Nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3d-Nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn acetobacter xylinum

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3d-Nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn acetobacter xylinum: Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 83 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MẠNG LƯỚI 3D-NANO-CELLULOSE NẠP CURCUMIN ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ VI KHUẨN ACETOBACTER XYLINUM Nguyễn Xuân Thành* Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 TÓM TẮT Mạng lưới 3D-nano-cellulose (M3NC) có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y sinh và các hệ thống phân phối thuốc tiên tiến. Vật liệu M3NC tạo ra từ Acetobacter xylinum trong môi trường chuẩn (MTC), nước dừa (MTD) và nước vo gạo (MTG) được đánh giá một số đặc tính của vật liệu trước và sau nạp curcumin. Kết quả chụp FESEM cho thấy M3NC tạo ra từ MTC hoặc MTD gồm các sợi cellulose có cấu trúc ổn định, không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc trước và sau khi nạp curcumin. Đo phổ FT-IR xác định không có sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa M3NC và curcumin và không có sự thay đổi thành phần hóa học của curcumin trong quá trình nạp vào M3NC. Vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin ở độ dày 0,5 ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3d-Nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn acetobacter xylinum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 83 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MẠNG LƯỚI 3D-NANO-CELLULOSE NẠP CURCUMIN ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ VI KHUẨN ACETOBACTER XYLINUM Nguyễn Xuân Thành* Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 TÓM TẮT Mạng lưới 3D-nano-cellulose (M3NC) có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y sinh và các hệ thống phân phối thuốc tiên tiến. Vật liệu M3NC tạo ra từ Acetobacter xylinum trong môi trường chuẩn (MTC), nước dừa (MTD) và nước vo gạo (MTG) được đánh giá một số đặc tính của vật liệu trước và sau nạp curcumin. Kết quả chụp FESEM cho thấy M3NC tạo ra từ MTC hoặc MTD gồm các sợi cellulose có cấu trúc ổn định, không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc trước và sau khi nạp curcumin. Đo phổ FT-IR xác định không có sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa M3NC và curcumin và không có sự thay đổi thành phần hóa học của curcumin trong quá trình nạp vào M3NC. Vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin ở độ dày 0,5 cm có khả năng hấp thụ nước ít hơn so với vật liệu ở độ dày 1 cm. Vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin có khả năng thoát hơi nước chậm. Từ khóa: Acetobacter xylinum; curcumin; đặc tính; mạng lưới 3D-nano-cellulose (M3NC); vật liệu. MỞ ĐẦU* Mạng lưới 3D-nano-cellulose (M3NC) là vật liệu được tạo ra bởi vi khuẩn Acetobacter xylinum (A. xylinum) cấu trúc hóa học rất giống cellulose của thực vật nhưng có một số tính chất hóa lý đặc biệt như đường kính sợi nhỏ (cỡ nanomet), độ tinh khiết cao, độ polymer hóa lớn, độ bền cơ học và khả năng thấm hút nước cao, Vì vậy M3NC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ. Trong lĩnh vực y học, M3NC đã được nghiên cứu dùng làm tá dược, mặt nạ dưỡng da, mạch máu nhân tạo, màng sinh học trị bỏng và đặc biệt sử dụng làm hệ vận chuyển và phân phối thuốc [1], [2], [5], [7], [9]. Huang và các cộng sự đã sử dụng M3NC được lên men từ môi trường chuẩn (Hestrin - Schramm) dùng cho vận chuyển và giải phóng berberine in vitro [7]. Kết quả nghiên cứu khác cho thấy M3NC được lên men từ môi trường chuẩn có tiềm năng làm hệ vận chuyển và phân phối thuốc qua đường uống [5]. Sun và các cộng sự đã đánh giá các hệ thống vận chuyển và phân phối thuốc mới tiềm năng cho curcumin bao gồm các liposome, hạt nano polymer, hạt nano lipid rắn, mixen, nanosuspension, dạng nhũ tương * Tel: 0912 478845, Email: nguyenxuanthanh@hpu2.edu.vn nano, và cho kết quả triển vọng nhằm cải thiện hoạt động sinh học của curcumin [8]. Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc tính của vật liệu M3NC nạp curcumin tạo ra từ môi trường chuẩn (MTC), nước dừa (MTD) và nước vo gạo (MTG) định hướng sử dụng tạo vật liệu giúp vận chuyển và phân phối curcumin. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hóa chất và trang thiết bị Curcumin (95%; Apollo, Ấn Độ); cao nấm men (Sigma-Aldrich, Mỹ); pepton (ECHA, European Union); các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn dùng trong phân tích. Máy khuấy từ gia nhiệt (IKA, Đức); nồi hấp khử trùng (HV- 110/HIRAIAMA, Nhật Bản); buồng cấy vô trùng (Haraeus, Đức); cân phân tích (Sartorius, Thụy Sỹ); kính hiển vi điện tử quét FESEM (Hitachi S-4800, Nhật Bản); máy đo phổ FT-IR (IRA ffinity - 1S SHIMADZU, Nhật Bản); máy lắc tròn tốc độ chậm (Orbital Shakergallenkump, Anh); tủ sấy, tủ ấm (Binder, Đức), một số dụng cụ nghiên cứu khác. Chủng vi khuẩn và môi trường nuôi cấy Chủng vi khuẩn: Vi khuẩn Acetobacter xylinum được phân lập và nuôi cấy tại phòng sạch Vi sinh – Động vật, Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng - Trường Đại học Sư Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 84 phạm Hà Nội 2. Môi trường nuôi cấy [3], [4], [6]: Môi trường chuẩn (MTC) gồm glucose (20 g), pepton (5 g), diamoni photphat (2,7 g), cao nấm men (5 g), axit citric (1,15 g), nước cất 2 lần (1000 ml); môi trường nước dừa già (MTD) gồm glucose (20 g), pepton (10 g), diamoni photphat (0,5 g), amoni sulfat (0,5 g), nước dừa già (1000 ml); môi trường nước vo gạo (MTG) gồm glucose (20 g), pepton (10 g), diamoni photphat (0,5 g), amoni sulfat (0,5 g), nước vo gạo (1000 ml). Chế tạo vật liệu M3NC nạp curcumin Lên men thu M3NC từ 3 môi trường gồm các bước: Chuẩn bị môi trường; hấp khử trùng môi trường ở 113oC trong 15 phút; lấy môi trường ra khử trùng bằng tia UV trong 15 phút rồi để nguội; bổ sung 10% dịch giống và lắc cho giống phân bố đều trong dung dịch; chuyển dịch sang dụng cụ nuôi cấy theo kích thước nghiên cứu, dùng gạc vô trùng bịt miệng dụng cụ, đặt tĩnh trong 4 - 14 ngày ở 28 o C; thu vật liệu M3NC thô và xử lý tinh sạch M3NC trước khi nạp curcumin. Vật liệu M3NC nạp curcumin: M3NC tạo ra từ các môi trường nuôi cấy (M3NC-MTC, M3NC-MTD, M3NC-MTG) ở độ dày 0,5 và 1 cm được xử lý tinh sạch trước khi cho nạp curcumin (ở điều kiện: Nồng độ curcumin là 1 mg/mL; thời gian nạp là 120 phút, nhiệt độ hấp thụ 60oC và chế độ lắc 180 vòng/phút) thu được các vật liệu M3NC nạp curcumin (M3NC-MTC-Curcumin, M3NC-MTD- Curcumin, M3NC-MTG-Curcumin) dùng để đánh giá một số đặc tính của vật liệu. Xác định một số đặc tính của vật liệu M3NC nạp curcumin Cấu trúc của vật liệu M3NC nạp curcumin được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét FESEM (Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Mẫu được sấy ở 40oC trong thời gian 20 phút, sau đó phủ một lớp platin mỏng và đặt vào buồng soi mẫu của thiết bị. Sử dụng kính hiển vi điện tử FESEM Hitachi S-4800 có độ phóng đại M = 20-800000x, độ phân giải δ = 1,0 nm, điện áp gia tốc U = 10 kV. Sự tương tác của vật liệu M3NC với curcumin được xác định bằng máy đo phổ FT-IR (Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội): Mẫu được đo phổ trực tiếp bằng phương pháp đo phản xạ ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 40 - 43%. Đánh giá khả năng hút nước của vật liệu M3NC nạp curcumin: Vật liệu được làm khô ở những độ ẩm khác nhau bằng cách sấy trong tủ sấy và xác định độ ẩm, sau đó thử nghiệm khả năng hút nước của vật liệu để xác định độ ẩm thích hợp của vật liệu [9]. Vật liệu được đặt trên đĩa petri gồm 98% là nước và 2% thạch agar, sau những khoảng thời gian xác định (1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ) vật liệu được lấy ra khỏi đĩa petri bằng kẹp, giữ vật liệu cho đến khi nước trên vật liệu không còn chảy xuống nữa, cân lại vật liệu để xác định lượng nước hút được sau những khoảng thời gian thử nghiệm. Đánh giá tính thông thoáng của vật liệu M3NC nạp curcumin: Để các vật liệu thử nghiệm lên bề mặt bản thạch bán lỏng trong 12 giờ, sau đó lấy các vật liệu đặt trong hộp petri (không đậy nắp, mỗi vật liệu đặt trong một hộp), cân hộp và đặt hộp ở nhiệt độ 37oC. Sau những khoảng thời gian cân lại hộp đã đặt vật liệu để tính lượng nước đã mất theo thời gian. Thử nghiệm trên 3 vật liệu mỗi lô. Khả năng cho thoát hơi nước của vật liệu được đánh giá bằng số mg nước trong 1 cm2 vật liệu mất đi theo thời gian [1], [2]. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đánh giá cấu trúc vật liệu M3NC nạp curcumin bằng kính hiển vi điện tử quét FESEM Khảo sát cấu trúc các loại M3NC (vật liệu được tạo ra trong MTC, MTD, MTG) trước và sau khi nạp curcumin bằng kính hiển vi điện tử quét (FESEM) được trình bày trên Hình 1 cho thấy, M3NC có cấu trúc hệ mạng lưới gồm các sợi đồng nhất. Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 85 A C E B D F M3NC tạo ra từ MTC M3NC tạo ra từ MTD M3NC tạo ra từ MTG Hình 1. Hình ảnh chụp FESEM của M3NC được tạo ra từ MTC, MTD và MTG chưa nạp curcumin (A, C, E) và có nạp curcumin (B, D, F) Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu khác về cấu trúc của M3NC gồm các sợi cellulose kích thước nano tạo mạng lưới cấu trúc không gian 3 chiều [5], [7], [9]. Theo Huang và cộng sự (2013) [7] khi so sánh hình ảnh SEM của M3NC nuôi cấy trong MTC được tạo ra từ vi khuẩn Gluconacetobacter xylinum sau khi xử lý 24 giờ với một số điều kiện (nước cất 2 lần, môi trường nhân tạo của dạ dày và ruột, môi trường NaOH) cho thấy: Độ rỗng của M3NC nuôi cấy trong MTC ở môi trường axit và kiềm tăng lên khi so sánh với môi trường trung tính (nước cất 2 lần); xác nhận có sự giãn nở các sợi cellulose trong 2 điều kiện này và môi trường trung tính không ảnh hưởng đến các sợi cellulose. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, M3NC có nạp thuốc và không nạp thuốc không có sự khác nhau rõ rệt. Với M3NC tạo từ MTC hoặc MTD, các sợi cellulose có độ cấu trúc ổn định, không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc khi được nạp curcumin trong điều kiện thí nghiệm. Với loại vật liệu MTG, cấu trúc không gian của các sợi cellulose có sự thay đổi rõ rệt sau khi nạp curcumin, kích thước các lỗ trên màng thay đổi, các sợi cellulose có liên kết lỏng lẻo, cấu trúc không ổn định. So sánh với M3NC được tạo ra từ quá trình nuôi cấy trong môi trường chuẩn của chủng vi khuẩn Gluconacetobacter xylinum [5], [7] thì cấu trúc M3NC trong nghiên cứu này không có sự khác biệt. Đánh giá sự tương tác của vật liệu M3NC với curcumin bằng máy đo phổ FT-IR Kết quả đo phổ của curcumin, M3NC tạo ra từ các môi trường (MTC, MTD, MTG) trước và sau khi nạp thuốc được trình bày trên hình 2. Qua kết quả đo phổ FT-IR ở hình 2 (A, B, C, D, E, F) cho thấy, trong các loại vật liệu M3NC nạp curcumin không có đỉnh bổ sung nào liên quan đến sự hình thành phức hợp chất mới xuất hiện, nhưng sự khác biệt về cường độ tương đối của các đỉnh peak đặc trưng đối với vật liệu M3NC và curcumin có thể được quan sát. Như vậy, giữa vật liệu M3NC và curcumin không có sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các vật liệu M3NC nạp curcumin, do đó, chỉ liên quan đến các lực liên kết không phải là liên kết cộng hóa trị. Phổ các mẫu vật liệu M3NC có cùng tính chất trước và sau khi nạp curcumin có sự thay đổi về cường độ tương đối của các đỉnh peak đặc trưng. Như vậy, có sự hiện diện của thuốc curcumin trong cấu trúc của vật liệu M3NC nạp curcumin. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huang và cộng sự (2013) [7]. Ngoài ra, kết quả đo phổ trong nghiên cứu này còn cho thấy các đỉnh đặc trưng trong mẫu so sánh không bị dịch chuyển đáng kể. Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 86 Do đó, không có sự thay đổi thành phần hóa học của curcumin trong quá trình nạp vào các loại vật liệu M3NC. A B C D E F Hình 2. Kết quả đo phổ curcumin nguyên chất và vật liệu M3NC được tạo ra từ MTC, MTD, MTG trước và sau nạp curcumin Đánh giá khả năng hút nước của vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin Thí nghiệm trên vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin có độ dày 0,5 cm và 1 cm (Hình 3). Tạo ra bản thạch bán lỏng (kích thước bản thạch d = 10 cm và dày 1,5 cm) chứa 98% nước và 2% thạch agar. Ở nồng độ này, bản thạch chứa hàm lượng nước lớn và có bề mặt ẩm ướt tương tự bề mặt của da. Đặt vật liệu M3NC-MTC đã nạp curcumin được chuẩn bị trên bản thạch đã được để đông sau 3 giờ, vật liệu có thể hút nước từ bản thạch dễ dàng. Vật liệu thử nghiệm được đem cân trước sau đó được đặt trên bản thạch bán lỏng, sau những khoảng thời gian 30 phút sẽ được đưa ra cân lại vật liệu để xác định lượng nước đã thấm hút vào vật liệu. Đánh giá về khả năng hút ẩm của vật liệu M3NC-MTC đã nạp curcumin theo thí nghiệm đã thiết kế cho kết quả ở bảng 1. Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 87 Hình 3. Thí nghiệm đánh giá khả năng hấp thụ nước của vật liệu M3NC-MTC sau khi nạp curcumin Bảng 1. Khả năng hấp thụ nước của vật liệu M3NC-MTC sau khi nạp curcumin Vật liệu tinh chế có độ dày 0,5 cm (khối lượng 19,22 g) Vật liệu tinh chế có độ dày 1 cm (khối lượng 25,84 g) 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ Khối lượng màng (g) 30,98 34,76 38,23 42,56 43,13 39,11 43,62 48,07 52,2 52,21 Lượng nước hấp thụ (g) 11,76 ±0,01 15,54 ±0,02 19,01 ±0,02 23,34 ±0,01 23,91 ±0,03 13,27 ±0,04 17,78 ±0,03 22,23 ±0,02 26,36 ±0,05 26,37 ±0,03 Tốc độ hấp thụ nước (g/giờ) 11,76 ±0,02 7,77 ±0,01 6,33 ±0,04 5,83 ±0,03 4,78 ±0,03 13,27 ±0,01 8,89 ±0,01 7,41 ±0,06 6,59 ±0,04 5,27 ±0,03 Theo bảng 1, ở trạng thái ẩm ban đầu thì tốc độ hấp thụ nước ở vật liệu có độ dày khác nhau đều nhanh (11,76 g/giờ ở vật liệu dày 0,5 cm và 13,27 g/giờ ở vật liệu dày 1 cm). Ở giai đoạn sau, từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 5, thì tốc độ hấp thụ nước chậm hơn. Như vậy, vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin có độ dày 0,5 cm có khả năng hấp thụ nước ít hơn so với vật liệu có độ dày 1 cm. Đánh giá tính thông thoáng của vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin Đánh giá về khả năng thoát hơi nước của vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin theo thí nghiệm đã thiết kế cho kết quả ở bảng 2. Bảng 2. Tốc độ mất nước của vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin Vật liệu có độ dày 0,5 cm Vật liệu có độ dày 1 cm 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ Lượng nước mất (g) 12,7 ±0,01 17,5 ±0,01 19,3 ±0,01 21,2 ±0,01 23,2 ±0,02 14,6 ±0,11 19,5 ±0,01 23,6 ±0,01 25,1 ±0,02 26,7 ±0,02 Tốc độ mất nước (g/giờ) 6,3 ±0,07 8,9 ±0,04 3,9 ±0,05 2,8 ±0,06 1,8 ±0,04 6,3 ±0,08 8,1 ±0,06 3,5 ±0,04 2,7 ±0,07 1,7 ±0,05 Theo bảng 2, ở trạng thái ẩm ban đầu thì tốc độ mất nước ở vật liệu có độ dày khác nhau đều nhanh (8,9 g/giờ tại thời điểm 2 giờ ở vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin dày 0,5 cm; 8,1 g/giờ tại thời điểm 2 giờ ở vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin dày 1 cm). Ở giai đoạn sau, từ giờ thứ 3, thì tốc độ mất nước chậm hơn. Vật liệu tinh chế có độ dày 1 cm chứa lượng nước nhiều hơn và dày hơn vật liệu có độ dày 0,5 cm nên tốc độ mất nước chậm hơn. Như vậy, vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin có khả năng thoát hơi nước chậm sẽ giúp cho quá trình giữ ẩm tốt, thích hợp sử dụng làm vật liệu đắp trên da. KẾT LUẬN Cấu trúc các loại vật liệu M3NC trước và sau khi nạp curcumin gồm hệ mạng lưới chứa các sợi cellulose đồng nhất. M3NC tạo ra từ MTC hoặc MTD gồm các sợi cellulose có cấu trúc ổn định, không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc trước và sau khi nạp curcumin. Không có sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa M3NC và curcumin và không có sự thay đổi thành phần hóa học của curcumin trong quá trình nạp vào M3NC. Vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin ở độ dày 0,5 cm có khả năng Nguyễn Xuân Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 83 - 88 88 hấp thụ nước ít hơn so với vật liệu ở độ dày 1 cm. Vật liệu M3NC-MTC nạp curcumin có khả năng thoát hơi nước chậm. LỜI CÁM ƠN Kết quả nghiên cứu này được tài trợ kinh phí từ đề tài KHCN cấp Bộ, mã số: B2017-SP2-09. Xin trân trọng cảm ơn các thành viên đề tài đã đóng góp thực hiện các nội dung nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh (2006), “Nghiên cứu các đặc tính màng cellulose vi khuẩn từ Acetobacter xylinum sử dụng làm màng trị bỏng”, Tạp chí Dược học, 361, tr. 18 – 20. 2. Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thùy Vân, Trần Như Quỳnh (2012), “Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo màng Bacterial Cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50 (4), tr. 453-462. 3. Nguyễn Xuân Thành (2018), “Đánh giá sự hấp thụ famotidine của cellulose được tạo ra từ Acetobacter xylinum trong một số môi trường nuôi cấy”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Chuyên san Khoa học Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Y dược) - Đại học Thái Nguyên, 180(04), tr. 199-204. 4. Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị Kim Huệ, Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên Trung (2018), “Tối ưu hóa hiệu suất nạp thuốc famotidin của vật liệu cellulose vi khuẩn lên men từ dịch trà xanh theo phương pháp đáp ứng bề mặt và mô hình Box-Behnken”, Tạp chí Dược học, 501, tr. 3-6. 5. Badshah M., Ullah H., Khan S. A., Park J. K., Khan T. (2017), “Preparation, characterization and in-vitro evaluation of bacterial cellulose matrices for oral drug delivery”, Cellulose, 24(11), pp. 5041-5052. 6. Hestrin S., Schramm M. (1954), “Synthesis of cellulose by Acetobacter xylinum, 2. Preparation of freeze-dried cells capable of polymerizing glucose to cellulose”, Biochem J., 58(2), pp. 345-352. 7. Huang L., Chen X., Nguyen Xuan Thanh, Tang H., Zhang L., Yang G. (2013), “Nano-cellulose 3D-networks as controlled-release drug carriers”, Journal of Materials Chemistry B (Materials for biology and medicine), 1, pp. 2976-2984. 8. Sun M., Su X., Ding B., He X., Liu X., Yu A., Lou H., Zhai G., (2012), “Advances in nanotechnology- based delivery systems for curcumin”, Nanomedicine (Lond), 7(7), pp. 1085-1100. 9. Trovatti E., Freire C. S., Pinto P. C., Almeida I. F., Costa P., Silvestre A. J., Neto C. P., Rosado C. (2012), “Bacterial cellulose membranes applied in topical and transdermal delivery of lidocaine hydrochloride and ibuprofen: in vitro diffusion studies”, Int. J. Pharm, 435(1), pp. 83 – 87. SUMMARY STUDY OF SOME PROPERTIES OF CURCUMIN LOADED 3D-NANO- CELLULOSE NETWORKS PRODUCED BY ACETOBACTER XYLINUM Nguyen Xuan Thanh * Hanoi Pedagogical University 2 (HPU2) 3D-nano-cellulose networks (3DNC) has various applications in the biomedical fields and advanced drug delivery systems. The 3DNC materials produced from Acetobacter xylinum in the standard medium (STM), coconut medium (COM) and rice medium (RIM) were evaluated for some properties of pre- and post-curcumin loaded materials. FESEM results showed that the 3DNC produced from STM or COM consisted of stable cellulose fibers, with no significant change in structure before and after loading of curcumin. FT-IR spectra were determined without the formation of a covalent bond between 3DNC and curcumin and no change in the chemical composition of curcumin during 3DNC loading. The curcumin loaded 3DNC-STM material at a thickness of 0.5 cm absorbs water less than the material at a thickness of 1 cm. Curcumin loaded 3DNC-STM material has a slow evaporation. Keywords: Acetobacter xylinum; curcumin; property; material, 3D-nano-cellulose networks (3DNC) Ngày nhận bài: 14/6/2018; Ngày phản biện: 09/7/2018; Ngày duyệt đăng: 31/7/2018 * Tel: 0912 478845, Email: nguyenxuanthanh@hpu2.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf272_297_1_pb_0296_2127040.pdf
Tài liệu liên quan