Tài liệu Nghiên cứu nấm neocosmospora vasinfecta smith gây hại lạc (arachis hypogaea l) tại Nghệ An: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
935
NGHIÊN CỨU NẤM Neocosmospora vasinfecta Smith GÂY HẠI LẠC
(Arachis hypogaea L) TẠI NGHỆ AN
Thị Vinh1, Trần Ngọc Lân2
1 Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An
2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công
nghiệp cho dầu ngắn ngày hàng đầu ở Việt
Nam. Lạc là một trong 10 loại cây trồng
chính, có giá trị kinh tế cao ở Nghệ An, phù
hợp với các vùng đất cát ven biển, đất phù sa
ven sông và đất đồi. Hàng năm tỉnh Nghệ An
gieo trồng khoảng trên 25.000 ha lạc (vụ xuân,
vụ hè thu và vụ đông) với sản lượng khoảng
48.000 tấn
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói
riêng có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi
cho dịch hại cây trồng phát sinh phát triển, đặc
biệt là các loài nấm bệnh có nguồn gốc từ đất.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện
tích trồng lạc và việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh đã làm phát sinh ngày càng
nhiều dịch hại nguy hiểm....
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nấm neocosmospora vasinfecta smith gây hại lạc (arachis hypogaea l) tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
935
NGHIÊN CỨU NẤM Neocosmospora vasinfecta Smith GÂY HẠI LẠC
(Arachis hypogaea L) TẠI NGHỆ AN
Thị Vinh1, Trần Ngọc Lân2
1 Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An
2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công
nghiệp cho dầu ngắn ngày hàng đầu ở Việt
Nam. Lạc là một trong 10 loại cây trồng
chính, có giá trị kinh tế cao ở Nghệ An, phù
hợp với các vùng đất cát ven biển, đất phù sa
ven sông và đất đồi. Hàng năm tỉnh Nghệ An
gieo trồng khoảng trên 25.000 ha lạc (vụ xuân,
vụ hè thu và vụ đông) với sản lượng khoảng
48.000 tấn
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói
riêng có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi
cho dịch hại cây trồng phát sinh phát triển, đặc
biệt là các loài nấm bệnh có nguồn gốc từ đất.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện
tích trồng lạc và việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh đã làm phát sinh ngày càng
nhiều dịch hại nguy hiểm. Gần đây tại Nghệ
An ghi nhận thêm loài nấm bệnh mới gây hại
trên lạc với các triệu chứng đặc trưng là thân
và gốc rễ có màu đen thối. Cấy lên môi trường
PDA nấm hình thành nhiều quả thể màu cam.
Cùng thời điểm đó nấm bệnh cũng được tìm
thấy ở Thừa Thiên Huế, quả thể nấm hình
thành ngay trên vết bệnh ở ngoài đồng ruộng.
Mẫu nấm thuần ở Nghệ An đã được gửi đến
Centraalbureau voor Schimmelcultures (CBS)
và đã được xác định có tên khoa học là
Neocosmospora vasinfecta Smith (Dau.T.V et
al 2010).
Năm 2007, loài nấm này xuất hiện gây
bệnh với tỷ lệ cao trên cây lạc, đậu tương, đậu
xanh ở nhiều vùng của một số nước trong khu
vực châu Á, như là một loài nấm bệnh mới có
nguy cơ gây dịch hại nghiêm trọng cho cây trồng
cạn, nhất là cây lạc (Fuhlbohm M.F et al., 2007).
Để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và
nâng cao năng suất lạc, cần phải có những
nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là
nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất,
trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng
trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp
một phần vào việc đẩy mạnh sản xuất lạc ở
Nghệ An và Việt Nam.
Bài báo này trình bày kết quả về đặc
điểm sinh học của nấm, quá trình phân lập mẫu
bệnh, lây bệnh nhân tạo và tái phân lập lại tác
nhân lây nhiễm ban đầu tại Nghệ An.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Mẫu bệnh được thu thập tại các ruộng lạc
thuộc huyện Nghi Lộc, Diễn Châu thời kỳ phân
cành, ra hoa.
* Các vật liệu nghiên cứu trong phòng:
- Môi trường nuôi cấy: + Môi trường
PDA: Khoai tây (250g), Đường Glucose (20g),
Agar (20g), Nước cất (1.000ml).
+ Môi trường CLA: Agar (20gr), Lá cẩm
chướng sấy khô, cắt nhỏ (2x2cm), Nước cất
(1.000ml)
+ Môi trường WA có kháng sinh: Agar
(20gr), Nước cất (1000ml), Steptomycin sulfate
(1.0g/L) và Neomycin sulfate (0,12g/L).
- Các trang thiết bị và dụng cụ: Tủ sấy
dụng cụ, buồng cấy, nồi hấp khử trùng, kính
hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, dụng cụ
nuôi cấy nấm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định tác nhân gây
bệnh được tiến hành theo phương pháp
Koch's Postulates: theo 4 bước
Bước 1. Mô tả triệu chứng và nhận dạng
chi tiết. Ví dụ: Triệu chứng héo vàng, thối thân,
rễ, còi cọc...
Bước 2. Phân lập tác nhân gây bệnh và
thông qua đó mô tả và giám định.
Bước 3. Lây bệnh nhân tạo tác nhân gây
bệnh lên cây khỏe, quan sát triệu chứng bệnh
biểu hiện so với mô tả ban đầu.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
936
Bước 4. Tái phân lập tác nhân lây nhiễm
ban đầu.
2.2.2. Phương pháp phân lập mẫu bệnh
- Phương pháp phân lập dựa theo Burgess
và cộng sự. (2009): Đoạn thân được cắt ra từ
thân cây bệnh bao gồm có cả phần mô bệnh và
mô khỏe, được rửa sạch dưới vòi nước máy, sau
đó rửa sạch bằng nước vô trùng, khử trùng bề
mặt bằng cồn 70% trong 5 giây, rửa sạch lại
bằng nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô
trùng. Một phân miếng mẫu nhỏ được cắt ra từ
đoạn mẫu đã được vô trùng ranh giữa ranh giới
mô bệnh và mô khỏe và cấy lên môi trường WA
có các chất kháng sinh và để ở nhiệt độ phòng.
Tản nấm mọc ra từ đoạn mẫu cấy được cấy
chuyền lên môi trường lá cây hoa cẩm chướng
(CLA), nuôi trong điều kiện phòng (250C)
trước khi làm thuần bằng cách cắt đỉnh sinh
trưởng và cấy lên môi trường PDA.
- Phương pháp cấy đơn bào tử dựa theo
Trần Nguyễn Hà và cộng sự 2005: Bào tử từ ổ
bào tử bằng que cấy nấm, hòa bào tử vào ống
nghiệm chứa 10 mL nước cất vô trùng, lắc đều
tay sau đó đổ dung dịch bào tử vào đĩa môi
trường WA và lắc nhẹ cho dịch tràn đều trên
toàn bộ bề mặt môi trường. Đặt đĩa môi trường
nghiêng khoảng 30-400 cho ráo nước trong
điều kiện tối khoảng 18-20 giờ, quan sát dưới
kính lúp điện để tìm bào tử nảy mầm, dùng que
cấy nấm sắc, dẹt cắt xung quanh bào tử và
chuyển miếng môi trường có bào tử sang môi
trường PDA
2.2.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo
a) Lây bệnh trực tiếp lên cây ký chủ:
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo với cây lạc
thời kỳ phân cành dựa trên kỹ thuật lây nhiễm
vào thân được mô tả bởi Đậu Thị Vinh và cộng
sự năm 2008: Cây lạc được trồng trong nhà
lưới. Một mảnh của tản nấm được các định là
Neocosmospora vasinfecta được nuối cấy trên
môi trường PDA sau 7 ngày. Các thân cây
được tạo vết thương, cắt một miếng thạch từ
viền của tản nấm khoảng 5x5mm, áp lên vết
thương đã tạo dọc theo thân cây khoảng 2mm.
Dùng Parafilm quấn chặt miếng thạch với vết
thương. Sử dụng các cây ở ô thí nghiệm khác
làm đối chứng và tiến hành tương tự như tạo
vết thương, dùng miếng thạch từ PDA không
có nấm bệnh áp vào vết thương và quấn chặt
Parafilm. Các cây thí nghiệm được chăm sóc
dưới ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hàng ngày
trong khoảng 20-280C. Triệu chứng bệnh điển
hình như trên đồng ruộng đã xuất hiện tại điểm
cắt tạo vết thương của các cây thí nghiệm với
Neocosmospora vasinfecta sau 20 ngày trên tất
cả các cây đã lây nhiễm (Hình 2). Các cây làm
đối chứng không xuất hiện triêu chứng bệnh.
Nấm Neocosmospora vasinfecta đã được phân
lập từ cây làm thí nghiệm tại vị trí cách vết
thương 5cm, hoàn thành quy tắc Koch’s.
b) Phương pháp lây bệnh qua đất:
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo qua đất
cũng được thực hiện dựa trên kỹ thuật lây
nhiễm vào thân được mô tả bởi Đậu Thị Vinh
và cộng sự năm 2008: Hạt kê và vỏ trấu được
ngâm trong nước và để qua đêm trong tủ lạnh,
chắt bỏ phần nước, cho 150ml giá thể vào một
bình thủy tinh dung tích 250ml, cuộn thật chặt
một nút bông gòn, bọc ngoài bằng vải màn để
nút chặt miệng bình. Dùng giấy nhôm phủ lên
miệng bình và hấp khử trùng, sau đó cấy các
miếng thạch có sợi nấm vào giá thể, chú ý để
nút bình vẫn trong điều kiện vô trùng, thao tác
này được thực hiện trong buồng cấy. Lắc bình
tam giác 2-3 ngày sau khi cấy để đảm bảo
nguồn bệnh được phân bố đều trong giá thể.
Nấm nhân nuôi trong bình tam giác khoảng 15
ngày, lấy ra trộn vào đất vào bốn phía của cây.
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới
(Hình 2).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng
Đối với nấm Neocosmospora vasinfecta
gây bệnh trên cây lạc, triệu chứng bệnh thường
quan sát rõ nét và điển hình nhất vào thời kỳ
cây lạc ra hoa, phát triển tia quả. Ban đầu gốc
thân có những vết màu nâu sau đó đen dần, cây
héo vàng, bệnh nặng cây sẽ bị thối chết.
Triệu chứng bệnh ở bộ phận dưới mặt
đất: Hệ thống rễ cây phát triển chậm. Ban đầu
các chóp rễ bị biến màu có màu nâu nhạt rồi
chuyển sang màu nâu đen, rễ chính bị thối, vỏ
rễ bị thối tạo thành một lớp hoại tử màu đen.
Bộ rễ bị hư hỏng nặng và không cung cấp đủ
nước, lá cây bị biến vàng và cuối cùng chết
toàn bộ cây. Khi chẻ dọc thân và rễ chính cây
lạc, vết bệnh trong thân hóa màu nân đen, khô
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
937
ráo, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ rõ
ràng. Trên lớp hoại tử của vết bệnh và trong
phần đất xung quanh cây bệnh thỉnh thoảng bắt
gặp quả thể nấm màu đỏ cam.
3.2. Đặc điểm hình thái (Đặc điểm sợi nấm, tản nấm, bào tử)
Bảng 1: Kết quả giám định nấm Neocosmospora vasinfecta gây bệnh thối thân, rễ cây lạc
TT Chỉ tiêu Đặc điểm
1 Sợi nấm (Hyphea) Sợi nấm mọc thẳng, mọc nhanh trên môi trường PDA, ít phân nhánh, màu trắng xốp.
2 Tản nấm (Colony) Trên môi trường PDA tản nấm có màu trắng nhạt, bông và hình thành nhiều quả thể
3 Bào tử túi (Ascospores Hình cầu đến elip, thành mỏng, trong suốt.
4 Bào tử phân sinh (Conidia)
Kích thước nhỏ, hình trụ đến hình chữ nhật, elip, trong suốt, được xếp
thành cụm ở đỉnh đầu của cành bào tử phân sinh
5 Túi bào tử (Asci) Hình trụ, thuôn, mỏng. Bên trong chứa 8 bào tử được sắp xếp riêng lẻ.
6 Quả thể (Perithecia) Có màu đỏ đến da cam, bên ngoài nhẵn, có hình cầu hơi elip được mọc ra từ cành bào tử phân sinh. Bên trong chứa nhiều túi bào tử.
Ghi chú: Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái nấm Neocosmospora vasinfecta Smith của
chúng tôi tương ứng với mô tả của Cannon và Hawksworth (1988).
a
b
c
d
Hình 1: Đặc điểm hình thái nấm N. vassinfecta
(a) quả thể (b) tản nấm
(c) quả thể hình thành trên lá cẩm chướng (d) túi bào tử
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
938
3.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm lây bệnh
nhân tạo cho cây lạc bằng nguồn nấm đã được
phân lập và nhân trên môi trường PDA. Đồng
thời tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp lây
khác nhau đến khả năng nhiễm nấm
Neocosmospora vassinfecta Smith trên cây lạc.
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo bằng nguồn nấm
Neocosmospora vassinfecta Smith đã phân lập
từ mẫu cây bị nhiễm nặng bệnh thối gốc do
nấm N.vassinfecta theo 2 phương pháp khác
nhau, theo dõi khả năng tiềm dục và biểu hiện
triệu chứng của bệnh sau lây nhiễm.
a b
c d e
Hình 2: Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm N. vassinfecta
(a) Tạo vết thương ở thân; (b) Cây bệnh sau lây nhiễm vào thân
(c) Nhân sinh khối nấm; (d) Cây bệnh sau lây nhiễm vào đất
(e) Quả thể nấm hình thành trên cây bệnh
938
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
939
Bảng 2: Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm N. vassinfecta trên cây lạc
TT Phương pháp lây Cây TN (P) Mức độ nhiễm bệnh
10 ngày 15 ngày 20 ngày
1 Lây nhiễm nguồn bệnh vào gốc thân
P1 - + +++
P2 - + ++
P3 - + +
P4 - - ++
P5 - + ++
P6 - + +++
P7 - + ++
P8 - + ++
P9 - - +
P10 - + +
2 Lây nguồn bệnh vào đất
P1 - - -
P2 - - ++
P3 - - -
P4 - - +
P5 - - -
P6 - - -
P7 - - ++
P8 - - +
P9 - - -
P10 - - +
4 Đối chứng 10 cây - - -
Ký hiệu: (- ) Không biểu hiện bệnh
(+) Cây ốm yếu, bộ lá biến vàng
(++) Bộ lá vàng úa, gốc thân có màu nâu đen
(+++) Bộ rễ và gốc thối mục, cây chết
Qua kết quả thí nghiệm trên cho thấy với
thời gian ủ bệnh từ 15 đến 20 ngày, cây lạc được
lây nhiễm xuất hiện triệu chứng giống ngoài
đồng ruộng. Tuy nhiên số cây thể hiện triệu
chứng ở 2 phương pháp có sự khác nhau, phương
pháp cắt vào thân có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn
(100%) sau 20 ngày lây nhiễm và thời gian tiềm
dục ngắn hơn. Chỉ sau 15 ngày hầu hết các cây
đã có biểu hiện bệnh. Còn sử dụng nguồn nấm
nhân trên hạt kê trộn vào đất cho tỷ lệ nhiễm
bệnh thấp hơn (50%) sau 20 ngày lây nhiễm và
thời gian tiềm dục dài hơn (20 ngày). Sau khi cây
bị nhiễm bệnh do lây bệnh nhân tạo, các mẫu tái
phân lập trở lại, kết quả cũng thu được nguồn
nấm Neocosmospora vasinfecta Smith ban đầu.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- Việc hoàn thành Quy tắc Koch's
Postulates đã khẳng định nấm Neocosmospora
vasinfecta Smith gây bệnh thối thân rễ cây lạc.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu riêng lẻ về quy luật
phát sinh, mức độ gây hại của nấm
Neocosmospora vasinfecta Smith để làm rõ vai
trò của nấm bệnh trong phức hợp bệnh thối
thân rễ cây lạc.
- Cần đi sâu nghiên cứu để xác định phổ
ký chủ của nấm Neocosmospora vasinfecta
Smith tại Việt Nam.
- Đề xuất đưa nấm bệnh Neocosmospora
vasinfecta Smith vào danh mục bệnh hại cây
lạc ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burgess Lester W., Timothy E. Knight, Len
Tesoriero, Phan Thúy Hiền (2009), Cẩm
nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam.
ACIAR.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
940
2. Trần Nguyễn Hà, Nguyễn Kim Vân, Ngô Bích
Hảo, Đặng Lưu Hoa (2005), Nấm bệnh hại
cây trồng, đặc điểm sinh học và phương
pháp nghiên cứu.
3. Dau V. T., L.T. Pham, T. M. Luong, L. M. T.
Huynh, N. T. Tran, T. D. Ho, H. M. T.
Hoang, H. T. Phan, L. W. Burgess (2010),
First report of Neocosmospora vasinfecta
associated with the root rot complex of
peanuts in Vietnam.
4. Dau V.T, Tran VC, Pham TL, Phan TH, D.LH
and Burgess LW (2008), Stem and root rot
of Telosma cordata caused by Phytophthora
palmivora in Vietnam - a newly recognised
disease.
5. Fuhlbohm M.F., J.R. Tatnell, M.J. Ryley
(2007), Neocosmospora vasinfecta is
pathogenic on peanut in Queensland.
Australasian Plant Disease Notes.
6. Cannon & Hawksworth 1988, Against Soil-
borne Fungi. Journal of Phytopathology.
ABSTRACT
Study on Neocosmospora vasinfecta Smith root and stem rot of Peanut
(Arachis hypogaea L) in Nghe An
Dau Thi Vinh1; Tran Ngoc Lan2
1Nghean Plant Protection and Cultivation sub Department
2 Institute of Regional Research and Development
The occurrence of Neocosmospora vasinfecta Smith is reported for the first time from Vietnam
where it was found in association with peanut roots affected by root rot. The pathogen was isolated
from diseased roots from peanut crops in Nghe An Province in March 2007 but perithecia were not
observed on the diseased roots. However, characteristic perithecia were produced abundantly in pure
cultures on potato dextrose agar and canation leaf-piece agar. Subsequenly, perithecia were observed
on diseased peanut roots in Thua Thien Hue Province. Representative cultures from Nghe An were
confirmed as Neocosmospora vasinfecta by the Centraalbureau voor Schimmelcultures (CBS). The
former culture proved pathogenic in stem inoculations and soil inoculations. Neocosmospora
vasinfecta was reisolated fulfilling Koch’s postulates
Keywords: Neocosmospora vasinfecta, Arachis hypogaea L, First report, perithecia,
pathogenicity
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Tuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_125_3217_2130443.pdf