Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phương pháp tự học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phương pháp tự học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: 90 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 91 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª hoặc thói quen xem trước Tapescript, mong muốn nắm bắt 100% thông tin,... Người học cũng cần tận dụng mọi cơ hội để có thể luyện nghe, cả trong lẫn ngoài lớp học, nâng cao ý thức tự học ở nhà, kể cả luyện phát âm thật chuẩn những từ đã học. Do có sự liên thông giữa nghe hiểu với một số kỹ năng khác, quá trình luyện nghe nên được thực hiện trên cơ sở kết hợp trau dồi các kỹ năng nói, đọc hiểu. Ngoài ra, người học cũng cần đọc thêm nhiều tài liệu sách báo liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau để mở rộng vốn kiến thức nền về các vấn đề kinh tế xã hội của mình. Ngoài các tài liệu giảng dạy bắt buộc trên lớp người dạy và người học có thể chuẩn bị một số băng đĩa nghe không nằm trong chương trình như bài hát, những mẩu chuyện sinh động, hoặc một số tài liệu ghi âm từ các cuộc phỏng vấn, trò chuyện truyền hình, hay môt đoạn thoại trong một bộ phim đang ăn khách,... để làm thay đổi khẩu ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phương pháp tự học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 91 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª hoặc thói quen xem trước Tapescript, mong muốn nắm bắt 100% thông tin,... Người học cũng cần tận dụng mọi cơ hội để có thể luyện nghe, cả trong lẫn ngoài lớp học, nâng cao ý thức tự học ở nhà, kể cả luyện phát âm thật chuẩn những từ đã học. Do có sự liên thông giữa nghe hiểu với một số kỹ năng khác, quá trình luyện nghe nên được thực hiện trên cơ sở kết hợp trau dồi các kỹ năng nói, đọc hiểu. Ngoài ra, người học cũng cần đọc thêm nhiều tài liệu sách báo liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau để mở rộng vốn kiến thức nền về các vấn đề kinh tế xã hội của mình. Ngoài các tài liệu giảng dạy bắt buộc trên lớp người dạy và người học có thể chuẩn bị một số băng đĩa nghe không nằm trong chương trình như bài hát, những mẩu chuyện sinh động, hoặc một số tài liệu ghi âm từ các cuộc phỏng vấn, trò chuyện truyền hình, hay môt đoạn thoại trong một bộ phim đang ăn khách,... để làm thay đổi khẩu vị và làm đa dạng hoá các hoạt động nghe hiểu tại lớp. Các lớp học cần được bố trí trang thiết bị thuận lợi cho việc dạy và học kỹ năng nghe, và tốt hơn hết là ở khu vực tách biệt để khỏi ảnh hưởng đến giờ dạy của các giáo viên khác. 5. Kết luận Thành công trong dạy học ngôn ngữ nói chung, trong dạy và học kỹ năng nghe hiểu nói riêng phải là kết quả của những nỗ lực toàn diện không chỉ từ phía người dạy, người học, mà còn từ những yếu tố liên quan như tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá,... Xuất phát từ bản chất của môn học, người viết mong muốn lý giải những khó khăn đối với người dạy và người học ở các lớp không chuyên ngữ gặp phải trong quá trình giảng dạy và học tập kỹ năng nghe để từ đó đề xuất một sồ ý kiến nhằm để cải thiện tình hình./. T¿i lièu tham khÀo 1. Anderson, A. & Lynch, T. (1998). Listening. OUP 2. Brown, G, & Yule, G. (1983). Teaching Spoken English.CUP. 3. Nunan, D. (1991).Language Teaching Methodology.Prentice Hall International (UK) Ltd. 4. Steil, L. et al.(1983). Effective Listening. Mc. Graw Hill, Inc. 5. Underwood, M. (1989). Teaching Listening.Longman. sẽ chuyển về bộ xử lý và hiển thị trên bảng điện tử số hoặc kết nối với máy tín để lưu giữ và hiển thị dưới dạng đồ thị. Bằng các thiết bị trên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm lắp đặt cho một vài công trình bước đầu nhận thấy: - Các thiết bị cho biết tín hiệu có độ phân giải rất cao, theo đó phân biệt được các góc nghiêng rất nhỏ, - Việc theo dõi đơn giản chỉ cần bật công tắc để đọc số liệu nếu như thực hiện quan trắc theo chu kỳ - Nếu kết nối với máy tính đo liên tục theo thời gian ở nhiều điểm thì sử dụng kết quả có thể phân tích tình trạng chuyển vị kết câu, dao động của thân và các chuyển xoắn, dao động của công trình - Chi phí cho quan trắc bằng giải pháp này nếu không kể tới thiết bị thì thấp hơn so với việc đo chênh cao - Hạn chế thiết bị phải được bảo vệ và phải được thiết kế lắp đặt trong lúc xây dựng công trình Kết luận Giải pháp quan trắc lún không sử dụng mốc được kế thừa từ công việc đo tự động chuyển vị tường tầng hầm. Trong giải pháp đo nghiêng cho quan trắc lún, các thiết bị điện tử được nhập khẩu từ các thương hiệu có uy tín trên thế giới và phần mềm chuyên dụng, hệ thống hoạt động có tính ổn định cao. Bằng việc chế tạo thử thiết bị và lặp đặt kiểm tra, đã cho thấy việc lắp đặt hệ thống cho nhà cao tầng là hoàn toàn khả thi với chi phí thấp hơn và kết quả quan trăc có độ tin cậy hơn, có nhiều thông tin hơn so với quan trắc bằng đo chênh cao./. T¿i lièu tham khÀo 1. Tiêu chuẩn TCVN9630:2012 2. Trần Thương Bình (2008).” Nghiên cứu chế tạo mô hình thí nghiệm ba trục động chu kỳ xác định các đặc trưng động học của đất” Tập chí khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất 3. Trần thương Bình (2014)“Nghiên cứu phương pháp xác định các đặc trưng biến dạng của đất theo mô hình ba trục”, đệ tài nghiên cứu khoa học cấp trường 4. E.D Sukina (1985), “Cơ lý hóa hệ phân tán tự nhiên”, NXB Matxcova, 5. N.A Xưtovich.(1983), “Cơ học đất”, bản dịch tiếng Nga Nhà xuất bản Nông nghiệp 6. Shamsher Prakash - Hary D. Sharma (1999), "Móng cọc trong thực tế xây dựng", NXB XD – HN 7. R. Whitlow (1997), “Cơ học đất”, NXB Giáo dục. 8. K.Széchy, L. Varga (1978), “ Foundation engineering”, Akadémiai Kiadó Budapest, Giải pháp đo nghiêng trong quan trắc lún... (tiếp theo trang 71) Tóm tắt Việc học môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II)” với nhiều nguyên lý, quy luật, phạm trù mang tính chất trừu tượng hoá cao là điều không hề dễ dàng đối với nhiều sinh viên. Nhất là với những sinh viên thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật như ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên nếu học tốt môn khoa học này, sinh viên có thể hình thành thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng. Đây là điều không thể thiếu trong việc đào tạo đối với một Kỹ sư, Kiến trúc sư. Để học tốt môn học này, việc tự học đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường mà còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân từng người học. Abstract Studying “Basic Principles of Marxism-Leninism” (section II) with many principles, rules, categories bearing high abstract feature is not easy for many students, especially for students of technical study field such as Hanoi Architecture university’students. However, if studying well this science subject, students can form dialectical materialism methodology world outlook, train politics bravery, revolution ethics. It is very vital in educating an engineer, an architect. To study this subject well, self-study takes an important role. Holding self-study activity suitably, scientifically and effectively is not only the university education’responsibility but also great responsibility of each individual student. TS. Phạm Đình Khuê Khoa Lý luận chính trị ĐT: 0916 555 004 Ngày nhận bài: 09/9/2016 Ngày sửa bài: 27/9/2016 Ngày duyệt đăng: 16/11/2017 1. Đặt vấn đề Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các trường đại học mà đây còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ. Với đặc thù là sinh viên chuyên nghành khối kỹ thuật thuộc Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, việc học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với nhiều những nguyên lý, quy luật, phạm trù mang tính chất trừu tượng hoá cao là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên nếu học tốt môn khoa học này giúp cho sinh viên hình thành thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, đây là điều không thể thiếu trong việc đào tạo đối với một Kỹ sư, Kiến trúc sư. 2. Thực trạng tự học học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay Ý thức chính trị của sinh viên được hình thành không phải từ bên ngoài, mà phải trải qua quá trình giáo dục, đào tạo, tự học tập và rèn luyện tu dưỡng của bản thân sinh viên, ý thức chính trị của sinh viên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ việc tiếp thu những tri thức của chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở đó niềm tin khoa học tạo nên nấc thang đầu tiên hình thành thế giới quan khoa học trong họ. Bởi vậy có thể khẳng định, việc sinh viên tự học, tự thẩm thấu những tri thức do các môn khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin, đem lại là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành tư tưởng chính trị của mình. Có thể khẳng định hiện nay phần lớn sinh viên của trường đều thấm nhuần lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có tư tưởng đạo đức trong sáng, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, quyết tâm học tập để ngày mai lập nghiệp. Kết quả này có được là nhờ một phần quan trọng của công tác học tập và giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin cho sinh viên trong thời gian vừa qua, tri thức môn khoa học này đều được sinh viên tiếp thu một cách tự nguyện, thẩm thấu thành niềm tin và lý tưởng trong hoạt động thực tiễn của bản thân. Có thể khẳng định điều này đối với bất cứ một môn khoa học nào, vấn đề tự học của sinh viên là khâu quyết định biến các tri thức trong sách vở, bài giảng của thầy cô thành tri thức của bản thân mình. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phương pháp tự học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Study on improving the effectiveness of the self-study method of basic principles of Marxism-Leninism for students of Hanoi Architectural University Phạm Đình Khuê 92 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 93 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª Xuất phát từ nội dung môn học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thái độ học tập đối với môn học và thu được kết quả như sau: Bảng 1. Thái độ học tập đối với với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II) STT Thái độ học tập đối với môn Những NLCB của CN Mác- Lênin (phần II) Ý kiến đánh giá SL TL(%) 1 Học thường xuyên 36 17 2 Học theo hứng thú 70 33 3 Học theo mùa thi 98 46.3 4 Không dành thời gian để tự học 8 3.7 Kết quả cho thấy: có 36 sinh viên (chiếm 17%) học thường xuyên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II); có 70 sinh viên (chiếm 33%) học theo hứng thú; 46,3% phần lớn sinh viên chỉ học vào mùa thi; có 8 sinh viên không dành một chút thời gian nào cho môn học này chiếm 3,7%. Qua số liệu thăm dò đã cho thấy thái độ tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II) chưa tốt, chưa tự giác, chưa tích cực. Đa số những sinh viên nào có ý thức và thái độ học tập tốt mới tự học thường xuyên, liên tục và thích xem thêm sách báo có liên qua đến môn học. Còn lại hầu hết sinh viên chỉ học khi đến mùa thi. Một số sinh viên còn có thái độ ỷ lại, đối phó. Vì vậy, có sinh viên thi đi, thi lại vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Qua bảng thống kê thì tỷ lệ sinh viên đạt điểm trung bình, yếu, kém đối với các môn khoa học này khá cao, còn tỷ lệ giỏi là rất thấp. Thực trạng trên là một điều đáng phải quan tâm trong công tác giảng dạy môn khoa học Mác- Lênin vốn là môn học trực tiếp hình thành ý thức chính trị cho sinh viên của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Một số giải pháp và kinh nghiệm cơ bản để tự học tốt môn Những NLCB của CN Mác-Lênin (phần II) cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Thứ nhất, nâng cao nhận thức về việc tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần II cho sinh viên Trường đại học Kiến trúc Hà Nội: đây là giải pháp quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn của người học. Thông qua việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin sinh viên sẽ được trau dồi những kiến thức cơ bản về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế, về xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân, về đạo đức, nhân văn và văn hoá vv.từ đó, sinh viên sẽ tự trang bị cho mình một phương pháp tư duy logic, có niềm tin vững chắc vào con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, phát huy vai trò của các giảng viên, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống thư viện cho sinh viên trong việc nâng cao chất lượng tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần II: Phát huy vai trò của các giảng viên trong việc nâng cao chất lượng tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần II của sinh viên. Để phát huy tinh thần tự học của sinh viên, giảng viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của sinh viên vì đào tạo đại học phải giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Nghĩa là thực hiện phương pháp lấy người học làm trung tâm. Bảo đảm tốt cơ sở vật chất, thư viện, tài liệu phục vụ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên để nâng cao chất lượng tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần II. Hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà trường còn hạn chế, chưa có phòng cho sinh viên tự học và nghiên cứu. Trong khi đó cơ sở vật chất lại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng tự học của sinh viên nói riêng. Thứ ba, Phát huy vai trò tích cực của cá nhân sinh viên trong việc nâng cao chất lượng tự học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần II. Nhận thức về vai trò tích cực của cá nhân sinh viên. Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người, trong hoạt động nhận thức người học có vai trò là chủ thể lĩnh hội kiến thức. Kết quả nhận thức môn học phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực chủ động của mỗi người. Bởi vậy, trong quá trình học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin muốn có kết quả cao, cùng với việc phát huy vai trò của người dạy, người học phải phát huy vai trò chủ thể, tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người học trong giáo dục- đào tạo. Trong quá trình học tập, người học phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ GD – ĐT, có động cơ học tập đúng đắn; trên cơ sở đó xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm và thái độ học tập nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, thực hiện tốt mục đích của GD – ĐT, điều đó chỉ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TL(%) Học thường xuyên Học theo hứng thú Học theo mùa thi Không dành một chút thời gian nào để tự học Hình 1. Biểu đồ 1.2: Thái độ học tập đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II) trở thành hiện thực khi bản thân sinh viên tham gia một cách chủ động, tích cực vào mọi khâu của quá trình GD – ĐT. Tự học không phải là biện pháp đối phó của mỗi lần thi, kiểm tra, thảo luận hoặc tập bài ở lớp mà người học xác định tự học là nhu cầu cấp thiết, là một biện pháp tích cực trong học tập nhằm tiếp thu kiến thức, hiểu sâu, nắm vững bản chất vấn đề, liên hệ và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra để có kỹ năng, kỹ xảo của bản thân người học. Ý thức trách nhiệm, động cơ học tập đúng đắn còn thể hiện việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trách nhiệm của cá nhân với tập thể lớp; giữa học tập tại trường và công tác sau này, từ đó có sự nỗ lực vươn lên vượt mọi khó khăn tìm ra con đường, biện pháp tự học, tự nghiên cứu để nắm vững và làm chủ tri thức khoa học. Thứ tư, trước khi lên lớp nghe giảng, sinh viên cần ôn luyện củng cố kiến thức bài học cũ, đọc nội dung bài học mới. Việc này giúp cho sinh viên tổng hợp, nắm chắc, hiểu sâu kiến thức thức bài học, môn học. Để ôn tập có hiệu quả, sinh viên cần khái quát, hệ thống toàn bộ kiến thức đã học, tìm hiểu chúng trong mối liên hệ biện chứng với nhau, sau đó xây dựng đề cương chi tiết hoặc các sơ đồ biểu diễn nội dung. Đọc tài liệu trước khi lên lớp giúp cho sinh viên hình dung được trình tự, nội dung bài giảng, tạo tâm thế chủ động, thoải mái khi nghe và tiếp thu nội dung bài mới có hiệu quả. Thứ năm, phải tập cho mình cách ghi nhớ. Ghi chép một cách thông minh và khoa học sẽ giúp người học nâng cao được chất lượng tự học của mình. Sinh viên cần lưu ý cách ghi bài chọn lọc, nhanh chóng, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình. Sau khi dự buổi thuyết trình, mỗi người nên dành thời gian để xem lại và nếu cần, thẩm tra lại những điều đã ghi chép. Thứ sáu, tăng cường trao đổi, thảo luận về nội dung bài học và những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn liên quan. Có nhiều hình thức trao đổi, thảo luận nhưng thông thường các hình thức diễn ra sôi nổi và tự nhiên hơn là trao đổi tổ hai người, đôi bạn học tập, trao đổi trong nhóm theo phòng ở tập thể. Việc trao đổi, thảo luận sẽ giúp sinh viên hiểu đúng, hiểu đầy đủ kiến thức đã học, kịp thời bổ sung hoàn thiện nội dung bài học và kỹ năng trình bày quan điểm của mình. Thứ bảy, phải đọc thêm sách và tài liệu tham khảo Khi đọc tài liệu, sinh viên nên gạch dưới những ý chính, những vấn đề không hiểu phải mạnh dạn hỏi giáo viên. Sinh viên khái quát hoá tài liệu bằng cách xây dựng dàn ý tổng quát, viết đề cương tóm tắt Hình thức này giúp sinh viên nắm được tổng quát tài liệu, vấn đề nghiên cứu. Thứ tám, phải học tập theo nhóm Trong xu thế dạy học hiện đại, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng hình thức thảo luận nhóm. Sinh viên cần phải chủ động bàn bạc thành lập nhóm, phân công giao nhận nhiệm vụ cho từng các nhân, tổ chức phối hợp hoạt động trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cần tự giác chuẩn bị tốt nội dung thảo luận, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu liên quan, tích cực trao đổi thông tin, tranh luận trước tập thể lớp và nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm. Thứ chín, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về môn học có tính chính trị, xã hội như môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin phần II giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, kỹ năng viết, khái quát, tổng hợp Đây là những kỹ năng cần thiết trong học tập các môn chuyên ngành, cũng như sau này làm việc thực tế. 4. Kết luận Chất lượng tự học môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II)” của sinh viên Trường đại học Kiến trúc Hà Nội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và kinh nghiệm nói trên, đặc biệt là nhóm giải pháp đối với người học sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo trong việc tự học, nêu cao tính độc lập trong nghiên cứu của sinh viên nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo môn học này trong giai đoạn hiện nay./. Bảng 2. Kết quả điểm thi môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần II) ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm học 2012-2013 (Nguồn Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng) Lớp Tổng SV Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) Tổng (%) 12X 370 9 35 20 11 25 100 12MT 86 4 9 31 11 45 100 12QL 148 15 30 15 6 34 100 12Q 179 10 30 18 12 30 100 12K 350 6 29 23 5 37 100 12D 100 5 40 19 3 33 100 12M 46 6 15 27 13 39 100 12 XN,VL 120 10 20 14 9 47 100 Tổng 1.399 8 31 20 7 34 100 94 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 95 S¬ 29 - 2018 TIN T¸C & S¼ KIªN Hội thảo Liên ngành Đại học Kiến trúc Hà Nội - Nâng cao sự hợp tác quốc tế Trong 04 ngày từ 13 đến 16/11/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Những hình thức gia tăng mật độ đô thị mới ở châu Á dưới góc nhìn liên ngành và những vấn đề khi tiếp cận nguồn lực (dịch vụ, nhà ở, việc làm và đất đai)”. Hội thảo thu hút sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực giữa Nhà trường với các tổ chức quốc tế. Hội thảo được Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Viện IRD phối hợp tổ chức với mục đích nghiên cứu và phân tích những hình thức mới nổi của sự gia tăng mật độ dân cư khu vực đô thị, hỗ trợ các quốc gia đông dân cư châu Á bằng những chính sách phát triển khu vực, đưa ra lý do tại sao phải tìm ra điểm nhìn chung giữa các quốc gia châu Á đông dân cư về vấn đề gia tăng dân số này, đồng thời các chuyên gia cùng thảo luận một số câu hỏi liên quan. Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn nhận được những chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia để cùng đưa ra những giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các giảng viên, kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và nhà xây dựng.” Buổi hội thảo tập hợp hơn 100 chuyên gia trong đó có hơn 40 chuyên gia đến từ Pháp, Ấn Độ, Hong Kong đóng góp 30 tham luận về các vấn đề liên quan. Các bài tham luận tập trung vào những vấn đề hiện đang thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong ngày đầu tiên diễn ra hội thảo, bài tham luận của các chuyên gia chủ yếu tập trung vào vấn đề: Bàn về mật độ đô thị và biến đổi lãnh thổ: sự cần thiết phải phân tích những vấn đề và các loại hình phân tích từ dưới lên trên; Đô thị hoá, mật độ dân số và việc cung cấp các dịch vụ và nguồn lực; Hiện đại hoá ngành phế thải và thực tiễn tái chế tại Delhi (Ấn Độ) và Hà Nội (Việt Nam); Gia tăng sự phân chia quản lý các bùng phát tùy theo loại hình đô thị và các tác nhân ở Ấn Độ và Việt Nam; Mối liên hệ nào giữa mật độ dân số đô thị và hội nhập xã hội? Trường hợp ở Ấn Độ và Việt Nam. Tiếp đó, các chuyên gia thảo luận tại phiên thứ 2 với các chủ đề, các báo cáo về các vấn đề: Chính sách quản lý lãnh thổ và đất đai ở các làng đô thị và các khu vực ven đô thị: nghiên cứu so sánh Ấn Độ và Trung Quốc; Tái cơ cấu hệ thống giao thông công cộng vùng ven thành phố mới nổi ở châu Á: quan điểm giao thoa của Jakarta và thành phố Hồ Chí Minh; Nông nghiệp ở vùng ven đô thị: nông nghiệp và phi nông nghiệp ở các làng đô thị và ven đô thị ở Hà Nội và Thượng Hải; Sự sát nhập các khu đô thị mới và khu kinh tế đặc biệt vào đô thị; Sự hòa nhập của các khu ở khép kín với các làng đô thị thông qua việc sử dụng chung các dịch vụ cơ bản và thị trường địa phương ở ngoại ô Calcutta và Hà Nội. Tại buổi hội thảo ngày thứ 2, các chuyên gia thuyết trình về một số vấn đề như: Các đô thị nhỏ không được công nhận bởi chính phủ và những ngôi làng lớn, Nghiên cứu so sánh các dự án cải tạo khu nhà ổ chuột; Cải tạo khu phố cổ: vấn đề đất đai và nhà ở ở Dhaka và Hà Nội; Làng đô thị, nhà ở và vấn đề cung cấp dịch vụ; Nghiên cứu so sánh các làng đô thị ở Hà Nội và Seoul: sự xuất hiện của các hình thức ở, thực tiễn đô thị và quy hoạch mới. Ở ngày tiếp theo, các bài tham luận tập trung vào chủ đề: So sánh quá trình đô thị hoá ở Châu Á và Châu Âu trong các bối cảnh văn hoá xã hội khác nhau; Phương pháp tiếp cận đa ngành của mạng lưới nghiên cứu quốc tế về các thành phố khuếch tán; Phương pháp eGeopolis nghiên cứu quá trình đô thị hóa các thị trấn trên 10.000 dân. Cũng trong ngày thứ 3 của hội thảo đã diễn hoạt động triển lãm các hình ảnh và hình vẽ của cuộc thi sáng tác logo Dự án và vẽ ký họa về hoạt động thu gom và tái chế rác ở Hà Nội do Dự án JEAI Recycurbs Viet phối hợp với Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Đồng thời, các chuyên gia đã có một chuyến tham quan triển lãm Quy hoạch đô thị Hà Nội tại Trung tâm Quy hoạch quốc gia. Kết thúc chuỗi sự kiện hội thảo là hai chuyến dã ngoại vô cùng ý nghĩa và bổ ích tại Long Biên (Hà Nội) và Hà Đông. Các chuyên gia và giảng viên đã cùng nhau lập kế hoạch, tìm hiểu về những nghề truyền thống, cách sinh hoạt, làm việc thường ngày của người dân, để từ đó, thông qua những trải nghiệm thực tế có cái nhìn chân thực hơn về các đề tài của mình. Hội thảo không chỉ mang lại những thông tin hữu ích, thiết thực mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế với các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, hướng tới một tương lai xa hơn, xây dựng nước nhà “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và tiến kịp các nước trên thế giới như phát biểu của PGS.TS Lê Quân: “Tôi hy vọng rằng qua các bài tham luận và qua quá trình thảo luận, với những góc nhìn so sánh, kinh nghiệm và bài học rút ra, chúng ta sẽ nhận diện những tồn tại và tìm ra được những giải pháp khắc phục vì một châu Á ngày càng phát triển và thịnh vượng.” ./. Nghiên cứu sinh Lê Trần Phong bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình Sáng 26/12/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp trường cho nghiên cứu sinh Lê Trần Phong với đề tài: “Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại trung tâm thành phố Hà Nội”, chuyên ngành Quản lý đô thị và Công trình, mã số 62.58.01.06. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến. Dự buổi bảo vệ về phía đơn vị đào tạo có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Phòng Đào tạo; các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong, ngoài trường, đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè của Nghiên cứu sinh. NCS. Lê Trần Phong trình bày những nội dung chính của Luận án và trả lời câu hỏi của các thành viên trong hội đồng. Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những yêu cầu của luận án tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Với những kết quả đạt được của luận án, nghiên cứu sinh Lê Trần Phong đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao mỹ quan, cảnh quan kiến trúc đô thị, giảm thiểu tình trạng đào lên, lấp xuống và an toàn cho người dân đô thị. Với kết quả 07/07 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Lê Trần Phong./. Hội nghị Khoa học “Vật liệu, Kết cấu và Công nghệ Xây dựng 2017” chào mừng kỷ niệm 45 năm truyền thống đào tạo Khoa Xây dựng Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 45 năm truyền thống đào tạo Khoa Xây dựng; ngày 10/11/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình chủ trì tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế với chủ đề “Vật liệu, Kết cấu và Công nghệ xây dựng 2017 (Conference on Materials, Structures and Construction Technology - MSC 2017). Đến dự Hội nghị có ông Lê Quang Hùng - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Dự Hội nghị còn có PGS.TS. Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; đại diện các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ; các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, các chuyên gia trong nước và quốc tế; đại diện các Trường Đại học kỹ thuật, các Viện nghiên cứu... Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS. TS.KTS. Lê Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Lê Anh Dũng - Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo các Khoa, Phòng ban chức năng trong trường cùng các giảng viên, các nhà khoa học và các em sinh viên. Hội nghị “Vật liệu, Kết cấu và Công nghệ Xây dựng” lần này bao gồm các chủ đề như: Cơ học; Vật liệu xây dựng; Nền và móng; Kết cấu công trình; Công nghệ xây dựng; Ứng dụng tin học trong xây dựng; Kiểm định và quan trắc công trình Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS.KTS. Lê Quân đánh giá cao những đóng góp nhiệt thành của các nhà khoa học, các tác giả đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước như trường Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Khoa học tự nhiên, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Xây dựng Miền Tây, Đại học Imperial (Vương quốc Anh), Colorado Denver (Hoa Kỳ), Rostov (Cộng hòa Liên bang Nga), Đại học Nam Bretagne (Cộng hòa Pháp), Viện Kiến trúc nhiệt đới, Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Viện khoa học ứng dụng Quốc gia INSA (Cộng hòa Pháp); các Công ty xây dựng Freyssinet, Posco, HSD, Khang Minh, Phan Vũ... Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, các giảng viên, học viên sau đại học, sinh viên thuộc nhóm ngành Xây dựng; các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, kết cấu cùng gặp gỡ, trao đổi học thuật; tăng cường hợp tác và đẩy mạnh hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ, nhất là giới thiệu công nghệ, giải pháp thiết kế và xây dựng tiên tiến góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước. Hội nghị cũng góp phần thúc đẩy, mở rộng thêm mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường với các Trường đại học, các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp chuyên ngành... Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ghi nhận những kết quả, những thành tựu nghiên cứu khoa học mà các nhà khoa học trong và ngoài Trường đã dày công xây dựng và nghiên cứu, đóng góp to lớn vào phục vụ xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thứ trưởng cũng mong rằng Nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp tốt với các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, chính quyền địa phương, các nhà khoa họcđể mở rộng quy mô, phát triển bền vững. Hội nghị Khoa học “Vật liệu, Kết cấu và Công nghệ Xây dựng 2017” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, một trong những ngành mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nhiều hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Sau khai mạc, Hội nghị chia thành các tiểu ban thảo luận./. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạnh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình Chiều 27/11/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạnh với tên đề tài: “Quản lý không gian xanh thành phố Huế”, chuyên ngành Quản lý đô thị và Công trình, mã số 62.58.01.06. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS.Vũ Thị Vinh, TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung. Tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường; các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong và ngoài trường; đại diện cơ quan công tác cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của Nghiên cứu sinh. Với những kết quả đạt được trong luận án, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạnh đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc nghiên cứu quản lý không gian xanh Thành phố Huế nhằm tìm ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Sau khi NCS. Nguyễn Thị Hạnh trình bày những nội dung chính của Luận án và hoàn thành phần trả lời câu hỏi của các thành viên trong hội đồng; Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Với kết quả 06/06 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạnh./. 96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG TIN T¸C & S¼ KIªN THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG 1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp chí nào khác. 2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản (phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm). 3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ và ảnh phải được chú thích đầy đủ. 4. Các công thức và các thông số có liên quan phải được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công thức hoặc các thành phần của công thức có trên các dòng văn bản). 5. Tài liệu tham khảo, trích dẫn phải có đủ các thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn. 6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội dung bài báo. 7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết. 8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng không quá 8 trang. 9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự. 10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./. Hội thảo Chuyên đề Ứng xử kiến trúc và Phương pháp tiếp cận môi trường trong quy hoạch đô thị cho các thành phố trên thế giới Chiều 06/10/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện nghiên cứu Tokyo và Viện nghiên cứu Nikken Sekkei tổ chức Hội thảo chuyên đề với sự tham gia của 2 diễn giả nổi tiếng người Nhật: TS.KTS.Yoshiharu Tsukamoto (nhà sáng lập Atelier Bow wow) và TS.KTS. Shigehisa Matsumura (Nikken Sekkei). Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học đầu ngành, giảng viên, sinh viên trong nước và quốc tế. Tham dự Hội thảo có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường; TS.KTS. Lê Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế; ThS.KTS. Vương Đạo Hoàng - Giám đốc Công ty Kiến Việt, Cơ quan truyền thông của Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Nhà thiết kế Công ty Võ Trọng Nghĩa, A+G; đại diện Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Phòng Khoa học công nghệ cùng các chuyên gia, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hội thảo diễn ra với 2 chủ đề chính: “Architecture behaviorology: Creating better accessibility to the local resources” - TS.KTS.Yoshiharu Tsukamoto và “New approaches of Urban Planning for cities in the world” - TS.KTS. Shigehisa Matsumura. TS.KTS. Yoshiharu Tsukamoto là đồng sáng lập Atelier Bow-Wow và là Giáo sư của Tokyo Institute of Technology (Viện Công nghệ Tokyo). Ông vừa là Giáo sư đại học, vừa là kiến trúc sư hành nghề. Ông đã giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như Harvard GSD, UCLA, Royal Danish Academy of Fine Arts, Cornell University, Rice University, TU Delft, Columbia University GSAPP, ETH. Các công trình tiêu biểu của ông có thể kể tới BMW Guggenheim Lab. House and Atelier Bow-Wow, Koisuru- Buta laboratory, Canal Swimmer’s Club in Bruges, Logement Sociaux Rue Rebiere và nhiều công trình khác. TS.KTS. Matsumura có hơn 30 năm kinh nghiệm trong thiết kế quy hoạch và quản lý dự án ở cả Nhật Bản và nước ngoài. Ông đã thực hiện nhiều dự án quy hoạch ở các nước như Ấn Độ, Philipin, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi... Ở Việt Nam, ông đã thiết kế quy hoạch tổng thể và thiết kế đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng đề xuất nhiều phương pháp tiếp cận trong quy hoạch, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng ứng xử trong kiến trúc, quy hoạch đô thị là một vấn đề phức tạp, liên quan nhiều đến các yếu tố xã hội, chính sách, môi trường cũng như những công cụ, kỹ thuật triển khai. Do đó cần phải tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên môn cụ thể, sâu sắc mới có thể giải quyết tốt các vấn đề thực tế. Theo PGS.TS.KTS. Lê Quân, hội thảo “Architecture behaviorology - Creating better accessibility to the local resources” (Ứng xử Kiến trúc - Tạo khả năng tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực địa phương) và “New approaches of Urban Planning for cities in the world” (Các phương pháp tiếp cận môi trường trong quy hoạch đô thị cho các thành phố trên thế giới) là cơ hội quý báu để các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên của trường có cơ hội bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ những ý tưởng mới trong kiến trúc và quy hoạch tiếp thu được từ các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Sau khai mạc là tham luận của hai diễn giả TS.KTS. Yoshiharu Tsukamoto và TS.KTS. Shigehisa Matsumura./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf165_5976_2163349.pdf