Tài liệu Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
101
NGHIÊN CỨU NHỮNG THAY ĐỔI CHỈ SỐ HÓA SINH DỊCH NÃO TỦY
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO DO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
Lê Thị Hương Lan*, Trần Lê Vịnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và MRI ở bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (BCAT) và
phân tích sự thay đổi sinh hóa dịch não tủy, sinh hóa máu ở bệnh nhân viêm màng não tăng BCAT.
Đối tượng: 50 bệnh nhân được chẩn đoán VMN hoặc viêm não có tăng BCAT (loại trừ bệnh nhân suy giảm
miễn dịch mắc phải, có mắc các bệnh nhiễm trùng cấp kèm theo).
Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu.
Kết quả: Số lượng bạch cầu trong DNT tăng: 1016,3 ± 892 BC/1mm3; 64% dịch não tủy có màu sắc trong;
34 % có màu sắc bất thường ( đục, ánh vàng); 18% có biểu hiện tăng áp lực; thành phần tế bào trong dịch não tủy
: ái toan (492,7 ± 80,8); Lympho (389,9 ± 41,7); Theo căn nguyên gây bệnh: A.cantonensis, T.cansis, tế bào bạch
cầu ái toan chiếm (44%), lypho chi...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
101
NGHIÊN CỨU NHỮNG THAY ĐỔI CHỈ SỐ HÓA SINH DỊCH NÃO TỦY
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO DO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
Lê Thị Hương Lan*, Trần Lê Vịnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và MRI ở bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (BCAT) và
phân tích sự thay đổi sinh hóa dịch não tủy, sinh hóa máu ở bệnh nhân viêm màng não tăng BCAT.
Đối tượng: 50 bệnh nhân được chẩn đoán VMN hoặc viêm não có tăng BCAT (loại trừ bệnh nhân suy giảm
miễn dịch mắc phải, có mắc các bệnh nhiễm trùng cấp kèm theo).
Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu.
Kết quả: Số lượng bạch cầu trong DNT tăng: 1016,3 ± 892 BC/1mm3; 64% dịch não tủy có màu sắc trong;
34 % có màu sắc bất thường ( đục, ánh vàng); 18% có biểu hiện tăng áp lực; thành phần tế bào trong dịch não tủy
: ái toan (492,7 ± 80,8); Lympho (389,9 ± 41,7); Theo căn nguyên gây bệnh: A.cantonensis, T.cansis, tế bào bạch
cầu ái toan chiếm (44%), lypho chiếm (42%); Nồng độ protein dịch não tủy tăng: 0,86 ± 0,5 g/L; 32% có phản
ứng pandy(+); 100% bệnh nhân có tăng BC ái toan, tăng bạch cầu máu ngoại vi; Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng
19,3± 2,9%; Nồng độ CPR tăng 12,01 ±3,73 mg/L. Biểu hiện lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân VMN tăng BCAT
trong nhóm nghiên cứu là: sốt nhẹ hoặc vừa, đau đầu (100%), nôn (86%), có hội chứng màng não (90%); các
biểu hiện khác có thể gặp: liệt khu trú, rối loạn đại tiểu tiện, co giật. MIR: hình ảnh tổn thương chất trắng, mất
myelin (72,7%) hoặc tăng tín hiệu vùng vỏ não, nhân bèo, bao trong.
Kết luận: (1)100% bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan; tăng bạch cầu trong máu ngoại vi; Dịch não tủy có
màu sắc bất thường (đục, vàng), nồng độ protein tăng nhẹ; 32% có tỷ lệ có pandy (+); Thành phần, tỷ lệ bạch cầu
ái toan, lympho trong dịch não tủy tăng cao. Nồng độ CRP tăng ở mức nhẹ (2) 100% bệnh nhân đến viện có sốt
nhẹ và vừa, đau đầu, nôn (86%); hội chứng màng não..; Hình ảnh MRI có tổn thương chất trắng, mất myelin
(72,7%), tăng tín hiệu vùng vỏ não, nhân bèo và bao trong.
Từ khóa: viêm não, màng não, tăng bạch cầu ái toan
ABSTRACT
STUDY ON CHANGES IN CEREBROSPINAL BIOCHEMICAL PARAMETERS IN PATIENTS WITH
MENINGITIS IN INCREASED EOSINOPHILS.
Le Thi Huong Lan, Tran Le Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 101 - 106
Objective: To describe the clinical characteristics and MRI in patients with meningitis increased BCAT and
analysis of biochemical changes of cerebrospinal fluid, blood biochemistry in patients with meningitis, increased
eosinophils.
Subject: 50 patients were diagnosed with meningitis or encephalitis increased BCAT (excluding
immunocompromised patients suffering with acute infectious diseases attached).
Method: Describe combined prospective retrospective.
* Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên ** Bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh Vĩnh Phúc
Tác giả liên lạc: TS.BS.Lê Thị Hương Lan ĐT: 0982090308 Email: lansontn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
102
Result: The number of white blood cells in the CSF increased: 1016.3 ± 892 BC / 1mm3; CSF 64% color in;
34% had abnormal color (opaque, yellowish); 18% show signs of increased pressure; cellular components in CSF:
eosinophil (492.7 ± 80.8); Lymphocytes (389.9 ± 41.7); According to the cause of the illness: A.cantonensis,
T.cansis, eosinophil cells accounted for (44%) and lypho accounting (42%); CSF protein concentration increases:
0.86 ± 0.5 g / L; 32% Pandy reaction (+); 100% of patients had increased eosinophil BC, increased peripheral blood
leukocytes; The percentage of eosinophils by 19.3 ± 2.9%; CPR increased concentrations of 12.01 ± 3.73 mg / L.
Common clinical manifestations in patients with increased BCAT VMN research team are: mild or moderate
fever, headache (100%), vomiting (86%), meningitis syndrome (90%); Other symptoms may experience: localized
paralysis, bowel disorders, convulsions. MIR: white matter lesions, demyelination (72.7%) or hyperintense cortex,
the dirt, which in.
Conclusion: (1) 100% of patients have increased eosinophils; increase in peripheral blood leukocytes; CSF
abnormal color (opaque, yellow), slightly higher concentrations of protein; 32% Pandy rates (+); The composition,
percentage of eosinophils, lymphocytes in the cerebrospinal fluid increases. CRP levels rose slightly (2) 100% of
the patients to the hospital with mild to moderate fever, headaches, vomiting (86%); meningeal syndrome..; Image
MRI white matter lesions, demyelination (72.7%), hyperintense cortex, and how the human dirt.
Keywords: encephalitis, meningitis, increased eosinophils
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái
toan là những trường hợp viêm não, viêm màng
não có tăng bạch cầu ái toan. Bệnh hay gặp ở
vùng nhiệt đới, có liên quan đến thói quen ăn
uống sinh hoạt. Căn nguyên nhân gây bệnh khá
đa dạng, ngoài ký sinh trùng, nấm thậm chí cả vi
khuẩn và những căn nguyên không nhiễm trùng
như các phản ứng của màng não với các dị
nguyên tại não và màng não.Biểu hiện lâm sàng
không đặc hiệu: như tổn thương da, sốt, nôn.. rất
dễ nhầm lẫn với các tổn thương não màng não
khác.Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm
sàng, xét nghiệm máu ngoại vi và dịch não tủy
kết hợp thăm dò khác giúp chẩn đoán xác định
bệnh. Điều trị Bệnh sử dụng thuốc điều trị căn
nguyên: Albedazol; ivermectin kết hợp
prednisolon cho kết quả khỏi hoàn toàn nếu
được chẩn đoán sớm. Nếu không được chẩn
đoán bệnh biểu hiện nặng nề, để lại di chứng
não, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống thậm chí
tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều
trị kịp thời. Để góp phần chẩn đoán bệnh kịp
thời tăng hiệu quả điều trị bệnh VMN tăng
BCAT. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
-Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh MRI ở
bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái toan.
-Phân tích sự thay đổi sinh hóa dịch não tủy,
sinh hóa máu ở bệnh nhân viêm màng não tăng
bạch cầu ái toan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 50 Bệnh nhân được chẩn đoán VN-MN
do tăng BCAT đến khám và điều trị tại khoa,
bệnh nhiệt đới và Bệnh viện nhiệt đới.
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
+ Bệnh nhân bị mắc các bệnh suy giảm miễn
dịch mắc phải.
+ Bệnh nhân có bệnh nhiễm trùng cấp tính
kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp nghiên cứu mô tả
hồi cứu kết hợp tiến cứu.
Qui trình lấy mẫu
Bệnh nhân được lấy 2ml dịch não tủy; 1,5 ml
máu ngoại vi (EDTA) xét nghiệm CTM; 3ml máu
(heparin): xét nghiệm sinh hóa máu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
103
Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
- Định lượng protein dịch não tủy theo
phương pháp đo quang trên máy AU 5800.
- Định lượng glucose theo phương
pháp Hexokinase.
- Định lượng Clo theo phương pháp điện cực
trọn lọc gián tiếp trên máy AU 5800.
- Định lượng CRP theo phương pháp miễn
dịch đo độ đục; procalcitonin theo phương pháp
miễn dịch hóa phát quang.
- Tổng phân tích tế bào máu trên máy tự
động, Đếm tế bào dịch não tủy.
- Thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án
nghiên cứu.
Hóa chất phương tiện nghiên cứu
Hóa chất beckman coulter chính hãng trên
máy AU 5800; máy miễn dịch hóa phát
quang Siemens.
Chỉ số nghiên cứu
- Tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Thăm khám lâm sàng: tình trạng toàn thân,
khám thực thể.
- Các chỉ số xét nghiệm: dịch não tủy, máu
ngoại vi..: protein, glucose, clo, đếm tết bào,
phân loại tế bào, công thức máu, CRP,
procalcitonin, AST, ALT,
- Chụp cộng hưởng từ.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học.
KẾT QUẢ
Đặc điểm sinh hóa dịch não tủy và sinh hóa
máu ở bệnh nhân viêm màng não tăng
BCAT.
Bảng 1 :. Số lượng bạch cầu trong dịch não tủy.
Số lượng bạch
cầu
trong DNT/1ml
Bệnh nhân Tỷ lệ
(%)
< 10 0 0
≥ 10 50 100
Nhận xét : 100% số bệnh nhân có số lượng
bạch cầu trong dịch não tủy ≥ 10
Bảng 2 : Giá trị bạch cầu đếm được trong dịch não
tủy.
Giá trị bạch cầu trong
DNT
X mean ± SD
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
1016,3 ± 892,0
134
5919
Nhận xét : 100% bệnh nhân viêm màng não
do TBCAT có số lượng BCAT tăng > 10 bạch
cầu/ml dịch não tủy. Giá trị trung bình của bạch
cầu là 1016,3 ± 892,0, mẫu thấp nhất có 134 BC,
mẫu cao nhất có 5919.
Bảng 3 :. Thành phần tế bào dịch não tủy ở bệnh
nhân viêm màng não tăng BCAT.
Loại tế bào X ± SD
Giá trị min – giá trị
max
Tế bào ái toan (%) 44,2 ± 18,8 2 - 74
Tế bào lympho (%) 41,8 ± 17,2 12 – 90
Tế bào trung tính
(%)
9,02 ± 1,39 6,24 - 11,8
Tế bào mo no (%) 7,04 ± 1,44 4,15 - 9,93
Nhận xét : Tỷ lệ tế bào bạch cầu ái toan và tế
bào lympho chiếm tỷ lệ cao trong dịch não tủy
(44%; 42%).
Bảng 4 : Số lượng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy
theo nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên
nhân
SL tế
bào
A.
cantonensis
(n= 14)
A.
cantonensis
+ T.canis
(n=10)
T.canis
(n=7)
Không rõ
Nguyên
nhân
(n=10)
Tế bào ái
toan
514,7± 92,4 623,9 ± 192,6 287,2 ±
10,4
355,9 ±
92,8
Lympho 389,1± 70,0 435,5 ± 80,8 280,8 ±
65,8
380,8 ±
96,2
Trung
tính
88,7 ± 30,1 68,3 ± 19,7 108,7 ±
48,3
65,2 ±
13,5
Mono 70,6 ± 19,9 105,1 ± 43,7 25,9 ±
10,4
39,1 ±
96,2
Nhận xét : theo căn nguyên gây bệnh, cả 4
nhóm căn nguyên thì số lượng BCAT và lympho
chiếm ưu thế trong DNT.
Nhận xét (bảng 5): Nồng độ protein dịch não
tủy tăng mức độ nhẹ, glucose trong giới hạn
bình thường, clo dịch não tủy không tăng. Phản
ứng pandy (+) 16 bệnh nhân (32%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
104
Bảng 5 : Nồng độ các chỉ số sinh hóa dịch não tủy ở
bệnh nhân VMN.
Chỉ số Nồng độ (X mean
± SD)
Giá trị min – giá
trị max
Protein (g/L) 0,86 ± 0,5 0,1 - 2,73
Glucose (mmol/L) 2,5 ± 0,99 1,1 - 7,4
Clo dịch (mmo/L) 118 ± 5,9 107 – 133
Phản ừng pandy (+) 16/50 (32%)
Bảng 6 : Nồng độ CRP và procalcitonin trong nhóm
nghiên cứu :
Nồng độ (X
mean ± SD)
Giá trị min – giá
trị max
CRP (mg/L) 12,01 ± 3,73 4,49 - 19,52
Procalcitonin (µg/L) 0,7 ± 0,12 0,04 - 0,94
Nhận xét : Nồng độ yếu tố viêm ở bệnh nhân
VNM tăng BCAT tăng ở mức độ nhẹ CRP : 12,01
± 3,73; Procalcitonin thay đổi không đáng kể.
Bảng 7 : Nồng độ CRP ở bệnh nhân viêm màng não
tăng BCAT theo căn nguyên gây bệnh.
CRP
(mg/L)
A.
canto
A.canto
+T.canis
T.canis Không
Rõ NN
Tỷ lệ
(%)
<10 12 14 4 7 37/50
(74)
10 – 30 2 5 2 1 10/50
(20)
> 30 0 0 1 2 3/50 (6)
Nhận xét : Nồng độ CRP ở bệnh nhân
nghiên cứu tăng mức độ nhẹ (74%); 26 % tăng ở
mức độ > 10 mg/L.
Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân
viêm màng não, tăng BCAT và hình ảnh
MRI
Bảng 7 : Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm NMN
tăng BCAT trong nhóm NC.
Triệu chứng
lâm sàng
A.
canto
A.canto
+T.canis
T.canis Không
Rõ NN
Tỷ lệ
(%)
Sốt 14 19 7 10 100
Đau đầu 14 19 7 10 100
Hội chứng
màng não
13 17 6 9 90
Nôn 12 17 5 9 86
Rối loạn
Ý thức
4 4 4 3 15(30%)
Liệt khu trú 1 3 2 0 6(12%)
Rối loạn đại
tiểu tiện
1 3 1 1 6(12%)
Co giật 0 0 0 1 1(2%)
Suy hô hấp 0 0 0 1 1(2%)
Nhận xét : 100% bệnh nhân viêm màng não
tăng BCAT có dấu hiệu đau đầu và sốt, các biểu
hiện khác hội chứng não, màng não, nôn cũng
chiểm tỷ lệ cao. Ngoài ra, rối loạn ý thức, co
giật... ít gặp.
Bảng 8 : Hình ảnh MRI ở bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu.
MRI sọ não Tổng n=11 Tỷ lệ (%)
Hình ảnh bình thường 1 9,1
Có tổn thương 10 90,9
Vùng tổn thương
Thùy đỉnh 3 27
Bán cầu đại não 2 18,2
Thùy trán 2 18,2
Vỏ não 1 9,1
Nhân bèo, bao trong 1 9,1
Quanh não thất 1 9,1
Kiểu tổn thương
Tổn thương chất trắng, mất
Myelin
8 72,7
Tăng tín hiệu (vỏ não, nhân
bèo, bao trong)
2 18,2
Nhận xét: 11 bệnh nhân được chụp MRI, có
10/11 (90,9%) bệnh nhân có tổn thương sọ não.
Trong đó tổn thương chất trắng, Myelin chiếm tỷ
lệ cao 72,7%.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên 50 bệnh nhân VNM
tăng BCAT cho thấy công thức máu giá trị trung
bình của các chỉ số nằm trong giới hạn bình
thường, trong khi giá trị bạch cầu ái toan trong
máu tăng ở 50/50 bệnh nhân chiếm (100%).
Trên nhóm bệnh nhân này nghiên cứu thấy
rõ tình trạng tăng BCAT trong máu ngoại vi.
100% bệnh nhân viêm màng não do TBCAT có
số lượng BCAT tăng > 10 bạch cầu/ml dịch não
tủy. Giá trị trung bình của bạch cầu là 1016,3 ±
892,0, mẫu thấp nhất có 134 BC, mẫu cao nhất có
5919. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ bạch
cầu ái toan tăng 19%.
Với nhóm nguyên nhân gây bệnh khác nhau
tỷ lệ BCAT tăng mức độ cũng khác nhau. Kết
quả nghiên cứu của Trịnh Ngọc Phan tỷ lệ BCAT
tăng cao trong máu 7,8- 21, 2%(3,4). Điều đáng chú
ý trong nghiên cứu này, mặc dù bệnh nhân có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
105
triệu chứng não, màng não, kết quả xét nghiệm
dịch não tủy cho thấy 36% có màu sắc dịch não
tủy bất thường như đục, ánh vàng. Kết quả
nghiên cứu Anthony (2007)(1) cũng chỉ ra phần
lớn bệnh nhân Viêm NMN tăng BCAT có nước
não tủy trong. Một nghiên cứu khác của Nguyễn
Văn Thông 60% bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu có dịch não tủy vàng, đục. Lý giải vấn đề
này, trong nhiễm Gnathostoma dịch não tủy có
màu ánh vàng gợi ý nhiều đến bệnh giun đầu
gai, rất có giá trị trong phân biệt với VMN do
A.cantonensis.
Thành phần dịch não tủy, số lượng tế bào
BCAT tăng trung bình 1016 tế bào/1mm3 (44,2
± 18,8 %), chủ yếu là tế bào lympho chiếm ưu
thế. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Phạm Nhật An tỷ lệ BCAT
(31,5 – 48, 5%)(3).
Định lượng nồng độ protein trong dịch não
tủy chỉ tăng nhẹ, các nghiên cứu của các tác giả
khác cũng cho thấy trong nhiễm căn nguyên gây
tăng BCAT không có rối loạn đáng kể protein,
thậm chí protein bình thường ở một số bệnh
nhân. Dấu hiệu chỉ điểm viêm ở bệnh nhân
VNM tăng BCAT chỉ ở mức độ tăng nhẹ 26 %
bệnh nhân có nồng độ CRP> 10mg/L.
Nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy 100%
bệnh nhân viêm não Tăng BCAT có triệu chứng
đau đầu sốt. 92% bệnh nhân sốt nhẹ và vừa, sốt
thất thường, sốt không liên tục. Nghiên cứu của
Hwang và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ sốt rất cao
ở nhóm bệnh nhân này (91%). Lý giải sốt ở
nhóm bệnh nhân này do phản ứng của các căn
nguyên gây bệnh kích thích não, màng não, cũng
có thể do bội nhiễm vi khuẩn gây sốt. Đây cũng
là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đến khám
bệnh tại các cơ sở y tế. Biểu hiện tổn thương thần
kinh cũng chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu này.
90% bệnh nhân có hội chứng não màng não,
ngoài ra rối loạn ý thức, tổn thương thần kinh
khu trú. Cũng là những dấu hiệu có thể gặp.
Theo một số các nghiên cứu khác biểu hiện bất
thường khác ở nhóm bệnh nhân này yếu cơ, đau
hốc mắt, mất điều hòa, dị cảm... khi nhiễm
Angiostronggylus. Cơ chế bệnh sinh khi nhiễm
Angiostronggylus, do ký sinh trùng trưởng thành
xâm nhập màng não, cầu não, tiểu não dẫn đến
phản ứng viêm. Tại vị trí viêm, BCAT chiếm ưu
thế ở các khu vực hoại tử tạo mủ. Vì vậy, trên
lâm sàng bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội do
tăng áp lực nội sọ(1). Một số biểu hiện khác, kích
thích màng não, dị cảm, đôi khi liệt thần kịnh sọ,
hôn mê và suy hô hấp là những triệu chứng
hiếm gặp ở những bệnh nhân này nguyên nhân
do căn nguyên gây bệnh hiện diện trong hốc
mắt, gây liệt thần kinh sọ... Hình ảnh MRI có tổn
thương chất trắng, mất myelin (72,7%), tăng tín
hiệu vùng vỏ não, nhân bèo và bao trong. Kết
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết
quả nghiên cứu trước đây kết quả chụp thấy rõ
sau 4-8 tuần nhiễm căn nguyên gây bệnh : sán
dây chụp MRI sẽ thấy những chấm nhỏ bên
trong nang (đầu sán)...nói chung chụp MRI phát
hiện tốt hơn CT sọ não(2,5).
KẾT LUẬN
100% bệnh nhân đến viện có sốt nhẹ và vừa,
đau đầu, nôn (86%); hội chứng màng não..; Hình
ảnh MRI có tổn thương chất trắng, mất myelin
(72,7%), tăng tín hiệu vùng vỏ não, nhân bèo và
bao trong.
100% bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan;
tăng bạch cầu trong máu ngoại vi; Dịch não tủy
có màu sắc bất thường (đục, vàng), nồng độ
protein tăng nhẹ, glucose bình thường; nồng độ
muối không tăng; tỷ lệ có pandy (+) chiếm 32%;
Thành phần, tỷ lệ bạch cầu ái toan, lympho trong
dịch não tủy tăng cao. Nồng độ CRP tăng ở mức
nhẹ, vừa, procalcitonin ít thay đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anthony RM., Rutiki et all (2007), “Protective immune
mechanisms in helminth infection. Nat.Rev. Immunol, 7,pp. 975-
987.
2. Cowie RH (2013), “Guest Editor,s message : Eosinophilic
meningitis caused by Angio. Cantonensis, the rat lungworm:
biology, distribution epidermilogy, detection, diagnosis,
treatment, and management. Hawaii J Med public Health, 72 (6),
pp. 3-4.
3. Nguyễn Văn Đề, Phạm Nhật An, Trần Thu Hương (2008),
Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do
Angiostrongylus. Tạp chí thông tin Y Dược, 11, pp: 9-13.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
106
4. Phạm Thị Hải Mến, Nguyễn Trần Chính, Lê Thị Xuân (2007,) “
Viêm màng não do Angio. Canto, Tạp trí y học, TP Hồ Chí Minh
11(1): pp. 416-421.
5. Tseng Y.T, Tsai H.C, Lee S.S et all (2011), Clinical
Manifestations of eosinophilic meningitis caused by
angiostrongylus cantonensis: 18 years experience ina medical
center in southern Taiwan. J Microbiol immunol infect, 44(5); pp:
382-9.
Ngày nhận bài báo: 29/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhung_thay_doi_chi_so_hoa_sinh_dich_nao_tuy_o_ben.pdf