảng này cho thấy số lượng các công trình trúng thầu qua các năm tăng dần, nhưng giá trị bình quân một công trình thắng thầu tăng giảm không ổn định (có chiều hướng giảm); xác suất trúng thầu không cao, tính bình quân về số lượng đạt 53,4%, về giá trịđạt 35,5%, hơn nữa chỉ tiêu này có xu hướng không tăng.
Những bài học kinh nghiệm trong đấu thầu của Tổng công ty.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn với lãnh đạo Tổng công ty về chủđề này và dưới đây là một số nét chính:
- Về các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh đấu thầu. Tổng công ty chú trọng: quyền lực của chủđầu tư, khả năng của doanh nghiệp, khả năng của các công ty khác (tác động mạnh). Ngoài ra có phân tích tới nhân tố cơ chế, chính sách và các nhân tố khác (tác động yếu hơn).
- Về các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, Tổng công ty cho rằng cần chúý tới: phạm vi hoạt động, kinh nghiệm hoạt động, thị phần, tỷ lệ thắng thầu (về số lượng, về giá trị).
- Để thắng thầu cần chúý: xác định đúng cơ hội dự thầu, nghiên cứu kỹ hồ sơ và hiện trường, lập hồ sơ dự thầu tốt, định giá dự thầu hợp lý.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trượt thầu có thể là: định giá dự thầu cao, không có phương pháp thi công độc đáo, khả năng tài chính thấp, nguyên nhân khác (quan hệ kém...).
2.3.3.4. Các hoạt động chủ yếu trong quá trình tham dự thầu của Tổng công ty.
Tìm kiếm thông tin và xác định cơ hội tham dự thầu.
Hoạt động này do bộ phận tiếp thị thuộc phòng kế hoạch thực hiện. Nguồn thông tin chủ yếu: thông tin đại chúng, quan hệ với các chủđầu tưđã có mối quan hệ làm ăn, quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Sau khi cóđược những thông tin cần thiết, Tổng công ty tiến hành phân tích đánh giá và xác định có thể tham dự thầu hay không.
Tiếp xúc ban đầu với chủđầu tư.
Nhằm mục đích nắm thông tin có liên quan như thời gian bán hồ sơ, yêu cầu của hồ sơ mời thầu, thời gian nộp hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, thời gian vàđịa điểm mở thầu... Qua đó quảng cáo gây chúý với chủđầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham dự thầu sau này.
Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu
- Những công việc chủ yếu cần chuẩn bị: làm rõ các nội dung, yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát hiện trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu; chuẩn bị thông tin chung: giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, năng lực công ty, chứng nhận chất lượng...
- Lập hồ sơ dự thầu
- Lập giải pháp thi công: căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường, các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật do bên mời thầu cung cấp để phát hiện những bất hợp lý. Từđó, đưa ra các giải pháp kỹ thuật đểđiều chỉnh và nhờđó nâng cao uy tín với chủđầu tư.
- Việc lập giá dự thầu do phòng kinh tế kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật lập, trên cơ sở bóc tách khối lượng công việc vàáp đơn giá.
Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.
Bộ phận tiếp thị niêm phong hồ sơ dự thầu phòng kinh tế kế hoạch giao cho bền mời thầu. Căn cứ theo thời gian vàđịa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu, phòng kinh tế kế hoạch cử cán bộ trực tiếp thạm gia mở thầu.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên mời thầu có công văn yêu cầu làm rõ, để giữ uy tín với chủđầu tư và phát huy tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu.
Ký hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng
Ngay sau khi trúng thầu, Tổng công ty có công văn gửi chủđầu tư chấp nhận và thoả thuận thời gian, địa điểm cụ thểđể ký hợp đồng; xin bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của chủđầu tư, đôn đốc việc rà soát lại kế hoạch huy động nguồn lực cho thi công công trình.
Sau khi hợp đồng được ký, nhanh chóng triển khai thi công công trình.
2.3.3.5. Những yếu kém trong dự thầu của Tổng công ty và giải pháp khắc phục.
Một số yếu kém:
- Tuy đã có làm nhưng khả năng marketing, tìm kiếm, phân tích thông tin để xác định cơ hội dự thầu chưa đáp ứng được yêu cầu (nhất làđối với những công trình lớn).
- Trong nhiều trường hợp, chưa đưa ra được những giải pháp kỹ thuật hợp lý, độc đáo, làm giảm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
- Giá bỏ thầu nhiều trường hợp không hợp lý, có lúc quá cao so với giá xét thầu của chủđầu tư, so với giá dự thầu của các công ty khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-36.doc