Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra

Tài liệu Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra: 46 Xã hội học số 3 (87), 2004 Xã hội học thực nghiệm Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra* Nguyễn Hữu Minh Nguyễn Xuân Mai Giảm nghèo ở đô thị đang là một vấn đề khó khăn, phức tạp ở Việt Nam. Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến xu h−ớng gia tăng chênh lệch trong nội bộ vùng, và sự “lan rộng và rất gay gắt” của nghèo đói đô thị (xem 4: trang 33). Trong điều kiện đó việc tiến hành nghiên cứu nghèo khổ đô thị từ nhiều cấp độ khác nhau sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này. I. Nghiên cứu về nghèo khổ đô thị ở Việt Nam Trong những năm gần đây vấn đề nghèo khổ đô thị đ−ợc sự quan tâm của nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu. Tr−ớc hết, những cuộc điều tra quy mô lớn về mức sống dân c− của Tổng cục thống kê tiến hành, cùng với các cuộc điều tra của Cục thống kê các thành phố đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đời sống của ng−ời nghèo...

pdf16 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 Xã hội học số 3 (87), 2004 Xã hội học thực nghiệm Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra* Nguyễn Hữu Minh Nguyễn Xuân Mai Giảm nghèo ở đô thị đang là một vấn đề khó khăn, phức tạp ở Việt Nam. Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến xu h−ớng gia tăng chênh lệch trong nội bộ vùng, và sự “lan rộng và rất gay gắt” của nghèo đói đô thị (xem 4: trang 33). Trong điều kiện đó việc tiến hành nghiên cứu nghèo khổ đô thị từ nhiều cấp độ khác nhau sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này. I. Nghiên cứu về nghèo khổ đô thị ở Việt Nam Trong những năm gần đây vấn đề nghèo khổ đô thị đ−ợc sự quan tâm của nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu. Tr−ớc hết, những cuộc điều tra quy mô lớn về mức sống dân c− của Tổng cục thống kê tiến hành, cùng với các cuộc điều tra của Cục thống kê các thành phố đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đời sống của ng−ời nghèo. Đặc biệt là các nghiên cứu quy mô lớn này đã xác định tầm mức của tình trạng nghèo khổ đô thị, số l−ợng ng−ời, thu nhập và mức sống của họ. Trong khi những nghiên cứu lớn ở tầm quốc gia th−ờng cố gắng rút ra những đặc tr−ng cơ bản của nghèo khổ căn cứ vào các tiêu chuẩn mang tính chất thống kê thì nhiều nghiên cứu xã hội học, dân tộc học, hay các dự án phát triển ở phạm vi nhỏ lại đi sâu vào những khía cạnh định tính của nghèo khổ. Điểm bất cập là các nghiên cứu này không dựa trên một khái niệm nh− nhau về nghèo khổ đô thị nên trong nhiều tr−ờng hợp ng−ời ta có thể cùng nói về hiện t−ợng nghèo khổ đô thị nh−ng không có cơ sở để so sánh. Điều này có thể làm hạn chế sự đóng góp của các nghiên cứu vào việc khái quát hóa những đặc tr−ng của nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này bổ sung cho các nghiên cứu ở quy mô toàn quốc cách nhìn đa diện về hiện t−ợng nghèo khổ đô thị. Chính vì vậy, trong thực tế ở Việt Nam những cuộc nghiên cứu mang nhiều tính chất định l−ợng và định tính vẫn đ−ợc tiến hành song song. * Xin cảm ơn ThS Đỗ Minh Khuê, ThS Phùng Tố Hạnh, ThS Đặng Thanh Trúc, ThS Nguyễn Nga My, ThS Phạm Quỳnh H−ơng, ThS Nguyễn Duy Thắng, CN Trần Nguyệt Minh Thu, CN Trần Quý Long thuộc Phòng Xã hội học Đô thị, Viện Xã hội học, đã cung cấp t− liệu cho các tác giả trong việc chuẩn bị bài viết này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 47 Với sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khảo sát chuyên sâu có liên quan đến vấn đề nghèo khổ đô thị đã đ−ợc tiến hành trong những năm qua. Các chủ đề chính đ−ợc tập trung là: Ai là ng−ời nghèo đô thị? Làm sao đo l−ờng đ−ợc nghèo khổ đô thị? Nguyên nhân của nghèo khổ đô thị là gì? Những đặc điểm của nghèo khổ đô thị và biến thể của nó ở các vùng khác nhau là gì? Có thể kể ra một số cuộc khảo sát chính trong phạm vi 10 năm qua nh− sau: Khảo sát xã hội học về đặc điểm kinh tế-xã hội và nhà ở-môi tr−ờng ng−ời nghèo đô thị tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Dự án “Cải thiện nơi ở và môi tr−ờng cho ng−ời nghèo đô thị” với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC). Các tác giả chính là Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh (1994, xem 20). Cuộc khảo sát đã tiến hành phỏng vấn 700 hộ gia đình nghèo (số phiếu đ−a vào xử lý là 669 hộ) trên 5 ph−ờng nội thành Hà Nội và 1000 hộ gia đình nghèo tại 3 cụm quận ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát thực hiện năm 1994. Các tác giả đã sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu về mức thu nhập và chi tiêu của ng−ời nghèo để từ đó xác định vạch nghèo khổ (tại Hà Nội). Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản tại khu ở nh− tr−ờng học, chợ, cửa hàng... Nghiên cứu này cũng phân tích mối quan hệ xã hội của ng−ời nghèo với cộng đồng xung quanh, tham gia họp đoàn thể, khu phố, tham gia các phong trào tại địa ph−ơng; quan hệ của ng−ời nghèo với gia đình họ. Khảo sát về Nghèo khổ và những vấn đề xã hội ở thành phố Hải Phòng, với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Các tác giả chính là Trịnh Duy Luân, Vũ Tuấn Anh, và Nguyễn Xuân Mai (1999, xem 21). Cuộc khảo sát đã thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi 1000 hộ gia đình với tổng số ng−ời đ−ợc hỏi là 3.009, phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình từ 1000 hộ gia đình nói trên, tại 10 ph−ờng của Hải Phòng. Thực hiện năm 1998-1999. Trong cuộc nghiên cứu này, những vấn đề bức thiết về nghèo khổ đô thị nh− nhận dạng về ng−ời nghèo cùng những đặc tr−ng của họ, từ những vấn đề về nhà ở, đất đai, thu nhập, cho đến cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe... đã đ−ợc khảo sát. Nghiên cứu về quá trình giảm nghèo đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng khoa học xã hội Hoa Kỳ thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Ford cũng là một nghiên cứu lớn. Ngay từ năm 1997, nhiều nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Hội đồng nghiên cứu Khoa học xã hội Hoa Kỳ đã triển khai ch−ơng trình nghiên cứu “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Ch−ơng trình nghiên cứu này đã khảo sát chọn mẫu 1050 hộ dân với 4874 nhân khẩu và 99 phỏng vấn sâu (trong tổng số 1050 hộ điều tra chọn mẫu) tại 3 ph−ờng ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1998. Ch−ơng trình nghiên cứu này không chỉ cung cấp những kết quả nghiên cứu có giá trị về đặc tr−ng của vấn đề nghèo khổ tại thành phố Hồ Chí Minh, mà còn nêu ra những kinh nghiệm quý báu về ph−ơng pháp nghiên cứu về vấn đề nghèo khổ tại các vùng đô thị, một chủ đề còn mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Một số báo cáo của ch−ơng trình nghiên cứu này đã áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật phân tích thống kê cao cấp, nhờ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 48 đó làm tăng thêm độ tin cậy của các kết luận rút ra. (xem 12 và 23) Một số nghiên cứu về nghèo khổ đô thị đ−ợc tiến hành gắn liền với các dự án phát triển. Một trong số đó là nghiên cứu đánh giá của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh (1999, xem 17) bằng việc sử dụng ph−ơng pháp đánh giá có sự tham gia của ng−ời dân đối với 3 quận nội thành: quận 6, quận 8, và quận Bình Thạnh. Mục tiêu của cuộc đánh giá là: (a) tìm hiểu tình trạng nghèo khổ, nguyên nhân cũng nh− xu h−ớng của tình trạng nghèo khổ theo cách nhìn của ng−ời nghèo. Đánh giá tình trạng nghèo theo ph−ơng pháp có ng−ời dân tham gia, tìm hiểu sự đa dạng và phức tạp của tình trạng nghèo khổ chứ không dựa trên sự phân tích các số liệu trung bình hoặc thống kê. (b) tìm hiểu các quan tâm −u tiên của ng−ời nghèo và ghi nhận của họ về các ch−ơng trình hỗ trợ giảm nghèo; (c) Bổ sung cho các số liệu định l−ợng từ kết quả cuộc Điều tra mức sống của Việt Nam. (xem 17: trang vii). Nhiều ph−ơng pháp kết hợp giữa định tính và định l−ợng đã đ−ợc tiến hành. Bằng cách đó, nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân nghèo khổ của các gia đình, cá nhân, và các chiến l−ợc cá nhân/gia đình riêng biệt nhằm v−ơn lên thoát khỏi đói nghèo. Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của sự giúp đỡ của các tổ chức chính thức và phi chính thức các cấp đối với ng−ời nghèo. Các nghiên cứu nói trên đã chỉ ra sự đa dạng về đặc tr−ng kinh tế-xã hội của ng−ời nghèo đô thị. Về mặt kinh tế, đặc điểm về nghề nghiệp, về thu nhập và chi tiêu đ−ợc chỉ ra rõ nét. Về mặt xã hội, các nghiên cứu đã nêu ra các đặc điểm về quy mô và kiểu loại gia đình, trình độ học vấn, vốn xã hội của ng−ời nghèo, sự năng động của họ trong cuộc sống, cùng những nhu cầu bức xúc của họ trong sản xuất và đời sống. Nhiều nghiên cứu cũng đã đi sâu phân tích tính dễ bị tổn th−ơng về mặt xã hội của các nhóm ng−ời nghèo. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến khía cạnh không gian của nghèo khổ đô thị, cùng các chính sách, chiến l−ợc, và các giải pháp can thiệp giảm nghèo trong thực tế ở các địa ph−ơng. Do khuôn khổ bài viết, trong phần trình bày d−ới đây chúng tôi chỉ nêu ra một số đặc tr−ng về mặt kinh tế và xã hội của ng−ời nghèo đô thị. II. Nhận diện nghèo khổ đô thị Có hai cách hiểu về nghèo khổ đô thị: Cách hiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v.) và cách hiểu theo tiêu chuẩn xã hội. Từ đó có những thảo luận xung quanh vấn đề thế nào là nghèo khổ đô thị và đặc tr−ng của nghèo khổ đô thị là gì? Đối với Việt Nam, trong thời kỳ tr−ớc năm 1997 việc xác định hộ gia đình nghèo đ−ợc dựa vào chuẩn đói nghèo quốc tế do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới xác định. Đ−ờng đói nghèo ở mức thấp gọi là đ−ờng đói nghèo về l−ơng thực thực phẩm. Đ−ờng đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đ−ờng đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng l−ơng thực, thực phẩm và phi l−ơng thực, thực phẩm). Năm 1993 đ−ờng đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/ng−ời (cao hơn đ−ờng đói nghèo l−ơng thực, thực phẩm là 55%). Năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/ng−ời (cao hơn đ−ờng đói nghèo l−ơng thực, thực phẩm là 39%). (xem 4: trang 30). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 49 Từ năm 1997 ở Việt Nam sử dụng ph−ơng pháp xác định chuẩn đói nghèo của Ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì hộ gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập d−ới 25 kg gạo/ng−ời/tháng (t−ơng đ−ơng 90 ngàn đồng/tháng). Năm 2001, căn cứ vào thành tích của công cuộc giảm nghèo và tốc độ tăng tr−ởng kinh tế và mức sống, chuẩn nghèo của Ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo quốc gia đ−ợc xác định lại, theo đó hộ gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập 150 nghìn đồng/ng−ời/tháng. (xem 4: trang 18-20). Một số địa ph−ơng đã căn cứ vào tiêu chuẩn chung của quốc gia để xây dựng chuẩn nghèo của mình. Ví dụ, ngoài những quy định của Bộ Lao động và Th−ơng binh xã hội, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuẩn nghèo riêng dựa trên 2 tiêu chí: mức thu nhập bình quân đầu ng−ời; khả năng tiếp cận, h−ởng thụ các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng thời kỳ có sự thay đổi phù hợp. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Gần đây nhất, chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì các quận nội thành có mức thu nhập 250.000đ/ng−ời/tháng và các huyện ngoại thành và các quận mới có mức thu nhập 200.000đ/ng−ời/tháng thì thuộc vào hộ nghèo (xem 9: trang 34). Cách đánh giá nghèo khổ dựa vào các tiêu chuẩn định l−ợng nêu trên là rất hữu ích khi xác định các thông số mục tiêu cần thiết cho các kế hoạch kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn và các tỉ lệ phần trăm nghèo đói thì sẽ không thấy hết đ−ợc tính chất phức tạp của vấn đề nghèo khổ nói chung và nghèo khổ đô thị nói riêng. Một trong những điều dễ thấy là nếu chỉ quan tâm đến tỉ lệ phần trăm thì chúng ta không thấy rõ đ−ợc sự đa dạng của các nhóm nghèo nằm d−ới ng−ỡng nghèo khổ, và do đó không có đ−ợc những chính sách hữu hiệu để giúp các nhóm nghèo khổ v−ợt lên. Chẳng hạn, đối với những hộ gia đình thuộc nhóm nằm sát ng−ỡng nghèo thì chỉ cần những giải pháp vừa phải là đã có thể giúp họ v−ợt qua ng−ỡng nghèo. Đối với những nhóm ở vị trí xa ng−ỡng nghèo hơn thì đòi hỏi nhà n−ớc phải có những chính sách toàn diện hơn, tập trung hơn để giúp họ. Còn với những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo kinh niên, ở xa ng−ỡng nghèo nhất thì cần có những biện pháp giúp đỡ phù hợp mới có thể giúp họ đ−ợc do họ có hoàn cảnh th−ờng rất éo le. ý t−ởng này là xuất phát điểm để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách xem xét vấn đề nghèo khổ từ những khía cạnh toàn diện hơn. Chẳng hạn, tác giả Perez Sianz (2001, xem 18) chỉ ra tính chất không đồng nhất của vấn đề nghèo đói. Nghèo đói của các gia đình có thể thể hiện một cách khác nhau mặc dù các gia đình đó có cùng mức thu nhập. Một số tác giả nh− Bales (2001, xem 2) và Jellinck (2001, xem 6) đề cập đến khía cạnh “dễ bị tổn th−ơng” khi nghiên cứu vấn đề nghèo đói. Ambler (2001, xem 1) khi phân tích các quan niệm và ph−ơng pháp khác nhau khi nghiên cứu vấn đề nghèo khổ đã rút ra kết luận rằng nghèo khổ có liên hệ chặt chẽ với thu nhập, tuy nhiên các khía cạnh khác “nh− sự cách ly xã hội, thiếu quyền lực, hay tham gia vào hoạt động có tính dễ bị tổn th−ơng là những yếu tố rất khó nắm bắt nh−ng lại là những yếu tố hết sức quan trọng để hiểu nghèo khó là một hiện t−ợng xã hội” (xem 1: trang 22-23). Nh− vậy, nghèo khổ cần đ−ợc xem xét nh− một hiện t−ợng xã hội đa diện. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 50 Công trình nghiên cứu đánh giá nghèo khổ có sự tham dự của cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh của Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh (1999, xem 17) cho thấy nghèo khổ đô thị không chỉ thể hiện qua thu nhập, chi tiêu thấp, không đáp ứng đ−ợc nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con ng−ời, mà còn ở nguy cơ dễ bị rủi ro, bị cô lập và phân biệt đối xử về mặt xã hội và văn hóa. Có rất nhiều gia đình nghèo khổ từ nhiều năm nay mà vẫn ch−a tìm ra cách nào để v−ợt lên. Những điều đó cho thấy tính chất phức tạp và trầm trọng của vấn đề nghèo khổ đô thị trong quá trình Đổi mới. III. Đặc điểm kinh tế 1. Cơ cấu nghề nghiệp và tình trạng việc làm Đặc điểm chung của ng−ời nghèo đô thị là có tỷ lệ ng−ời lao động không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ cao hơn so với các nhóm xã hội khác. Cuộc khảo sát ở 10 ph−ờng nghèo nhất Hải Phòng (1999, xem 21) cho thấy: nhóm ng−ời có thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thất nghiệp cao gấp 2,5 lần so với các nhóm xã hội khá giả khác (15,8% so với 5,5%). Tại thành phố Hồ Chí Minh, 20,2% trong số 915 ng−ời nghèo ở độ tuổi lao động đ−ợc phỏng vấn là không có việc làm (1999, xem 17). Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của ng−ời nghèo đô thị là hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với qui mô gia đình. Ví dụ, theo nghiên cứu tại Hải Phòng (1999, xem 21), trong số 3008 ng−ời trên 16 tuổi, gần một phần ba hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với qui mô gia đình. Họ th−ờng làm việc ở khu vực kinh tế không chính thức (informal sector), với các loại công việc không đòi hỏi tay nghề, mang tính chất bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định. Tình hình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng t−ơng tự. Tác giả Nguyễn Quốc Việt (2001) nhận xét rằng “Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực kinh tế cần thiết cho sự m−u sinh và tồn tại của đa số ng−ời nghèo, đặc biệt đối với ng−ời nghèo thành thị mà thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình với trên 50% trong tổng số lao động tạo thu nhập thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức, ...” (xem 11: trang 302). Sự bấp bênh, không ổn định về việc làm của ng−ời nghèo càng làm cho tình trạng thất nghiệp trong nhóm ng−ời này thêm trầm trọng. Phân tích kết quả khảo sát của Ch−ơng trình giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) chỉ ra rằng, đối với ng−ời nghèo, số việc làm bị mất đi cao hơn số việc làm mới đ−ợc tạo ra. Ngoài ra còn phải tính tới áp lực tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm mới/năm trên toàn quốc cho những ng−ời bắt đầu b−ớc vào độ tuổi lao động. Vì thế, tạo việc làm cho ng−ời nghèo cần phải là nhiệm vụ trọng tâm trong các ch−ơng trình giảm nghèo đô thị trong những năm tới. 2. Đặc điểm thu nhập, chi tiêu và nợ nần Thu nhập của ng−ời nghèo đô thị rất thấp so với mức chung và không ổn định. Theo kết quả điều tra về ng−ời nghèo tại Hải Phòng (1999, xem 21), các hộ gia đình nằm trong số 20% thấp nhất trong xếp hạng thu nhập có mức thu nhập bình quân đầu ng−ời khoảng 127.000 đồng/tháng, t−ơng đ−ơng với 1/4 thu nhập bình quân hàng tháng của một ng−ời thuộc nhóm khá giả. Còn theo kết quả ở thành phố Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 51 Hồ Chí Minh (1997, xem 23), bình quân thu nhập của ng−ời nghèo là 220.000 đồng/tháng/ng−ời, bằng 1/2 so với thu nhập bình quân tháng của một ng−ời thuộc nhóm không nghèo. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, do thu nhập quá thấp, phần lớn thu nhập đã đ−ợc dành cho việc ăn uống và một số nhu cầu thiết yếu. L−ơng thực thực phẩm chiếm từ 65% đến 75% chi tiêu hàng tháng của các gia đình nghèo, còn lại là chi cho học hành của con cái, khám chữa bệnh, may mặc, hiếu hỉ.v.v. (xem 19, 21, và 23). Ngoài ra, các cuộc điều tra ở ba thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng) ở các thời điểm khác nhau (1994, 1997 và 1999) đều cho thấy tình trạng phổ biến về mất cân bằng thu chi ở ng−ời nghèo đô thị. Chẳng hạn, tại Hà Nội có gần 40% hộ gia đình ở nhóm thu nhập bình quân thấp nhất bị bội chi (1994, xem 19). ở Hải Phòng ng−ời nghèo thu 127.000 đồng/tháng và chi hết 158.000 đồng/tháng (1999, xem 21). Do điều kiện thu nhập và chi tiêu nh− vậy, đa số ng−ời nghèo lâm vào cảnh nợ nần chồng chất bởi nhu cầu tối thiểu hàng ngày, bởi những rủi ro và tổn th−ơng. Một số hộ quá nghèo phải đi vay để mua l−ơng thực thực phẩm hàng ngày, duy trì sự tồn tại tr−ớc mắt. Một tỉ lệ đáng kể số ng−ời nghèo đ−ợc khảo sát ở Hải Phòng (khoảng 75%), thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 79%), và Hà Nội (khoảng 50%) phải đi vay với lãi suất 3% đến 10% / tháng. Số tiền lãi phải trả hàng tháng đối với hộ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không hề nhỏ so với thu nhập của họ (82.000 đồng/tháng) và t−ơng đ−ơng với việc nuôi thêm một ng−ời (1997, xem 23). Trong điều kịên đó, chỉ cần một yếu tố rủi ro xảy ra nh− mất việc, bệnh tật sẽ góp phần đẩy những ng−ời nằm trên ranh giới ng−ỡng nghèo rơi vào tình trạng nghèo khổ thực sự. IV. Đặc tr−ng xã hội của nghèo khổ đô thị 1. Quy mô và kiểu loại gia đình Nhìn chung, hộ gia đình nghèo có số nhân khẩu đông hơn hộ không nghèo. Tỷ lệ hộ gia đình khuyết ở các gia đình nghèo là khá cao và cao hơn hẳn ở các gia đình không nghèo. Chẳng hạn, trong nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất đ−ợc điều tra tại Hải Phòng, tỷ lệ hộ gia đình khuyết chiếm tới 30,8%, cao hơn các nhóm khác tới 1,5 lần (1999, xem 21). Các hộ thiếu sức lao động (gia đình khuyết chồng hoặc khuyết vợ) hoặc các hộ có số nhân khẩu cao th−ờng bị rơi vào nghèo đói do thu nhập thấp hơn hoặc do nhu cầu chi tiêu phải nhiều hơn. Tác giả L−ơng Văn Hy (2001, xem 7) nhận xét rằng đặc điểm nhân khẩu học của gia đình nh− đã nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo khổ. Ví dụ, khi có một thành viên phụ thuộc trong gia đình qua đời, hoặc khi một thành viên phụ thuộc khác bắt đầu tham gia lực l−ợng lao động thì sẽ giảm bớt số l−ợng ng−ời phụ thuộc và tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình (trang 326). Nh− vậy, xét trên bình diện vi mô, tình hình an sinh của hộ gia đình không chỉ lệ thuộc vào các cơ hội kinh tế và các chính sách nhà n−ớc mà nó còn liên quan đến sự san sẻ thu nhập Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 52 giữa các thành viên trong một hộ gia đình với nhau, hay giữa các hộ với nhau. Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc hình thành và phát triển hộ gia đình, cũng nh− việc xây dựng và sử dụng nguồn vốn văn hóa xã hội của hộ (trang 329). Những nghiên cứu sâu hơn về các chiến l−ợc thăng tiến kinh tế-xã hội trong điều kiện thay đổi về nhân khẩu học của hộ có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu rõ hơn tình trạng nghèo đói hay giàu có của các gia đình. 2. Cơ cấu tuổi Tỷ lệ ng−ời nghèo trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là một lợi thế về nguồn nhân lực nếu ng−ời nghèo biết tận dụng cơ hội để v−ơn lên thoát nghèo, nh−ng lại là một sức ép với xã hội trong việc tạo công ăn việc làm. Chẳng hạn, khảo sát 302 hộ nghèo ở ba ph−ờng của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, lực l−ợng lao động trong ng−ời nghèo chiếm tỷ lệ 60,8%, cao hơn so với tỷ lệ chung ở các vùng đô thị (xem 3 và 23). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2001, xem 13) tại 3 cộng đồng ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có mối liên hệ thuận giữa tỷ lệ hộ nghèo đói và tuổi tác nữ chủ hộ. Tuổi tác nữ chủ hộ càng cao thì khả năng hộ gia đình rơi vào nhóm 20% thấp nhất càng lớn (trang 378). Đây là một gợi ý tốt cho các nghiên cứu về vai trò của yếu tố tuổi đối với tình trạng kinh tế gia đình. Cho đến nay còn ít các tác giả đi sâu hơn vào vấn đề này. Có lẽ cần phải xem xét quan hệ giữa tuổi của chủ hộ với tỉ lệ nghèo đói trong bối cảnh cụ thể vì trong thực tế, không phải ai tự nhận mình là chủ hộ cũng có tiếng nói cuối cùng về mọi công việc trong gia đình. 3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn đ−ợc coi là một yếu tố của vốn con ng−ời (human capital), nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cá nhân tham gia vào thị tr−ờng lao động. Trình độ học vấn và nghèo khổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù trình độ học vấn của ng−ời lao động nghèo ở Việt Nam ngày càng đ−ợc cải thiện và là cao so với nhóm dân nghèo đô thị ở các n−ớc đang phát triển khác, nhìn chung trình độ học vấn trung bình của ng−ời nghèo khá thấp so với ng−ỡng học vấn trung bình của đô thị. Vẫn còn nhiều ng−ời nghèo đô thị (phần lớn là ng−ời cao tuổi) mù chữ. Điều này gây khó khăn cho ng−ời nghèo trong tìm kiếm việc làm và làm giảm thu nhập của họ. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị tr−ờng, ng−ời nghèo không có học vấn, không có kỹ năng chuyên môn đành phải bằng lòng với các công việc giản đơn, không ổn định, thu nhập thấp. (xem 19, 21, và 23) 4. Khía cạnh giới của sự nghèo khổ Quan tâm đến khía cạnh giới của sự nghèo khổ là một nét mới trong các nghiên cứu gần đây về tình trạng nghèo khổ đô thị. Các nghiên cứu th−ờng chú ý đến khía cạnh phụ nữ làm chủ hộ trong các gia đình. Thông th−ờng ng−ời ta nghĩ rằng phụ nữ làm chủ hộ sẽ có nhiều khả năng bị nghèo khổ hơn gia đình do nam giới làm chủ hộ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra điều ng−ợc lại. Chẳng hạn, theo kết quả của cuộc điều tra mức sống dân c− 1997-1998 thì “chi tiêu bình quân đầu ng−ời ở các hộ do phụ nữ làm chủ hộ cao hơn các gia đình do nam giới làm chủ hộ khoảng 28%, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 53 tức 3,3 triệuVND/ng−ời/năm so với 2,6 VND/ng−ời/năm.” (xem 8) Kết quả phân tích của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2001, xem 13) cũng cho thấy kết quả t−ơng tự. Tuy nhiên, trong thực tế quan niệm thế nào về vai trò của chủ hộ trong điều kiện ở Việt Nam là điều còn đ−ợc ít nhà nghiên cứu bàn luận một cách thỏa đáng. Chủ hộ ở Việt Nam dựa trên các đăng ký hộ khẩu không hề có nghĩa là chủ hộ trên thực tế, hay là ng−ời quyết định mọi công việc sản xuất kinh doanh của gia đình. Ngay cả khi chủ hộ đ−ợc định nghĩa theo thực tế, tức là do ng−ời trả lời xác định, thì cũng không có nghĩa chủ hộ thực sự là ng−ời đóng góp nhiều nhất vào kinh tế gia đình. Phân tích sâu thêm mối quan hệ này là điều rất có ý nghĩa trong nhận thức, đặc biệt trong điều kiện của một n−ớc mà nhiều ng−ời dân vốn còn mang nặng t− t−ởng phụ quyền trong gia đình. Tác giả Nguyễn Thị Hòa (đã dẫn ở trên) đã so sánh khá chi tiết sự khác biệt giữa các lọai hộ do nam giới làm chủ hộ, do phụ nữ (đang có chồng) làm chủ hộ, và hộ do phụ nữ (không có chồng) làm chủ hộ. Kết quả cho thấy là với nhiều hộ do phụ nữ (đang có chồng) làm chủ hộ, vai trò của ng−ời chồng trong việc đóng góp vào thu nhập của gia đình là rất quan trọng. Nói cách khác, “những hộ có chồng sống chung nh−ng chồng không làm chủ hộ luôn luôn có mức thu nhập và chi tiêu cao hơn những hộ do nữ làm chủ hộ thiếu vắng chồng.” (trang 386). Chúng tôi cho rằng kết luận này rất quan trọng trong việc phân tích khía cạnh giới của sự nghèo khổ. Nhóm phụ nữ làm chủ hộ trong các hộ thiếu vắng chồng không chỉ thiệt thòi về mặt kinh tế so với các hộ khác, mà họ còn chịu thiệt thòi về mặt tinh thần, sự cô đơn tr−ớc những khó khăn trong cuộc đời. Đây là nhóm hộ đáng quan tâm nhất về mặt chính sách. 5. Vốn xã hội của ng−ời nghèo Vốn xã hội, chẳng hạn nh− các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng, và xã hội của một cá nhân hay hộ gia đình, có ý nghĩa quan trọng giúp ng−ời nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Đây là một h−ớng nghiên cứu quan trọng nh−ng ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức trong những năm tr−ớc đây. Ch−ơng trình “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh” đã b−ớc đầu nghiên cứu khá hệ thống về vấn đề này. Các tác giả Nguyễn Thu Sa và Nguyễn Thị Mai H−ơng (2001, xem 14) đã nhận xét, bên cạnh các yếu tố đo l−ờng đ−ợc có ảnh h−ởng đến thu nhập của ng−ời lao động nh− học vấn, tay nghề, vốn, v.v., thì còn có những yếu tố “vô hình” nh−ng đôi khi lại là yếu tố quyết định đối với thu nhập của ng−ời nghèo. Các yếu tố vô hình đó có thể là những quan hệ xã hội mà một ng−ời có đ−ợc từ vị trí xã hội của mình hoặc gia đình mình (trang 279). Các tác giả Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan Tâm (2001, xem 22) đã phân tích sâu về mạng l−ới xã hội của dân c− và vai trò của nó đối với vấn đề giảm nghèo. Các tác giả đã khẳng định rằng sự vận động của mạng l−ới xã hội có ý nghĩa nhất định đến việc cá nhân và hộ gia đình đứng vào vị trí nào trong phân tầng xã hội (trang 448). Đối với hộ ng−ời nghèo, mạng l−ới xã hội của họ không đủ mạnh để Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 54 đem lại cho họ sự giúp đỡ có hiệu quả nhất cho việc thăng tiến. Chất l−ợng của sự giúp đỡ cũng thấp nhất đối với hộ nghèo. Nh− vậy cơ may di chuyển lên các bậc thang xã hội cao hơn là rất khó khăn đối với các hộ nghèo. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, những ng−ời nhận đ−ợc sự giúp đỡ từ ng−ời khác để kiếm việc làm th−ờng có công việc mang tính ổn định hơn và th−ờng có mức thu nhập cao hơn. Điều quan trọng là làm sao để huy động đ−ợc sự giúp đỡ từ mạng l−ới xã hội, trong đó một nhánh quan trọng là từ các tổ chức chính thức của chính quyền, đoàn thể, để gia tăng nội lực cho ng−ời nghèo. Nh− Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) nhận xét, vốn xã hội của ng−ời nghèo còn rất hạn chế. Ng−ời nghèo th−ờng sống trong cộng đồng nghèo. Họ cũng th−ờng có họ hàng nghèo, vì vậy khả năng giúp đỡ rất ít. Sự trợ giúp từ chính quyền địa ph−ơng còn hạn chế vì những yêu cầu về tài sản thế chấp làm cho họ không đ−ợc vay vốn. Một bộ phận đáng kể ng−ời nghèo đô thị là ng−ời nhập c− không có hộ khẩu. Họ chỉ có mối liên kết xã hội mạnh trong mạng l−ới những ng−ời nhập c−, họ th−ờng không đ−ợc tham gia vào các dự án giảm nghèo hoặc h−ởng lợi từ các ch−ơng trình phúc lợi xã hội. Vốn xã hội hạn hẹp đã làm giảm khả năng thoát nghèo của họ. Tuy nhiên, hiện còn ch−a rõ, những kênh nào có thể giúp ng−ời nghèo phát huy vốn xã hội của họ. Phải chăng với những điều kiện hiện tại, ng−ời nghèo không có cơ hội nào để phát huy vốn xã hội của họ nhằm mục tiêu giảm nghèo? Trong điều kiện đó, làm thế nào để có thể tăng c−ờng vốn xã hội cho ng−ời nghèo đang còn là câu hỏi để ngỏ đối với các nghiên cứu. 6. Sự năng động trong cuộc sống của ng−ời nghèo Tính năng động trong cuộc sống của ng−ời nghèo có thể đ−ợc thể hiện thông qua những kế hoạch, dự định cụ thể của ng−ời nghèo nhằm v−ợt qua cuộc sống hiện tại. Nhìn chung, một bộ phận quan trọng ng−ời nghèo không cam chịu với thân phận đói nghèo, luôn hành động v−ơn lên không chỉ vì những bức bách tr−ớc mắt, mà cả vì t−ơng lai lâu dài. Chẳng hạn, khảo sát ở Hải Phòng cho thấy, có 23,9% số hộ có dự định hành động cụ thể nhằm v−ợt qua thân phận đói nghèo của mình (1999, xem 21). Những hộ này có thể đ−ợc xem là bộ phận năng động cần đ−ợc hỗ trợ để hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm của họ có hiệu quả. Niềm tin về khả năng v−ợt nghèo có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các gia đình hành động nhằm thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Tác giả Phạm Ngọc Đỉnh (2001, xem 16) đã chỉ ra rằng một số đáng kể (39,5% ng−ời đ−ợc hỏi) đã khẳng định niềm tin v−ợt nghèo. Tỷ lệ nam giới có niềm tin này cao hơn nữ, lứa tuổi trẻ 15-30 cao hơn các lứa tuổi khác, và những ng−ời có học vấn cao có tỉ lệ cao hơn tin vào khả năng thoát nghèo và có cuộc sống t−ơng lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ở đây phải nhấn mạnh rằng niềm tin vào khả năng thăng tiến sắp tới chiếm tỉ lệ không cao ở các ng−ời nghèo (chỉ có 27,3% ở nhóm hộ có thu nhập thấp nhất so với 50,6% ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất) (trang 469). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 55 Điều đáng quan tâm là, nh− tác giả Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) đã nêu lên, đa số hộ nghèo vẫn ch−a tìm ra cách thức v−ợt lên, thoát khỏi cảnh ngộ hiện tại. Với trình độ chuyên môn thấp, thiếu thông tin, thiếu vốn liếng và t− liệu sản xuất, họ cần có những thiết chế, tổ chức h−ớng dẫn, hỗ trợ về cách thức làm ăn, công nghệ, thị tr−ờng, tín dụng... mới phát huy đ−ợc tiềm năng lao động, nguồn tài sản hầu nh− duy nhất của những ng−ời nghèo. Trong điều kiện đó, làm thế nào để chiến l−ợc “đ−a cần câu thay vì cho xâu cá” phát huy đ−ợc hiệu quả của nó đối với nhóm hộ này? Những hỗ trợ nào cần bổ sung để có thể giúp ng−ời nghèo tự v−ơn lên xóa đói giảm nghèo? Đó có thể là những gợi ý để phân tích sâu hơn về tính năng động trong cuộc sống của gia đình nghèo. V. Tính dễ bị tổn th−ơng/cô lập về mặt xã hội Dễ bị tổn th−ơng (vulnerability) là khái niệm th−ờng đ−ợc nhắc tới trong những năm gần đây, đặc biệt là trong khi nghiên cứu về nghèo khổ đô thị. Theo Ellen Wratten (1997, xem 5: trang 17) thì “Dễ tổn th−ơng không hoàn toàn đồng nghĩa với nghèo đói, nh−ng họ có rất ít khả năng tự bảo vệ, bấp bênh, và dễ bị rơi vào rủi ro, sốc và căng thẳng” (Trích lại từ tài liệu TK 9: trang 25). Trong số những ng−ời nghèo, lại có những nhóm ở trong tình trạng bấp bênh hơn những ng−ời nghèo khác. Việc làm không ổn định, thu nhập thấp, bấp bênh, làm cho tình cảnh của những ng−ời nghèo trở nên khó khăn hơn. Những nhóm ng−ời này có thể không phải là những ng−ời bần cùng nhất của xã hội nh−ng điều quan trọng là bất cứ một biến động xã hội nào, dù lớn hay nhỏ, dù ở trong gia đình hay ngoài cộng đồng, cũng làm cho họ trở nên khốn đốn hơn. Sainz (2001, xem 18: trang 41) nhấn mạnh hai đặc tính quan trọng của “tính dễ tổn th−ơng” là: tình trạng bấp bênh của công ăn việc làm; mức độ đ−ợc thụ h−ởng các nguồn lợi về an sinh xã hội nhằm tránh những biến cố mà ít nhiều không l−ờng tr−ớc đ−ợc (bệnh tật, nghỉ h−u, sa thải, v.v.). Nhóm công tác các chuyên gia chính phủ - nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đến những đột biến sau đây có thể dẫn đến nguy cơ bị tổn th−ơng: (a) Các đột biến về y tế. Trong hộ có ng−ời đang bị ốm, mới chết, hoặc trong nhà có ng−ời nghiện ma túy, nghiện r−ợu; (b) Mất trộm, nhà cửa bị h− hại do thời tiết, do bị cháy; Nhà ở và quyền sử dụng đất đai không đ−ợc bảo đảm; Thiếu thông tin liên quan đến sản xuất, quy hoạch; Rủi ro, thất bại liên quan đến đầu t− cho sản xuất; Biến động trên thị tr−ờng lao động; Các mạng l−ới an sinh chính thức không nhằm đúng vào nhóm mục tiêu. (Dẫn lại từ tài liệu TK 9: trang 25). Tính dễ tổn th−ơng về mặt xã hội có liên quan chặt chẽ với vị thế xã hội. Kết quả nghiên cứu của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng, ng−ời nghèo đô thị có vị thế xã hội thấp so với những ng−ời không nghèo. Một bộ phận còn phải chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế và xã hội. Điều này đặc biệt rõ nét ở nhóm ng−ời nhập c− không hộ khẩu: họ không đ−ợc sử dụng các dịch vụ công, không đ−ợc hỗ trợ và vay vốn từ các ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo. Chính tình trạng mù chữ và thất học ngày càng đẩy ng−ời nghèo xa hơn khỏi các kênh hỗ trợ của chính phủ. (1999, xem 17) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 56 Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) nhận xét rằng, do vị thế xã hội thấp, ng−ời nghèo còn ch−a tham gia tích cực vào các ch−ơng trình hoạt động kinh tế, phát triển đô thị. Một số các chính sách quản lý đô thị có liên quan trực tiếp tới ng−ời nghèo nh−ng ng−ời nghèo lại không đ−ợc tham vấn và tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định. Do vậy, tác động của các chính sách này còn hạn chế. Tuy nhiên, xu h−ớng lắng nghe ý kiến của ng−ời nghèo đang ngày càng mạnh mẽ. Quá trình xây dựng “Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo” của quốc gia (đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê chuẩn vào tháng 5/2002), đã có sự tham gia và đóng góp rộng rãi của ng−ời dân ngay từ những bản dự thảo đầu tiên. Tính dễ bị tổn th−ơng th−ờng đ−ợc gắn với một số nhóm xã hội nhất định, đó là nhóm xã hội dễ bị tổn th−ơng. Các tác giả của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh đã liệt kê ra 6 nhóm sau đây thuộc vào lọai gia đình dễ bị tổn th−ơng: Những ng−ời nhập c− nghèo không có hộ khẩu thành phố; Ng−ời nghèo đông con; Những ng−ời th−ờng xuyên bị ốm đau và tật nguyền; Những ng−ời già cô đơn; Những ng−ời nghèo bán rong trên đ−ờng phố và đạp xe xích lô, ba gác; Những ng−ời sống ở các khu vực bị giải tỏa và những ng−ời nghèo sống ở những vùng đô thị hóa mới với những biến động dồn dập (1999, xem 17). VI. Đô thị hóa và nghèo khổ đô thị Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có liên quan đến tình trạng nghèo khổ đô thị hiện nay. Tr−ớc hết, đô thị hóa góp phần làm xuất hiện một nhóm ng−ời nghèo dễ bị tổn th−ơng: nhóm ng−ời nghèo sống ở các vùng đô thị hóa mới với các biến động dồn dập. Đồng thời, quá trình di c− từ nông thôn ra thành thị đã làm hình thành nhóm ng−ời nghèo đô thị mới: nhóm ng−ời nghèo nhập c−. Sức ép về việc làm, thu nhập, cơ hội thị tr−ờng, chỗ ở, học hành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị, môi tr−ờng ngày càng gia tăng so với các nguồn lực hạn hẹp của đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr−ờng, đã thúc đẩy sự phân cực về mức sống của các nhóm dân c−. Sự mở rộng của các thành phố, sự gia tăng số l−ợng các đô thị, kết hợp với các cơn sốt đất đai và sự phát triển cơ sở hạ tầng, đã tạo ra nhiều cơ hội thị tr−ờng, sự gia tăng giá trị tài sản đất đai, nhà cửa cho các nhóm c− dân đô thị, đặc biệt, những ng−ời giàu có, khá giả, những ng−ời biết nắm bắt cơ hội, những ng−ời nông dân ven đô bỗng chốc trở thành c− dân đô thị bởi những quyết định hành chính. Nhiều ng−ời đã chuyển đổi mạnh mẽ thang bậc xã hội của mình theo sự gia tăng mức sống, tài sản và nghề nghiệp. Ng−ợc lại nhiều hộ bị phá sản, lâm vào cảnh khốn cùng do buôn bán bất động sản và tình trạng thị tr−ờng nhà đất đóng băng sau cơn sốt đất, do làm ăn thua lỗ, do không chuyển đổi kịp nghề nghiệp khi mất đất canh tác hay do lâm vào các tệ nạn xã hội... Quá trình đô thị hóa cũng làm xuất hiện một nhóm ng−ời nghèo dễ bị tổn th−ơng: nhóm ng−ời nghèo sống ở những vùng đô thị hóa mới. Họ là những ng−ời nông dân bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi đất sản xuất nông nghiệp không còn nữa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 57 trong quá trình đô thị hóa. Giá đền bù quá thấp, nếu bị lấy mất đất xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp thì coi nh− họ bị mất nguồn sinh sống. Đại đa số vẫn phải bám vào nguồn thu nhập ít ỏi từ nông nghiệp, buôn bán lặt vặt vì họ không đ−ợc đào tạo, không có tay nghề, không có vốn, không tìm đ−ợc cơ hội để chuyển sang một nghề khác. Sự gia tăng dân số sống ở các vùng đô thị cũng là yếu tố quyết định làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ đô thị. Trong 10 năm qua, dân số thành thị tăng 46%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tr−ởng kinh tế trung bình của đất n−ớc. Sức hút mạnh mẽ của các thành phố và lực đẩy không kém phần mạnh mẽ của những vùng nông thôn nghèo nàn đã tạo nên những dòng di c− lớn từ nông thôn ra đô thị. Trong vòng 5 năm (1993-1998) đã có 1,2 triệu ng−ời di c− từ nông thôn vào đô thị (2000, xem 3). Bên cạnh các mặt tích cực, di dân tự do đã thực sự gây nên những khó khăn cho việc lập kế hoạch và quy hoạch phát triển đô thị, công tác quản lý đô thị. Điều này càng trầm trọng thêm khi luồng di dân tự do tập trung chủ yếu vào một vài thành phố lớn nh−: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, v.v... Bên cạnh nhóm ng−ời nghèo “xuất thân từ đô thị”, quá trình di c− từ nông thôn ra đô thị đã tạo ra một nhóm ng−ời nghèo mới, “nhóm ng−ời nghèo nhập c−”, bổ sung vào đội quân ng−ời nghèo đô thị. Chiếm khoảng 1/3 tổng số ng−ời nghèo đô thị (theo −ớc tính của Ngân hàng Thế giới), nhóm ng−ời nghèo nhập c− đã trở thành một nhóm xã hội, mà các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị không thể không tính đến. Tỷ lệ gia tăng khá cao nhóm ng−ời ở độ tuổi lao động và vị thành niên, ở khu vực đô thị, đã làm tăng áp lực về việc làm, chỗ ở, hạ tầng cơ sở, giáo dục, y tế, môi tr−ờng đối với sự phát triển đô thị. Trong khi đó, năng lực quản lý đô thị không theo kịp tốc độ phát triển của đô thị làm cho việc thực hiện các biện pháp quản lý đô thị không hiệu quả. Điều đó tạo khả năng làm tăng thêm mức độ, qui mô đói nghèo, hạn chế quá trình giảm nghèo ở đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở các vùng đô thị đe dọa tính ổn định xã hội ở khu vực này và là một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng nghèo khổ đô thị. Khi cạnh tranh trên thị tr−ờng lao động, tỷ lệ thất nghiệp của ng−ời nghèo đô thị có nhiều khả năng sẽ tăng lên, việc làm của họ, vốn đã bấp bênh với thu nhập thấp, có thể sẽ còn tồi tệ hơn, nếu họ không đ−ợc tạo ra những cơ hội, nâng cao kỹ năng của mình. Nhà n−ớc đã có những chú ý đáng kể đến các chính sách cho phát triển khu vực đô thị, do nhận thức đ−ợc vai trò to lớn của khu vực này và tính chất nghiêm trọng của nghèo khổ đô thị. Tuy nhiên một trong những thách thức chính đối với Việt Nam vẫn là tăng việc làm ở khu vực thành thị. Để tăng số việc làm cần thiết ở khu vực đô thị cần phải có rất nhiều cải cách bao gồm việc tạo lập một sân chơi bình đẳng với khu vực nhà n−ớc, dỡ bỏ rào cản của việc tiếp cận vốn, xây dựng khu pháp lý vững vàng, và cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết (1999, xem 8: trang 43). Một số nhận xét chung Tr−ớc hết cần thấy đ−ợc tính đa diện của nghèo khổ đô thị. Với việc áp dụng kết hợp nhiều ph−ơng pháp nghiên cứu định tính và định l−ợng, các nghiên cứu đã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 58 giúp chỉ ra các đặc tr−ng kinh tế và xã hội của vấn đề nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Ng−ời nghèo đô thị th−ờng đ−ợc đặc tr−ng bởi tình trạng không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Công việc làm của họ th−ờng là thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Chính vì vậy, tạo ra việc làm cho ng−ời lao động là một trong những điểm mấu chốt nhất trong các ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo. Thu nhập của ng−ời nghèo th−ờng thấp và không ổn định. Phần lớn trong các chi tiêu là dành cho các nhu cầu thiết yếu nhất về l−ơng thực và thực phẩm. Trong điều kiện đó ng−ời nghèo th−ờng rơi vào cảnh nợ nần. Nghèo khổ của các gia đình th−ờng có mối liên quan chặt chẽ với số l−ợng thành viên trong gia đình, đặc biệt là các thành viên không có khả năng lao động. Ngoài ra, cũng l−u ý rằng những ng−ời trong độ tuổi lao động chiếm một tỉ lệ khá cao trong các gia đình nghèo, tuy nhiên họ lại không có đủ việc làm. Điều này tạo ra một áp lực khá lớn cho xã hội trong vấn đề tạo việc làm. Nhìn chung trình độ học vấn của ng−ời nghèo là thấp hơn so với ng−ỡng chung của xã hội. Xét từ góc độ giới, điều đáng quan tâm là các gia đình do phụ nữ thiếu vắng chồng làm chủ hộ. Nhóm phụ nữ này chịu nhiều thiệt thòi cả về mặt vật chất và tinh thần so với các phụ nữ khác và họ cần đ−ợc quan tâm nhiều về mặt chính sách. Một đặc điểm cơ bản về mặt xã hội của ng−ời nghèo là sự hạn chế về vốn xã hội, và điều đó làm giảm khả năng thoát nghèo của họ. Ng−ời nghèo thành thị rất dễ bị tổn th−ơng bởi nhiều lý do khác nhau liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, điều kiện sinh nhai không bảo đảm, bị đe dọa bởi bệnh tật. Tính dễ bị tổn th−ơng th−ờng gắn với một số nhóm dân c− nhất định mà nét nổi bật là họ dễ bị rủi ro, cuộc sống bấp bênh, bất kỳ lúc nào cũng có thể rơi vào nhóm đáy của xã hội. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hoặc làm tăng thêm tính dễ bị tổn th−ơng của ng−ời nghèo. Xác định rõ các yếu tố đó trong thực tế sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đề ra đ−ợc các giải pháp nhằm làm giảm bớt rủi ro cho ng−ời nghèo, tránh cho họ khỏi bị rơi vào vòng đói nghèo luẩn quẩn. Vấn đề nghèo khổ đô thị sẽ trở nên bức thiết hơn khi quá trình đô thị hóa đ−ợc đẩy mạnh với mức gia tăng dân số đô thị gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới và hàng triệu ng−ời nghèo di c− không hộ khẩu tràn vào đô thị. Một bộ phận đông đảo trong hàng triệu nông dân những vùng ven đô, bỗng trở thành ng−ời dân thành thị sau các quyết định hành chính mở rộng ranh giới đô thị. Ngoài ra còn có nhiều ng−ời dân ven đô đang sống trong cơn lốc đô thị hóa. Họ không thích ứng kịp với sự biến đổi nhanh chóng của qúa trình đô thị hóa, sẽ trở thành những ng−ời nghèo mới trên quê h−ơng mình. Tình trạng nghèo khổ và thất nghiệp ở nông thôn sẽ di chuyển mạnh mẽ đến các thành thị. Cần thiết phải có những giải pháp phù hợp để các đô thị khỏi biến thành nơi tập trung sự nghèo khổ. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề nghèo khổ đô thị lại càng gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 59 n−ớc. Những nhóm nghèo mới bị gạt ra ngoài lề trong quá trình tăng tr−ởng có xu h−ớng mở rộng. Sự phát triển nền kinh tế thị tr−ờng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và ở xuất phát điểm thấp, th−ờng làm gia tăng hiện t−ợng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, làm phức tạp thêm vấn đề nghèo khổ đô thị. Đó là những nguyên nhân có tính cấu trúc của tình trạng nghèo khổ đô thị, làm mở rộng và biến đổi những nhóm ng−ời nghèo đô thị “cũ” và “mới”. Mức độ trầm trọng của vấn đề nghèo khổ thể hiện rõ nhất tại các thành phố lớn nh− thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Trong thời kỳ Đổi mới, những thành phố lớn là nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu nông dân nghèo di c− đến. Sự mở rộng có tính chất “bùng nổ” của các thành phố lớn vừa tạo nên những cơ hội thị tr−ờng to lớn cho hàng triệu nông dân ven đô, vừa đẩy họ đứng tr−ớc những thách thức to lớn bởi những biến đổi quá nhanh chóng về thị tr−ờng, đất đai, nghề nghiệp, lối sống mà họ hầu nh− ch−a hề đ−ợc chuẩn bị để ứng phó. Các thành phố lớn, có tốc độ tăng tr−ởng cao trong quá trình Đổi mới, hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nơi tập trung hoạt động cải cách những doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà n−ớc, đã, đang và sẽ diễn ra những biến đổi xã hội sâu sắc, hình thành nhiều nhóm nghèo mới (2002, xem 10). Do bản chất phức hợp của vấn đề nghèo khổ đô thị, những nghiên cứu đã nêu ra chỉ mới đề cập đ−ợc một phần các đặc điểm cơ bản của tình trạng nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Một số vấn đề còn cần đ−ợc quan tâm nghiên cứu sâu hơn nh−: quan hệ giữa mạng l−ới xã hội của ng−ời nghèo và cơ hội thăng tiến của họ; các chiến l−ợc thăng tiến kinh tế-xã hội của các thành viên gia đình trong điều kiện thay đổi về nhân khẩu học của hộ; quan hệ giữa tuổi và giới của chủ hộ với tình trạng nghèo đói; các kênh có thể giúp ng−ời nghèo phát huy vốn xã hội của họ; làm thế nào để phát huy đ−ợc tính năng động của ng−ời nghèo và phát huy hiệu quả của chiến l−ợc “đ−a cần câu thay vì cho xâu cá” đối với nhóm hộ này? Những hỗ trợ nào cần bổ sung để có thể giúp ng−ời nghèo tự v−ơn lên xóa đói giảm nghèo? Sự tham gia của ng−ời nghèo vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của họ. Do nghèo khổ đô thị là một vấn đề phức tạp và đa diện nên cần có cách tiếp cận tổng thể để nghiên cứu vấn đề này. Các đặc tr−ng của nghèo khổ đô thị cần đ−ợc xem xét trong mối quan hệ t−ơng tác lẫn nhau. Chỉ có nh− vậy mới có thể xác định chính xác sự tác động của các yếu tố khác nhau đến nghèo khổ đô thị, từ đó có chiến l−ợc giảm nghèo thích hợp. Tài liệu tham khảo 1. Ambler, John 2001. Những vấn đề về khái niệm và đo l−ờng nghèo khó. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 17-35. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và... 60 2. Bales, Sarah 2001. Một số vấn đề trong việc nghiên cứu về nghèo đói với Điều tra mức sống dân c− Việt Nam. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 118-141. 3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số trung −ơng: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999. Kết quả điều tra mẫu. Nxb Thế giới. 4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002. Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo. 2002. Hà Nội 5. Ellen Wratten 1997. Nhận thức về vấn đề nghèo đói đô thị. 6. Jellinck, Lea 2001. Các tr−ờng hợp điển cứu về ng−ời nghèo đô thị ở Jakarta 1970-1999. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 187-208. 7. L−ơng Văn Hy 2001. Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề tăng tr−ởng kinh tế, di dân, và đô thị hóa. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 224-239. 8. Ngân hàng thế giới 1999. Việt Nam tấn công nghèo đói. 9. Ngô Văn Lệ và Nguyễn Minh Hòa (chủ biên) 2002. Nghiên cứu hành động đồng tham gia giảm nghèo đô thị. Bản thảo tài liệu giảng dạy thuộc Dự án Việt Nam-Ca na đa “Giảm nghèo cho các địa ph−ơng Việt Nam”. 10. Nguyễn Hữu Minh 2002. Đô thị hóa ở Việt Nam những năm 90: một số đặc tr−ng kinh tế-xã hội cơ bản. Tạp chí Xã hội học số 1 (77). Trang 11-20. 11. Nguyễn Quốc Việt 2001. Vấn đề ng−ời nghèo trong khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 287-306. 12. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Trang 187-208. 13. Nguyễn Thị Hòa 2001. Vai trò của phụ nữ trong các hộ nghèo. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 376-389. 14. Nguyễn Thu Sa và Nguyễn Thị Mai H−ơng 2001. Về khả năng cải thiện mức sống của tầng lớp có thu nhập thấp. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 262-286. 15. Nguyễn Xuân Mai, Đỗ Minh Khuê, Phùng Tố Hạnh, Đặng Thanh Trúc, Nguyễn Nga My, Phạm Quỳnh H−ơng, Trần Nguyệt Minh Thu. 2002. Báo cáo đề tài tiềm năng cấp viện: Nghèo khổ tại các thành phố lớn của Việt Nam: Một số đặc tr−ng cơ bản. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai 61 16. Phạm Ngọc Đỉnh 2001. Niềm tin về sự thăng tiến v−ợt nghèo. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 467-475. 17. Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh. 1999. Đánh giá nghèo khổ có sự tham gia của ng−ời dân thành phố Hồ Chí Minh. 18. Sianz, Juan Pablo Perez 2001. Các vấn đề nghèo khổ không đo l−ờng đ−ợc. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 36-48. 19. T−ơng Lai & Trịnh Duy Luân 1994. Đặc điểm kinh tế-xã hội và nhà ở của ng−ời nghèo đô thị. 20. Trịnh Duy Luân & Nguyễn Quang Vinh 1994. Nhà ở, mức sống, và môi tr−ờng sống của ng−ời nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội. 21. Trịnh Duy Luân, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai 1999. Nghèo khổ và vấn đề xã hội ở Hải Phòng. Hà Nội. 22. Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan Tâm 2001. Thử khảo sát sự vận động của mạng l−ới xã hội trong đời sống dân c−. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đ−ờng, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 427-466. 23. Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. 1997. Ch−ơng trình nghiên cứu giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo nghiên cứu. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2004_nguyenhuuminh_7464.pdf