Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm

Tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm: Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 205 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GHI ÂM Đoàn Văn Hòa*, Thái Trung Kiên, Đào Xuân Ước Tóm tắt: Thông tin lời nói là một trong những nguồn thông tin chính về cuộc sống cá nhân hoặc thông tin về các hoạt động tài chính, nghiên cứu và sản xuất của một tổ chức, tức là thông tin không phải là công khai rộng rãi (đôi khi là bí mật). Mặc dù vai trò gia tăng đáng kể của hệ thống thông tin tự động, thông tin lời nói trong luồng thông điệp vẫn còn phổ biến (lên đến 80% tổng lưu lượng) [1]. Trong bài báo này, trình bày nghiên cứu tổng quan một số phương pháp chống ghi âm khi đối tượng sử dụng máy ghi âm để ghi trộm. Phân tích phương pháp chống ghi âm bằng cách dùng thiết bị phát sóng siêu âm, sóng điện từ, phát tạp âm, phân tích những ưu nhược điểm và so sánh giữa chúng. Keywords: Phương pháp dùng sóng siêu âm; Máy ghi âm; Sóng siêu âm; sóng điện từ; Chống nghe trộm. 1. ĐẶT V...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 205 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GHI ÂM Đoàn Văn Hòa*, Thái Trung Kiên, Đào Xuân Ước Tóm tắt: Thông tin lời nói là một trong những nguồn thông tin chính về cuộc sống cá nhân hoặc thông tin về các hoạt động tài chính, nghiên cứu và sản xuất của một tổ chức, tức là thông tin không phải là công khai rộng rãi (đôi khi là bí mật). Mặc dù vai trò gia tăng đáng kể của hệ thống thông tin tự động, thông tin lời nói trong luồng thông điệp vẫn còn phổ biến (lên đến 80% tổng lưu lượng) [1]. Trong bài báo này, trình bày nghiên cứu tổng quan một số phương pháp chống ghi âm khi đối tượng sử dụng máy ghi âm để ghi trộm. Phân tích phương pháp chống ghi âm bằng cách dùng thiết bị phát sóng siêu âm, sóng điện từ, phát tạp âm, phân tích những ưu nhược điểm và so sánh giữa chúng. Keywords: Phương pháp dùng sóng siêu âm; Máy ghi âm; Sóng siêu âm; sóng điện từ; Chống nghe trộm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để thu âm có thể sử dụng đa dạng các công cụ gián điệp thông minh cho phép thu thông tin giọng nói trên các kênh âm thanh trực tiếp, dao động rung âm thanh, âm điện và quang điện tử (quang âm). Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này trên thế giới đã có những công bố mới và sâu sắc như công trình [3], [8], còn trong nước hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu bài bản đầy đủ và công bố trên các tạp chí. Trong bài báo này, nghiên cứu vấn đề chống ghi âm khi đối tượng sử dụng các phương tiện máy ghi âm để ghi trộm. Cách đơn giản nhất và hợp pháp để lưu thông tin bằng giọng nói là sử dụng máy ghi âm, điện thoại. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, những thiết bị ghi âm kích thước siêu bé và cho phép ghi âm khối lượng lớn thông tin đã được sản xuất. Vì vậy việc bảo vệ các cuộc đàm phán từ việc ghi trộm bằng phương tiện điện tử là hết sức cấp bách. Có hai loại hình ghi âm giọng nói: - Tương tự (với băng ghi âm); - Kỹ thuật số (với ghi vào bộ nhớ flash, ổ cứng). Hiện nay trên thế giới các biện pháp chống ghi âm chủ yếu sử dụng bằng cách dùng thiết bị phát sóng siêu âm, sóng điện từ, hoặc phát tạp âm với cường độ lớn[2]. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm và tùy vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn sử dụng phương pháp nào. Cũng như phương pháp ức chế sóng điện từ bằng cách hướng máy phát sóng tới máy ghi âm, nơi mà các đường mạch in trên mạch và các điểm tiếp xúc của các phần tử mạch nhiễu tín hiệu tần số cao. Tín hiệu nhiễu tần số cao ở trên được tác động lên các phần tử phi tuyến của máy ghi âm và thâm nhập vào đường dẫn tín hiệu âm thanh của nó, dẫn đến sự biến dạng của tín hiệu hữu ích. Ảnh hưởng nhiều hơn cả là tác động của nhiễu điện từ trường lên các hệ con của máy ghi âm. Nhất là thành phần có chức năng biến đổi tín hiệu âm thanh sang tín hiệu điện. Cần lưu ý rằng hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào loại máy ghi âm và vị trí bố trí của nó so với vị trí đặt máy chống ghi âm. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GHI ÂM 2.1. Phương pháp chống ghi âm bằng sóng siêu âm đơn tần Công nghệ thông tin Đ. V. Hòa, T. T. Kiên, Đ. X. Ước, “Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm.” 206 Hệ thống thiết bị chống ghi âm bằng cách phát sóng siêu âm đơn tần với tần số phát vào khoảng trên 20 kHz, cường độ vào khoảng 90 dB tương tác trực tiếp vào micro của máy ghi âm. Có 2 cơ chế ngăn chặn: - Quá tải bộ khuyếch đại đầu ghi; - Gây ra phản ứng kích động lên hệ thống tự động điều chỉnh mức ghi. Việc tác động của sóng siêu âm cường độ lớn dẫn đến quá tải khuyếch đại đầu vào ngay sau phần thu nhận âm thanh. Sự tác động này làm dịch chuyển điểm hoạt động phần tử phi tuyến của bộ khuyếch đại, dẫn đến sự biến dạng mạnh của tín hiệu được ghi âm đến mức không thể giải mã được. Nếu thiết bị ghi âm có hệ thống tự động điều chỉnh mức ghi thì sẽ tạo điều kiện đơn giản hơn trong việc chống lại việc ghi âm. Nguyên nhân là bởi vì bức xạ siêu âm cường độ cao sẽ tác động lên hệ thống làm giảm mạnh hệ số khuyếch đại micro từ đó tín hiệu đầu ra nhận được sẽ là tín hiệu hoàn toàn khác. 2.2. Phương pháp chống ghi âm dùng hai sóng siêu âm Phương pháp siêu âm tần số kép sử dụng thuộc tính của bộ khuếch đại micrô giống như một thành phần phi tuyến tính. Hệ thống phát ra hai dao động siêu âm cường độ mạnh với tần số khác nhau 0,3÷4 kHz. Hai tín hiệu này tác động trực tiếp lên trên phần tử phi tuyến của bộ khuếch đại micrô, dẫn đến thu nhận được tín hiệu có tần số kết hợp (chênh lệch), nằm trong phạm vi 0,3÷4 kHz. Tín hiệu tần số khác biệt này hoạt động như một tín hiệu gây nhiễu. Ưu việt của 2 phương pháp dùng 1 hoặc 2 sóng siêu âm để chống ghi âm là sẽ che dấu được hành động vì thiết bị sẽ phát ra âm thanh nhỏ. Nhưng hệ quả của nó sẽ giảm đi rõ rệt nếu như trước đó được sử dụng các biện pháp ngăn chặn với các thiết bị chuyên dụng: - Micro của máy ghi âm được bảo vệ bằng bộ lọc từ các vật liệu đặc biệt giới hạn băng thông, nhằm giới hạn trên giải âm thanh nghe được; - Trong đường mạch của bộ khuếch đại micrô được cài đặt bộ lọc thông thấp có tần số giới hạn thấp hơn 4 kHz; - Sử dụng micrô trong máy ghi âm có giải băng thông khoảng 0 ÷ 4 kHz. Ảnh hưởng của sóng siêu âm lên cơ thể người: Với việc tiếp xúc lâu dài và chuyên sâu với siêu âm có thể gây ra sự phá hủy các tế bào mô. Siêu âm làm suy yếu quá trình hô hấp tế bào, giảm tiêu thụ oxy, làm bất hoạt một số enzyme và hormone. Khi tiếp xúc với siêu âm cường độ cao, bụng bị đau dữ dội, hói đầu, bỏng, giác mạc và đục thủy tinh thể, tan máu, thay đổi sinh hóa nghiêm trọng (giảm cholesterol trong máu, tiết niệu và axit lactic), tử vong xảy ra ở tần số cao Những người tiếp xúc với các giao động siêu âm trong một thời gian dài trải qua buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi nhanh chóng. Việc kiểm tra cho thấy tác dụng của chứng loạn trương lực thực vật. 2.3. Phương pháp siêu âm dựa trên sự tương tác phi tuyến của dao động siêu âm với không khí Thay thế cho các phương pháp được mô tả trên, có thể sử dụng dao động siêu âm công suất cao khoảng hàng chục W. Sự lan truyền các hiệu ứng phi tuyến tính phát sinh trong không khí cho phép tạo ra nhiễu âm thanh cho tín hiệu giọng nói. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 207 Với biên độ dao động siêu âm nhỏ, sóng dao động tắt dần trong không khí và sẽ không có biểu hiện của hiệu ứng phi tuyến. Hiệu ứng phi tuyến trong trường âm thanh có thể được coi là kết quả của sự thay đổi tính chất của môi trường gây ra bởi sóng siêu âm, và ảnh hưởng đến sự lan truyền của nó (tự tương tác). Hiệu ứng phi tuyến xảy ra khi vận tốc của hạt trong sóng cao hơn nhiều so với vận tốc lan truyền sóng [3]. Các hiệu ứng phi tuyến trong trường âm thanh bao gồm: sự thay đổi hình dạng sóng trong quá trình lan truyền của nó và sự xuất hiện của các âm kết hợp vv... Hiệu ứng phi tuyến sẽ chỉ xuất hiện nếu điều kiện Ma>>1 [3]: ' a v p M c p   (1) Trong đó Ma là Số Max của âm thanh, v là biên độ dao động của vận tốc hạt, c là tốc độ âm thanh, p' là mật độ dư do sóng tạo nên, p là giá trị mật độ cân bằng. Thiết bị chống ghi âm trộm dựa trên sự xuất hiện của hiệu ứng phi tuyến tính trong không khí khi truyền sóng siêu âm bao gồm một máy phát dao động siêu âm điều chế với nguồn nhiễu trong dải âm thanh và bộ phát định hướng hẹp dưới dạng lưới phẳng (Hình 1). Sóng siêu âm phát ra từ thiết bị trực tiếp điều chế với nguồn nhiễu trong giải âm thanh nghe được và hướng vào thiết bị ghi âm. Con người về bản chất không nghe được âm thanh từ sóng siêu âm nhưng do hiệu ứng phi tuyến này nên kết quả sẽ nghe được âm thanh dạng lẹt xẹt. Do đó, tín hiệu nhiễu điều chế này sẽ được ghi lại trên máy ghi âm lẫn với nền của tín hiệu giọng nói. Hình 1. Sơ đồ đo hệ thống nguồn sóng siêu âm. Trong tài liệu [3] thực hiện các thực nghiệm để khẳng định các giả thiết nêu trên sử dụng thiết bị sóng siêu âm cấu tạo từ lưới phẳng các nguồn phát 6x6. Đường kính của mỗi nguồn phát là 9 mm. Khoảng cách giữa các nguồn phát là đều nhau và bằng 11,2 mm. Biểu đồ lý thuyết về hướng dành cho các nguồn siêu âm phân bố đều tuyến tính theo công thức sau:    sin sin sin n d R d n                    (2) Trong đó n – số lượng nguồn phát (n = 6 trong các mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng), d – khoảng cách giữa các tâm của nguồn phát d = 11.2 mm, λ – bước sóng. Phân tích lý thuyết biểu đồ hướng, chúng ta có thể kết luận rằng cũng có bức xạ Công nghệ thông tin Đ. V. Hòa, T. T. Kiên, Đ. X. Ước, “Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm.” 208 từ các thùy bên nằm dưới 45° so với thùy chính. Sự hiện diện của các thùy bên dẫn đến một tác dụng không mong muốn là bức xạ không chỉ diện tích không gian cần bảo vệ chống ghi âm mà còn xuất hiện các tín hiệu gây nhiễu, sau khi phản xạ từ các bức tường, dẫn đến sự mở rộng của biểu đồ hướng. Biểu đồ hướng trong các mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang sẽ giống nhau do tính đối xứng của vị trí của các bộ phát trong lưới phẳng và có dạng như trong Hình 2. Hình 2. Biểu đồ hướng trong mặt phẳng ngang và đứng. 2.4. Phương pháp dùng sóng điện từ chống ghi âm Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện từ chống ghi âm là như nhau, chúng gồm một máy phát bức xạ điện từ có công suất đủ cao, hoạt động trong phạm vi vi sóng. Tần số mà các thiết bị này hoạt động thường khoảng 1 gHz, mặc dù vẫn có trường hợp ngoại lệ. Công suất - đơn vị W, ví dụ, 5-6 W. Các thiết bị có công suất lớn hơn không vượt qua các tiêu chuẩn an toàn. Về mặt cấu trúc, các bộ chống ghi âm bao gồm một máy phát, nguồn điện và ăng ten. Chúng phát ra nhiễu điện từ theo một hướng thông thường nó là dạng hình nón 60 - 70 độ và vùng này có tác động ngăn chặn ghi âm. Tín hiệu định hướng cho phép tăng đáng kể cường độ của trường điện từ trong vùng ảnh hưởng và giảm nhiễu gây ra trên các thiết bị điện tử ngoài vùng tác dụng. Do tín hiệu nhiễu được gây ra trực tiếp trong các mạch đầu vào, các thiết bị nghe khác có chứa micrô, cũng bị triệt tiêu không kém. Đối với các máy phát hiện ghi âm, mức độ che chắn của một máy ghi âm hoặc thiết bị nghe khác đóng một vai trò quan trọng, vì vậy nếu máy ghi âm trong vỏ nhựa đạt ở khoảng cách 5 đến 6 m, trong trường hợp kim loại thì chỉ là 1,5 - 2,5 m. Nếu máy ghi âm được trang bị micrô cầm tay, phạm vi tác dụng của thiết bị chống ghi âm sẽ càng lớn hơn do cáp kết nối hoạt động như một ăng ten, nhận bức xạ từ thiết bị này. Có 2 cách thiết kế để làm thiết bị sóng điện từ chống ghi âm là hộp di động và cố định được đặt tại nơi hội họp, gặp gỡ đặt dưới bàn hoặc trong tủ gần nhất. Thiết bị chống ghi âm bằng sóng điện từ có một số nhược điểm sau: Thứ nhất là tác hại không mong muốn lên cơ thể người. Nhiều thiết bị về loại này có giấy chứng nhận y tế. Theo đó có chỉ ra trong khoảng cách nào và thời gian bao lâu con người có thể an toàn trong khu vực thùy chính. Ví dụ đối với một thiết bị có khoảng cách 1,5 m thời gian lên tới 40 phút mỗi ngày và đối với khoảng cách 2 m thời gian đến 1 h cho vùng thùy chính còn ở khu vực phía sau và thùy bên thời gian không giới hạn. Ở đây ta có thể lấy sự so sánh thực tế nhất là điện thoại di Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 209 động chúng ta thường dùng ảnh hưởng mạnh lên cơ thể người trên tất cả các hướng hơn thiết bị chống ghi âm. Thứ hai là nguồn điện từ trường gây nhiễu trong các thiết bị điện tử, loa, điện thoại, máy tính vv... Nếu các thiết bị chống ghi âm đặt không đúng vị trí thì sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thống báo trộm và báo cháy. Trên thực tế, hầu hết tất cả các vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách cài đặt đúng vị trí, liên quan đến các thiết bị điện tử khác. 2.5. Phương pháp dùng nhiễu âm thanh để chống ghi âm Phương pháp này dựa trên việc tạo ra tiếng ồn trong dải tần tương ứng với dải giọng nói (0,3÷3,4 kHz). Tốt nhất là sử dụng bản ghi hợp xướng giọng nói được ghi âm trước trong phạm vi giải này. Để tăng mức độ bảo vệ, đề xuất thêm tín hiệu thông tin được ghi lại và chuyển đổi (ví dụ, được sao chép theo thứ tự ngược lại) vào bản ghi đó. Vì vậy, một tín hiệu sẽ được gửi đến micrô của thiết bị, từ đó sẽ không thể lọc ra được thành phần thông tin. Phổ của tín hiệu ở đầu ra của đầu ghi được thể hiện trong Hình 3 [4]. Hình 3. Phổ của tín hiệu đầu ra. Một phương pháp mới thay thế cho các phương pháp được thảo luận ở trên là phương pháp âm thanh được cải tiến, sử dụng một số tính năng đặc biết nhận biết âm thanh của tai người và hình thành tín hiệu gây nhiễu: - Khoảng cách giữa nguồn phát ra tiếng ồn (nhiễu) và vị trí có thể đặt của máy ghi âm phải bé nhất và bé hơn nhiều lần so với khoảng cách giữa nguồn phát âm và máy ghi âm; - Hình thành một nhiễu âm thanh trên nền thoại của người đối thoại. Nhiễu này tương quan với tín hiệu đảm bảo hiệu quả không thể khử nó thậm chí khi hệ số tín hiệu/nhiễu thấp và không thể lọc được vì nó nằm cùng giải tần số với dọng nói. Rất phức tạp khi nhận được bản sao của nhiễu trong quá trình lọc tín hiệu. Nhiễu này xuất hiện khi bắt đầu hội thoại và không phát khi không có hội thoại. Ưu điểm của phương pháp này là trong trường hợp đặt gần nguồn nhiễu với máy ghi âm, mức nhiễu sẽ tăng gần bằng với mức tín hiệu giọng nói. Ngoài ra, do sự hình thành nhiễu chỉ trong quá trình tồn tại tín hiệu thoại, có thể loại bỏ các tác động tâm lý tiêu cực của nhiễu âm thanh đối với người đối thoại trong những khoảnh khắc im lặng trong các khoảng dừng. Khi tiến hành một cuộc trò chuyện, một trở ngại như vậy không thu hút sự chú ý của người đối thoại. Sử dụng các tính năng đặc biệt của thiết bị chống ghi âm như vậy cho phép bạn tăng đáng kể hiệu quả của việc chống ghi âm. Hạn chế của phương pháp này sẽ tạo ra tiếng ồn khi hội thoại và thiết bị ghi vẫn có thể lưu lại được đoạn hội thoại trong một số trường hợp. Vì lý do tạo tiếng ồn Công nghệ thông tin Đ. V. Hòa, T. T. Kiên, Đ. X. Ước, “Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm.” 210 nên thiết bị sẽ không được giữ bí mật và tiếng ồn sẽ làm cho người hội thoại đau đầu, khó chịu và như vậy trong một số trường hợp sẽ không sử dụng được. 3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIẾT BỊ CHỐNG GHI ÂM 3.1. Thiết bị chống ghi âm bằng phương pháp sóng siêu âm Thiết bị dùng theo phương pháp này sẽ chống được hầu hết các loại máy ghi âm rẻ tiền và thường các loại máy ghi âm có trong các loại điện thoại thông minh hiện nay. Vì các micro được thiết kế ở đây không có màn chắn và bên trong thiết bị không chứa các bộ lọc trong bộ khuyếch đại tần số thấp. Ví dụ thiết bị phương pháp chống ghi âm bằng sóng siêu âm SPYSONIC 21XL+ được sản xuất bởi công ty “Спайкейс Ру”[5]. Đây là phiên bản chống ghi âm bằng siêu âm hai thế hệ 2+ với các chế độ có thể chuyển đổi ULTRANOIZ và ULTRASOUND dưới dạng cột loa để bàn màu đen hoặc trên cây dưới đặt phía dưới bàn. Kích thước (cm): 25x15x18. Số lượng phát siêu âm: 16 + 1. Hình 4. Thiết bị chống ghi âm SPYSONIC 21XL+. Các chế độ hoạt động ULTRANOISE và ULTRASOUND là 2 thuật toán khác nhau để hình thành nhiễu siêu âm. Sóng mang siêu âm được điều chế bởi tín hiệu nhiễu của dải âm thanh. Trong micrô ghi âm, tín hiệu điều chế này biến thành tiếng ồn lớn bao trùm tất cả các âm thanh khác. Trong các thiết bị gây nhiễu thế hệ 2 này 2 tần số siêu âm được sử dụng giúp mở rộng đáng kể số lượng các loại thiết bị ghi âm. Sự khác biệt 2 chế độ ULTRANOISE và ULTRASOUND chính là độ sâu điều chế của sóng mang siêu âm. Chế độ ULTRANOISE có độ sâu điều chế tối đa, vì vậy chống ghi âm được hiệu quả hơn nhưng tạo ra âm thanh. Ở chế độ ULTRASOUND, thiết bị phát gần như im lặng, nhưng bán kính hiệu quả giảm khoảng 1,3 - 1,5 lần. 3.2. Thiết bị chống ghi âm bằng phương pháp sóng điện từ Một ví dụ về thiết bị chống ghi âm bằng phương pháp phát sóng điện từ trường là «Шумотрон-2» [6] (Hình 5.). Nguyên lý hoạt động dựa trên tác động của tín hiệu nhiễu điện từ mạnh với một dạng điều chế đặc biệt trên các thành phần điện tử của các thiết bị ghi âm. Điều này dẫn đến việc áp đặt tiếng ồn và làm gián đoạn quá trình ghi âm. Do đó, một tiếng ồn không thể nghe được hoặc âm thanh bị méo rất cao được ghi lại trên sóng mang thông tin. Trong một số trường hợp "Шумотрон-2" có thể chống ghi âm ở khoảng cách lên tới 10 m, cũng như ngăn chặn hoặc làm khó khăn đáng kể việc ghi âm trái phép bằng cách sử dụng micrô có dây và máy phát vô tuyến cỡ nhỏ. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 211 Hình 5. Thiết bị chống ghi âm «Шумотрон-2». Các đặc tính kỹ thuật chính: - Tần số của bức xạ 915 MHz; - Thời lượng của xung vô tuyến 300 s; - Công suất bức xạ xung 120 W; - Công suất bức xạ trung bình là 15W; - Hướng bức xạ ở góc 30° theo chiều ngang so với ăng ten thông thường và 36° theo chiều dọc; - Phạm vi làm nhiễu quá trình ghi được đảm bảo 1,5 m; - Nguồn điện 220 V, 50 Hz, pin 12 V, 7 A/h; - Công suất tiêu thụ từ các nguồn điện 100 W; - Trọng lượng 11 kg;- Kích thước 500 x 400 x 120 mm. 3.3. Thiết bị chống ghi âm bằng phương pháp dùng nhiễu sóng âm Ví dụ về thiết bị chống ghi âm «Багхантер Троян» [7] do Nga sản xuất [Hình 6]. Nguyên tắc hoạt động dựa trên việc thu âm bằng cách sử dụng hai micrô có trong thiết bị (tức là, chủ yếu nhằm bảo vệ các cuộc hội thoại của hai người đối thoại, mặc dù, nếu bạn chuyển micrô từ tay sang tay, bạn có thể sử dụng thiết bị khi hội thoại nhiều người). Tín hiệu điện từ micrô được truyền đến các thiết bị điện tử được tích hợp trong thiết bị chống ghi âm «Багхантер Троян», thiết bị phân tích nó và theo đó tạo ra tiếng ồn từ loa của chính nó. Tiếng ồn này, được phát ra đồng bộ với bài phát biểu của người đối thoại, phá hủy nội dung của các cụm từ được nói, với kết quả là máy ghi âm ghi những âm thanh hoàn toàn không thể hiểu được và không thể khôi phục cuộc trò chuyện. Âm lượng nhiễu phụ thuộc vào âm lượng của cuộc trò chuyện. Hình 6. Thiết bị chống ghi âm «Багхантер Троян». Công nghệ thông tin Đ. V. Hòa, T. T. Kiên, Đ. X. Ước, “Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm.” 212 Các đặc tính kỹ thuật chính: - Đặc trưng của nhiễu "hợp xướng âm thanh" từ các đoạn nói rời rạc; - Dải tần số âm thanh 300 Hz - 4 kHz; - Công suất đầu ra của loa tích hợp 0,5 W; - Áp suất âm lên tới 80 dB; - Điện áp tối đa của đầu ra tuyến tính là 2 V; - Kích thước 145 x 85 x 25 mm. 4. KẾT LUẬN Trong nội dung bài báo đã nghiên cứu các phương pháp khác nhau chống ghi âm và đã nêu được những ưu, nhược điểm của các phương pháp này. Tùy theo nhu cầu sử dụng và trong hoàn cảnh cụ thể để người sử dụng có thể lựa chọn thiết bị theo phương pháp phù hợp. Trong các tiêu chí nên xem xét trên tất cả các mặt: bán kính tác dụng, an toàn sử dụng, giá thành, tác dụng phụ lên con người và thiết bị điện tử và việc trang bị vv.. Trong phần phân tích về phương pháp siêu âm đã nghiên cứu được biểu đồ về vùng ảnh hưởng của thiết bị, cơ sở toán học về khoảng cách hiệu quả để bố trí các nguồn phát. Tuy nhiên cần đi sâu phân tích hơn nữa và làm các thực nghiệm để xác định hiệu quả khi thiết kế thiết bị. Đã nghiên cứu được tính năng tác dụng và thực nghiệm trên một vài thiết bị mà các công ty nước ngoài đã sản xuất để khẳng định được cơ sở lý thuyết nêu trên. Hướng tiếp theo của nghiên cứu là tiếp tục đi sâu về phương pháp dùng thiết bị phát 2 tần số sóng siêu âm để thiết kế được thiết bị tối ưu và hiệu quả nhất khi dùng thiết bị này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Защита речевой информации: проблемы и решения [Текст] / Защита информации. Конфидент. – № 4. – июль-август, 2001. – С.12. [2]. https://en.wikipedia.org/wiki/Sound_masking?fbclid=IwAR3WmAbLxRDZy CG5Ce3NKJAdTNKL-Hb3qF9YzYh_1nIkUEuZ_ouTbs2OGkY [3]. Олейников А.Н. Ультразвуковые методы защиты речевой информации: ISSN 0485 – 8972 Радиотехника. Вып. 169 176 УДК 621.37. – 2012. [4]. Франц М.В., Букало М.Н., Паслен В.В. Донбасс будущего глазами молодых ученых / Материалы научной конференции – Донецк, ДонНТУ – 2017. [5]. https://spycase.ru/ru/ultrasound-recorders-jammers-spysonic-generation-2/31- spysonic-jammer-21xl-kit.html [6]. [7]. [8]. Шарамок, А.В. Обеспечение структурной скрытности информативных сигналов побочных электромагнитных излучений и наводок [Текст]/ А.В. Шарамок // Журнал «Специальная Техника». – Москва: ООО «Фирма «АНКАД», 2011. – Вып. № 3. – С. 22-25. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 213 ABSTRACT RESEARCH SOME METHODS OF ANTI-RECORDING The information made by the worth of the mouth is one of the individual main information or finance, research, production information of organization; it is not public, maybe secret. Although, the role of automatic information system, worth of mouth information is popular (about 80% total). This report will research anti-recording methods. When people use a tape recorder to record unauthorized. Analyzing anti-recording method uses ultrasonic transmitting device, electric wave, and noise emission from analyzing the pros and cons and comparing them. Keywords: Ultrasonic method; Sound recorder; Ultrasound, Electromagnetic waves; Anti-eavesdropping. Nhận bài ngày 20 tháng 12 năm 2018 Hoàn thiện ngày 18 tháng 02 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019 Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin, Viện KH&CNQS. *Email: doanvanhoa@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25_hoa_2456_2150176.pdf