Tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân gây lún và chênh lệch lún đập tràn Dương Thiện - Quy Nhơn và đề xuất giải pháp xử lý: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 65
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY LÚN
VÀ CHÊNH LỆCH LÚN ĐẬP TRÀN DƯƠNG THIỆN -
QUY NHƠN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
HOÀNG VIỆT HÙNG*
Settlement and diferent settlement of Duong Thien-Quy Nhon spillway
and treatment solution.
Abstract: Duong Thien-Quy Nhon structure is a local spillway belonging
to Dong dike in Binh Dinh province. Duong Thien spillway was built in
1978. In 2009, the settlement of this structure is about 83 cm at northern
and 28 cm at southern. In order to find the settlement cause and propose
suitable treatment methods, this paper shows the content of research
including investigation of geology engineering, modeling of the structure
to find the settlement values with many loading levels so that these
settlement values coincide monitoring values at the field. Based on
modeling analyses, the treatment of structure foundation will be
proposed.
Keywords: Duong Thien-Quy Nhon, spillway, settlement, treatment,
modeling.
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân gây lún và chênh lệch lún đập tràn Dương Thiện - Quy Nhơn và đề xuất giải pháp xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 65
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY LÚN
VÀ CHÊNH LỆCH LÚN ĐẬP TRÀN DƯƠNG THIỆN -
QUY NHƠN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
HOÀNG VIỆT HÙNG*
Settlement and diferent settlement of Duong Thien-Quy Nhon spillway
and treatment solution.
Abstract: Duong Thien-Quy Nhon structure is a local spillway belonging
to Dong dike in Binh Dinh province. Duong Thien spillway was built in
1978. In 2009, the settlement of this structure is about 83 cm at northern
and 28 cm at southern. In order to find the settlement cause and propose
suitable treatment methods, this paper shows the content of research
including investigation of geology engineering, modeling of the structure
to find the settlement values with many loading levels so that these
settlement values coincide monitoring values at the field. Based on
modeling analyses, the treatment of structure foundation will be
proposed.
Keywords: Duong Thien-Quy Nhon, spillway, settlement, treatment,
modeling.
I. MỞ ĐẦU *
Đập tràn Dƣơng Thiện-Quy Nhơn là đập
tràn lớn với chiều dài 326 m, cao trình đỉnh
tràn + 0,5m, chiều dài ngƣỡng tràn là 6.0 m,
kết hợp làm đƣờng giao thông thuộc tuyến đê
Đông của tỉnh Bình Định, đƣợc xây dựng năm
1978. Sau 22 năm xây dựng, vào năm 2000,
đầu phía Bắc của tràn bị lún 43 cm, đầu phía
Nam lún 15cm, phải tiến hành đổ bù đến cao
trình thiết kế. Sau 9 năm xử lý đổ bù lún, quan
trắc lại, cho thấy, đầu Bắc tiếp tục lún 40cm
và đầu Nam lún 13cm. Tổng cộng hai lần
quan trắc độ lún của tràn Dƣơng Thiện là 83
cm ở đầu Bắc và 28 cm ở đầu Nam. Nếu
không đánh giá đƣợc nguyên nhân gây lún của
tràn và có giải pháp xử lý chống lún hiệu quả,
công trình sẽ có nguy cơ càng ngày càng chìm
sâu xuống nền. Tràn hoạt động không hiệu
*
Trường Đại học Thủy lợi
DĐ: 0912723376
Email:hoangviethung@tlu.edu.vn
quả trong việc ngăn mặn giữ ngọt, gây nguy
hại cho 3000 ha đất canh tác phía trong đê,
đồng thời cắt đứt tuyến giao thông chiến lƣợc
ven biển. Để có phƣơng án thiết kế sửa chữa
thỏa đáng, đảm bảo ổn định lâu dài của công
trình, việc đánh giá đúng nguyên nhân gây lún
và dự báo đƣợc độ lún của công trình để có
giải pháp xử lý phòng lún lâu dài cho đập tràn
Dƣơng Thiện là cấp thiết có ý nghĩa khoa học
và thực tiến.
Công tác nghiên cứu xác định nguyên nhân
lún và lún không đều của đập tràn bao gồm
Khảo sát thực nghiệm hiện trƣờng đánh giá lại
điều kiện địa chất công trình, đặc biệt các chỉ
tiêu cơ lý của đất nền và mô phỏng bằng mô
hình số theo phƣơng pháp phần tử hữu hạn.
Trên cơ sở số liệu đã khảo sát bổ xung, phân
tích đánh giá sơ bộ nguyên nhân gây lún. Mô
phỏng bài toán tính lún đập tràn Dƣơng Thiện
bằng phần mềm PLAXIS và đối chiếu so sánh
kết quả tính toán, dự báo thời gian lún còn lại và
đề xuất biện pháp xử lý.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 66
II. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ LẠI CHỈ
TIÊU CƠ LÝ CỦA ĐẤT NỀN
Theo các kết quả khảo sát bổ sung, đất nền
gồm 4 lớp: trên cùng là lớp đất đắp, bên dƣới là
các lớp đất bùn sét ở trạng thái dẻo chảy và
phân bố không đều ở hai đầu đập. Các chỉ tiêu
cơ lý của đất nền đƣợc trình bày ở bảng 1
Ở đầu Bắc, đất nền có 2 lớp (lớp 2 và lớp 3),
đầu Nam tràn có 3 lớp (lớp 1, lớp 2 và lớp 3).
Sự phân bố địa tầng không đều ở hai đầu đập
tràn là một trong các nguyên nhân gây ra lún
lệch của công trình.
Theo phân tích sơ bộ, lún đập tràn Dƣơng
Thiện có thể do các nguyên nhân: (1) Đất bị ép
trồi đất hai bên tràn, hoặc (2) có sự dịch chuyển
ngang của tràn từ thƣợng lƣu về hạ lƣu hoặc (3)
do đất nền có độ rỗng lớn cộng với tải trọng gia
tăng do bù lún và tải trọng giao thông.
Các kết quả quan trắc hiện trƣờng và
quan sát phía sân bể tiêu năng không thấy có
hiện tƣợng ép trồi vì thế cho phép loại bỏ
nguyên nhân (1) và (2) chỉ còn nguyên nhân
thứ (3).
Để khẳng định đƣợc nguyên nhân lún do đất
nền và gia tăng tải trọng giao thông thì việc thiết
lập các thời đoạn mô phỏng bài toán tính lún và
dò tìm tải trọng gây lún để độ lún tính đƣợc
bằng độ lún quan trắc ở các thời điểm thực tế là
nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu này.
III. MÔ PHỎNG BÀI TOÁN TÍNH LÚN
ĐẬP TRÀN DƢƠNG THIỆN
3.1. Tính toán kiểm tra mặt cắt tràn
đầu Bắc
a) Sơ đồ tính toán
Sơ đồ hình học mặt cắt tràn đầu Bắc đƣợc
mô phỏng trong tính toán theo phƣơng pháp
phần tử hữu hạn bằng phần mềm Plaxis nhƣ
hình 1, sơ đồ lƣới phần tử ở hình 2.
Hình 1 Mô phỏng mặt cắt tràn đầu Bắc Hình 2: Lưới PTHH mặt cắt tràn đầu Bắc
Hình 1 mô phỏng mặt cắt tràn Dƣơng Thiện-
đầu Bắc công trình, chiều cao tổng cộng của
công trình là 2,7 m, nhƣng quá trình lún của tràn
sau hai lần quan trắc là 83 cm. Tức là quá trình
lún xảy ra tới 30% chiều cao công trình, nếu
không xử lý kịp thời sẽ có khả năng dẫn đến
công trình chìm hẳn xuống nền. Sơ đồ lƣới phần
tử ở hình 2 với điểm quan trắc lún là điểm giữa
đỉnh tràn.
Quá trình tính đƣợc tách làm 7 thời đoạn,
trong đó có thời đoạn 4 và thời đoạn 7 tƣơng
ứng với hai thời điểm quan trắc năm 2000 và
năm 2009. Quá trình gia tải đƣợc thay đổi ở thời
đoạn 6.
b) Các thông số vật liệu sử dụng trong mô
hình tính toán:
Các lớp đất đƣợc mô phỏng bằng mô hình
Mohr-Coulomb và sử dụng kiểu phân tích
không thoát nƣớc. Các đặc trƣng tính toán của
bê tông đƣợc lấy theo TCVN.
Điểm quan trắc lún
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 67
Bảng 1: Các thông số của vật liệu sử dụng trong mô hình tính toán
Thông số Đơn vị Lớp D Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Bê tông Đá xây
Chiều dày m 0.6 0 3.5 8.0 - -
T.lƣợng riêng kN/m3 15.6 17.5 16.6 17.0 25.0 24.0
Mô đun biến dạng kN/m2 1600 780 1650 1580 2e6 2e5
Hệ số nở hông - 0.25 0.25 0.25 0.15 0.15
Lực dính kN/m2 13.7 3.9 2.0 7.5 - -
Góc ma sát trong Độ 10.5 7.5 12.4 5.6 - -
Kiểu p tích - Undrained Und Und Und Non-Pr Non-Pr
Mô hình PT - M-C M-C M-C M-C LE LE
Hệ số thấm m/s 3.5e-6 2.4e-7 8.6e-7 6.5e-8 - -
c) Kết quả tính toán và phân tích
Kết quả tính toán đƣợc trình bày trong các hình 3, 4, 5 và 6
Hình 3: Chuyển vị đứng (lún) của tràn Hình 4: Lưới biến dạng của nền
Hình 3 thể hiện chuyển vị đứng của tràn tại
thời điểm năm 2000 (tƣơng ứng với giai đoạn 4
của quá trình thiết lập mô phỏng bài toán).
Chuyển vị đứng lớn nhất tại điểm quan trắc lún
(điểm A) là 0.443 m. Kết quả này rất sát với kết
quả quan trắc tại hiện trƣờng là 0.43 m.
Hình 4 thể hiện lƣới biến dạng của nền sau
giai đoạn 7, tức là giai đoạn phân tích cố kết đất
nền cho tới năm 2009. Nhƣ vậy sau khi bù lún
cho công trình vào năm 2000 thì công trình vẫn
tiếp tục lún cho đến năm 2009 thì lún thêm 40
cm nữa. Thực tế tiếp tục bù lún bằng bê tông
cho đến cao trình thiết kế thì có thể coi là gia tải
thêm và công trình còn thƣờng xuyên có tải
trọng giao thông trên mặt tràn. Dẫn đến tràn lại
tiếp tục lún, và nguy cơ chìm hẳn trong nền vì
đập tràn này cao chỉ có 2,7 m.
Hình 5 thể hiện chuyển vị đứng (lún) của tràn
sau giai đoạn 7, tức là thời điểm năm 2009, sau
9 năm bù lún. Trị số chuyển vị lớn nhất tại điểm
quan trắc là 0.4 m, kết quả này phù hợp với kết
quả quan trắc ngoài thực tế.
Tràn còn tiếp tục lún sau bao lâu nữa và trị số
lún lớn nhất có thể là bao nhiêu. Tuy nhiên do
cao độ ngƣỡng tràn không đạt thiết kế nên lại
phải đỏ bù, đổ bù thì lại tiếp tục lún. Quá trình
này đƣợc mô phỏng thêm quá trình 8 và quá
trình 9.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 68
-50
-45
-40
-35
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
1975 1985 1995 2005 2015 2025 2035
Time (year)
D
is
p
la
c
e
m
e
n
t
(c
m
)
Hình 5: Chuyển vị đứng (lún) của tràn Hình 6: Lún theo thời gian của điểm A
Hình 6 biểu diễn quá trình lún theo thời gian
của điểm quan trắc A trên mặt tràn. Kết quả tính
toán cho thấy diễn tiến lún của nền tràn chƣa
dừng lại, nhƣ vậy cần thiết phải có xử lý nền sau
khi đắp bù cao độ ngƣỡng tràn
3.2. Tính toán kiểm tra mặt cắt tràn
đầu Nam
a) Sơ đồ tính toán
Tƣơng tự nhƣ trên, sơ đồ hình học của mặt
cắt tràn đầu Nam đƣợc mô phỏng trong tính
toán theo phƣơng pháp phần tử hữu hạn bằng
phần mềm Plaxis nhƣ hình 7, sơ đồ lƣới phần tử
đƣợc thể hiện ở hình 8.
Hình 7 mô phỏng mặt cắt tràn Dƣơng Thiện-
đầu Nam công trình, chiều cao tổng cộng của
công trình là 2,7 m, nhƣng quá trình lún của tràn
sau hai lần quan trắc là 28 cm. So với độ lún ở
đầu Bắc thì mức độ chênh lệch lún ở hai đầu
tràn là 55 cm.
b) Kết quả tính toán
Kết quả tính toán đƣợc trình bày trong các
hình 9, 10, 11 và 12.
Hình 7: Mô phỏng MC tràn đầu Nam
Hình 8: Lưới PTHH mặt cắt tràn đầu Nam
Hình 9 thể hiện chuyển vị đứng của tràn
tại thời điểm năm 2000 (tƣơng ứng với giai
đoạn 4 của quá trình thiết lập mô phỏng bài
toán). Chuyển vị đứng lớn nhất tại điểm quan
trắc lún (điểm A) là 0.153 m. Kết quả này rất
sát với kết quả quan trắc tại hiện trƣờng là
0.15 m.
Hình 10 thể hiện lƣới biến dạng của nền sau
giai đoạn 7, tức là giai đoạn phân tích cố kết đất
nền cho tới năm 2009. Nhƣ vậy sau khi bù lún
cho công trình vào năm 2000 thì công trình vẫn
tiếp tục lún cho đến năm 2009 thì lún thêm 13
cm nữa. Nếu tiếp tục bù lún bằng bê tông cho
đến cao trình thiết kế thì có thể coi là gia tải
thêm và còn thƣờng xuyên có tải trọng giao
thông trên mặt tràn.
Điểm quan trắc lún
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 69
Hình 9: Chuyển vị đứng (lún) của tràn
Hình 10: Lưới biến dạng của nền
Hình 12 biểu diễn quá trình lún theo thời gian
của điểm quan trắc A trên mặt tràn. Kết quả tính
toán cho thấy diễn tiến lún của nền tràn chƣa dừng
lại, nhƣ vậy cần thiết phải có xử lý nền để phòng
lún sau khi đắp bù cao độ ngƣỡng tràn.
Hình 11 thể hiện chuyển vị đứng (lún) của
tràn sau giai đoạn 7, tức là thời điểm năm 2009,
sau 9 năm bù lún. Trị số chuyển vị lớn nhất tại
điểm quan trắc là 0.13 m, kết quả này phù hợp
với kết quả quan trắc ngoài thực tế.
-20
-18
-16
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
1975 1985 1995 2005 2015 2025 2035
Time (year)
D
is
p
la
c
e
m
e
n
t
(c
m
)
Hình 11: Chuyển vị đứng (lún) của nền
Hình 12: Lún theo thời gian của điểm A
IV. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN CHỐNG LÚN
Giải pháp khoan phụt vữa xi măng bằng áp
lực cao đƣợc đề xuất.
Sau khi áp dụng giải pháp khoan phụt vữa xi
măng áp lực cao, các thông số đất nền biến đổi
và các chỉ tiêu của nền tƣơng đƣơng dùng trong
tính toán đƣợc trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Các thông số của vật liệu sử dụng tính nền xử lý cọc xi măng đất
Thông số Đơn vị Lớp D Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Bê tông Đá xây
Chiều dày m 0.6 0 3.5 8.0 - -
Trọng lƣợng riêng kN/m3 15.6 17.5 16.6 17.0 25.0 24.0
Mô đun biến dạng kN/m2 1600 780 1650 1580 2e6 2e5
Hệ số nở hông - 0.25 0.25 0.25 0.15 0.15
Lực dính kN/m2 13.7 3.9 2.0 7.5 - -
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 70
Thông số Đơn vị Lớp D Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Bê tông Đá xây
Góc ma sát trong Độ 10.5 7.5 12.4 5.6 - -
Kiểu phân tích - Undrained Und Und Und Non-Pr Non-Pr
Mô hình Ph tích - M-C M-C M-C M-C LE LE
Hệ số thấm m/s 3.5e-6 2.4e-7 8.6e-7 6.5e-8 - -
Mô đun Etd kN/m
2
2628 2698 2704 2599 - -
Lực dính Ctd kN/m
2
29.62 4.76 2.48 9.14 - -
4.1. Tính toán kiểm tra mặt cắt tràn đầu
Bắc sau xử lý
Sơ đồ hình học của mặt cắt tràn đầu Bắc
đƣợc mô phỏng trong tính toán theo phƣơng
pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm Plaxis, sơ
đồ lƣới phần tử đƣợc minh hoạ ở hình 13.
Hình 13: Mô phỏng nền tràn đầu Bắc
Hình 14: Lưới phần tử hữu hạn
Hình 13 mô phỏng mặt cắt tràn Dƣơng
Thiện-đầu Bắc sau khi xử lý nền, vùng vật liệu
màu nâu là vùng xử lý cọc vữa xi măng áp lực
cao đƣợc tính với cƣờng độ tƣơng đƣơng.
Hình 14 là sơ đồ lƣới phần tử hữu hạn mặt
cắt tràn đầu phia Bắc với điểm quan trắc trên
đỉnh tràn. Điểm này cũng là điểm biểu diễn kết
quả tính trong bài toán mô phỏng.
Hình 15 là kết quả tính lún của nền tràn đầu
Bắc sau xử lý. Nhƣ vậy với nền đƣợc xử lý sau
khoan phụt thì độ lún của nền tràn giảm nhiều,
độ lún tổng cộng là 3,2 cm.
Hình 15: Kết quả tính lún của nền tràn đầu
Bắc sau xử lý
Hình 16: Chuyển vị tổng tại mặt cắt tràn đầu
Nam, độ lún tổng cộng của nền tràn là 2.7 cm
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2015 71
4.2. Tính toán kiểm tra mặt cắt tràn
đầu Nam
Hình 16 thể hiện chuyển vị tổng tại mặt cắt
tràn đầu Nam sau khi xử lý nền bằng khoan
phụt tren diện tích thiết kế, độ lún tổng cộng
của nền tràn là 2.7 cm. Nhƣ vậy sau khi xử lý
thì nền tràn Dƣơng Thiện đã đạt đƣợc mức độ
đồng nhất giữa hai đầu tràn phía Bắc và phía
Nam. Chênh lệch lún của đầu tràn Bắc –Nam
là 5 mm.
V. KẾT LUẬN
-Lún và lún không đều giữa hai đầu của đập
tràn Dƣơng Thiện là do sự bất đồng nhất về địa
tầng của chúng.
-Mô phỏng bài toán dự báo lún trên cơ sở
tách giai đoạn và dò tìm tải trọng của các giai
đoạn, kết quả tính toán cho thấy mức độ lún ở
các giai đoạn khá sát với thực tế quan trắcvà
tràn Dƣơng Thiện vẫn tiếp tục lún.
- Giải pháp khoan phụt vữa áp lực cao để xử
lý nền là hợp lý. Kết quả tính lún cho mặt cắt
đập tràn đầu phía Bắc có độ lún 3,2 cm, mặt cắt
tràn phía Nam là 2,7 cm đảm bảo đƣợc sự ổn
định lún lâu dài cho công trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Dũng (2012)-Gia cố và xử
lý nền móng-Bài giảng Cao học Địa kỹ thuật
Xây dựng-Đại học Thủy lợi 2012.
2. Phan Trƣờng Phiệt (1976) –Tính toán nền
các loại công trình thủy lợi theo trạng thái giới
hạn-Nhà xuất bản Nông thôn-1976.
3. TCVN-4253-2012- Tiêu chuẩn thiết kế
nền Công trình Thủy công-Nhà xuất bản xây
dựng 2012.
4. Viện thiết kế nền và công trình ngầm-
Viện thiết kế móng (Liên Xô) -Sổ tay thiết kế
Nền móng-Bản dịch-Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật-1975
5. Hsai-Yang Fang (1998)– Foundation
Engineering Handbook- Second Edition – Van
Nostrand Reinhold-New York-1998.
6. Donald P. Coduto (1999) Geotechnical
Engineering Principle and Practices-Prentice
Hall, Upper Saddle River, NJ 07458.
7. John-Krahn (2004)-Stress and
Deformation Modeling with SIGMA/W-An
Engineering Methodology.
Người phản biện: PGS.TS. ĐOÀN THẾ TƢỜNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 101_7615_2159861.pdf